Xem mẫu

Đồ án tốt nghiệp

1

GVHD: PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh

MỞ ĐẦU
Việt Nam gia nhập vào hiệp hội thương mại quốc tế WTO, đã và đang phát
triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế đang phát triển, điều
kiện sống ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu ăn uống của con người cũng
được chú trọng nhiều hơn. Vì vậy trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, ngành công nghệ
thực phẩm đã không ngừng cải tiến và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của con người mà đặc biệt là ngành bánh kẹo một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và
đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola)
trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10% [10].
Thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, có rất nhiều sản phẩm bánh được ưa
chuộng. Đó chính là một phần lý do mà năm nay, hầu hết doanh nghiệp bánh kẹo
nội đều đề ra những mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao. Tuy nhiên
các sản phẩm trong nước vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, trên thị
trường vẫn còn tồn tại rất nhiều sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập. Đồng thời số lượng
các nhà máy bánh kẹo trong nước còn ít, năng suất còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu
ngày một tăng cao [6]. Hiện nay, phần lớn các công ty bánh kẹo lớn của nước ta đều
tập trung chủ yếu ở hai đầu của nước ta như: Bibica, Kinh Đô, Hải Châu, Hải Hà,
Hữu Nghị,… ở Hà Nội; Vinabico, Phạm Nguyên,… ở thành phố Hồ Chí Minh. Còn
cả dãy miền trung thì mới chỉ có vài công ty nên chủ yếu bánh kẹo trên thị trường miền
trung được vận chuyển từ hai miền tới. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy sản xuất bánh
kẹo là nhiệm vụ cần thiết.
Nắm bắt được tình hình trên, em xin chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là: “Thiết kế
nhà máy sản xuất bánh năng suất 11000 tấn sản phẩm/năm” với hai dây chuyền:
-

Dây chuyền sản xuất bánh cookie với năng suất 7000 tấn sản phẩm/năm.

-

Dây chuyền sản xuất bánh bông lan với năng suất 4000 tấn sản phẩm /năm.

SVTH: Phạm Lê Dĩ Hiền

Thiết kế nhà máy sản xuất bánh
Năng suất 11000 tấn sản phẩm /năm

Đồ án tốt nghiệp

Chương 1

2

GVHD: PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh

LẬP LUẬN KINH TẾ - KỸ THUẬT

Trước khi bắt tay vào việc thiết kế một nhà máy, thì điều kiện tiên quyết đầu
tiên là phải chọn được địa điểm để đặt nhà máy, vì nó là phần mang tính thuyết
phục và quyết định sự sống còn của nhà máy [5].
Thực trạng kinh tế đất nước hiện nay là hai miền Nam, Bắc với hai thị trường
lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy nền kinh tế tại đây phát triển,
nhiều khu công nghiệp được mở ra, hàng loạt nhà máy mọc lên. Trong khi đó tại
khu vực Miền Trung hiện nay có rất ít các nhà máy sản xuất bánh kẹo với năng suất
chưa cao nhưng lại có nhu cầu thị trường là không hề nhỏ. Điều đó cho thấy đây là
nơi đầu tư đầy tiềm năng nếu có chính sách đầu tư đúng đắn. Việc đầu tư xây dựng
nhà máy bánh kẹo tại đây mà cụ thể là tại khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
là cần thiết, vừa giải quyết được các sản phẩm nông nghiệp nơi đây và một số vùng
lân cận, giải quyết lượng lớn lao động, cung cấp hàng hóa cho thị trường, thúc đẩy
nền kinh tế...Tuy nhiên để xây dựng được nhà máy như trên ta cần phải nghiên cứu
đến nhiều vấn đề sau:
 Vị trí đặt nhà máy: gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
 Giao thông vận tải thuận lợi.
 Việc cung cấp điện và nhiên liệu dễ dàng.
 Cấp thoát nước thuận lợi.
 Nguồn nhân lực dồi dào.
Việc lựa chọn vị trí sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sau này của nhà
máy. Qua tìm hiểu về vị trí địa lý, khí hậu, hệ thống giao thông vận tải, sông, hồ,
nguyên liệu và các điều kiện khác, nên em chọn địa điểm xây dựng nhà máy tại khu
kinh tế Dung Quất của tỉnh Quảng Ngãi.
1.1. Ðặc điểm thiên nhiên và vị trí xây dựng
Địa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch và đảm bảo sự phát
triển chung về kinh tế và xã hội ở địa phương.
- Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông,
tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông với chiều dài bờ biển 144 Km,
SVTH: Phạm Lê Dĩ Hiền

Thiết kế nhà máy sản xuất bánh
Năng suất 11000 tấn sản phẩm /năm

Đồ án tốt nghiệp

3

GVHD: PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh

phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 Km, phía nam giáp
tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 Km, phía tây giáp tỉnh Kon Tum với
chiều dài đường địa giới 79 Km, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ
của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ
Chí Minh 838 km về phía Nam [8].
- Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng văn hóa Nam Trung bộ, là tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Trong vùng duyên hải miền Trung, Quảng
Ngãi nằm ở chính giữa [9].
- Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít
biến động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,90C.
Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng [8].
- Khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai, cách thành phố
Đà Nẵng 120km, có cả ba loại hình giao thông chính như gần cảng Kỳ Hà, cảng Sa
Kỳ, cảng nước sâu Dung Quất. Các tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua như
quốc lộ 1A, 24A, 24B hay đường sắt thống nhất Bắc – Nam. Ngoài ra còn gần sân
bay Chu Lai đây là một vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và
bền vững [10].
1.2. Nguồn cung cấp nguyên liệu
Để nhà máy hoạt động hết công suất, đem lại nguồn thu nhập cao thì nguồn
nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Mỗi nhà máy chế biến thực phẩm đều phải có
một vùng nguyên liệu xác định như:
- Bột mì được cung cấp từ nhà máy bột mì Việt Ý (Đà Nẵng), Bình Đông
(thành phố Hồ Chí Minh) qua đường quốc lộ hay cảng biển.
- Đường được đảm bảo bởi nhà máy đường Quảng Ngãi.
- Chất béo: Bơ được đặt mua tại hệ thống phân phối dầu thực vật Tường An.
- Sữa bột được mua của công ty sữa Vinamilk tại Đà Nẵng hoặc Quy Nhơn.
- Các nguyên liệu phụ khác được mua từ các nhà máy trong nước hoặc nhập
khẩu.

SVTH: Phạm Lê Dĩ Hiền

Thiết kế nhà máy sản xuất bánh
Năng suất 11000 tấn sản phẩm /năm

Đồ án tốt nghiệp

4

GVHD: PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh

1.3. Khả năng hợp tác hoá, liên hợp hoá
Vấn đề hợp tác hóa và liên hợp hóa là không thể thiếu đối với một nhà máy
trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Nhà máy hợp tác với các nhà máy cung cấp nguồn nguyên liệu chính như nhà
máy bột mì, nhà máy đường Quảng Ngãi, nhà máy xử lý nước… Ngoài ra còn hợp
tác với các nhà máy khác về bao bì, hộp các tông, các cơ sở sản xuất nguyên liệu
phụ khác.
Ngay trước khi xây dựng nhà máy cần phải có sự hợp tác với các nhà máy khác
trong khu công nghiệp, sẽ hợp tác về mặt kinh tế, kỹ thuật để tăng cường sử dụng
các công trình điện, nước, hơi, công trình giao thông vận tải, công cộng… nhằm
giảm chi phí đầu tư, vấn đề tiêu thụ sản phẩm nhanh, góp phần giảm thời gian xây
dựng, giảm vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian hoàn vốn và đồng
thời tạo nên hệ thống xử lí nước thải, tránh ô nhiễm môi trường [5].
1.4. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải của nhà máy khá thuận lợi do nằm gần đường quốc lộ 1A,
24A, 24B chạy dọc từ Bắc đến Nam; 2 cảng biển Sa Cần và Sa Kỳ ( ngoài cảng
biển nước sâu Dung Quất), tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam. Ngoài ra nhà
máy cũng nằm gần sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà, trong tương lai sẽ có tuyến đường
cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua…Đây là điều kiện rất thuận lợi để vận
chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, bao bì, sản phẩm, máy móc thiết bị, nhãn hiệu,...
cho cả đường bộ và đường thủy để kịp thời đảm bảo sự hoạt động của nhà máy hay
vận chuyển thành phẩm đến nơi tiêu thụ [10].
Vì vậy vấn đề giao thông không chỉ đảm bảo xây dựng nhà máy nhanh mà còn
là sự tồn tại và phát triển nhà máy trong tương lai. Từ các vấn đề trên, giao thông là
điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển nhà máy.
1.5. Nguồn cung cấp điện [11]
Điện được sử dụng để chạy động cơ, thiết bị và chiếu sáng. Nhà máy sử dụng
mạng lưới điện công nghiệp của khu kinh tế lấy từ lưới điện quốc gia khu vực miền
Trung, qua các công trình đầu mối: Trạm 500 kV Dốc Sỏi sẽ lắp đặt thêm máy công
SVTH: Phạm Lê Dĩ Hiền

Thiết kế nhà máy sản xuất bánh
Năng suất 11000 tấn sản phẩm /năm

Đồ án tốt nghiệp

5

GVHD: PGS.TS. Trương Thị Minh Hạnh

suất 900 MVA. Dự kiến sẽ lắp đặt 5 trạm 220 kV (trong đó trạm 220 kV Dốc Sỏi đã
xây dựng cần nâng cấp), khoảng 22 trạm 110 kV để cấp điện cho các khu chức
năng của Khu kinh tế. Tuy nhiên để đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục thì
nhà máy cần phải có máy phát điện dự phòng khi mất điện hay đường dây bị sự cố.
1.6. Nguồn cung cấp hơi
Hơi được sử dụng chủ yếu trong quá trình sản xuất sẽ được cung cấp từ lò hơi
riêng của nhà máy.
1.7. Cấp thoát nước
Nước dùng trong nhà máy với mục đích chế biến, vệ sinh thiết bị và dùng cho
sinh hoạt. Đối với nước dùng để chế biến cần phải qua hệ thống xử lí và đạt tiêu
chuẩn về chế biến thực phẩm như những yêu cầu về độ cứng, chỉ số coli, nhiệt độ,
hỗn hợp vô cơ, hữu cơ trong nước.
Nguồn cung cấp nước của nhà máy được lấy trực tiếp từ hệ thống cấp nước của
khu công nghiệp. Tại KKT Dung Quất, nhà máy nước với công suất 15000m3/ngày
giai đoạn I đã đưa vào hoạt động và chuẩn bị đầu tư nâng công suất lên 50000 –
100000m3/ ngày trong giai đoạn II. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng nguồn nước phụ
được khoan và xử lí tại nhà máy [12].
Nước thải từ nhà máy thực phẩm thường chứa nhiều các hợp chất hữu cơ, là
điều kiện để vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm môi trường, nhiễm vào thiết bị,
nguyên liệu. Do vậy Việc thoát nước của nhà máy phải được quan tâm nên nhà máy
cần phải có hệ thống xử lý nước thải để loại bỏ, xử lý các phế phẩm hữu cơ, sau đó
mới thải ra hệ thống thoát nước của khu công nghiệp.
1.8. Nguồn nhân lực
Đối với lực lượng lao động phổ thông thì tỉnh Quảng Ngãi có dân số 1,5 triệu
dân trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động nên là một tỉnh có nguồn nhân
lực dồi dào, ngoài ra còn có một lượng lớn lao động từ các nơi khác đến như Quảng
Nam, Bình Định và các tỉnh khác… Vì thế nguồn lao động cho nhà máy có thể
tuyển dụng từ lực lượng này, cũng là giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân.

SVTH: Phạm Lê Dĩ Hiền

Thiết kế nhà máy sản xuất bánh
Năng suất 11000 tấn sản phẩm /năm

nguon tai.lieu . vn