Xem mẫu

  1. DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT VÀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR): BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thanh Chương* TÓM TẮT Bài nghiên cứu thực hiện phân tích thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của 240 doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam từ năm 2013 – 2019 và mối tương quan giữa các yếu tố quản trị, sở hữu, đặc điểm và tài chính doanh nghiệp đến mức độ công bố CSR của doanh nghiệp thông qua việc phát triển các chỉ số dựa trên bốn khía cạnh về môi trường, nguồn nhân lực, sản phẩm – khách hàng và cộng đồng. Sau khi thực hiện phân tích hồi quy và giải quyết các khuyết tật từ các mô hình OLS, FEM, REM và GLS, kết quả thể hiện tỷ lệ trình độ học vấn của thành viên HĐQT, sở hữu nước ngoài, quy mô công ty, thời gian hoạt động, đơn vị kiểm toán và tiềm năng phát triển có mối tương quan dương, trong khi đó sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính lại thể hiện mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê đối với CSR. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng công bố thông tin CSR của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam ngày càng được chú trọng hơn, trong đó hai chỉ tiêu về công bố thông tin nguồn nhân lực và sản phẩm/khách hàng là hai chỉ tiêu được công bố nhiều nhất. Từ khóa: Doanh nghiệp niêm yết, CSR, Việt Nam. 1. Giới thiệu Thuật ngữ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thế giới đã được ra đời từ rất lâu và đã được các quốc gia phát triển thực hiện rất thành công song song với việc tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Theo dữ liệu thống kê từ Pricewaterhouse (2012), có hơn 70% các nhà quản trị của các doanh nghiệp xem việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội là vấn đề sống còn đối với toàn doanh nghiệp. Đặc biệt, với những vấn nạn xảy đến trong nước trong thời gian gần đây thì việc công bố thông tin về trách nhiệm xã hội càng quan trọng hơn để giúp củng cố lòng tin của người dân vào giá trị đối với cộng đồng mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện, đồng thời cũng giúp các công ty nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu của mình trong mối tương quan với các chủ thể kinh doanh khác. Ở Việt Nam, mặc dù nhà nước đã chú trọng đến các vấn đề về trách nhiệm xã hội từ sớm với chính sách “CSR hướng tới sự phát triển bền vững” (2005) nhưng nhìn chung các Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. * 252 -
  2. hoạt động về công bố thông tin CSR của các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự được chú trọng, hoàn thiện và đầy đủ. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội ở Việt Nam nếu có thì chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản đối với nhóm ngành hay công ty riêng biệt mà chưa xét trên tổng thể toàn thị trường, với mức độ khai báo thông tin chưa đầy đủ, chưa mang tính cập nhật như My, Nguyen Ha (2017) nghiên cứu dựa trên các nhân tố tác động đến CSR ở Sở giao dịch chứng khoán TPHCM; Thanh, Nguyen Le Van (2019) thực hiện nghiên cứu CSR ở ngành hàng tiêu dùng Việt Nam;… Từ thực tiễn đó, tác giả thực hiện bài nghiên cứu với mong muốn đóng góp vào thực tiễn giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được các yếu tố và mức độ tác động của chúng đối vấn đề công bố thông về trách nhiệm xã hội, từ đó tạo ra cơ sở để xây dựng được một bộ cơ chế phù hợp cho việc phát triển bền vững tương xứng với vấn đề tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội 2.1.1. Định nghĩa Elias và Epstein (1975) cho rằng công bố thông tin trách nhiệm xã hội là báo cáo của một tổ chức kinh doanh về các hoạt động, dự án xã hội mà doanh nghiệp này đang thực hiện, về hiệu quả kinh tế và những tác động của các hoạt động này đối với giá trị doanh nghiệp. Theo Gray và các cộng sự (1987) định nghĩa báo cáo xã hội doanh nghiệp chính là quá trình truyền thông các hoạt động kinh doanh của tổ chức có tác động đến những nhóm lợi ích trong xã hội nói chung và toàn thể cộng đồng xã hội nói riêng. Định nghĩa này thống nhất với định nghĩa của Deegan (2007) khi cho rằng công bố thông tin trách nhiệm xã hội là việc cung cấp nguồn thông tin hiệu quả liên quan đến tổ chức và có sự tương tác mạnh mẽ đối với môi trường và xã hội. 2.1.2. Tầm quan trọng của công bố CSR Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, xã hội ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các dự án, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có liên quan đến sự phát triển bền vững của xã hội. Đặc biệt từ sau những vấn nạn về quản lý nhân lực, thảm họa về môi trường,… thì trách nhiệm này lại càng trở thành một tiêu chí đánh giá doanh nghiệp quan trọng tại Việt Nam. Với trọng tâm là xây dựng chính sách thể hiện tính trách nhiệm doanh nghiệp dựa trên nhiều khía cạnh gồm môi trường, nguồn nhân lực, người tiêu dùng, cộng đồng; không chỉ đơn thuần là những hoạt động bảo vệ môi trường, các chương trình từ thiện mà còn là những chính sách phúc lợi, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên; an - 253
  3. toàn trong quy trình sản xuất sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái bảo vệ an toàn người lao động; công bố thông tin một cách minh bạch, rõ ràng đến quý nhà đầu tư khách hàng doanh nghiệp,... 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết Tháp Carroll Lý thuyết phát triển bền vững của Archie Carrol được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở giai đoạn đầu (1979), lý thuyết này được hiểu là sự kết nối các yếu tố cơ bản bao gồm: Kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Sau thời gian này Archie Carrol đã phát triển CSR thành mô hình Kim Tự Tháp theo thứ tự bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (1991). Theo đó, trách nhiệm kinh tế nằm ở phần đáy của kim tự tháp thể hiện mục tiêu tạo ra giá trị lợi nhuận là động cơ cốt lõi, căn bản nhất cho tất cả mọi hoạt động, chính sách của doanh nghiệp. Nằm trên phần đáy, trách nhiệm pháp lý thể hiện hành vi tuân thủ quy định của pháp luật trong quy trình sản xuất, thiết kế, chế tạo thành phẩm, và trong nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước,... Nằm ở bậc tiếp theo, trách nhiệm đạo đức thể hiện những quy tắc tiêu chuẩn phản ánh sự quan tâm của doanh nghiệp đến những gì mà cổ đông, người tiêu dùng, người lao động và xã hội xem xét là hợp lẽ phải, không vi phạm những quy tắc đạo đức mà các bên liên quan này tôn trọng và bảo vệ. Và cuối cùng, nằm ở bậc cao nhất của kim tự tháp là trách nhiệm từ thiện, trách nhiệm này thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của toàn xã hội thông qua các hoạt động, các chiến dịch nhằm nâng cao phúc lợi xã hội (Trevino và Nelson, 1999). 2.2.2. Lý thuyết vấn đề đại diện Lý thuyết này được phát triển bởi Jensen và Meckling (1976), theo đó, tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa cổ đông và nhà quản trị doanh nghiệp và về những xung đột lợi ích giữa họ. Trong khi các cổ đông luôn muốn doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhằm mục đích tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp thì ở chiều ngược lại nhà quản trị cũng muốn thực hiện các chính sách, dự án, hoạt động mang lại danh tiếng, lợi ích cho chính bản thân họ. Do đó, để nhằm hạn chế hành vi này của nhà quản trị, các cổ đông đã tăng cường thực hiện các biện pháp khống chế cũng như đưa ra các thỏa thuận trừng trị, kiểm soát nhà quản trị và điều này đã làm xuất hiện chi phí đại diện. Vì vậy, để có thể giảm thiểu loại chi phí này, một trong các hình thức để thể hiện nhà quản trị đang hành động vì lợi ích của cổ đông đó chính là thông qua các công bố báo cáo báo cáo quản trị, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững,… được công bố một cách rõ ràng, minh bạch nhất về các hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp (Watts, 1977). Ngoài ra, theo Urquiza cùng cộng sự (2010) cũng cho rằng để củng cố được lòng tin nơi 254 -
  4. cổ đông, nhà quản lý phải tăng cường công bố thêm những thông tin về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (Jo và Harjoto – 2011). Tuy nhiên, việc công bố này cần phải được thảo luận và thống nhất để có thể phù hợp với mục tiêu về CSR của cổ đông nếu không sẽ làm phát sinh những vấn đề tìm ẩn trong quản trị doanh nghiệp (Eisenhardt, 1989). 2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan Lý thuyết các bên liên quan đề cập đến mối quan hệ giữa hoạt động, chính sách công ty và các bên liên quan chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ các hoạt động, chính sách đó (Friedman, 1970) như chính phủ, cổ đông, chủ nợ, nhân viên, khách hàng và cộng đồng,… Do đó, để có thể duy trì tăng trưởng ổn định việc quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan là vô cùng quan trọng (Van der La, 2009). Bàn về mối quan hệ giữa công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) và các bên liên quan trong doanh nghiệp, Roberts (1992) sử dụng lý thuyết này để giải thích cho việc công khai trách nhiệm xã hội. Theo đó, kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) có mối tương quan đáng kể với quyền lợi của các bên liên quan, và với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Snider và cộng sự (2003) cũng nhận định lý thuyết các bên liên quan truyền đạt một khuôn khổ giá trị cho việc đánh giá công bố thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) thông qua các hoạt động xã hội được báo cáo (Snider cùng cộng sự, 2003). 2.2.4. Lý thuyết hợp pháp Theo Deegan (2002) định nghĩa lý thuyết hợp pháp thể hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của tổ chức phải xuất phát từ lợi ích xã hội, không làm xảy ra bất kỳ hành động nào ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị xã hội. Parker (1989), O’Donovan (2002) cũng cho rằng lý thuyết hợp pháp chính là quan điểm về việc thực thi các chính sách của doanh nghiệp dựa trên nền tảng của xã hội, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình kinh doanh, và trong đó việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội một cách minh bạch chính là phương pháp hữu hiệu để thể hiện “ trách nhiệm công dân của doanh nghiệp”. Áp dụng lý thuyết hợp pháp vào mối quan hệ CSR và báo cáo xã hội của doanh nghiệp, Cormier cùng cộng sự (2011) khi tìm hiểu về những ảnh hưởng của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các nhà đầu tư trên thị trường đã cho thấy mức độ công bố CSR có tương quan với quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, mức độ tiếp xúc với tin tức liên quan đến môi trường và hiệu quả môi trường. Trong đó, hiệu quả môi trường có mối tương quan trực tiếp đến công bố CSR. Không những thế, mức độ công bố CSR càng cao cũng giúp các công ty đạt được tính hợp pháp ở mức cao hơn. - 255
  5. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Về dữ liệu định tính, tác giả xây dựng bộ thang đo nghiên cứu dựa trên phân tích nội dung kết hợp giữa bộ tiêu chuẩn quốc tế về lập báo cáo phát triển bền vững GRI Standards – với phiên bản mới nhất được nâng cấp từ GRI4 và chuẩn mực quốc tế cao nhất trong việc lập báo cáo phát triển bền vững được phát hành bởi Ủy ban tiêu chuẩn phát triển bền vững toàn cầu (GSSB); Hướng dẫn công bố thông tin Môi trường và xã hội do UBCK Nhà nước phối hợp với tổ chức IFC phát hành; Thông tư số 155/2015/TT-BTC được ban hành vào ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính yêu cầu về việc công bố thông tin phát triển bền vững của các doanh nghiệp niêm yết; bảng khảo sát thực tế đã được dùng để phỏng vấn doanh nghiệp được xây dựng bởi công ty TNHH MayBank Kim Eng Vietnam về vấn đề ESG và nghiên cứu của Branco và Rodrigues (2008) để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đó, tác giả thực hiện chấm điểm lần lượt các tiêu chí này trên báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững của doanh nghiệp theo từng nhóm ngành. Về nguồn dữ liệu định lượng hồ sơ về HĐQT và dữ liệu thị trường được tổng hợp từ các báo cáo của 240 công ty niêm yết trên HOSE và HNX giai đoạn 2013 – 2019 thông qua websites của mỗi doanh nghiệp, thông tin từ các sở giao dịch chứng khoán hay các websites như vietstock, fiinpro, scafef,… 3.2. Mô hình nghiên cứu Dựa trên bài nghiên cứu gốc của Branco và Rodrigues (2008). Mô hình đầu tiên là mô hình liên quan đến mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp và các mô hình (2) (3) (4) (5) lần lượt là các mô hình thành phần đo lường các nhóm chỉ số liên quan đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội thành phần bao gồm ENV (môi trường), HUM (người lao động), PRO (sản phẩm và khách hàng doanh nghiệp) và COM (cộng đồng). (1) CSRit = α0 + α1BSIZEit + α2BINDEPEit + α3POLit + α4FDSHIPit + α6BEDUit α7OWNSTAit + α8OWNFORit + α9FSIZEit + α10BOLDit + α11AUDit + α12ROAit + α13Qit + α14DEBTit + έit (2) ENVit = α0 + α1BSIZEit + α2BINDEPEit + α3POLit + α4FDSHIPit + α6BEDUit α7OWNSTAit + α8OWNFORit + α9FSIZEit + α10BOLDit + α11AUDit + α12ROAit + α13Qit + α14DEBTit + έit (3) HUMit = α0 + α1BSIZEit + α2BINDEPEit + α3POLit + α4FDSHIPit + α6BEDUit α7OWNSTAit + α8OWNFORit + α9FSIZEit + α10BOLDit + α11AUDit + α12ROAit + α13Qit + α14DEBTit + έit 256 -
  6. (4) PROit = α0 + α1BSIZEit + α2BINDEPEit + α3POLit + α4FDSHIPit + α6BEDUit α7OWNSTAit + α8OWNFORit + α9FSIZEit + α10BOLDit + α11AUDit + α12ROAit + α13Qit + α14DEBTit + έit (5) COMit = α0 + α1BSIZEit + α2BINDEPEit + α3POLit + α4FDSHIPit + α6BEDUit α7OWNSTAit + α8OWNFORit + α9FSIZEit + α10BOLDit + α11AUDit + α12ROAit + α13Qit + α14DEBTit + έit 3.3. Mô tả biến Bảng 1. Mô tả các biến của mô hình Biến Ký hiệu Công thức tính Tương quan kỳ vọng Biến phụ thuộc Trách nhiệm xã hội CSR mj di doanh nghiệp ∑ nj i =1 Trách nhiệm xã hội đối ENV mj di (env) với môi trường ∑ ENV nj (env) i =1 Trách nhiệm xã hội HUM mj di (hum) đối với nguồn nhân lực ∑ HUM nj (hum) i =1 doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội đối PRO mj di ( pro) với sản phẩm và khách ∑ PRO nj ( pro) i =1 hàng Trách nhiệm xã hội đối COM mj di (com) với cộng đồng. ∑ COM nj (com) i =1 Biến độc lập Quy mô HĐQT BSIZE Tổng số thành viên HĐQT + Tỷ lệ thành viên độc BINDEPE Thành viên độc lập HĐQT + lập trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT Chủ tịch HĐQT có POL + Nhận giá trị 1 nếu như - mối quan hệ chính trị Chủ tịch HĐQT Chủ tịch trong HĐQT HĐQT có mối quan hệ chính trị. + Nhận giá trị 0 nếu như Chủ tịch HĐQT không có mối quan hệ chính trị. - 257
  7. Biến Ký hiệu Công thức tính Tương quan kỳ vọng Tỷ lệ thành viên nữ FDSHIP Thành viên nữ HĐQT + trong HĐQT Tổng số thành viên HĐQT Tỷ lệ thành viên trong BEDU Thành viên HĐQT có bằng + HĐQT có bằng Thạc Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ sỹ, Tiến sỹ Tổng số thành viên HĐQT Sở hữu nhà nước OWNSTA Vốn sở hữu cổ đông - nhà nước Vốn sở hữu toàn doanh nghiệp Sở hữu nước ngoài OWNFOR Vốn sở hữu cổ đông + nước ngoài Vốn sở hữu toàn doanh nghiệp Quy mô doanh nghiệp FSIZE Logarit(Tổng tài sản) + Thời gian hoạt động BOLD Số năm thành lập của doanh + doanh nghiệp nghiệp đến thời điểm thực hiện bài nghiên cứu. Tỷ suất sinh lời ROA Lợi nhuận sau thuế + Tổng tài sản Chỉ số giá trị thị trường Tobin’s Q Giá trị thị trường vố cổ + phần + Giá trị sổ sách của nợ Tổng tài sản Tỷ lệ nợ DEBT Tổng tài sản - Nợ phải trả Nguồn: Tổng hợp từ tác giả 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thống kê mô tả Trong phần này, tác giả trình bày các giá trị thống kê mô tả liên quan đến mẫu quan sát. Bảng 2 trình bày về các chỉ tiêu thống kê đối với các biến trong mô hình. 258 -
  8. Bảng 2. Bảng thống kê mô tả các biến Số lượng Giá trị Độ Giá trị Giá trị Biến quan sát trung bình lệch chuẩn nhỏ nhất lớn nhất CSR 1,680 0.5779 0.1800 0.0833 0.9730 ENV 1,680 0.6159 0.3061 0 1 HUM 1,680 0.7048 0.1743 0.1000 1 PRO 1,680 0.7372 0.2019 0.1429 1 COM 1,680 0.3532 0.2338 0 0.9167 BSIZE 1,680 5.8613 1.4526 3 15 BINDEPE 1,680 0.1109 0.1595 0 0.800 POL 1,680 0.3566 0.4791 0 1 FDSHIP 1,680 0.1725 0.1736 0 1 BEDU 1,680 0.2612 0.2515 0 1 OWNSTA 1,680 0.1761 0.2528 0 0.9672 OWNFOR 1,680 0.1419 0.1647 0 0.9000 FSIZE 1,680 14.1695 2.2027 5.4272 21.1220 BOLD 1,680 17.7708 10.6620 1 63 AUD 1,680 0.3970 0.4894 0 1 ROA 1,680 0.0710 0.1295 -0.4716 2.4116 Q 1,680 1.1832 0.6292 0.1764 9.0440 DEBT 1,680 0.4961 0.2392 0.0110 1.2945 Nguồn: Kết quả thống kê từ phần mềm Stata 14 Chỉ số thông tin trách nhiệm xã hội (CSR) thể hiện giá trị trung bình đối với các biến độc lập từ cao đến thấp như sau: 59%, 58%, 66%, 74%, 39% (CSR, ENV, HUM, PRO, COM) trong đó thông tin về sản phẩm và người tiêu dùng nhận được sự quan tâm cao nhất (74%) và được các công ty niêm yết tại Việt Nam công bố nhiều nhất trên báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững. 4.2. Kết quả 4.2.1. Phân tích kết quả hồi quy: Trong phần này, tác giả sẽ lần lượt chạy hồi quy OLS, FEM, REM theo trình tự các mô hình (1) (2) (3) (4) và (5). Tiếp theo đó, tác giả sẽ dùng kiểm định Hausman để lựa chọn ra phương pháp hồi quy phù hợp và sử dụng kiểm định GLS để giải quyết các khuyết tật mô hình (nếu có) xảy ra trong bài nghiên để đánh giá kết quả. - 259
  9. 4.2.1.1. Phân tích kết quả hồi quy đối với các mô hình CSR: Bảng 3. Kết quả hồi quy bằng phương pháp FEM Tên biến FEM CSR ENV HUM PRO COM CONSTANT -0.1777** -0.4354** 0.6474*** 0.5837*** -0.2543** (2.30) (-2.39) (6.96) (8.96) (-2.13) BSIZE -0.0012 -0.0106* 0.0029** -0.0003 0.0002 (-0.47) (-1.75) (0.93) (-0.15) (0.06) BINDEPE 0.0120 -0.0113 0.0383** -0.0145 0.0522** (1.31) (-0.31) (2.09) (0.26) (2.22) POL 0.0021 0.0115 0.0039 -0.0020 -0.0030 (0,30) (0.69) (0.46) (-0.33) (-0.27) FDSHIP -0.0239 -0.0777* 0.0039 -0.0128 -0.0268 (-1.32) (-1.82) (0.18) (-0.84) (-0.95) BEDU 0.0049 -0.0271 0.0267* 0.0111 -0.0048 (0.37) (-0.86) (1.67) (0.99) (-0.23) OWNSTA -0.0258 -0.1525*** 0.0020 -0.0111 0.0215 (-1.35) (-3.38) (0.09) (-0.69) (0.73) OWNFOR -0.0406 -0.0567 -0.0362 -0.0102 -0.0545 (-1,53 (-0.91) (-1.14) (-0.46) (-1.33) FSIZE 0.0067 0.0296** -0.0207*** 0.0046** 0.0223** (1.06) (2.00) (-2.73) (0.86) (2.29) BOLD 0.0203*** 0.0410*** 0.0163*** 0.0081*** 0.0207*** (20.22) (17.32) (13.51) (9.57) (13.32) AUD 0.0085 0.0089 0.0246* -0.0155* 0.0103 (0.78) (0.35) (1.89) (-1.70) (0.62) ROA 0.0058 -0.0518 0.0233 0.0114 0.0188 (0.19) (-0.72) (0.64) (0.45) (0.40) Q 0.0049 0.0179 -0.0014 -0.0013 0.0073 (0.86) (1.33) (-0.20) (-0.28) (0.83) DEBT -0.0673*** -0.0761 -0.0439* -0.0583*** -0.0938*** (-3.19) (-1.53) (-1.73) (-3.28) (-2.88) Prob > F 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0,0000 R2 0.0039 0.0053 0.0000 0.0005 0.0953 Ghi chú: Các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% tương đương với các ký hiệu (*) (**) và (***). Nguồn: Kết quả được phân tích từ Stata 14.0 260 -
  10. Từ kiểm định F, Prob > F = 0.0000 < α = 0.05. Do đó, đối với mức ý nghĩa 5% ta lựa chọn mô hình FEM thay vì OLS. Sau đó, tác giả sử dụng ước lượng Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM. Sau khi ước lượng, kết quả cho thấy rằng Prob > Chi2 = 0.000, tức p_value < α = 0,05 vì vậy, mô hình FEM là mô hình phù hợp. 4.2.1.2 Kết quả kiểm định các khuyết tật mô hình: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Theo kết quả từ phụ lục, hệ số VIF của mô hình bé hơn 10 (VIF
  11. Bảng 5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ở các mô hình CSR tổng ENV HUM PRO COM Giá trị F 56.093 98.797 36.875 52.525 39.359 P_value 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Kết quả Xảy ra hiện Xảy ra hiện Xảy ra hiện Xảy ra hiện Xảy ra hiện tượng tự tượng tự tượng tự tượng tự tượng tự tương quan tương quan tương quan. tương quan. tương quan Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 14. 4.2.1.3 Phân tích kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS: Bảng 6. Kết quả hồi quy bằng phương pháp FGLS Tên biến CSR ENV HUM PRO COM Constant 0.0115 -0.0978** 0.4257*** 0.1796*** -0.4699*** (0.48) (-2.35) (20.72) (11.02) (-12.59) Nhóm biến quản trị doanh nghiệp BSIZE 0.0020 -0.0021 0.0013 0.0015* 0.0001 (1.18) (-0.74) (1.19) (1.92) (0.04) BINDEPE 0.0097 0.0103 0.0046 -0.0079 0.0115 (0.79) (0.62) (0.55) (-1.29) (061) POL -0.0067 -0.0087 0.0031 -0.0057** -0.0103 (-1.36) (-0.97) (0.71) (-1.58) (-1.30) FDSHIP 0.0701*** 0.0192 0.0720*** 0.0361** 0.0849*** (3.29) (0.55) (3.96) (2.35) (2.91) BEDU 0.0160 0.0134 0.0039 0.0211*** 0,0365** (1.62) (0.88) (0.48) (3.45) (2.10) Nhóm biến sở hữu doanh nghiệp OWNSTA -0.0224** -0.0009 -0.0151 -0.0439*** -0.0480*** (-2.15) (-0.05) (-1.56) (-5.97) (-2.60) OWNFOR 0.0440** 0.0922*** 0.0064 0.0364*** 0.1037*** (2.18) (3.52) (0.74) (2.86) (3.34) Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp FSIZE 0.0352*** 0.0502*** 0.0189*** 0.0377*** 0.0520*** (15.99) (14.22) (10.71) (24.70) (15.55) BOLD 0.0028*** 0.0024*** 0.0008*** 0.0018*** 0.0029*** (7.43) (3.94) (2.68) (7.77) (5.77) AUD 0.0488*** 0.0892*** 0.0199*** 0.0192*** 0.0622*** (5.88) (6.13) (3.00) (4.05) (5.06) 262 -
  12. Tên biến CSR ENV HUM PRO COM Nhóm biến tài chính doanh nghiệp ROA 0.0029 0.0095 -0.0012 0.0053 0.0016 (0.58) (0.84) (-0.13) (1.17) (0.16) Q 0.0211*** 0.0232*** 0.0052 0.0126*** 0.0374*** (4.85) (3.99) (1.57) (4.31) (5.68) DEBT -0.0972*** -0.1981*** -0.0498*** -0.0775*** -0.1465*** (-8.43) (-9.81) (-5.44) (-7.48) (-6.85) Prob > F 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 Ghi chú: Các ký hiệu (*) (**) (***) ứng với các mức ý nghĩa là 10%, 5%, 1%. Nguồn: Phân tích từ Stata 14.0 Từ bảng 5, ta thấy rằng khi xét trên các khía cạnh chỉ tiêu của CSR gồm chỉ tiêu về môi trường, chỉ tiêu người lao động, chỉ tiêu về sản phẩm/khách hàng và chỉ tiêu về cộng đồng, các biến thể hiện các kết quả tương quan không đồng nhất đối với từng chỉ tiêu, do đó khi xét trên mối tương quan tổng thể về CSR, tác giả rút ra những kết quả sau: Đối với nhóm biến quản trị doanh nghiệp, biến tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT thể hiện mức ý nghĩa thống kê 1% đối với CSR, giống với kết quả nghiên cứu của Frias- Aceituno cùng cộng sự (2012), Isidro và Sobral (2014). Điều này cho thấy rằng việc tồn tại thành viên nữ trong HĐQT sẽ giúp cho việc thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội diễn ra tốt hơn do những đặc điểm liên quan về giới như sự sự thận trọng, e ngại rủi ro, sự cảm thông và lòng trắc ẩn (Eagly cùng Johasen Schmidit, 2003) từ đó giúp HĐQT bàn bạc và đưa ra những chính sách phù hợp nhất đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà không làm tổn hại đến môi trường, đến người lao động và đời sống xã hội. Đối với nhóm biến về cấu trúc sở hữu doanh nghiệp thể hiện mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê mức 1% đối với sở hữu nhà nước và mối tương quan dương có ý nghĩa thống kê 1% đối với sở hữu nước ngoài. Điều này thể hiện việc tồn tại sở hữu nhà nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự tách bạch về quyền quản lý và quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc tồn tại sở hữu nước ngoài sẽ làm cho doanh nghiệp tận dụng được tốt hơn nguồn kinh nghiệm từ nước ngoài, nguồn lực từ những quốc gia đã phát triển về những quy định, tiêu chuẩn công bố thông tin trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và tương đồng với kết quả của Naser (2002), Chapple cùng Moon (2005), Luo và cộng sự (2006), Jiang và Habib, (2009), Solima cùng cộng sự (2013), trong khi lại trái ngược với Ghazali (2007). Đối với nhóm biến về đặc điểm doanh nghiệp, ba biến số quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động và đơn vị kiểm toán của doanh nghiệp đều cho thấy kết quả tác động cùng chiều đối với CSR ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có - 263
  13. quy mô càng lớn và càng có thời gian hoạt động trên thị trường lâu đời sẽ thực hiện việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội tốt hơn bởi vì sự am hiểu tâm lý thị trường, hành vi người tiêu dùng cũng như việc tạo lập và duy trì uy tín thương hiệu. Cùng với đó, những doanh nghiệp có báo cáo được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big4 cũng cho thấy việc thực hiện CSR rõ ràng và minh bạch hơn. Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu của Roberts (1992), Trotman và Bradley (1981), Ghazali (2007), Rettab và cộng sự (2009), Santos (2011), Andrikopoulous (2014) và trái với nghiên cứu của Freedman và Jaggi (1988), Yao và cộng sự (2011). Đối với nhóm biến về tài chính doanh nghiệp, biến số Tobin’s Q cho thấy sự tác động dương ở mức ý nghĩa 1% đối với CSR. Ngược lại biến đòn bẩy tài chính lại cho thấy sự tác động âm đối với CSR cũng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này thể hiện rằng với những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt sẽ thực hiện việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội tốt hơn, mặt khác những doanh nghiệp có mức độ nợ vay càng cao sẽ cho thấy việc thực hiện công bố CSR kém hơn do những e ngại về vấn đề nợ nần làm giảm giá trị của công ty đối với thị trường nên các doanh nghiệp có thể sẽ che giấu đi những khuyết điểm của mình. Kết quả này giống với kết quả từ Raza cùng cộng sự (2012), Harjoto và Jo (2011), Cahan và cộng sự (2016), khác với kết quả của Yang cùng cộng sự (2008), Maskun (2013). 5. Kết luận và khuyến nghị giải pháp 5.1. Kết luận Thứ nhất, tồn tại thành viên nữ trong HĐQT sẽ giúp làm gia tăng mức độ công bố CSR bởi với tính cách người nữ sẽ dung hòa hiệu quả chế độ độc tài của ban lãnh đạo gồm toàn nam giới, họ sẽ đóng góp nhiều hơn những ý kiến mang giá trị về mặt quản trị rủi ro, giảm thiểu tác động đến các nguồn lực tự nhiên từ các hoạt động của con người, cũng như tăng cường công tác thực hiện chính sách phát triển bền vững Thứ hai, doanh nghiệp cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu từ cổ đông nước ngoài để gia tăng mức độ công bố CSR. Bởi khi sở hữu nước ngoài chiếm phần trăm cao trong doanh nghiệp sẽ là động lực để nhà quản lý điều chỉnh hành vi của mình. Thứ ba, đơn vị có báo cáo được kiểm toán bởi Big4 gồm: Delloite, PwC, E&Y và KPMG sẽ làm mức độ công bố CSR tốt hơn bởi sự thỏa mãn về tính khách quan và giá trị tin cậy đối với người sử dụng kết quả của cuộc kiểm toán. 5.2. Khuyến nghị giải pháp Đối với nhà nước Thứ nhất, nhà nước cần thực hiện chuẩn hóa những yêu cầu đối với việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cần xây dựng một bộ chỉ tiêu đánh giá 264 -
  14. chung như bộ chỉ số hay thang đo chung cho tất cả các doanh nghiệp theo từng nhóm ngành để có thể so sánh, đánh giá được mức độ công bố thông tin giữa các doanh nghiệp và giữa các nhóm ngành với nhau. Thứ hai, nhà nước cần xây dựng hệ thống các quy định về vấn đề công bố CSR, cần đưa vào Luật các quy định cụ thể về quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp chất lượng dịch vụ,… như là một quy định bắt buộc và có chế tài xử lý hành vi vi phạm rõ ràng. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, các nhà quản lý doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về những tác động và lợi ích của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội, và bản chất của vấn đề này, cũng như từng khía cạnh cụ thể của CSR. Thứ hai, doanh nghiệp cần xây dựng cấu trúc sở hữu hiệu quả cho doanh nghiệp, trong đó giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu từ cổ đông nước ngoài để gia tăng mức độ công bố CSR. Thứ ba, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến sự đa dạng giới cũng như trong nội bộ doanh nghiệp cần xây dựng một liên minh công đoàn mạnh mẽ, đại diện cho người lao động để đưa ra các ý kiến, thảo luận với nhà quản lý cấp cao doanh nghiệp đối với những vấn đề về điều kiện, thời gian làm việc, đào tạo, chế độ lương thưởng, phúc lợi và nhiều lợi ích khác của người lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrikopoulos, S. B. (2014). Corporate social responsibility reporting in financial institutions: Evidence from Euronext. Research in International Business and Finance, (32), 27-35. Branco, C. M. and Rodrigues, L. L. (2006). Corporate Social Responsibility and Resource-Based Perspectives, 69, 111-132. Chapple, W. and Moon, J. (2005). Corporate social responsibility in Asia: A seven-country study of CSR websites reporting. Business and Society, 44(4), 415-441. Cormier, D., Magnan, M., & Velthoven, B. V. (2005). Environmental disclosure quality in large German companies: Economic incentives, public pressures or institutional conditions? European Accounting Review, 14(1), 3-39. Luo, S., Courtenay, S. M. & Hossain, M. (2006). The effect of voluntary disclosure, ownership structure and proprietary cost on the return-future earnings relation. Pacific-Basin Finance Journal, 14, 501-521. Naser, K., Al-Khatib, K. & Karbhari, Y. (2002). Empirical evidence on the depth of corporate information disclosure in developing countries: The case of Jordan. International Journal of Commerce & Management, 12, 122-155. - 265
  15. Freedman, M., & Jaggi, B., (1988). An analysis of the Association between Pollution Disclosure and Economic Performance. Accounting, Auditing & Accountability Journal, 1(2), 43-58. Isidro, H. & Sobral, M., (2015). The Effects of Women on Corporate Boards on Firm Value, Financial Performance, and Ethical and Social Compliance. Journal of Business Ethics, (132), 1-19. Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. Parker, L. (1986). Polemical Themes in Social Accounting: A Scenario for Standard Setting. Advances in Public Interest Accounting, 1, 67-93. Rettab, B., Brik, A. B. & Mellahi, K. (2009). A study of management perceptions of the impact of corporate social responsibility on organizational performance in emerging economies: The case of Dubai. Journal of Busniess Ethics, 89, 371-390. Roberts, R. W. (1992). Determinants of corporate social responsibility disclosure: An application of stakeholder theory. Accounting, Organizations and Society, (26), 175-191. Santos, M., (2011). CSR in SMEs: strategies, practices, motivations and obstacles. Social Responsibility Journal, 7(3), 490-508. Trotman, K. T., & Bradley, G. W., (1981). Associations betweem social responsibility disclosure and characteristics of companies. Accounting, Organizations and Society, 6(4), 355-362. Urquiza, F., Navarro, M., Trombetta, M. (2010). Disclosure theories and disclosure measures. Revista Espanola De Financiación Y Contabilidad, 39(147), 393-415. Watts, R. L. & Zimmerman, J. L. (1978). Towards a Positive Theory of the Determination of Accounting Standards. The Accounting Review, 53(1), 112-134. Yang, F. J., Han, C. T. & Sheu, H. J., (2008). The interrlationships between corporations’ dependence on external financing, information disclosure and cost of capital. International Journal of Electronic Finance, 2(4), 383-403. 266 -
  16. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các chỉ tiêu đo lường mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Thang đo các chỉ tiêu về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của STT doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội đối với môi trường 1 Có các chính sách bảo vệ môi trường 2 Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng trong hoạt động doanh nghiệp. 3 Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường 4 Có các hoạt động tái chế, xử lý rác, nước thải 5 Theo đuổi các mục tiêu về môi trường. 6 Không có những scandal hay vấn đề ảnh hưởng đến môi trường 7 Đạt chứng nhận, giải thưởng về hoạt động bảo vệ môi trường Trách nhiệm xã hội đối với nguồn nhân lực công ty 1 Có các chính sách quan tâm đến sức khỏe và an toàn người lao động 2 Cung cấp thông tin về điều kiện làm việc của người lao động 3 Có kế hoạch đào tạo và lộ trình thăng tiến rõ ràng cho người lao động. 4 Có những chính sách về phúc lợi và đãi ngộ người lao động. 5 Có các chính sách hỗ trợ, quan tâm gia đình người lao động. 6 Công bố về số giờ đào tạo trung bình đối với người lao động 7 Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ, giữa các dân tộc. 8 Không sử dụng lao động trẻ em 9 Có các hoạt động gắn kết nhân viên toàn công ty 10 Có thông tin về phân loại cơ cấu nhân sự theo trình độ 11 Không có những scandal hay vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động Trách nhiệm xã hội đối với sản phẩm và khách hàng 1 Công bố thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp 2 Thông tin về tình hình quản lý nguồn nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp 3 Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được chứng nhận an toàn 4 Có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm 5 Không có những scandal hay vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 6 Đạt được sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp 7 Có giải thưởng về hoạt động vì lợi ích người tiêu dùng Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng 1 Có các hoạt động hỗ trợ về giáo dục 2 Có các hoạt động hỗ trợ về văn hóa và nghệ thuật 3 Tài trợ cho các sự kiện thể dục, thể thao và các hoạt động giải trí của cộng đồng. 4 Đóng góp vào các quỹ từ thiện cho người nghèo, bão lũ, chất độc màu da cam. - 267
  17. Thang đo các chỉ tiêu về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội của STT doanh nghiệp 5 Hỗ trợ cho các dự án, hoạt động phát triển ở địa phương 6 Hỗ trợ các hoạt động chính sách xã hội: Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, biển đảo Tổ quốc,… 7 Doanh nghiệp có công bố về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế hay đạt bằng khen của Nhà nước về nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế. 8 Có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội; báo cáo phát triển bền vững trong báo cáo hằng năm của công ty 9 Có Báo cáo liên quan đến hoạt động thị trường vốn xanh theo hướng dẫn của UBCKNN 10 Có chứng nhận, giải thưởng về hoạt động xã hội 11 Trong năm doanh nghiệp đạt được giải thưởng cho báo cáo thường niên tốt nhất do HOSE và HNX tổ chức hay về việc công bố thông tin minh bạch trên thị trường 12 Trong năm doanh nghiệp có đạt được giải thưởng cho báo cáo phát triển bền vững tốt nhất do HOSE, HNX và báo Đầu tư tổ chức. Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Phụ lục 2: Bảng khảo sát thực tế doanh nghiệp của Công ty TNHH Maybank Kimeng Việt Nam. STT CÂU HỎI 1 Is it true that there is no outstanding public environmental issue / scandal? 2 Is it true that there is no outstanding public social issue / concern? 3 Is it true that there is no outstanding legal case regarding environmental issues? 4 Does the company has program / initiative to promote greater environmental responsibility? 5 Does the company undertake initiatives to promote social responsibility (e.g. CSR Program etc)? 6 Is it true that there is no outstanding scandal on human rights / human trafficking / child labor? 7 Does the company include employees practices in the Statement of Business Conduct and the Code of Conduct whereby employees are protected against discrimination? 8 Does the company has training program to promote greater employee skill? 9 Does the company have friendly products or services to enhance social responsibily? (e.g. good data security, high efficiency on equipment, good safety for environment etc.)  268 -
  18. STT CÂU HỎI 10 Is it true that there is no qualifed opinion from auditor for past 4 quarters? 11 Does the company consistently disclose major and market-sensitive information punctually? 12 Do analysts and investors have good access to senior management when necessary 13 Does the audit committee are independent directors more than half and chaired by independent director? 14 Does the auditing firm rotate the Company’s assigned auditor every 5 years? 15 Is it true that there is no executive that got convicted/accused by the regulators that  reflected negatively for the company or on integrity sitting on the board or in management positions in the company, within past 3 years? 16 Is it true that the Company  does not engage in material related-party transactions approx. 50%? 17 Does the controlling shareholders also have substantial financial interest in the Company vs their total wealth? (Based on publicly available infomation) 18 Is it true that there is no outstanding issue that does not protect minority interest (MI)? 19 Is it true that there is no outstanding issue that leads to conflict of interest? 20 Does the company have an action to show an enforcement for a policy on anti- corruption? - 269
nguon tai.lieu . vn