Xem mẫu

  1. Doanh nghiệp bất động sản phải tự cứu mình - Thay vì chờ đợi ngân hàng nới lỏng tín dụng, các doanh nghiệp bất động sản cần phải tự mình biết cách tiết giảm chi phí, cân đối dòng tiền...để dự án có thể thông suốt. Phóng viên: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình tài chính doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Bản thân doanh nghiệp của ông có gặp khó khăn hay không? Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Trong giai đoạn hiện nay doanh nghiệp bất động sản cực kỳ khó khăn do thị trường đóng băng lâu quá. Doanh nghiệp có cố gắng cũng chỉ chịu đựng được vài tháng nhưng nếu cố 1-2 năm không thể. Thứ nhất về chính sách, tiền sử dụng đất đối với các dự án đã khởi công mặc dù quyết định 192 cho giãn tiền sử dụng đất nhưng đến khi làm xong móng vẫn trả hết. Nhưng nếu làm xong móng mà doanh nghiệp không bán được hàng có nghĩa doanh nghiệp vừa căng người lên trả tiền sử dụng đất và trả tiền móng. Tiền sử dụng đất là tiền rất lớn khi các nhà máy di dời đi thì đã phải trả tiền cho chủ đầu tư cũ để di dời 1 lượng tiền rất lớn thông thường chiếm 20% chi phí giá thành, công những cái chi phí bỏ tiền xây dựng móng thì phần lớn chưa được vay, chưa được hình thành tài sản do vậy doanh nghiệp cực kỳ khó khăn. Nếu như tình hình tiếp tục không được khơi thông thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chết.
  2. Theo ông thời điểm này doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn chưa thưa ông? Thực ra lãi suất có giảm trong tháng 3, việc tiếp cận vốn ngân hàng có thể vay lãi suất 17% so với 2011. Đây là tín hiệu mừng, tuy nhiên do ngân hàng đều lo nợ xấu cho nên họ có các bước kiểm soát chặt chẽ để mà vay được phải hình thành dự án và phải có cái để ngân hàng bấu vúi vào cho vay. Tất cả dự án đã hoàn thành những yêu cầu của ngân hàng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, nhiều doanh nghiệp phải bỏ giữ chừng vì không ngân hàng nào cho vay. Tính lãi suất có hạ nhưng để đảm bảo những điều kiện tín dụng ngân hàng cực kỳ khó. Đây chưa phải là giải pháp cứu thị trường bất động sản. Liệu có phải rào cản của các ngân hàng đặt ra quá lớn không thưa ông? Thực ra ngân hàng muốn cho vay nhưng họ rất cận trọng trong việc đề phòng nợ xấu. Nếu nợ xấu tăng lên thì ngân hàng xếp hạng tụt bậc. Chính vì hình thành bất thành văn các dự án chưa hình thành không được thế chấp cho vay vì vậy lượng lớn tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra trước đó để thực hiện dự án không được tính đến. Cho nên tất cả các dự án đều khó vay Theo ông, doanh nghiệp phải làm gì để tự cứu mình? Trong bối cảnh này, doanh nghiệp phải rà soát tiết giảm chi phí, giảm giá thành bằng công nghệ mới. Đơn cử, trong công trình xây dựng, doanh nghiệp sử dụng thép kéo căng, sàn giữ ứng lực hay gạch ngăn phòng dùng các loại gạch nhẹ có thể giảm trọng tải móng, giảm chi phí về móng. Tất cả cái đó sẽ góp gió thành bão, giá thành giảm 5-7%.
  3. Ở đây, tiết kiệm những cái mà khi thay đổi công nghệ mới chứ không phải tiết kiệm giảm chất lượng công trình vì những gì doanh nghiệp đã cam kết với khách hàng đảm bảo chuẩn. Ngoài ra, trong quá trình triển khai dự án, các chủ đầu tư cần phải cân nhắc dòng tiền khả năng phải thu, phải chi. Quan trọng là doanh nghiệp phải biết tự lượng sức mình cũng như khả năng vay tín dụng bao nhiêu để điều chỉnh tiến độ đảm bảo dự á
nguon tai.lieu . vn