Xem mẫu

Đồ án môn học Lưới điện ---------------------------------------------*-*-*-*-*-*-*---------------------------------------------- ĐỀ TÀI Đồ án môn học Lưới điện Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hành : ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Mạnh Hùng- Lớp T3 – K47 Đồ án môn học Lưới điện ---------------------------------------------*-*-*-*-*-*-*---------------------------------------------- CHƯƠNG I CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TÁC DỤNG VÀ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG.3 CHƯƠNG II DỰ KIẾN CÁC PHƯƠNG ÁN NỐI DÂY....................................7 CHƯƠNG III TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN ............................................................................... 13 ChƯƠng VI LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NỐI DÂY, MÁY BIẾN ÁP........................... 43 ChƯƠng V TÍNH TOÁN CHÍNH XÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA MẠNG ĐIỆN .... 46 CHƯƠNG VI LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP................. 55 CHƯƠNG VII TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA MẠNG ĐIỆN ................................................................................................ 61 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Mạnh Hùng- Lớp T3 – K47 Đồ án môn học Lưới điện ---------------------------------------------*-*-*-*-*-*-*---------------------------------------------- CHƯƠNG I CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TÁC DỤNG VÀ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG 1. Cân bằng công suất tác dụng: Một đặc điểm quan trọng của các hệ thống điện là truyền tải tức thời điện năng từ các nguồn điện đến các hộ tiêu thụ và không thể tích luỹ điện năng thành số lượng nhìn thấy được. Tính chất này xác định sự đồng bộ của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện năng. Tại mỗi thời điểm trong chế độ xác lập của hệ thống, các nhà máy của hệ thống cần phải phát công suất bằng công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn thất công suất trong các mạng điện, nghĩa là cần thực hiện đúng sự cân bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ. Ngoài ra để hệ thống vận hành bình thường, cần phải có sự dự trữ nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống. Dự trữ trong hệ thống điện là một vấn đề quan trọng, liên quan đến vận hành cũng như phát triển của hệ thống điện. Ta có phương trình cân bằng công suất tác dụng trong hệ thống: ∑PF =∑Pyc = m∑Pimax +∑∆Pmđ +∑Ptd+∑Pdt (1.1) Trong đó : ∑PF : Tổng công suất tác dụng phát ra từ nguồn phát. ∑Pimax : Tổng công suất tác dụng của các phụ tải trong chế độ phụ tải ∑∆Pmđ : Tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện ∑Ptd : Tổng công suất tự dùng của nhà máy điện ∑Pdt : Tổng công suất dự trữ trong mạng điện m : Hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải cực đại Một cách gần đúng ta có thể thay bằng công thức: ∑PF = ∑Pimax + 5%∑Pimax. (1.2) ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Mạnh Hùng- Lớp T3 – K47 Đồ án môn học Lưới điện ---------------------------------------------*-*-*-*-*-*-*---------------------------------------------- Ta có bảng số liệu công suất tác dụng của các phụ tải sau: Các hộ phụ tải P (MW) 1 2 3 4 5 6 32 27 35 25 32 28 Theo bảng số liều vê phụ tải đã cho ta có : ∑PF =∑Pyc = 1,05*(32+27+35+25+32+28) ≈ 187,95 (MW) Việc cân bằng công suất tác dụng giúp cho tần số của lưới điện luôn được giữ ổn định. 2. Cân bằng công suất phản kháng: Sản xuất và tiêu thụ điện năng bằng dòng điện xoay chiều đòi hỏi sự cân bằng giữa điện năng sản xuất ra và điện năng tiêu thụ tại mỗi thời điểm. Sự cân bằng đòi hỏi không những chỉ đối với công suất tác dụng, mà còn đối với cả công suất phản kháng. Sự cân bằng công suất phản kháng có quan hệ với điện áp. Phá hoại sự cân bằng công suất phản kháng sẽ dẫn đến sự thay đổi điện áp trong mạng điện. Nếu công suất phản kháng phát ra lớn hơn công suất phản kháng tiêu thụ thì điện áp trong mạng điện sẽ tăng, ngược lại nếu thiếu công suất phản kháng điện áp trong mạng sẽ giảm. Vì vậy để đảm bảo chất lượng của điện áp ở các hộ tiêu thụ trong mạng điện và trong hệ thống, cần tiến hành cân bằng sơ bộ công suất phản kháng. Phương trình cân bằng công suất phản kháng trong hệ thống: ∑QF = ∑Qyc =m∑Qimax +∑∆Qba +∑∆QL -∑∆Qc +∑Qtd +∑Qdt (1.3) Trong đó: ∑QF : Tổng công suất phản kháng do nguồn điện phát ra ∑Qyc: Tổng công suất yêu cầu của hệ thống ∑Qimax : Tổng công suất phản kháng của các phụ tải ở chế độ cực đại ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Mạnh Hùng- Lớp T3 – K47 Đồ án môn học Lưới điện ---------------------------------------------*-*-*-*-*-*-*---------------------------------------------- ∑QL : Tổng công suất phản kháng trong cảm kháng của các đường dây trong mạng điện. ∑QC : tổng công suất phản kháng do điện dung của các đường dây sinh ra ∑∆Qba : tổng tổn thất công suất phản kháng trong các trạm biến áp ∑Qtd: tổng công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện. ∑Qdt : Tổng công suất phản kháng dự trữ trong hệ thống. m :hệ số đồng thời Trong tính toán sơ bộ ta có thể tính tổng công suất phản kháng yêu cầu trong hệ thống bằng công thức sau đây: ∑Qyc = ∑Qimax + 15%∑Qimax (1.4) Công suất phản kháng của các phụ tải được tính theo công thức sau Qimax =Pimax * tgφ (1.5) Từ cosφ = 0.90 ta suy ra tgφ = 0,48 Ta có bảng số liệu công suất phản kháng của các phụ tải sau: Các hộ phụ tải Q(MVAr) 1 2 3 15,36 12,96 16,8 4 5 6 12 15,36 13,44 Áp dụng công thức (1.4) ta có ∑Qyc =1,15*(15,36+12,96+16,8+12+15,36+13,44) ≈ 98,808 MVAr Ta lại có :∑QF = ∑PF * tgφ = 187,95 *0,48 ≈ 90,216 MVAr Ta thấy: ∑QF > ∑Qyc Vậy ta không phải tiến hành bù công suất phản kháng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Mạnh Hùng- Lớp T3 – K47 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn