Xem mẫu

  1. 564 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÅN HÂI PHÒNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MÄNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Phạm Văn Hùng Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những vấn đề lớn đối với chiến lược phát triển các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu những cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng, bài viết chỉ ra hiện trạng và đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp Hải Phòng. HAI PHONG PRIVATE ECONOMIC ENTERPRISE BEFORE THE IMPACT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract: The Industrial Revolution 4.0 is posing significant problems to Vietnam's enterprise development strategy in general and Hai Phong in particular. Based on the research of opportunities and challenges of Industry 4.0 for Hai Phong private sector enterprises, the article shows the current situation and recommends some recommendations to promote the development. Hai Phong private sector enterprises under the impact of the 4.0 industrial revolution. Key words: Enterprises of private sector, Hai Phong enterprises. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Trước bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cách thức sản xuất và phương pháp quản trị doanh nghiệp đang có những biến đổi sâu sắc. Do vậy, trong nền kinh tế của các quốc gia, việc tiếp tục duy trì những quy trình sản xuất và phương pháp quản trị truyền thống trước đây sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi. Đối với Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Hiện nay, Hải Phòng có khoảng trên 20.000 doanh nghiệp, trong đó đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo sức mạnh tăng trưởng đột phá cho Thành phố. Trong những năm gần đây, bên cạnh một số chuyển biến tích cực từ các doanh nghiệp thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, sự gia tăng về mặt số lượng các doanh nghiệp không tương ứng với chất lượng của các doanh
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 565 nghiệp. Đa số các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân có công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thấp và chưa sẵn sàng đối với cách mạng công nghiệp 4.0. Do vậy, việc tìm hiểu hiện trạng của các doanh nghiệp khu vưc kinh tế tư nhân Hải Phòng để đề xuất những khuyến nghị nhằm tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng nói chung. 2. KẾT QUÂ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng được tiếp cận công nghệ, thông tin của các đối tác và khách hàng thuận lợi. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn dữ liệu khổng lồ về thị trường, khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Nhờ đó, kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ ngày càng chặt chẽ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được những thông tin chi tiết, nhanh chóng về nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện của cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp Hải Phòng dễ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và công nghệ từ các nhà đầu tư mạo hiểm trong nước và nước ngoài hoặc liên kết với các doanh nghiệp lớn. Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự ra đời những công nghệ mới, hiện đại với chi phí thấp hơn nên các doanh nghiệp Hải Phòng có thể từng bước tiếp cận và thay đổi công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện kết nối giữa cung và cầu lao động, giúp cho doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân giải quyết được những khó khăn về nguồn nhân lực. Sự kết nối toàn cầu và các hình thức cung cấp dịch vụ đa dạng giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển dụng hoặc thuê được những người lao động có trình độ với giá cả phù hợp. Trong điều kiện thông tin ngày càng minh bạch và dễ dàng được tiếp cận dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự kết nối giữa các doanh nghiệp trở nên dễ dàng. Điều đó thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp của Thành phố với các doanh nghiệp khác ở trong nước và nước ngoài trong chuỗi giá trị trở nên dễ dàng hơn. Sự quan tâm từ phía Chính phủ và thành phố Hải Phòng đối với cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đưa đến các cơ chế, chính sách mới để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế phát triển để thích ứng và tận dụng những cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Bên cạnh những cơ hội, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Khó khăn đầu tiên phải kể đến là những hạn chế về mặt chính sách, thủ tục hành chính. Trong những năm gần đây, các chủ trương, chính sách và quy định pháp luật đang tạo điều kiện lớn để thúc đẩy doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách ở các cấp cơ sở của Thành phố chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn do sự chồng chéo, bất hợp lý của các quy định pháp luật và một số chính sách của Thành phố. Mặc dù những sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và Thành phố đối với các doanh
  3. 566 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng nhưng chưa thật sự đạt hiệu quả dẫn đến sự thua thiệt của các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh trong nước và quốc tế. Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn như: nhà sản xuất thiết bị điện tử của tập đoàn LG, tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô VinFast, nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart của tập đoàn Vingroup,... thì hầu hết các doanh nghiệp ở Hải Phòng chưa có sự chuẩn bị rõ ràng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Hải Phòng sẽ trở nên bị động trước các xu thế mới trong phương thức sản xuất và quản trị doanh nghiệp. Sự thụ động trước cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hạn chế việc nắm bắt các xu thế công nghệ và sự chuẩn bị về năng lực tiếp cận công nghệ trong ngành nghề và lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, trong tương lai gần, nhiều doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân của Hải Phòng sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong quá trình duy trì sự tồn tại và phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều vấn đề về lựa chọn đầu tư công nghệ đối với các doanh nghiệp Hải Phòng. Việc lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự thành công của doanh nghiêp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, sự lựa chọn công nghệ phù hợp là không hề đơn giản vì mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được ưu thế riêng và phải vừa phù hợp với xu hướng chung. Cách mạng công nghệp 4.0 làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Sự bùng nổ thông tin trong sự kết nối đa chiều làm cho thông tin về các khách hàng rất dễ được tiếp cận. Vì vậy, ưu thế về khách hàng lân cận của các doanh nghiệp Hải Phòng cũng mất dần. Cách mạng công nghiệp 4.0 với việc ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo vào sản xuất đang tạo ra những biến đổi lớn về nhu cầu sử dụng lao động với nguy cơ thất nghiệp của người lao động ngày càng cao. Do vậy, Hải Phòng cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước sẽ đánh mất dần lợi thế về nguồn lao động giá rẻ vốn là một trong những lợi thế so sánh thu hút đầu tư của Thành phố trong nhiều năm qua. Quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc và tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, đòi hỏi các doanh nghiệp của Hải Phòng phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết về nguồn gốc hàng hóa và chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cũng như trách nhiệm xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trường,... của các doanh nghiệp. 2.2. Hiện trạng doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng trước yêu cầu phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Một thực tế dễ nhận thấy là mặc dù hiện nay đa số các doanh nghiệp ở Hải Phòng đã quan tâm đến cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng chưa có những định hướng và chiến lược cụ thể để vượt qua những thách thức và tận dụng những cơ hội mà nó mang lại. Đa số các doanh nghiệp ở Hải Phòng vẫn chủ yếu thuộc nhóm công nghệ thấp. Hoạt động cải tiến công nghệ, máy móc, thiết bị gặp nhiều trở ngại mà chủ yếu có nguyên nhân từ sự hạn chế về tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đang đứng bên ngoài của cách mạng công nghiêp 4.0, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, dệt may và da giầy.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 567 Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng đáp ứng ở mức độ thấp đối với các trụ cột của một nền sản xuất thông minh (nhà xưởng thông minh, vận hành thông minh, sản phẩm thông minh, các dịch vụ hình thành từ dữ liệu, nhân sự). Đa số doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều vào nhà xưởng, ít ứng dụng số hóa và sử dụng các thiết bị quản lý tiết kiệm điện, làm mát và tự động hóa nhà xưởng. Nhiều doanh nhiệp sử dụng nhà và đất ở làm cơ sở kinh doanh nên chất lượng nhà xưởng không được đảm bảo. Ở khía cạnh vận hành thông minh (chia sẻ thông tin, tự động hóa, quá trình tự chủ, bảo mật thông tin, sử dụng phần mềm đám mây) thì đa phần các doanh nghiệp ở Hải Phòng sử dụng công nghệ tụt hậu thuộc thế hệ những năm 60, 70 của thế kỉ trước. Nhìn chung, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử cũng có tỉ lệ sử dụng công nghệ tiên tiến cao hơn các lĩnh vực khác. Đa số các doanh nghiệp ở Hải Phòng có sự chuẩn bị tương đối tốt về hạ tầng thông tin. Việc ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp ở các doanh nghiệp cũng rất phổ biến như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, phần mềm quản lý hệ thống cung ứng và phần mềm lập kế hoạch nguồn lực. Tỷ trọng sử dụng các phần mềm trong vận hành sản xuất, điều hành doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Với sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới, mức độ phổ cập thương mại điện tử của các doanh nghiệp ở Hải Phòng đã đạt được những bước tiến ấn tượng. Sự phát triển của thương mại điện tử và công nghệ số tạo cơ hội cho doanh nghiệp Hải Phòng thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp trong cả nước dựa trên sự cạnh tranh bình đẳng và linh hoạt của môi trường kinh doanh số. Các doanh nghiệp Hải Phòng có thể bán các sản phẩm, tiếp thị, tương tác với khách hàng với chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp ở Hải Phòng vẫn phải phụ thuộc vào công nghệ của các các công ty lớn mà chưa có khả năng tự thiết kế. Hiện nay, các doanh nghiệp Hải Phòng bắt đầu khai thác các dịch vụ hình thành từ dữ liệu. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực để thu thập, xử lý thông tin thu được sau bán hàng. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm hỗ trợ khách hàng mua sắm trực tuyến hoặc có khuyến mại cho các khách hàng mua sắm trực tuyến. Nhìn chung, các doanh nghiệp Hải Phòng cũng vẫn có xu hướng sử dụng lao động thủ công để thay thế cho máy móc. Việc thay đổi sang qui trình mới, số hóa có thể dẫn tới việc cắt giảm lao động thay vì đào tạo lao động vì tốn kém, không hiệu quả. Ở các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử, tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin là phổ biến. Nhìn chung, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào quá trình phát triển kinh tế Thành Phố ngày càng tăng nhưng chưa được như kỳ vọng. Trong một thời gian dài, cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng vẫn chủ yếu thuộc các lĩnh vực dịch vụ giản đơn; khả năng tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị hầu như không được cải thiện nhiều. Năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân của Thành Phố vẫn còn lạc hậu và chưa thực sự chuyển dịch theo hướng hiện đại để bắt kịp với xu thế của tổ chức sản
  5. 568 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP xuất - kinh doanh trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0. Sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Một số tập đoàn kinh tế tư nhân đã triển khai các dự án lớn ở Hải Phòng, có những tập đoàn có quy mô khá lớn nhưng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Gần như chưa có tập đoàn tư nhân quy mô lớn, có năng lực thực sự trong lĩnh vực công nghệ. Điều này dẫn đến sự hạn chế trong việc dẫn dắt các doanh nghiệp khác thực hiện thay đổi tổ chức sản xuất- kinh doanh theo hướng hiện đại, phù hợp với đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0. 2.3. Nguyên nhân hiện trạng và khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 + Nguyên nhân hiện trạng doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng Mặc dù môi trường kinh doanh ngày càng trở nên thuận lợi hơn nhưng nó vẫn chưa thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng phát triển. Nhiều quy định, chính sách thiếu đồng bộ và hiệu quả thấp nên chưa định hướng, dẫn dắt xu hướng phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 chưa thật sự được quan tâm. Nguồn lực của Chính phủ và Thành phố hỗ trợ cho các doanh nghiệp còn còn hạn chế nhưng lại dàn trải và phân bổ kém hiệu quả. Phương thức quản trị trong nhiều doanh nghiệp vẫn mang tính gia đình bắt nguồn từ ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông nên phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chưa nhận thức và đánh giá đúng về mức độ ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, tư duy kinh doanh ngắn hạn của không ít chủ doanh nghiệp làm cho nhiều doanh nghiệp thờ ơ trước sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới. Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam chủ yếu được hình thành sau một giai đoạn tích lũy ngắn ngủi. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng, kể cả một số tập đoàn kinh tế tư nhân gặp phải khó khăn, lúng túng về quản trị, mô hình doanh nghiệp, tập đoàn do các doanh nghiệp phát triển từ quy mô doanh nghiệp gia đình. Đặc biệt, tính liên kết trong mô hình tập đoàn còn khá giản đơn, lỏng lẻo và chưa triển khai được các hình thức liên kết đa dạng khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường. Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động của các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp tư nhân chỉ chủ yếu ở một số lĩnh vực như dịch vụ, bất động sản… Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng chưa hình thành những doanh nghiệp đủ mạnh để có thể dẫn dắt các doanh nghiệp khác trong Thành phố tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. + Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Triển khai tích cực và hiệu quả các giải pháp về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII. Cải
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 569 thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng sớm tiếp cận và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Xây dựng chính sách tạo điều kiện để các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ phần; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc gia lớn, gắn với yêu cầu chuyển giao và lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, nhất là trong phát triển ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Đánh giá chính xác hiện trạng, nhận diện đúng những thời cơ, thách thức đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 để có những chính sách phù hợp. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, Hải Phòng có khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước vào các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp thiết bị, linh kiện kỹ thuật số phục vụ cho sự kết hợp kỹ thuật số vào các ngành công nghiệp. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp. Nhà nước và Thành phố cần tạo điều kiện thật thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp Hải Phòng được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp của Hải Phòng về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng cần có sự chuẩn bị kỹ và phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của mình. Tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia trong chuỗi giá trị. Cần phải linh hoạt trong việc thay đổi sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh…
  7. 570 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 3. KẾT LUẬN Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những biến đổi lớn trong đời sống kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, bao gồm thành phố Hải Phòng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ngày càng trở nên đậm nét đến nền kinh tế và từng doanh nghiệp. Trong hệ thống các doanh nghiệp ở Hải Phòng, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang có những sự phát triển ấn tượng và thể hiện vai trò động lực quan trọng trong quá trình phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng trước sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực tế đó đang đặt ra những vấn đề lớn trong chiến lược sản xuất và quản trị của các doanh nghiệp nhằm vượt qua những thách thức và tận dụng các cơ hội do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Do vậy, việc thực hiện có hiệu quả đồng bộ các giải pháp phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trở thành một yêu cầu tất yếu đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Hải Phòng trong thời gian sắp tới TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Bộ Công Thương (2018), “Nghiên cứu xây dựng định hướng chính sách và nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương chủ động tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tháng 9/2018. 3. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2017), CMCN 4.0 – Cơ hội và thách thức, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 6/2017. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 5. Minh Nguyễn (2017), Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, truy cập ngày 24/7/2019, từ: http://www.dangcongsan.vn/kinh-te/kinh-te-tu-nhan-la-dong-luc-quan-trong- cua-nen-kinh-te-436696.html. 6. Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Nghi-quyet-10-NQ-TW-2017-phat- trien-kinh-te-tu-nhan-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-351478.aspx, truy cập ngày 24/7/2019.
nguon tai.lieu . vn