Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TRỒNG NẤM MÈO TRÊN CƠ CHẤT VỎ TRẤU Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn: GVC.ThS Nguyễn Thị Sáu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Yến MSSV : 107111234 Lớp: 07DSH02 Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 08 năm 2011 
  2. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 4 1.1. Giới thiệu về nấm mèo: .......................................................................... 5 1.1.1. Đặc điểm sinh học: .......................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng:...................................................................... 8 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo: .................................................. 11 1.1.4. Một số điểm lưu ý khi trồng nấm mèo: ......................................... 15 1.1.5. Bệnh ở nấm mèo và cách khắc phục: ............................................ 15 1.1.6. Những nguyên nhân dẫn đến thất bại khi trồng nấm:.................... 18 1.2. Thiết kế trạm trại để nuôi trồng nấm: .................................................. 19 1.3. Tình hình phát triển nấm mèo tại Việt Nam: ....................................... 21 1.4. Thực trạng công nghệ sản xuất và chế biến nấm mèo hiện nay của Việt Nam và thế giới:............................................................................................ 22 1.4.1. Tình hình trong nước: .................................................................... 22 1.4.2. Tình hình trên thế giới: .................................................................. 23 1.5. Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm mèo tại Việt Nam: ............. 24 1.6. Thị trường tiêu thụ nấm tại Việt Nam:................................................. 26 1.7. Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến nấm ở địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long:.................................................................................... 26 1.7.1. Thuận lợi: ....................................................................................... 26 1.7.2. Khó khăn: ....................................................................................... 27 1.8. Tình hình sản xuất trấu và những ứng dụng của trấu hiện nay: ........... 28 1.8.1. Tình hình sản xuất trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long: ................. 28 1.8.2. Các ứng dụng của vỏ trấu hiện nay: .............................................. 30 1.9. Đặc điểm cấu trúc vỏ trấu: ................................................................... 31 i
  3. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.9.1. Cellulose: ....................................................................................... 32 1.9.2. Lignin: ............................................................................................ 33 1.9.3. Hemicellulose: ............................................................................... 34 1.9.4. Lignin-cellulose tự nhiên là một cơ chất khó phân hủy: ............... 35 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 37 2.1. Dụng cụ và trang thiết bị: .......................................................................... 38 2.2. Nguyên vật liệu và hoá chất: ................................................................. 40 2.3. Phương pháp thực hiện: ......................................................................... 41 2.3.1 Nhân giống nấm mèo trên môi trường thạch (giống cấp một): ......... 41 2.3.2. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp hai): ............. 43 2.3.3. Nhân giống nấm mèo trên môi trường hạt (giống cấp ba); .............. 44 2.3.4. Quá trình nuôi trồng nấm mèo: ........................................................ 45 2.3.5 Phương pháp thu nhận kết quả .......................................................... 54 2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 55 3.1. Kết quả nuôi trồng khảo nghiệm trên môi trường cơ chất vỏ trấu: ..... 56 3.2. Hiệu suất sinh học của nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu. ........................ 61 CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 64 4.1. Kết luận: ................................................................................................. 65 4.2. Kiến nghị: .............................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67 ii
  4. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo ..................................................... 12 Bảng 2.1: Các bước kiểm tra bịch phôi ủ .......................................................... 50 Bảng 3.1: Tốc độ lan tơ trên môi trường cơ chất trấu ....................................... 56 Bảng 3.2: Chi phí sản xuất nấm mèo tính trong 1000kg cở chât vỏ trấu .......... 62 iii
  5. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Nấm mèo trên thân gỗ. ........................................................................ 5 Hình 1.2: Nấm mèo. ............................................................................................. 6 Hình 1.3: Chu trình sống của nấm mèo ............................................................... 7 Hình 1.4: Các giai đoạn phát triển của nấm mèo................................................. 7 Hình 1.5: Các kiểu phân lập nấm mèo ................................................................. 8 Hình 1.6: Mốc cam ............................................................................................ 17 Hình 1.7: Giòi tấn công...................................................................................... 18 Hình 1.8: Mốc xanh ........................................................................................... 18 Hình 1.9: Sơ đồ trại nuôi trồng nấm. ................................................................. 21 Hình 1.10: Trấu trôi trên sông ........................................................................... 29 Hình 1.11: Vỏ trấu. ............................................................................................ 32 Hình 1.12: Cấu trúc phân tử cellulose ............................................................... 32 Hình 1.13: Tiền chất phenylpropanoid .............................................................. 34 Hình 1.14: Lignin ............................................................................................... 34 Hình 2.1: Tủ cấy đơn giản ................................................................................. 38 Hình 2.2: Lò hấp khử trùng bằng hơi nước sôi.................................................. 39 Hình 2.3: Lò hấp bịch meo giống. ..................................................................... 39 Hình 2.4: Lò hấp khử trùng ............................................................................... 40 Hình 2.5: Phân lập giống từ tổ chức mô của nấm bào ngư ............................... 42 iv
  6. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 2.6: Nhân giống cấp hai ............................................................................ 44 Hình 2.7: Cấy giống từ chai giống cấp hai sang chai giống cấp ba .................. 45 Hình 2.8: Xử lý nguyên liệu .............................................................................. 46 Hình 2.9 : Trấu sau khi ủ đống .......................................................................... 47 Hình 2.10: Máy sàn và đảo trộn cơ chất. ........................................................... 47 Hình 2.11: Tạo lỗ hình nón ở giữa bịch phôi .................................................... 48 Hình 2.12:Vô bịch.............................................................................................. 48 Hình 2.13: Soi lỗ và nhét gòn ............................................................................ 48 Hình 2.14: Bịch sau khi đã soi lỗ và nhét gòn. .................................................. 49 Hình 2.15: Bịch được đóng vỉ và hấp khử trùng ............................................... 49 Hình 2.16: Cấy giống cấp 3 ............................................................................... 50 Hình 2.17: Xếp kệ .............................................................................................. 53 Hình 2.18: Tưới đón nấm................................................................................... 53 Hình 3.1: Bịch phôi nấm mèo trồng trên cơ chất vỏ trấu .................................. 56 Hình 3.2: Sự lan tơ nấm trên cơ chất trấu .......................................................... 57 Hình 3.3: Quả thể dạng nụ nấm ......................................................................... 59 Hình 3.4: Quả thể dạng tách .............................................................................. 59 Hình 3.5: Quả thể dạng chén. ............................................................................ 59 Hình 3.6: Quả thể dạng dĩa. ............................................................................... 60 Hình 3.7: Quả thể dạng trưởng thành ................................................................ 60 Hình 3.8: Quy trình trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu .................................. 61 v
  7. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nấm là một sinh vật đặc biệt, không phải thực vật và cũng không phải động vật. Nhiều loài nấm lớn ăn ngon và là thực phẩm quí, đồng thời phòng ngừa và điều trị một số bệnh. Ngoài ra, nuôi trồng nấm còn là biện pháp nông sinh học, góp phần giải quyết vấn đề môi trường do phế liệu, phế thải gây ra. Nhiều năm gần đây, trồng nấm đang được quan tâm phát triển và trở thành một ngành của nông nghiệp nước ta. Nấm mèo được sử dụng để chế biến các món ăn có tác dụng:  Tăng thể dịch, giải khát  Giúp da sáng thêm đẹp  Tiêu mỡ  Tẩm bổ Nhờ những giá trị quý giá về dinh dưỡng và dược học mà ngày nay nấm mèo được trồng và tiêu thụ rộng rãi ở nhiều nước. Sản phẩm nấm mèo một trong những mặt hàng có năng suất cao và ổn đinh, nấm xuất khẩu có thị trường rộng lớn ít bị cạnh tranh và nhu cầu tiêu thụ ở tất cả các nước ngày càng tăng, trong khi các phụ phẩm nông-lâm nghiệp ngày càng khan hiếm ở các nước công nghiệp hóa và các nước có mùa đông giá lạnh kéo dài. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn có bước phát triển nhảy vọt và phát triển rộng rải của người nông dân Việt Nam. Với lợi thế nước ta là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm giàu chất xơ (xenlulo) và chất gỗ (lignin) hết sức phong phú. Tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn dân số lại có nhiều thời gian nông nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để 1
  8. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu nâng cao thu nhập. Nước ta lại có nhiều vùng khí hậu không giống nhau, nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch không lớn. Vì vậy có thể trồng nấm quanh năm với nhiều loại nấm ăn và nấm dược liệu khác nhau. Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước lâu đời, từ lâu cây lúa đã gắn liền với đời sống của người dân. Hiện nay, nước ta là một trong những nước sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới. Với sản lượng lúa cả nước hằng năm trung bình khoảng 39 triệu tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn lúa (Sở Công thương TP Hồ Chí Minh). Trong đó tỷ lệ trấu – lúa ở Việt Nam dao động khoảng 0,18 – 0,21 , tương đương khoảng 6,2 triệu tấn trấu sản sinh ra mỗi năm. Vỏ trấu được ứng dụng rất rộng rải trong đời sống người dân nước ta, không chỉ làm chất đốt trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm vật liệu xây dựng, giá thể trong công nghệ sản xuất meo giống, làm phân bón…Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào và giá thành rẻ [ThS. Văn Minh Nhựt, Khoa Nông Nghiệp trường Đại học Cần Thơ]. Người nông dân nước ta thường đem đốt vỏ trấu hoặc thải trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm môi trường. Vậy để khắc phục được điều này, biện pháp kinh tế và an tòan hơn cả là tận dụng vỏ trấu làm môi trường nuôi trồng nấm sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vỏ trấu và góp phần bảo vệ môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nuôi trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu” 2. Mục đích:  Chuyển hóa vỏ trấu thành cơ chất dinh dưỡng để nuôi trồng nấm mèo.  Khảo sát sự phát triển của tơ nấm mèo trên cơ chất là vỏ trấu.  Tính giá thành sản phẩm và đưa ra kỹ thuật trồng nấm mèo cho nông dân vùng trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long. 2
  9. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là loài nấm mèo thuộc loài Auricularia polyricha (Mount) Sacc thuộc phân chi Auricularia đã được thuần khiết và lưu trữ tại phòng thí nghiệm của trang trại nấm Bảy Yết và cơ chất trồng nấm mèo là vỏ trấu. Việc xây dựng quy trình nuôi trồng được thực hiện ở trang trại nấm Bảy Yết (2/73A ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TpHCM). 3
  10. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
  11. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu 1.1. Giới thiệu về nấm mèo: 1.1.1. Đặc điểm sinh học: Nấm mèo là một loại nấm nhiệt đới. Nó có cấu trúc đặc biệt mềm mại như vành tai , nên được gọi là “tai mèo”. Trong thiên nhiên, vào mùa mưa dưới các gốc cây mục hay cành cây bị gãy, thường xuất hiện nhiều, nên nhân dân miền Bắc gọi là “ mộc nhĩ” (tai của cây) Hình 1.1 Nấm mèo trên thân gỗ. Nấm mèo là tên chung để chỉ các loại nấm ăn thuộc chi Auricularia . Chi này thuộc họ Auriculariaceae, bộ Auriculariales, lớp phụ Auriculariomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật – Eumycota, giới Nấm – Fungi [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Tại Trung Quốc, nó được gọi là 木耳 (pinyin: mù ěr -mộc nhĩ) hay 黑木耳 (pinyin: hēi mù ěr-hắc mộc nhĩ), và trong tiếng Nhật là kikurage. 5
  12. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.2. Nấm mèo. Nấm thường có nàu nâu sáng hoặc đen. Đặc biệt khi phơi khô, phân biệt rõ mặt trên và mặt dưới (mặt dưới thường sậm màu hơn). Tai nấm mèo có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, bình thường mềm mại khi còn tươi, nhưng lại giòn và cứng khi phơi khô. Quan sát mặt trên của tai nấm, có thể thấy một lớp lông mịn màu xám đến nâu hoặc đen, mặt dưới trơn láng và thường nâu đen đến tím. Mặt dưới tai nấm cũng là cơ quan sinh sản (thụ tầng) nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của nấm mèo. Mặt trên mu nấm hoặc mặt dưới đôi khi có nhiều nếp nhăn. Đến giai đoạn trưởng thành nấm mèo sẽ phát tán bào tử, nhờ gió đưa bào tử rải ra khắp nơi, gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ hình thành hệ sợi nấm sơ cấp. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên một mạng để rồi hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể hoàn chỉnh [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. 6
  13. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Hình 1.3. Chu trình sống của nấm mèo Từ lúc xuất hiện nụ nấm đến khi tai nấm trưởng thành qua nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng ở mỗi giai đoạn để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình dĩa, trưởng thành.. Hình 1.4. Các giai đoạn phát triển của nấm mèo. (a) Nụ nấm ( hay hạch nấm). (b) Hình tách. (c) Hình chén. (d) Hình dĩa. (e) Hình trưởng thành. 7
  14. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Vòng đời nấm mèo bao gồm từ lúc các đảm bào tử nảy mầm, đến khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh mang đảm bào tử mới. Trong làm giống, vòng đời của nấm mèo có thể bắt đầu từ hệ sợi nấm hoặc miếng mô thịt nấm (chủ yếu là các sợi nấm). Do đó, để phân lập giống nấm mèo có nhiều cách: Hình 1.5. Các kiểu phân lập nấm mèo Ở nấm mèo, có hệ men Cellulose rất khỏe, có thể phân hủy gỗ để làm thức ăn nuôi chúng. Vì vậy ở đâu giàu cellulose và lignin thì nấm mèo rất ưa mọc khi chúng gặp ẩm. Do đó ta có thể trồng nấm mèo trên mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, rơm, trấu... 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng: Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm mèo thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy ... 8
  15. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nguồn Carbon: Nguồn carbon thích hợp cho sợi nấm mèo phát triển bao gồm các monosaccharide, oligosaccharide và polysaccharide. Nấm mèo có khả năng sản sinh các enzim phân giải cellulose, lignin, hemicellulose, tinh bột… thành đường đơn, nồng độ đường thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng trong môi trường lỏng từ 3 – 5%. Nồng độ đường cao sẽ ức chế sự phát triển của hệ sợi nấm. Chỉ nên dùng nồng độ khoảng 1 – 2 %. Ở giai đoạn mầm quả thể, sự tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dinh dưỡng carbon và nồng độ đường cao. Nguồn Nitơ: Ngoài các nguồn Nitơ hữu cơ như pepton, acid amin, hệ sợi nấm còn có thể hấp thụ trực tiếp Nitơ (N) trong các hợp chất vô cơ như Canxi Nitrat, Ure, Ammon sunphate…các loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp. Tuy nhiên lượng Nitơ dùng không quá 0.5 %. Tỷ lệ C/N cũng rất quan trọng đối với sinh trưởng của sợi nấm. Tỉ lệ C/N của nấm mèo là 30 – 40, trong khi tỉ lệ C/N của nấm bào ngư là 20 – 30, trong khi đó ở nấm rơm (V.volvacea) là 40 – 60, nấm mỡ (A.bisporus) là 18... Do đó, theo nguyên tắc là phải thêm đạm vào nguyên liệu trồng nấm [Lê Duy Thắng,2009]. Nguồn Vitamin và khoáng chất: Trong môi trường nuôi nấm nhất thiết phải có các nguyên tố khoáng. Phospho cần thiết để tổng hợp ATP, nucleic acid, phospholipid. Kali là nguyên tố khoáng đóng vai trò cofactor trong nhiều enzyme. Lưu huỳnh cũng rất cần thiết cho nấm mèo. Nguồn cung cấp lưu huỳnh thường là MgSO4. Lưu huỳnh tham gia trong cấu tạo các aminoacid chứa lưu huỳnh như cystein, methionin và tham gia tạo nên vòng chứa 5 nguyên tử lưu huỳnh của lenthionin. Magne 9
  16. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu tham gia hoạt hóa nhiều enzyme nên cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Nồng độ magne thích hợp là 0,001M. Ngoài ra các nguyên tố khoáng khác như mangan, đồng, kẽm, molypden cũng không thể thiếu đối với sinh trưởng của nấm. Hầu hết nấm có khả năng tự tổng hợp các vitamine cần thiết. Và vitamine B1 (thiamine) kích thích sợi nấm sinh trưởng, kích thích hình thành mầm quả thể [Lê Duy Thắng, 2009]. Nhiệt độ: Nấm mèo thích hợp trồng ở những tháng có nhiệt độ ấm áp. Miền Nam nước ta không có mùa đông nên có thể trồng được nấm mèo quanh năm, miền Bắc trồng và mùa hè và mùa thu. Gần đây, đã có những chủng nấm mèo có thể trồng được cả vào mùa đông ở miền Bắc nước ta. Bào tử nấm mèo nảy mầm tốt ở nhiệt độ 22 – 320C, tốt nhất là 300C. Sợi nấm mèo có thể mọc ở một biên độ nhiệt độ rất rộng, từ 4 – 400C nhưng tốt nhất là ở 22 – 320C. Dưới 40C hoặc trên 400C sợi nấm bị ức chế phát triển hoặc có thể bị chết. Quả thể thích hợp hình thành ở 20 – 280C, thấp nhất là 150C và cao nhất là 320C. Ở nhiệt độ 380C, tai nấm khó hình thành. Độ ẩm: Sợi nấm mèo thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60 – 70% nước. Trong điều kiện độ ẩm tương đối của không khí là 90 – 95% quả thể nấm mèo phát triển tốt. Nếu độ ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình thành chậm, có khi không tạo được những tai nấm to và dày. Khi đến giai đoạn hái nấm mèo, độ ẩm của cơ chất lên khá cao, lượng nước phải đạt tới 90%. Ánh sáng: Ở điều kiện trong tối hay khi có ánh sáng tán xạ sợi nấm mèo vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên lúc bắt đầu hình thành quả thể nhất thiết phải có 10
  17. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu ánh sáng ở mức độ 250 – 1000 lx. Nếu thiếu ánh sáng, nấm mèo không có màu nâu sẫm mà có màu nâu nhạt hay màu trắng sáng. Ngoài ra, sản lượng nấm mèo sẽ bị giảm rõ rệt. Theo kinh nghiệm dân gian khi trồng trên các thân gỗ có vỏ dày thì chiếu “7 phần sáng, 3 phần tối”, khi trồng trên các cây thân gỗ có vỏ mỏng thì chiếu “5 phần tối, 5 phần sáng” Độ thoáng khí: Nấm mèo cần thoáng khí để có thể dễ dàng hấp thụ O2 và thải khí CO2. Khi lượng CO2 vượt quá 15 hệ sợi nấm phát triển chậm lại, tai nấm có dạng lạ, dạng san hô, dạng không mở tai. Nếu lượng CO2 vượt quá 5% nấm mèo có thể bị chết ngạt. Trong quá trình nuôi trồng nấm mèo rất cần thiết phải chú ý thông khí. Khi đóng túi, không nên để lượng nước quá cao hoặc lèn quá chặt nguyên liệu, hạn chế thoáng khí dẫn đến chậm phát triển hệ sợi của nấm. Độ pH: Nấm mèo thích hợp môi trường hơi acid. Sợi nấm có thể phát triển bình thường ở pH từ 4 – 7, tốt nhất là ở pH từ 5,0 – 6,5 . Khi phối trộn nguyên liệu cần khống chế để có pH khoảng 5 – 6. Caxi Cacbonate (CaCO3) là một chất đệm có thể giúp giữ ổn định pH của môi trường. 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo: Nấm là sinh vật không thể thiếu trong đời sống, không có nấm chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất một mắt xích quan trọng và cả thế giới sẽ ngổn ngang những chất bã hữu cơ phân hủy. Nấm còn đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các acid amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid béo chưa bão hòa. Do đó tốt cho sức khỏe, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học, góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu như các loài nấm ăn đều có tác dụng phòng ngừa chống u bướu. Việt Nam bắt đầu 11
  18. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu có những căn bệnh của xã hội công nghiệp như stress, béo phì, xơ mỡ động mạch, huyết áp, ung thư... nếu mỗi tuần chúng ta đều ăn nấm ít nhất một lần thì cơ thể sẽ chậm lão hóa hơn và ngăn ngừa được những bệnh nêu trên. Từ đó cho thấy, nấm còn là nguồn thực phẩm chức năng của thế kỷ 21. Nấm mèo là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, mỗi tấn nấm mèo thường có giá trị khoảng 12 -18 nghìn USD. Trung Quốc là nước nuôi trồng và có sản lượng cao nhất. Năm 1986, sản lượng nấm mèo là 119 nghìn tấn, năm 1991 là 465 nghìn tấn. Năm 1995, Trung Quốc xuất khẩu được tới 4084 nghìn tấn nấm mèo [Lê Duy Thắng,2009]. Nấm mèo là một loại thực phẩm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen (g hoặc mg/100g nấm mèo khô) (Phân tích của Viện nghiên cứu vệ tinh, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, 1980): Bảng 1.1 : Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo Hàm lượng Thành phần (g hoặc mg/100g nấm khô) Nước 10.9g Protein 10.6g Lipid 0.2g Carbonhydrate 65.5g Năng lượng 306 Kcal Cellulose 70g Chất khoáng 5.8g Canxi 357mg Phospho 201mg Sắt 185mg Natri 63mg Kali 865mg Vitamin B2 0.55mg Vitamin PP 2.6mg Vitamin B5 2.7mg 12
  19. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Nấm mèo thường được dùng làm thức ăn và bào chế dược phẩm đặc trị chứng xuất huyết, táo bón, viêm loét dạ dày mạn tính, chứng thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra nấm mèo còn là loại thực phẩm có tác dụng dự phòng chứng rối loạn đông máu do nghẽn mạch, kháng trùng, chống tia xạ và kìm hãm một số tế bào ung thư phát triển. Trong nấm mèo chứa nhiều protit, vitamin và chất khoáng, rất tốt đối với người mắc bệnh cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não bộ. Trong ấm mèo phát hiện ra chất 9-β-D-ribofuranosyl adenin có công dụng ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu, chống đông máu do nghẽn mạch và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản. Với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, nấm mèo đen còn là thực phẩm quí giá có tác dụng giảm cholesterol trong máu và cải thiện hoạt động tuần hoàn máu [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng mỗi ngày nên ăn thường xuyên từ 10-20g nấm mèo có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Tuy nhiên, những người bị bệnh viêm đại tràng, hoặc viêm dạ dày mạn tính không nên ăn nấm mèo. Đạm thô Phân tích trên nấm khô cho thấy, nấm có hàm lượng đạm cao, hàm lượng đạm thô ở nấm mèo là 4 - 8% trên 100g nấm khô. Nấm mèo có đầy đủ các acid amin thiết yếu như: isoleucin, leucin, lysine, methionin, phennylalnin, threonin, valin, tryp-tophan, histidin. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucin, ít tryptophan và methionin... Ngoài ra, tùy theo cơ chất trồng nấm mà hàm lượng đạm có thay đổi [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. 13
  20. SVTH: Nguyễn Hải Yến GVHD: Th.S Nguyễn Thị Sáu Chất béo Chất béo có trong nấm mèo chiếm từ 1 - 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid và triglyceride, serol, sterol ester, phospholipid và có từ 72 - 85% acid béo thiết yếu, chiếm 40,39% tổng lượng chất béo ở nấm mèo [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Carbohydrat và sợi Tổng lượng Carbohydrat và sợi: chiếm từ 51 - 88% trong 100g nấm tươi và khoảng 4 - 20% trên 100g nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Trehalose là một loại “đường của nấm” nhưng chỉ có ở nấm non vì nó bị thủy giải thành glucose khi nấm trưởng thành. Polysaccharid tan trong nước từ quả thể nấm luôn luôn được chú ý đặc biệt vì tác dụng chống ung thư của nó. Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n– acetylglucosamin, cấu tạo nên vách của tế bào nấm. Ở nấm mèo, sợi chiếm từ 11,9 - 19,8% [Nguyễn Lân Dũng, 2010]. Vitamin Nấm có chứa một số vitamin như: thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3), acid ascorbic (vitaminC)... Khoáng chất Nấm ăn là nguồn cung cấp chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nguồn này lấy từ cơ chất trồng nấm, thành phần chủ yếu là kali, kế đến là phosphor, natri, calci và magnesium, các nguyên tố khoáng này chiếm từ 56 - 70% lượng tro. Phosphor và calcium trong nấm luôn luôn cao hơn một số loại trái cây và rau cải. Ngoài ra còn có các khoáng khác như sắt, đồng, kẽm, mangan, cobalt... 14
nguon tai.lieu . vn