Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN TRÙN QUẾ VÀ ỨNG DỤNG VÀO CHẾ PHẨM LÊN MEN TỪ VI KHUẨN BACILLUS SP. TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI THỦY SẢN Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : CN. ĐỖ THỊ TUYẾN Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ NHỚ MSSV: 1151110243 Lớp: 11DSH03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài đồ án là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô CN. Đỗ Thị Tuyến. Tôi cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án này dựa trên các kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài, hoàn toàn trung thực không sao chép bất kì kết quả nghiên cứu nào của tác giả khác. Nội dung trong đồ án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách hay công trình nghiên cứu khác đều được đều được trích dẫn rõ ràng và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Nếu có vi phạm quy chế hay gian trá tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên thực hiện Trần Thị Nhớ
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Ban Giám Hiệu cùng các thầy cô của trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập tại trường cũng như đã tạo điều kiện cho tôi thực tập để tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này. Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô CN. Đỗ Thị Tuyến đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. Bên cạnh sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi cũng thầm biết ơn sự ủng hộ, quan tâm và động viên của gia đình, bạn bè – những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Viện Sinh Học Nhiệt Đới luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nhớ
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ v Danh mục các hình ......................................................................................................vi Danh mục các bảng ....................................................................................................vii Danh mục các sơ đồ ................................................................................................. viii Danh mục các đồ thị ................................................................................................. viii Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1 1.2. Mục đích ................................................................................................................ 2 1.3. Yêu cầu .................................................................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.5. Kết cấu của đồ án .................................................................................................. 2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 2.1. Khái quát về vi khuẩn Bacillus sp......................................................................... 3 2.1.1. Phân loại ............................................................................................................. 3 2.1.2. Đặc điểm chung của chi Bacillus ....................................................................... 4 2.1.3. Khả năng tạo bào tử ........................................................................................... 4 2.1.4. Ứng dụng của vi khuẩn Bacillus sp. trong nuôi trồng thủy sản ........................ 6 2.1.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus sp. ............ 7 2.2. Enzyme protease.................................................................................................... 8 2.2.1. Giới thiệu chung về protease.............................................................................. 8 2.2.2. Phân loại protease ............................................................................................. 10 2.2.3. Chức năng sinh học của protease vi sinh vật ................................................... 12 2.2.4. Môi trường và phương pháp nuôi cấy vi sinh vật tổng hợp Protease ............. 13 2.2.5. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh enzyme protease ......... 15 2.2.6. Ứng dụng protease vi sinh vật.......................................................................... 16 2.3. Trùn quế............................................................................................................... 17 2.3.1. Phân loại và đặc điểm của trùn quế ................................................................. 17 2.3.2. Đặc tính sinh học của trùn quế ......................................................................... 18 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 2.3.3. Đặc tính sinh lý của trùn quế ........................................................................... 19 2.3.4. Sự sinh sản và phát triển .................................................................................. 20 2.3.5. Tác dụng của trùn quế ...................................................................................... 20 2.3.6. Bổ sung Trùn quế và BIO – T trong chăn nuôi ............................................... 22 2.4. Chế phẩm probiotics ............................................................................................ 24 2.4.1. Định nghĩa về Probiotics .................................................................................. 24 2.4.2.Vai trò của probiotics trong chăn nuôi thủy sản ............................................... 24 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................... 26 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................... 26 3.2. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ nghiên cứu ........................................................... 26 3.2.1. Vật liệu ............................................................................................................. 26 3.2.2. Hóa chất ............................................................................................................ 27 3.2.3. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu........................................................................ 28 3.3. Môi trường phân lập, định danh và giữ giống .................................................... 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29 3.4.1. Sơ đồ tổng quan thí nghiệm ............................................................................. 29 3.4.2. Phương pháp phân lập Bacillus sp. .................................................................. 30 3.4.2.1. Hoạt hóa giống Bacillus sp. .......................................................................... 30 3.4.2.2. Phân lập các chủng Bacillus sp ..................................................................... 30 3.4.2.3. Cấy giữ gống Bacillus sp.. ............................................................................ 30 3.4.2.4. Tăng sinh chủng Bacillus sp. ........................................................................ 30 3.4.2.5. Xác định mật độ tế bào bằng phương pháp đếm khuẩn lạc ......................... 31 3.4.3. Phương pháp định danh bằng đặc điểm sinh lý, sinh hóa ............................... 31 3.4.3.1. Phương pháp nhuộm Gram ........................................................................... 31 3.4.3.2. Test khả năng di động ................................................................................... 33 3.4.3.3. Test catalase .................................................................................................. 33 3.4.3.4. Thử nghiệm khả năng sinh Indol .................................................................. 34 3.4.3.5. Thử nghiệm Methyl Red (MR) ..................................................................... 35 3.4.3.6. Thử nghiệm khả năng sử dụng đường .......................................................... 36 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.4.4. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học ........................................................ 36 3.4.4.1. Khả năng kháng khuẩn .................................................................................. 36 3.4.4.2. Phương pháp định tính khả năng sinh enzyme protease .............................. 37 3.4.4.3. Phương pháp nuôi cấy trên môi trường bán rắn sinh tổng hợp protease ..... 37 3.4.4.4. Phương pháp thu nhận dịch chiết enzyme protease ..................................... 38 3.4.5.Phương pháp xác định thành phần sinh hóa cơ bản cho trùn quế .................... 38 3.4.5.1. Phương pháp xác định độ ẩm ban đầu .......................................................... 38 3.4.5.2. Phương pháp định lượng khoáng tổng số bằng quang phổ kế ..................... 39 3.4.5.3. Phương pháp xác định đạm tổng số theo phương pháp Kjeldahl (định lượng Nitơ tổng số) ............................................................................................................... 40 3.4.5.4. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme protease bằng phương pháp Anson cải tiến ......................................................................................................................... 41 3.4.5.5. Phương pháp Lowry xác định hàm lượng acid amin ................................... 44 3.4.6. Khảo sát điều kiện tối ưu cho hoạt động của chế phẩm protease.................... 45 3.4.6.1. Xác định nhiệt độ tối ưu ................................................................................ 45 3.4.6.2. Xác định pH tối ưu ........................................................................................ 45 3.4.7. Khảo sát và chọn lọc điều kiện thủy phân protein trùn quế ............................ 46 3.4.7.1. Khảo sát nồng độ cơ chất .............................................................................. 46 3.4.7.2. Khảo sát nồng độ enzyme ............................................................................. 47 3.4.7.3. Khảo sát thời gian thủy phân ........................................................................ 47 3.4.8. Phương pháp qui hoạch thực nghiệm. ............................................................. 48 3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu.................................................. 49 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 50 4.1. Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus sp....................... 50 4.1.1. Phân lập chủng vi khuẩn Bacillus sp. từ các chế phẩm Probiotic ................... 50 4.1.2. Nhuộm Gram .................................................................................................... 52 4.1.3. Kiểm tra các đặc tính sinh hóa ......................................................................... 52 4.1.3.1. Khả năng di động .......................................................................................... 52 4.1.3.2. Khả năng sinh catalase .................................................................................. 53 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp 4.1.3.3. Khả năng sinh indol ...................................................................................... 54 4.1.3.4. Thử nghiệm methyl red ................................................................................. 54 4.1.3.5. Khả năng lên men các loại đường................................................................. 55 4.2. Đánh giá các hoạt tính sinh học .......................................................................... 58 4.2.1. Đánh giá khả năng kháng khuẩn ...................................................................... 59 4.2.2. Định tính khả năng sinh enzyme protease ....................................................... 59 4.3. Xác định thành phần sinh hóa cơ bản của trùn quế ............................................ 60 4.4. Kết quả xác định điều kiện tối ưu cho hoạt động của enzyme thu được từ chế phẩm............................................................................................................................ 61 4.4.1. Kết quả xác định nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của protease ......................... 61 4.4.2. Kết quả xác định pH tối ưu cho hoạt động của protease ................................. 62 4.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên quá trình thủy phân........ 63 4.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme bổ sung vào quá trình thủy phân............................................................................................................................. 65 4.7. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian lên quá trình thủy phân ................... 67 4.8. Thủy phân trùn quế với các điều kiện tối ưu đã chọn ........................................ 70 4.9. Quy hoạch thực nghiệm ...................................................................................... 71 4.10. Đánh giá hiệu quả sản phẩm ............................................................................. 77 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 78 5.1. Kết luận................................................................................................................ 78 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 80 iv
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT OD Optical density UI Unit International MR Methyl red CFU Colonies Form Unit TCA Trichloroacetic acid EDTA Etilendiamin tetraaxetic axit NL Nguyên liệu CPE Chế phẩm enzyme v
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bacillus sp.................................................................................................... 3 Hình 2.2. Quá trình tạo bào tử ..................................................................................... 5 Hình 2.3. Cấu trúc 3D của protease............................................................................. 8 Hình 2.4. Trùn quế ..................................................................................................... 18 Hình 2.5. Trùn quế trong chăn nuôi .......................................................................... 22 Hình 3.1. Mẫu chế phẩm probiotic dùng để phân lập ............................................... 26 Hình 3.2. Chủng Escherichiacoli, Salmonella sp., Staphylococcus aureus – Viện Sinh Học Nhiệt Đới TP. HCM ................................................................................... 27 Hình 4.1. Hình thái khuẩn lạc phân lập từ các mẫu .................................................. 50 Hình 4.2. Hình ảnh nhuộm Gram của các chủng 1, 5 và 6 ....................................... 52 Hình 4.3. Kết quả thử khả năng di động của chủng 1, 5 và 6 ................................... 53 Hình 4.4. Kết quả thử khả năng tạo catalase của 3 chủng 1, 5 và 6 ......................... 53 Hình 4.5. Kết quả thử nghiệm khả năng sinh indol của 3 chủng 1, 5 và 6 ............... 54 Hình 4.6. kết quả thử nghiệm methyl red của 3 chủng 1, 5 và 6 .............................. 54 Hình 4.7. Kết quả thử khả năng lên men các loại đường của chủng 1 ..................... 55 Hình 4.8. Kết quả thử khả năng lên men các loại đường của chủng 5 ..................... 56 Hình 4.9. Kết quả thử khả năng lên men các loại đường của chủng 6 ..................... 57 vi
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp protease ............................ 13 Bảng 2.2. Hàm lượng dinh dưỡng của bột trùn và bột cá ......................................... 22 Bảng 3.1. Thí nghiệm dựng đường chuẩn Tyrosin ................................................... 42 Bảng 3.2. Xác định hàm lượng Tyrosine trong dung dịch nghiên cứu ..................... 42 Bảng 3.3. Lập đường chuẩn Albumin ....................................................................... 44 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất (% w/v) ................................................. 46 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme (%) ....................................................... 47 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân .......................................................... 48 Bảng 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Bacillus sp. từ các chế phẩm ......................... 51 Bảng 4.2. Kết quả thử nghiệm các đặc tính sinh lý, sinh hóa của 3 chủng đã khảo sát ..................................................................................................................................... 58 Bảng 4.3. Kết quả vòng tan xác định khả năng kháng khuẩn của 3 chủng .............. 59 Bảng 4.4. Kết quả xác định vòng phân giải casein của enzyme protease thu nhận từ 3 chủng sau 48 giờ ...................................................................................................... 59 Bảng 4.5. Thành phần sinh hóa trong thịt trùn quế dùng để thủy phân .................... 60 Bảng 4.6. Điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân thịt trùn quế bằng enzyme thương phẩm và enzyme chế phẩm ........................................................................................ 70 Bảng 4.7. Kết quả so sánh các chỉ tiêu giữa hai sản phẩm thịt trùn sau thủy phân ...... ..................................................................................................................................... 70 Bảng 4.8. Mã hóa các biến số thực nghiệm theo các yếu tố ảnh hưởng ................... 71 Bảng 4.9. Ma trận kế hoạch hóa đối với 4 yếu tố...................................................... 71 Bảng 4.10. Kết quả hàm lượng acid amin theo thực nghiệm và theo phương trình hồi quy .............................................................................................................................. 72 Bảng 4.11. Kết quả bj và bij ............................................................................................................................... 73 Bảng 4.12. Xử lý số liệu tại tâm ................................................................................ 73 Bảng 4.13. Bảng kiểm định Student .......................................................................... 74 Bảng 4.14. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu giữa các tỷ lệ trộn ................................ 77 vii
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân loại protease........................................................................... 10 Sơ đồ 3.1. Quá trình tiến hành thí nghiệm ................................................................. 29 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính enzyme chế phẩm ....................... 61 Đồ thị 4.2. Ảnh hưởng của pH lên hoạt tính enzyme chế phẩm ............................... 63 Đồ thị 4.3. Kết quả xác định hàm lượng acid amin sau qúa trình thủy phân với nồng độ cơ chất khác nhau .................................................................................................. 64 Đồ thị 4.4. Kết quả xác định hàm lượng acid amin sau qúa trình thủy phân với nồng độ enzyme khác nhau ................................................................................................. 66 Đồ thị 4.5. Kết quả xác định hàm lượng acid amin sau qua trình thủy phân với các mức thời gian khác nhau ............................................................................................ 68 viii
  12. Đồ án tốt nghiệp Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, các chế phẩm enzyme sản xuất ngày càng nhiều và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực của đời sống con người như: Công nghệp da, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, chăn nuôi, y tế,...và là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến thức ăn thủy sản. Trong những năm gần đây thủy sản đã trở thành nền kinh tế mũi nhọn ở nước ta, sản lượng thủy sản ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...Để tăng năng suất và lợi nhuận người nuôi đã tăng mật độ giống, sử dụng thuốc hóa học để phòng và trị bệnh đã làm xáo trộn hệ sinh học tự nhiên, ô nhiễm môi trường và thêm vào đó là ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Với mục đích bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm bởi các hoá chất độc hại, người ta hạn chế hoặc cấm sử dụng một số loại thuốc, mà thay vào đó là các sản phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng bệnh, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất, hay làm sạch môi trường nước bằng cách bổ sung thêm những vi sinh vật có lợi. Chế phẩm sinh học hay còn gọi là “probiotic” bao gồm các vi sinh vật sống có lợi, có tính đối kháng cao khi được đưa vào đường ruột sẽ tạo sự cân bằng có lợi của hệ sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật có hại. Ngoài ra, những chế phẩm sinh học còn cải thiện tốt quá trình tiêu hoá (nhờ những hệ enzyme vi sinh vật, hoặc những sản phẩm chuyển hóa trong quá trình lên men của chúng), giúp nâng cao sức đề kháng, tăng trọng nhanh. Thêm vào đó, việc ứng dụng trùn quế vào thức ăn làm tăng hàm lượng đạm hữu cơ trong thức ăn chăn nuôi cũng là một trong những hướng nghiên cứu chính nhận được nhiều sự quan tâm của cả các nhà khoa học và người chăn nuôi. Với hàm lượng protein thô cao, hàm lượng đạm của trùn tương đương với bột cá, là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản. Trùn còn chứa nhiều loại acid amin,vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, thịt trùn còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột trùn sẽ không 1
  13. Đồ án tốt nghiệp có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Tuy nhiên protein có trong thịt trùn tươi thường khó tiêu hóa nên thủy phân bằng protease mang lại nhiều ưu điểm như: Không độc hại, cắt đứt các liên kết peptid tạo các amino acid đơn giản giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ vi khuẩn Bacillus sp. trong thức ăn chăn nuôi thủy sản”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Chọn lọc được chủng Bacillus sp. có khả năng sinh enzyme protease cao. Xác định được các điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân trùn quế bằng enzyme protease để ứng dụng vào chế phẩm lên men từ vi khuẩn Bacillus sp. 1.3. Nội dung nghiên cứu Phân lập chủng Bacillus sp. từ các chế phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản. Xác định nhiệt độ và pH tối ưu cho hoạt động của enzyme protease. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân protein trùn quế bằng enzyme protease: nồng độ cơ chất, nồng độ enzyme và thời gian thủy phân. So sánh khả năng thủy phân của enzyme protease thương phẩm và enzyme protease từ chế phẩm lên men vi khuẩn Bacillus sp. Tối ưu hóa thực nghiệm quá trình thủy phân trùn quế. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm excel 2013 và phần mềm statgraphics. 1.5. Kết cấu của đồ án Đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Tổng quan tài liệu. Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 2
  14. Đồ án tốt nghiệp Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái quát về vi khuẩn Bacillus sp. 2.1.1. Phân loại Bacillus có khả năng chịu đựng và tồn tại trong thời gian dài ở điều kiện bất lợi, nên đa số chúng rất phổ biến và có thể phân lập được từ nhiều nguồn. Theo khóa phân loại của Bergey, chi Bacillus được phân loại như sau: Giới: Bacteria Ngành: Fimicutes Lớp: Bacilli Bộ: Bacillales Họ: Bacillaceae Chi: Bacillus Chi Bacillus là một chi lớn, đa dạng và thuộc họ Bacillaceae. Với một số loài thường gặp trong tự nhiên như: Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus mensentericus, Bacillus cereus, Bacillus pumilus, Bacillus polymyxa, bacillus Brevis, Bacillus simplex,... Hình 2.1. Bacillus sp. (http://nuoitomsu.blogspot.com/2013/03/vai-tro-cua-vi-khuan-bacillus- sp-trong.html) 3
  15. Đồ án tốt nghiệp 2.1.2. Đặc điểm chung của chi Bacillus (Nguyễn Thị Yến Thu, 2011) Vi khuẩn Bacillus là một chi gồm các vi khuẩn hình que hay trực khuẩn, Gram (+), đường kính khoảng 0,2 – 2 µm, dài 2 – 8 µm, thường ở dạng đơn hoặc chuỗi dài, chiều dài của chúng phụ thuộc vào điều kiện môi trường trong suốt quá trình phát triển. Phần lớn các chủng vi khuẩn Bacillus có nhiệt độ sinh trưởng ở mức trung bình, với nhiệt độ tối ưu vào khoảng 35 – 45oC, cũng có một số chủng có nhiệt độ tối ưu khá cao khoảng 65oC. Là vi khuẩn hiếu khí hay kị khí tùy nghi, có khả năng sinh catalase, bất động hay di động nhờ tiêm mao, có phổ chịu đựng pH, nhiệt độ, muối rộng, tồn tại được ở điều kiện bất lợi trong thời gian dài như một số loài ưa lạnh có thể sinh trưởng và hình thành nội bào tử ở 0oC, pH sinh trưởng rất khác nhau từ 2 – 11 nên đa số chúng rất phổ biến trong tự nhiên và có thể phân lập từ nhiều nguồn khác nhau như: đất, nước, thức ăn,… Hầu hết là vi khuẩn hoại sinh, có mặt khắp nơi trong tự nhiên, phần lớn chúng cư trú trong đất. Vi khuẩn Bacillus có khả năng sử dụng các hợp chất hữu cơ đơn giản như đường, amino acid, các acid hữu cơ và có thể chuyển hóa các nguồn carbon như methanol, cellulose hay lên men các hỗn hợp carbonhydrat tạo glycerol và butanediol. Các chủng Bacillus được nghiên cứu nhiều do có khả năng tổng hợp được nhiều loại enzyme ngoại bào như: protease, amylase, cellulose, phytase,... tùy thuộc vào nguồn cơ chất khác nhau sẽ sinh enzyme khác nhau như nguồn cơ chất là cellulose thì sẽ sinh tổng hợp enzyme cellulase,...Nhiều trong số các enzyme ngoại bào này là enzyme thủy phân của các phân tử hữu cơ lớn, chính vì thế vi khuẩn này có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sản xuất chất tẩy rửa, công nghiệp thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, công nghệ dược phẩm, công nghệ thuộc da, công nghệ dệt và trong xử lý chất thải. 2.1.3. Khả năng tạo bào tử Một trong những đặc điểm quan trọng của Bacillus là khả năng tạo bào tử trong những điều kiện nhất định. Bào tử không hình thành trong suốt quá trình hoạt động tăng trưởng và phân chia tế bào, thường khi gặp điều kiện bất lợi về môi trường, thiếu 4
  16. Đồ án tốt nghiệp dinh dưỡng,…thì nội bào tử mới được hình thành. Bào tử có hình oval và có khuynh hướng phình ra ở một đầu, do đặc điểm cấu tạo và đặc tính sinh lý nên bào tử được cho là dạng tồn tại bền vững nhất được tìm thấy trong tự nhiên của tế bào, tồn tại lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt. Quá trình hình thành bào tử gồm các bước:  Hình thành vách ngăn.  Sự tạo tiền bào tử.  Tạo lớp vỏ bào tử.  Sự tổng hợp các lớp vỏ bào tử.  Sự giải phóng bào tử. Hình 2.2. Quá trình tạo bào tử www.biol.lu.se/cellorgbiol/membprot/pop sv.html Lúc đầu lớp nguyên sinh chất trong tế bào được sử dụng. Tế bào chất và nhân tập trung tại một vị trí nhất định trong tế bào. Tế bào chất tiếp tục cô đặc và tạo thành tiền bào tử (prospore). Tiền bào tử dần được bao bọc bởi các lớp màng. Tiền bào tử phát triển và trở thành bào tử. Khi bào tử trưởng thành, tế bào sinh dưỡng phân giải và bào tử được giải phóng ra khỏi tế bào mẹ. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì bào tử hút nước và bị trương ra. Sau đó vỏ của chúng bị phá huỷ và bào tử nảy mầm phát 5
  17. Đồ án tốt nghiệp triển thành tế bào mới. Mỗi tế bào sinh dưỡng chỉ tạo ra một bào tử (Lê Đỗ Mai Phương, 2004). 2.1.4. Ứng dụng của vi khuẩn Bacillus sp. trong nuôi trồng thủy sản Sự hiện diện của vi khuẩn Bacillus trong môi trường với một số lượng lớn sẽ xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh không gian sinh sống giữa vi khuẩn và nấm. Do vi khuẩn phát triển nhanh hơn (trong 24 giờ) sẽ sử dụng phần lớn các chất dinh dưỡng trong môi trường, đồng thời tạo ra một số loại kháng sinh nên sự sinh trưởng của nấm bị ức chế (Nguyễn Lân Dũng, Hoàng Đức Thuận, 1976). Triển vọng ứng dụng vi khuẩn Bacillus sp. trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản là rất to lớn. Một số loài thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus như: B. subtilis, B. aterrimus. B. niger, B. pumilis, B. panis, B. vulgarus, B. nigrificans, B. natto, B. licheniformis, B. amyloliquefaciens, B. megaterium, B. mesentericus…đã được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản với vai trò:  Cải thiện sức khỏe, cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp và hỗ trợ tiêu hóa.  Tăng cường các phản ứng miễn dịch và cải thiện môi trường nước như phân hủy các chất thải hữu cơ, giảm chất độc NH3 và H2S, giảm chất dư thừa tích tụ ở đáy ao, giảm phát sinh khí độc và mùi hôi.  Ức chế các tác nhân gây bệnh bằng cách tiết ra các chất kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống.  Khả năng sinh các enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh (như vi khuẩn Vibrio) giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng là đặc tính nổi trội của nhóm vi khuẩn này. Trong quá trình hình thành bào tử, Bacillus thường sản sinh ra các hoạt chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực. Verschuere (2000) đã nghiên cứu và công bố vi khuẩn Bacillus sp. đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước do vi khuẩn này đạt hiệu quả cao trong quá trình chuyển đổi vật chất hữu cơ thành CO2. Do vậy, Bacillus sp. làm giảm tích lũy chất hữu cơ và các chất hòa tan (trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007). Một số loài của nhóm vi khuẩn Bacillus sp. (B. Subtilis, B. Licheniformis, B. Megaterium,…) dùng để làm 6
  18. Đồ án tốt nghiệp sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (protease, amylase, cellulase, kitinase) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá mức của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị Chính, Đinh Thị Kim, 2006). Bacillus còn có khả năng tổng hợp các chất kháng khuẩn làm giảm số lượng vi sinh vật phát triển quá mức như Vibrio, Aeromnas,…(Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012). 2.1.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus sp. Vijayabaska et al. (2008) ứng dụng thành công các vi sinh vật có lợi mà cụ thể là nhóm vi khuẩn Bacillus sp. trong nuôi cá rô phi nhằm hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn A. Hyrophila gây ra. Sugama, Tsumura (1998) đã sử dụng chủng Bacillus BY – 9 bổ sung vào bể (18 m3) nuôi ấu trùng tôm sú với mật độ 106 CFU/ml. Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn này có khả năng ức chế được vi khuẩn Vibrio harveji và tỉ lệ sống của tôm ở giai đoạn OL  10 ở bể bổ sung vi khuẩn đạt cao hơn (46,1%) so với đối chứng (10,6%). Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân (2011) về quần thể vi khuẩn chuyển hóa đạm trong bùn đáy ao nuôi tôm sú cho thấy chất lượng nước ao nuôi được cải thiện, đồng thời mật độ Vibrio ở các nghiệm thức bổ sung Bacillus thấp hơn so với đối chứng. Graslund et al., cho thấy 86% người nuôi tôm ở Thái Lan đã sử dụng chế phẩm vi sinh hoặc dẫn xuất men vi sinh để cải thiện chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012). Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus lên chất lượng nước và mùn bã hữu cơ trong bể nuôi tôm sú đã được nghiên cứu. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức bổ sung 3 loài vi khuẩn Bacillus bao gồm Bacillus B8, B37 và B38 với mật độ 105 CFU/ml và 1 đối chứng (không bổ sung vi khuẩn). Kết quả cho ta thấy tỉ lệ sống ở nghiệm thức B37 cao nhất (93,33 ± 1,65%), còn đối chứng thấp nhất (69,52 ± 1,65%) (p < 0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và trọng lượng của tôm cao nhất ở B37 lần lượt là 1,659 ± 0,034 mm/ngày và 0,45 ± 0,02 g/ngày, trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất với các chỉ số tương ứng là 0,677 ± 0,017 mm/ngày và 0,14 ± 0,01 g/ngày. Như vậy hiệu quả xử lí môi trường của các chủng vi khuẩn bổ 7
  19. Đồ án tốt nghiệp sung được khẳng định, trong đó hiệu quả xử lý tốt nhất ở nghiệm thức dòng B37 (Phạm Thị Tuyết Ngân, Trương Quốc Phú, 2010). Theo tài liệu của Lê Minh Cẩm Ngọc (2005), ứng dụng của Bacillus:  Trong chăn nuôi: viện bào chế Pharimex và viện Pasteur Nha Trang đã sản xuất chế phẩm Biousubtyl để trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở heo con. Từ năm 1983 đến nay Viện Vaccin cơ sở 2 Đà Lạt đã sản xuất thuốc Biosubtyl dạng bột khô rất thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, Bacillus subtilis còn được phối trộn với một số chủng nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn khác dùng trong chế phẩm EM, Probiotic.  Trồng trọt: Bacillus subtilis được ứng dụng phòng trừ vi sinh vật gây bệnh như nấm Rhizoctonia solani, Fusarium sp., Pylicularia oryzae...Ngoài ra còn ứng dụng nhiều trong công tác bảo vệ nông sản sau thu hoạch. Nghiên cứu sản xuất thử chế phẩm Bactophyl (Bacillus subtilis) do trung tâm sinh học thuộc liên hiệp sản xuất hoá chất, Bộ Nông Nghiệp tại TP. HCM trừ các loại nấm bệnh trên rau cải. Hồ Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Thanh Bình ở trung tâm ứng dụng sinh học Hà Nội đã sản xuất chế phẩm Subtin (Bacillus subtilis) phòng trừ nấm bệnh Ostrinia furnacalis trên bắp. 2.2. Enzyme protease 2.2.1. Giới thiệu chung về protease (Trần Thị Nhã Uyên, 2010) Hình 2.3. Cấu trúc 3D của protease (http://www.hoahocngaynay.com/vi/nghien-cuu-giang-day/bai-nghien- cuu/1241-ung-dung-enzyme-trong-nganh-cong-nghiep-.html) 8
  20. Đồ án tốt nghiệp Protease là những esterase thủy phân protein, chúng xúc tác cho quá trình thủy phân liên kết peptide CONH của phân tử protein và cắt liên kết peptide giữa các L  acid amin thành các acid amin tự do, một ít peptide ngắn, pepton. Protease cần thiết cho các sinh vật sống, rất đa dạng về chức năng từ mức độ tế bào, cơ quan đến cơ thể nên được phân bố rất rộng rãi trên nhiều đối tượng từ vi sinh vật (vi khuẩn, nấm và virus) đến thực vật (đu đủ, dứa...) và động vật (gan, dạ dày bê...). Tuy nhiên nguồn enzyme ở vi sinh vật phong phú nhất, có ưu điểm nhất như vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm mốc đã được gia tăng sử dụng như là một nguồn cung cấp protease đã cải thiện được đáng kể hiệu quả sản xuất và sản phẩm được tạo ra nhiều hơn. Đặc biệt vi khuẩn là nguồn sản xuất protease tương đối lí tưởng vì những ưu điểm như: có hoạt tính mạnh như chỉ với một lượng nhỏ có thể chuyển hóa một lượng cơ chất lớn, có cường độ sinh sản rất mạnh và tổng hợp enzyme với tốc độ rất nhanh chóng, trong thời gian ngắn có thể thu được một lượng lớn enzyme. Hệ protease vi sinh vật là một hệ thống rất phức tạp bao gồm nhiều enzyme rất giống nhau về cấu trúc, khối lượng và hình dạng phân tử nên rất khó tách ra dưới dạng tinh thể đồng nhất. Cũng do là phức hệ gồm nhiều enzyme khác nhau nên protease vi sinh vật thường có tính đặc hiệu rộng rãi cho sản phẩm thuỷ phân triệt để và đa dạng. Một số protease ngoại bào được sản xuất trong quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong nông nghiệp, y học. Các loài vi sinh vật có khả năng tổng hợp protease như: Bacillus subtilis, Bacillus cereus, Streptomyces griseus, Streptomyces rimosus,…và một số loài nấm mốc: Aspergillus oryzae, Aspergillus niger…(Nguyễn Đức Lượng, 2004). Cơ chất của tất cả các loại protease là các phân tử protein gồm nhiều các amino acid nối với nhau bằng liên kết peptide tạo nên một hay nhiều chuỗi polypeptide có cấu trúc rất phức tạp và chúng phân giải các liên kết peptide tạo các acid amin đơn giản, dễ hấp thu. Các nguồn giàu protein như: thịt động vật, cá, trứng, đậu tương… 9
nguon tai.lieu . vn