Xem mẫu

  1. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Thương mại điện tử cũng như các thầy cô giáo trong trương Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn đã tận tình tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu trong ba năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Quang Tính đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đồ án trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn Ngày 02 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Lộc i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC KÍ HIỆU .................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP .........................................................................................................................3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP ...3 1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................3 1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. ...............................................................4 1.1.3. Cơ cấu vốn hợp lý và những lợi ích cơ bản của nó. ...................................6 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. .................6 1.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) ........................6 1.2.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (The Net Operating Incomeapproach) ....................................................................................................7 1.2.3. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn doanh nghiệp. ..............................................8 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. ...................................................................................................................12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ...................................16 TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H ..........................................................................16 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY. ..........................................................................16 2.1.1.Lịch sử hình thành. ......................................................................................16 2.1.2. Xứ mệnh và định hướng phát triển...........................................................17 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động. ....................................................................................18 2.1.4. Sơ đồ tổ chức. ..............................................................................................19 2.1.5. Tình hình nguồn lực ...................................................................................22 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. .....................................................................................23 2.3. TÌNH HÌNH CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. ................................................................................................................25 ii
  3. CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO .....................................29 CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H ...................................29 3.1. CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO CÔNG TY. ...................................................29 3.1.1. Định hướng về mô hình chung. .................................................................29 3.1.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn để ứng dụng mô hình kinh tế lượng..........................................................................................................30 3.1.3. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu với các nhân tố ảnh hưởng. ..................................................................................35 3.1.4. Điều kiện sử dụng mô hình: .......................................................................36 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐ HỢP LÝ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H. ..........................................................................................................................37 3.2.1. Giới thiệu về ý tưởng xây dựng cơ cấu vốn hợp lý. .................................37 3.2.2. Xây dựng mô hình kinh tế lượng trong xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H. ......................................................37 3.3. GIẢI PHÁP HỔ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VÀ VIỄN THÔNG T&H......................39 3.3.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính: ............................39 3.3.2.Nhận diện tình trạng kiệt quệ tài chính và dự báo rủi ro phá sản: ........41 3.3.3. Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ: .....................................41 3.3.4. Minh bạch thông tin: ..................................................................................42 3.3.5. Chú trọng đầu tư công tác thu thập và lưu trữ thông tin: ......................43 3.3.6. Khai thác thêm kênh huy động vốn: .........................................................43 3.3.7. Các biện pháp hỗ trợ khác:........................................................................44 KẾT LUẬN ..................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1 iii
  4. DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC KÍ HIỆU SIZE Quy mô hoạt động (đo lường theo doanh thu thuần). TAX Tỷ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trên tổng. Y Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E). Xi Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định xây dựng D/E. Βi Tham số của mô hình cơ cấu vốn chung . β0 Hằng số của mô hình cơ cấu vốn chung. εi Thành phần ngẫu nhiên hay sai số của mô hình cơ cấu vốn chung. CÁC CHỮ VIẾT TẮT D/E Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. ROA Suất sinh lời trên tài sản. ROE Suất sinh lời trên vốn chủ sở. WACC Chi phí sử dụng vốn chung. EAT Lợi nhuận sau thuế. EBIT Lợi nhuận trước thuế. iv
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1 So sánh nợ phải trả và vốn chủ 4 1.2 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn 5 1.3 So sánh giá trị doanh nghiệp giữa A và B 9 1.4 Lợi nhuận và thuế giữa hai cơ cấu vốn khác nhau 11 2.1 Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty T&H trong 23 2010 – 2012 2.2 Một số chỉ số về tình hình công ty T&H 24 2.3 Bảng cân đối kế toán của công ty T&H trong giai đoạn 28 2010 – 2012 2.4 Bảng phân tích cơ cấu vốn của công ty T&H 28 v
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Chi phí sử dụng vốn theo lý thuyết vốn tối ưu 7 1.2 Biểu đồ chi phí vốn theo lý thuyết hoạt động ròng 8 1.3 Nguyên tắc tổng giá trị không đổi theo quan điểm MM 9 2.1 Logo của công ty 16 2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty 19 3.1 Các số liệu được tính toán từ 50 công ty 38 vi
  7. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài. Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vốn còn là chìa khoá. Là điều kiện hàng đầu của mọi qúa trình phát triển chính vì vậy các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường để có thể các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có một luợng vốn nhất định. Một doanh nghiệp có thể sử dụng một hay nhiều nguồn vốn để hổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể sử dụng vốn ngắn hạn hay dài hạn, nợ hay vốn chủ sở hữu, tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cơ cấu vốn tối ưu dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Chừng nào cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa đạt đến mức tối ưu, doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngược lại, khi cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã vượt quá điểm tối ưu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi đối với doanh nghiệp. Từ nhận thức trên và trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H em đã lựa chọn đề tài: “xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H”. Để làm rõ hơn về tầm quan trọng của cơ cấu vốn và hướng đến xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý giúp cho công ty phát triển. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, nhưng với khoảng thời gian thực tập có hạn, lượng kiến thức là vô hạn nên không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được quan tâm đóng góp của quý thầy cô, các anh chị và các bạn để báo cáo hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! II. Mục tiêu của đề tài. Tìm ra cơ cấu vốn hợp lý cho công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H nhằm nâng cao hoạt động tài chính cho công ty. Và đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của đề tài. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 1
  8. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H - Những vấn đề lý luận liên quan đến cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H. - Khảo cứu những giải pháp nhằm nâng cao việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H.  Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu cấu trúc vốn của công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H trong 3 năm 2010 đến 2012. IV. Phương pháp nghiên cứu. Bằng phương pháp định lượng đồ án sẽ phân tích một số nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H. V. Bố cục của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn hợp lý của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng của công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H. Chương 3: Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho công ty cổ phần tin học và viễn thông T&H. Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 2
  9. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN HỢP LÝ CHO DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm. Để thực hiện các phương án kinh doanh, dự án đầu tư doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như có thể sử dụng nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Mỗi loại vốn sẽ có những đặc điểm riêng biệt nên sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh như rủi ro thanh toán, tính ổn định của cơ cấu tài chính, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu hiên tại. Thông tin về nguồn vốn của doanh nghiệp được trình bày trên bảng cân đối kế toán và được giải thích chi tiết trên báo cáo tài chính, bao gồm hai nhóm: nợ phải trả vầ vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả là các nguồn vốn hình thành do vay mượn, mua chịu hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy (thuế chưa nộp cho nhà nước, lương và bảo hiểm chưa thanh toán cho người lao động). Khác với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu được hình thành từ sự đóng góp của các chủ sở hữu hoặc được tích lũy trong quá trình kinh doanh. Phần lớn trong các khoản mục trong vốn chủ sở hữu có đặt điểm là không phải hoàn trả và có tính ổn định cao. Cơ cấu vốn (capital structure) là thuật ngữ đề cập đến quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở hữu được thể hiện trên nhiều khía cạnh như thời hạn thanh toán, trách nhiêm thanh tóa, chi phí sử dụng vốn và ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Tiêu chí Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 1. Thơi hạn Có thời hạn hoành trả Không có thời hạn hoàn trả thanh toán. 2. Trách Phải trả lãi cho các khoản tiền đã Không phải trả lãi mà chia lời nhiệm thanh vay trừ các khoản nợ chiếm dụng. theo kết quả hoạt động kinh doanh toán. Doanh nghiệp sẽ bị phá sản nếu và chính sách phân phối lợi nhuận. không thanh toán được nợ và lãi. Doanh nghiệp không bị phá sản nếu không chia lãi cho chủ sở hữu. Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 3
  10. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H 3. Ảnh Lãy vay được tính vào chinh phí Lợi nhuận chia cho chủ sở hữu hưởng đến khi xác định lợi nhuận chịu thuế không làm giảm thuế thu nhập thuế thu nhập thu nhập, do vậy lãi vay có tác doanh nghiệp. doanh nghiệp. động làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. 4. Chi phí Chi phí thấp hơn so với chi phí sử Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sử dụng vốn. dụng vốn chủ sở hữu vì: cao hơn chi phí sử dụng nợ phải trả - Rủi ro với chủ nợ thấp hơn. vì rủi ro khi sử dụng vốn chủ sở hữu - Nợ vay tạo ra lá chắn thuế nên cao hơn khi sử dụng nợ phải trả, cụ gánh nặng lãi vay thực tế doanh thể như sau: nghiệp chịu thấp hơn. - Chủ sở hữu được chia lợi nhuận sau khi trả lãi vay và nộp thuế. - Trong trường hợp giải thể, phá sản thì họ được xếp thứ tự ưu tiên cuối cùng khi phân chia tài sản thanh lý. Bảng 1.1: So sánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Trong hệ thống báo cáo tài chính, giá trị nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được trình bày trên bản cân đối kế toán. Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể xác đinh cơ cấu vốn thông qua các chỉ tiêu như: tỷ số nợ, tỷ số tài trợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẫy tài chính. Chỉ tiêu Ý nghĩa Trong 100 đồng tổng số vốn thì doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ, tỷ số nợ lớn hơn 50% cho biết cơ cấu vốn nghiêng về nợ. Trong 100 đồng tổng số vốn thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số lớn hơn 50% cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu nhiều hơn nợ phải trả Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 4
  11. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì gánh bao nhiêu đồng nợ, nếu còn số này lớn hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiên về nợ, khả năng thanh toán nợ thấp và ngược lại. Tổng số vốn của doanh nghiệp gấp bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu, khi hệ số đòn bẫy lớn hơn 2 lần nghĩa là trong cơ cấu vốn, nợ sử dụng nhiều hơn vốn chủ sở hữu, tức cơ cấu vốn nghiên về nợ. Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. Mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn. . Thông qua các chỉ số trên có thể đo lường được sự đóng góp của chủ sở hữu vào tổng số vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng. Nếu chủ sở hữu đóng góp nhiều hơn vào tổng nguồn vốn thì tỷ số tài trợ cao, tỷ số nợ thấp, hệ số đòn bẫy tài chính thấp và hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cũng thấp và ngược lại. Dựa vào các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chủ nợ thấy được mức độ an toàn đối với những món nợ đã cho vay. Một tỷ số nợ cao phản ánh vốn góp của chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng nguồn vốn, điều này có thể trở thành động cơ khuyến khích thái độ thiếu trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh, họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư liều lĩnh vượt quá khả năng kiểm soát, đầu cơ hoặc kinh doanh trái phép nhằm tìm kiếm suất sinh lời cao nhưng nếu thất bại thì chủ doanh nghiệp chỉ mất ít, phần lớn rủi roi sẽ do các chủ nợ gánh chịu. Chính vì vậy, các chủ nợ thường thích doanh nghiệp duy trì một tỷ số nợ vừa phải, tỷ số nợ cang thấp thì các món nự càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Còn về phía chủ doanh nghiệp, tỷ số nợ cao có nghĩa là vốn đầu tư hoạt động kinh doanh chủ yếu từ nợ vay. Chủ doanh nghiệp sẽ được lợi là vẫn nắm được quyền kiểm soát với một số đóng góp rất ít hoặc không cần góp thêm vốn. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn có cơ hội gia tăng thêm suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi hiệu Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 5
  12. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H quả hoạt động kinh doanh tốt (tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay lớn hơn lãi suất vay). Như vậy, chủ doanh nghiệp cần xem xét từng trường hợp tương quan giữa lãi suất tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn để ra quyết định một tỷ số nợ hợp lý. Doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vố thấp hơn so với lãy suất lãi vay sẽ ít lỗ hơn nếu mức độ sử dụng nợ thấp hoặc doanh nghiệp có cơ hội tăng lợi nhuận rất nhanh nếu duy trì đươc mức độ sử dụng nợ cao với tỷ lệ hoàn vốn lớn hơn lãi suất vay. Từ phân tích trên cho thấy gia tăng lợi nhuận là đều mong muốn của các chủ nợ, chủ sở hữu ngược lại họ không thích rủi ro. Vì vây, các quyết định tài chính cần được xem xét dựa trên sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.1.3. Cơ cấu vốn hợp lý và những lợi ích cơ bản của nó. Từ những khác biệt giữa phương thức tài trợ bằng nợ phải trả và phương thức tài trợ bằng vốn chủ sở hữu kết hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro trong quyết định đầu tư, các nhà quản trị tài chính sẽ cân nhắc đến sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sao cho hợp lý nhằm gớp phần gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Như vậy, cơ cấu vốn hợp lý là thuật ngữ đề cập đến sự kết hợp hài hòa giữa nợ và vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triể cụ thể nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Những lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý: - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. - Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn cần thiết. - Kiểm soát được những tổn thất liên quan đến vấn đề người đại diện. - Tận dụng tích cực đòn bẫy tài chính, đảm bải mối quan hệ hài hòa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho doanh nghiệp. - Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt. - Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho doanh nghiệp. - Tối thiểu hóa chi phí kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 1.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu (Optimal Capital Structure) Lý thuyết này cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu mà thông qua đó có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phù hợp. Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 6
  13. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Điều đâu tiên trong lý thuyết này xem xét đến là cơ cấu vốn tối ưu sẽ phải có sử dung nợ để giảm chi phí sử dụng vốn chung của doanh nghiệp (WACC), vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Lý do để lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng chi phí sử dụng nợ thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu đó làm khoản tiết kiệm thuế. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì chi phí lãi phải trả được ghi nhận vào chi phí trước thuế nên làm giảm thu nhập chịu thuế và từ đó làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; còn lợi nhuận mà doanh nghiệp chia cho chủ sở hữu lấy từ lợi nhuận sau thuế nên không tạo ra được khoản tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cũng khuyến cáo rằng mức đọ sử dụng nợ (hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên) thì rủi ro cũng tăng và nhà đầu tư sẽ gia tăng suất sinh lời yêu cầu. Lúc đầu, khi sự gia tăng suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn lợi ích từ khoản tiết kiệm thuế nói trên và việc sử dụng nợ vẫn còn được xem là một nguồn vốn với chi phí rẻ hơn thì chi phí sử dụng vốn chung của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm gia tăng sử dụng nợ. Và đến một mức độ sử dụng nợ nhất định nào đó, sự gia tăng suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư xóa đi toàn bộ lợi ích của việc sử dụng nợ, lúc này chi phí sử dụng vốn sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên khi doanh nghiệp tăng sử dụng nợ. Hình 1.1: Chi phí sử dụng vốn theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu. 1.2.2. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng (The Net Operating Incomeapproach) Với giả định trong môi trường không có thuế, thị trường tài chính hoàn hảo, doanh nghiệp chia toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không; lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng cho răng chi phí sử dung vốn trung bình và giá trị doanh nghiệp không thay đổi khi cơ cấu vốn thay đổi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 7
  14. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H không có cơ cấu vốn naog tối ưu và giá cổ phiếu cũng như giá trị doanh nghiệp không phụ thuộc vào cơ cấu vốn. Lý thuyết này sẽ được minh họa bằng ví dụ sau: Cơ cấu vốn ban đầu của doanh nghiệp N bao gồm: nợ vay 200 (lãi suất 8%) và vốn chủ sở hữu 800. Lợi nhuận hoạt động là 120, ROA là 12%. Như vậy, giá trị doanh nghiệp ban đầu là 1000 [=120/12%] và ROE là 13% [=(120 – 200.8%)/800]. Nếu doanh nghiệp N thay đổi cơ cấu vốn theo chiều hướng tăng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu từ 0.25 lên thành 1.00 nhưng tổng tài sản không đổi, có nghĩa là huy động nợ để mua lại vốn cổ phần. Do không phụ thuộc cơ cấu vốn nên ROA vẫn là 12%, lợi nhuận hoạt động là 120 và giá trị doanh nghiệp vẫn là 1000, nhưng ROE là 16% [=(120–500.8%)/500]. Ví dụ trên cho thấy, khi doanh nghiệp N tăng mức độ sử dụng nợ thì ROE sẽ tăng lên trong khi ROA và lãi suất dành cho chủ nợ không đổi; ngoài ra, giá trị doanh nghiệp cũng không thay đổi khi có sự thay đổi cơ cấu vốn. Hình 1.2: Biểu đồ chi phí vốn theo lý thuyết hoạt động ròng. 1.2.3. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn doanh nghiệp. Lý thuyết này được công bố trong American Economic Review số 48, tháng 6 năm 1958 với tựa đề “The cost of capital, Corporate Finance and The Theory od Investment” của hai nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miller, do đó thường gọi là lý thuyết MM. Lý thuyết cho rằng tổng rủi ro đối với những nhà đầu tư chứng khoán vào một doanh nghiệp không ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ cấu vốn của chính doanh nghiệp đó, có nghĩa là tổng giá trị doanh nghiệp vẫn không thay đổi với bất cứ sự thay đổi nào trong cơ cấu nguồn tài trợ. Nói một cách đơn giản là cho dù có phân chia tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu như thế nào thì giá trị đầu tư vẫn được bảo toàn, quan điểm MM Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 8
  15. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H cho rằng có sự chuyển đổi giá trị giữa chủ nợ và chủ sở hữu khi thay đổi cơ cấu vốn, điều này được minh họa bằng 2 chiếc bánh có tổng diện tích bằng nhau cho du phân chia theo những trường hợp khác nhau của cơ cấu vốn. Hình 1.3: Nguyên tắc tổng giá trị không đổi theo quan điểm MM. Lý thuyết MM đưa ra được dựa trên cơ sở tồn tại hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và một số giả định (thị trường tài chính hoàn hảo, không có thuế, chi phí giao dich và chi phí kiệt quệ tài chính). Nếu hai doanh nghiệp giống nhau về mọi mặt ngoại trừ cơ cấu vốn khác nhau, nếu có sự khác biệt về giá trị doanh nghiệp sẽ xuất hiên cơ hội kinh doanh chênh lệch giá và sẽ đưa 2 doanh nghiêp về trạng thái cân bằng .Lý thuyết MM được minh họa bằng ví dụ sau: Hai doanh nghiệp A và B giống nhau mọi mặt, có cùng mức độ rủi ro kinh doanh, ngoại trừ doanh nghiệp A không sử dụng nợ trong khi đó doanh nghiệp B sử dụng nợ thông qua phát hành trái phiếu 400 (giả định giá trị thị trường bằng giá trị sổ sách) lãi suất 10%. Suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp A là 12% và doanh nghiệp B là 12.5%. Biết rằng hai doanh nghiệp có cùng EBIT là 120. Giá trị doanh nghiệp được so sánh tại bảng sau: Chỉ tiêu Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B 1.EBIT. 120 120 2.Chi phí lãi vay. 0 40 3.EAT. 120 80 4.Suất sinh lời yêu cầu vốn chủ sở hữu. 12% 12.5% 5.Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. 1000[=120/12%] 640[=80/12.5%] 6.Giá trị thị trường của nợ 0 400 7.Giá trị thị trường của doanh nghiệp. 1000[=1000+0] 1040[=640+400] 8.Chi phí sử dụng vốn. 12% 11.54% Bảng 1.3: So sánh giá trị doanh nghiệp giữa A và B Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 9
  16. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Từ số liệu bảng 1.3 cho thấy: doanh nghiệp B có chi phí sử dụng vốn chung thấp hơn và giá trị doanh nghiệp cao hơn doanh nghiệp A. Mặc dù cơ cấu vốn khác nhau nhưng doanh nghiệp B không thể đòi hỏi một mức tổng giá trị cao hơn doanh nghiệp A, do đó theo MM, chủ sở hữu doanh nghiệp B sẽ kinh doanh chênh lệch giá bằng cách bán cổ phiếu doanh nghiệp B (tài sản được đánh giá cao) và mua lại cổ phiếu doanh nghiệp A (tài sản bị đánh giá thấp). Chẳng hạn, nhà đầu tư X đang sở hữu 1% vốn cổ phần doanh nghiệp B hành động như sau: (1) Bán cổ phiếu doanh nghiệp B được 6.4. (2) Vay 4 (tương đương 1% nợ doanh nghiệp B) với lãi suất 10%. ⇒ Tổng vốn có thể sử dụng cho đầu tư doanh nghiệp A là 10.4. (3) Mua 1% vốn cổ phần doanh nghiệp A với giá 10. ⇒ Kết thúc giao dịch nhà đầu tư X sở hữu 1% vốn cổ phần doanh nghiệp A và thừa số tiền là 0.4. ⇒ Lợi nhuận mà nhà đầu tư X kiếm được là: + Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư doanh nghiệp B: 6.4 * 12,5% = 0.8 + Lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư doanh nghiệp A: 10 * 12% = 1.2 + Lãi vay phải trả: 4 * 10% = 0.4 + Lợi nhuận mà nhà đầu tư X kiếm được sau khi thực hiện kinh doanh chênh lệch giá: 1.2 – 0.4 = 0.8, đúng bằng lợi nhuận khi đầu tư vào doanh nghiệp B nhưng số vốn bỏ ra đầu tư chỉ có 10 – 4 = 6 (thấp hơn so với đầu tư vào doanh nghiệp B). Như vậy, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi đầu tư vào doanh nghiệp A cao hơn nên nhà đầu tư X thích mua cổ phần doanh nghiệp này hơn, và sở dĩ thị trường tài chính như MM giả định là hoàn hảo nên những nhà đầu tư khác cũng hành động tương tự nhà đầu tư X. Các giao dịch sẽ liên tục diễn ra khiến cho giá cổ phiếu doanh nghiệp B giảm xuống trong khi giá cổ phiếu doanh nghiệp A tăng lên cho đến khi tổng giá trị thị trường của hai doanh nghiệp bằng nhau và hoạt động kinh doanh chênh lệch giá kết thúc. Từ đó, MM kết luận rằng: giá trị doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính là như nhau, hay nói cách khác, không thể thay đổi giá trị doanh nghiệp hay chi phí sử dụng vốn bằng cách thay đổi cơ cấu vốn. Lý thuyết MM tiếp tục được nghiên cứu trong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp thì lại nhận thấy rằng giá trị doanh nghiệp sẽ gia tăng khi doanh nghiệp Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 10
  17. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H sử dụng đòn bẩy tài chính nhờ vào khoản tiết kiệm thuế, điều này được minh họa bằng ví dụ như sau: Doanh nghiệp XYZ có EBIT là 500, hai trường hợp tài trợ cho hoạt động kinh doanh như sau: (1) sử dụng 100% vốn chủ sở hữu (không sử dụng nợ), (2) vay nợ 2000 với lãi suất 10% và vốn chủ sở hữu 2000. Giả định không có chênh lệch vĩnh viễn và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Bảng 1.6 đối chiếu tình hình lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp của hai trường hợp. Chỉ tiêu Trường hợp 1 Trường hợp 2 1.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. 500 500 2.Chi phí lãi vay. 0 200 3.Lợi nhuận trước thuế. 500 300 4.Thuế thu nhập doanh nghiệp. 125 75 5.Lợi nhuận sau thuế. 375 225 6.Người bỏ vốn vòa doanh nghiệp 375 425[225+200] thu được 7.Lá chắn thuế từ lãi vay. 0 50 Bảng 1.4: Lợi nhuận và thuế với hai cơ cấu vốn khác nhau Qua bảng số liệu 1.4 nói trên, tổng lợi nhuận mà người bỏ vốn vào doanh nghiệp thu được từ trường hợp 1 là 375, còn trường hợp 2 là 425, chênh lệch 50, đúng bằng khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay. Như vậy, có thể nói rằng khoản tiết kiệm thuế cũng là lợi nhuận hàng năm, do đó nó cũng có tác động làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có kế hoạch vay nợ cố định và vĩnh viễn, tức hàng năm doanh nghiệp sẽ có một khoản thu nhập dự kiến là 50; khi đó giá trị doanh nghiệp tạo ra từ khoản tiết kiệm thuế bằng giá trị hiện tại của những khoản tiết kiệm thuế hàng năm. Từ ví dụ trên cho thấy giá trị doanh nghiệp tăng lên bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nhân với mức nợ vay mà doanh nghiệp sử dụng, và như vậy giá trị doanh nghiệp có thể xác định như sau: Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 11
  18. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Trên đây là ba lý thuyết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã cung cấp cho các nhà quản trị tài chính những lý luận cơ bản làm nền tảng cho quyết định tài trợ, trong đó: lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng có một quan hệ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà tại đó chi phí sử dụng vốn chung của doanh nghiệp (hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số) là thấp nhất, giá trị doanh nghiệp là cao nhất, đó là do có khoản tiết kiệm thuế khi sử dụng nợ; trong khi đó lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng và lý thuyết MM lại cho rằng không có một cơ cấu vốn tối ưu, giá trị doanh nghiệp cũng như chi phí sử dụng vốn chung không thay đổi theo cơ cấu vốn với những giả định như không có thuế, thị trường tài chính hoàn hảo, không có chi phí phá sản,…, và khi nhận biết được những nhược điểm trong lý thuyết MM với nhiều giả định không thực tế đó thì lý thuyết MM tiếp tục được hoàn thiện trong môi trường có thuế với kết luận rằng khi có thuế thì cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, ba lý thuyết về cơ cấu vốn nói trên vẫn chưa quan tâm đến những vấn đề như: chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện và sự bất cân xứng thông tin cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu và xác định cơ cấu vốn hợp lý. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. Khi hoạch định chính sách cấu trúc vốn tối ưu cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng sách sau: Đòn bẫy tài chính: Được đo lường bằng giá trị sổ sách của tổng nợ trên tổng tài sản; nợ vay ngắn hạn trên đồng tài sản; nợ dài hạn trên tổng tài sản. Các doanh nghiệp thường dùng đòn bẫy tài chính làm tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng kéo theo rủi ro gia tăng. Thu nhập trên tổng tài sản(ROA): Đo lường hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của công việc phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty. Tài sản cố định hữu hình: Được đo lường bằng tổng tài sản hữu hình trên tài sản. Theo các lý thuyết tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẫy tài chính, vì chủ nợ thường đòi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của các công ty tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại khi công ty phá sản. Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 12
  19. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Thuế (Tax): Được đo lường băng khoản thuế của công ty phải nội trên thu nhập trước thuế và lãi vay của công ty, tức là mức thuế mà công ty phải nội. Các công ty có mức thuế nộp cao sẽ sử dụng nợ vay để tạo tấm chắn thuế, do vậy thuế có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẫy tài chính. Quy mô của công ty (Size): Được đo lường bằng giá trị logarit của tổng tài sản. Quy mô của công ty có tỷ lệ thuận với nợ vay, bởi vì các công ty lớn thì tỷ lệ rủi ro phá sản thấp và chi phí sản suất thấp. Ngoài ra, các công ty lớn có chi phí kiểm soát thấp, ít chênh lệch thông tin hơn các công ty nhỏ, dòng tiền ít biết động, dễ tiếp cận thị trường tín dụng và sử dụng nợ vay để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Do vậy quy mô của công ty có tỷ lệ thuận với đòn bẫy tài chính. Mặc khác, quy mô của công ty có tỷ lệ nghịc với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn. Đặc điểm riêng của công ty (Uniqueness): Đặt điểm riêng của tài sản có thể đo lường bằng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí R&D trên tổng doanh thu. Tính thanh khoản (liquydity): Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản có thể tách động đến quyết định cơ cấu vốn. Công ty có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do công ty có thể trả các khoản vay ngắn hạn đến khi hết hạn. Như vậy có nghĩa tính thanh khoản của công ty có tỷ lệ thuận với nợ vay. Mặc khác, công ty có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản của công ty tỷ lệ nghịch với đòn bẫy tài chính. Đặt điểm riêng của ngành: Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp rất khác nhau. Kester nghiên cứu thấy rằng các ngàng càng sinh lời cao càng ít sử dụng nợ vay. Một số nghiên cứu khác cho thấy, tỷ lệ đòn bẫy tài chính trong cấu trúc vốn có tương quan phủ định với tần suất phá sản của ngành. Các doanh nghiệp phát sinh dòng tiền ổn định qua chu kì kinh doanh thường có xu hướng có tỷ lệ đòn bẫy tài chính cao hơn. Một doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác biệt so với mức bình quân ngành sẽ có sự khác biệt về rủi ro so với bình quân ngành. Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng trái phiếu: Các nhà cho vay và cơ quan xếp hạng trái phiếu thường định ra giới hạn cho việc lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp như là một điều kiện để cung cấp tín dụng hay xếp hạng của trái phiếu hoặc cổ phần ưu đãi. Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 13
  20. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao chất lượng tài chính cho công ty cổ phần T&H Sự không thích rủi ro của nhà quản lý: Việc cấp quản lý có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hay không thường có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấ nhận cơ cấu vốn nhiều rủi ro một số khác lại không. Đảm bảo quyền kiểm soát: Chủ sở hữu và các thành viên góp vốn không muốn phát hành thêm cổ phiếu vì sợ mất đi một phần hay toàn bộ việc kiểm soát điều hành doanh nghiệp. Mức độ hoạt động kinh doanh: Nếu dự kiến mức độ hoạt động kinh doanh gia tăng, điều đó có nghĩa là nhu cầu về vốn và tài sản cho việc mua các tài sản này sẽ gia tăng. Tác động của sự thay đổi sẽ đưa đến các kết quả khác nhau với những ngành khác nhau. Triển vọng của thị trường vốn: Nếu lãi suất vay gia tăng và việc vay nợ khó khăn thì ngay lúc này phải tăng độ nghiêng của đòn bẫy tài chính. Và Ngược lại nếu dự đoán lãi suất giảm thì phải có kế hoạch giảm hay hoãn vay nợ hiện tại lại. Các biến động của mùa vụ: Các ngành có biến động mùa vụ lớn trong kinh doanh thì vay nợ ngắn hạn sẽ chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp này phải chọn một cấu trúc vốn thích hợp là rất quan trọng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Tính chất cạnh tranh: các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh các mặt hàng có tính cạnh tranh cao thì việc vay nợ sẽ có rủi ro cao hơn so với cổ phần vì khả năng chi trả vốn vay thấp. Sự ổn định của lợi nhuận giúp giải thích việc doanh nghiệp chú trọng hơn vào việc sử dụng đòn bẫy tài chính. Các giai đoạn trong chu kì tuổi thọ: Các ngành sinh ra, phát triển cuối cùng là suy thoái. Tùy vào từn giai đoạn trong chu kì này, doanh nghiệp sẽ chọn nguồn tài trợ vốn thích hợp. Thời kỳ đầu, tỷ lệ thất bại rất cao, nguồn vốn chủ yếu của giai đoạn này là vốn mạo hiểm thường được những nhà đầu cơ sẵn sàng cung ứng. Giai đoạn này doanh nghiệp rất khó vay nợ. Khi doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển thì cần rất nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất – kin doanh. Nếu doanh nghiệp đang chuẩn bị vào giai đoạn suy thái, phải xây dựng một cấu trúc tài chính cho phép dễ dang thu hẹp các nguồn vốn sử dụng. Thông lệ: Có một số quy luật theo kinh nghiệm mang tính truyền thống đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Các tiêu chuẩn liên quan cụ thể đến sản xuất, kinh doanh bán sĩ hay bán lẻ đã phát triển một phần từ việc công bố tỷ số Nguyễn Hữu Lộc – CCTM04F 14
nguon tai.lieu . vn