Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HACCP CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁ HỒI SUSHI ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY SAIGON FOOD Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nga MSSV: 1311110565 Lớp: 13DTP05 Tp Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện Lê Thị Nga
  3. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập tại công ty Saigon Food cùng với sự giúp đỡ tận tình từ Ban giám đốc, các anh chị, cô chú trong công ty đã giúp em có được những kiến thức thực tế. Bên cạnh đó cùng với những kiến thức chuyên môn đã được thầy cô truyền đạt đã mang lại cho em những hiểu biết để có thể hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Em xin dành lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc công ty Saigon Food cùng với các anh chị, cô chú trong tổ sản xuất đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành đồ án của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, đặc biệt là GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn đã giúp đỡ em, chỉ cho em những điều còn sai sót, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2017
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... III DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................IV DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ...................................... V A. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 2 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAIGON FOOD ..................................................... 5 1.1.1. Lịch sử phát triển của công ty ......................................................................... 5 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý ............................................................................... 6 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 6 1.1.2.2. Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận ...................................................... 8 1.1.3. Mặt bằng nhà máy ......................................................................................... 12 1.1.4. Các sản phẩm của công ty ............................................................................. 14 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ................................................. 15 1.2.1. Các phương pháp đảm bảo chất lượng .......................................................... 15 1.2.2. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng HACCP .......................................... 17 1.2.3. Các yêu cầu tiên quyết để áp dụng HACCP ................................................. 21 1.2.4. Nguyên tắc và các bước xây dựng hệ thống HACCP ................................... 22 1.2.4.1. Các nguyên tắc của hệ thống HACCP ................................................... 22 1.2.4.2. Các bước xây dựng hệ thống HACCP ................................................... 23 2.1. TÌM HIỂU NGUYÊN LIỆU CÁ HỒI ................................................................. 33 2.1.1. Sơ lược về nguyên liệu .................................................................................. 33 2.1.2. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu ................................................................... 35 2.1.3. Bảo quản nguyên liệu .................................................................................... 36 2.2. KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁ HỒI SUSHI ĐÔNG LẠNH ......... 37 2.2.1. Sơ đồ quy trình .............................................................................................. 37 I
  5. 2.2.2. Thuyết minh quy trình ................................................................................... 39 3.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY SAIGON FOOD ....... 46 3.1.1. Định nghĩa các mức độ đánh giá ................................................................... 46 3.1.2. Đánh giá điều kiện sản xuất tại nhà máy....................................................... 46 3.2. XÂY DỰNG GMP CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÁ HỒI SUSHI ĐÔNG LẠNH ............................................................................................................................. 60 3.2.1. Khái quát ....................................................................................................... 60 3.2.2. Hình thức của GMP....................................................................................... 63 3.2.3. Phân bổ GMP trên quy trình công nghệ ........................................................ 63 3.3. XÂY DỰNG SSOP TẠI XÍ NGHIỆP. .............................................................. 106 3.3.1. Khái quát ..................................................................................................... 106 3.3.2. Xây dựng SSOP tại xí nghiệp ..................................................................... 108 4.1. THÀNH LẬP ĐỘI HACCP............................................................................... 144 4.2. MÔ TẢ SẢN PHẨM ......................................................................................... 145 4.3. MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............................................................... 146 4.4. KIỂM TRA ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA QUY TRÌNH SO VỚI THỰC TẾ .......... 148 4.5. PHÂN TÍCH MỐI NGUY VÀ XÁC ĐỊNH CCP THEO SƠ ĐỒ .................... 149 CÂY QUYẾT ĐỊNH .................................................................................................... 149 4.6. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HACCP .................................................................. 160 NHẬN XÉT VÀ ........................................................................................................... 161 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 164 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 165 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 167 II
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên văn ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BHLĐ Bảo hộ lao động ĐBCL Đảm bảo chất lượng SP Sản phẩm BTP Bán thành phẩm ĐVGH Động vật gây hại QC Quality Control CP Control Point CCP Citical Control Point GMP Good Manufactoring Practices SSOP Sanitation Standard Operating Procedures HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point CL Chất lượng TCHC Tổ chức hành chính QLHT Quản lý hệ thống KST Ký sinh trùng III
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của cá hồi. Bảng 2.2: Hàm lượng acid béo trong cá hồi. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu kiểm vi sinh của nguyên liệu. Bảng 3.1: Quy định chung màu sắc găng tay, yếm. Bảng 3.2: Quy định tần suất vệ sinh định kỳ. Bảng 3.3: Bảng quy định tần suất thực hiện vệ sinh dụng cụ định kỳ. Bảng 3.4: Bảng quy định màu BHLĐ cho công nhân. Bảng 3.5: Bảng tần suất vệ sinh tay trong sản xuất. bảng 3.6: Bảng hướng dẫn cách làm vệ sinh và tần suất thực hiện, bảo trì. Bảng 3.7: Bảng danh mục thiết bị. Bảng 4.1: Danh sách đội HACCP Bảng 4.2: Bảng mô tả sản phẩm. Bảng 4.3: Bảng mô tả quy trình công nghệ. Bảng 4.4: Bảng phân tích mối nguy và xác định CCP theo sơ đồ cây quyết định. Bảng 4.5: Bảng xác định điểm kiểm soát tới hạn. Bảng 4.6: Bảng kế hoạch HACCP cho mặt hàng cá hồi sushi đông lạnh. IV
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Logo công ty Saigon Food. Hình 1.2: Hình ảnh công ty Saigon Food. Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty Saigon Food. Hình 1.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy. Hình 1.5: Một số sản phẩm của công ty Saigon Food. Hình 1.6: Mối liên hệ giữa các yêu cầu tiên quyết và HACCP. Hình 1.7: Sơ đồ cây quyế định. Hình 2.1: Cá hồi Atlantic. Hình 2.2: Các bộ phận trên thân của cá hồi. Hình 3.1: Sơ đồ phân bổ GMP trên quy trình chế biến cá hồi sushi đông lạnh. V
  9. MỞ ĐẦU 1
  10. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhắc đến thủy sản là chúng ta đang nhắc đến một loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người.. Protein trong thủy sản thuộc loại protein hoàn hảo có đầy đủ các axit amin không thay thế, lipide của thủy sản phần lớn là các acid béo không no, chứa nhiều vitamin A, D… cũng chính vì lí do đó mà nó đã trở thành một phần quan trọng trong khẩu phần ăn của các nước trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ tạo ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho người tiêu dùng. Cũng vì lí do đó mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp kiểm soát như phương pháp đánh giá chất lượng truyền thống, ISO, HACCP nhằm quản lý tốt chất lượng của sản phẩm. Và trong các phương pháp nêu trên thì hiện nay HACCP là phương pháp được các nhà quản lý, các chuyên gia áp dụng. Họ áp dụng HACCP như chiến lược phòng ngừa ngay từ khi nuôi trồng, đánh bắt, rồi đến chế biến, bảo quản sản phẩm dựa trên việc phân tích mối nguy và đề ra điểm kiểm soát tới hạn. B. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI  Để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào phục vụ sản xuất và thông qua thực tế để củng cố kiến thức đã học.  Nắm vững dây chuyền và quy trình sản xuất mặt hàng cá hồi cắt sushi đông lạnh.  Xây dựng tốt kế hoạch HACCP cho mặt hàng cá hồi sushi đông lạnh. C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ❖ Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng cá hồi sushi đông lạnh tại công ty cổ phần thực phẩm Saigon Food. 2
  11.  Địa điểm nghiên cứu: Lô C24-24 B/II, đường 2F, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM. ❖ Phương pháp nghiên cứu • Tìm hiểu tài liệu:  Tìm hiểu về các khái niệm, những vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng thực phẩm thông qua các tài liệu: ✓ Tài liệu về nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm. ✓ Tài liệu về quản lý chất lượng thực phẩm, an toàn thực phẩm, HACCP…để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch HACCP. ✓ Các loại tài liệu nội bộ của công ty Saigon Food ban hành. • Tiếp cận sản xuất:  Đồng thời, thâm nhập vào thực tế sản xuất để tiếp cận với quy trình sản xuất và các quy định vệ sinh, qua đó biết rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.  Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp và ghi chép lại những kinh nghiệm, sự chỉ dẫn từ các cán bộ, công nhân viên tại nhà máy.  Thời gian nghiên cứu: 12 tuần tính từ ngày 24/04/2017-16/07/2017. D. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI  Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần thực phẩm Saigon Food, em đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung: ✓ Mở đầu ✓ Chương 1: Tổng quan. ✓ Chương 2: Khảo sát nguyên liệu cá hồi và quy trình sản xuất tại công ty. ✓ Chương 3: Đánh giá điều kiện sản xuất, xây dựng GMP, SSOP cho xí nghiệp. ✓ Chương 4: Xây dựng kế hoạch HACCP cho mặt hàng cá hồi sushi đông lạnh. ✓ Kết luận và kiến nghị. 3
  12. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
  13. 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAIGON FOOD 1.1.1. Lịch sử phát triển của công ty Hình 1.1: Logo công ty Saigon Food Công ty cổ phần Saigon Food được thành lập vào ngày 18/7/2003 với tên gọi Công ty Cổ phần Hải sản SG (SG FISCO) chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh và thực phẩm chế biến cung cấp cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Hình 1.2: Hình ảnh công ty Saigon Food Nhà máy sản xuất nằm trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tp.HCM với công suất sản xuất là 20 tấn thành phẩm / ngày. Trong xuất nhập khẩu, Saigon Food đã chọn 5
  14. hướng đi với loại sản phẩm có giá trị gia tăng, tức là dựa vào ưu thế của lao động Việt Nam, tuy không mang lại lợi nhuận cao, nhưng bù lại có sự ổn định, vì vậy mà thị trường chính của Saigon Food là Nhật Bản.Trong tương lai, 80% sản phẩm của Saigon Food sẽ có mặt tại các thị trường lớn như: Nhật, Mỹ, khối EU và các nước châu Á. Ngay từ khi mới ra đời, Saigon Food đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại và liên tục nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ công nhân viên, áp dụng ngay các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP. Không ngừng lại ở đó, đơn vị còn từng bước xây dựng và áp dụng 2 tiêu chuẩn chất lượng quốc tế mới đó là BRC và IFS vào việc sản xuất và bảo quản sản phẩm. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ, mạch lạc và xuyên suốt, từng thành viên được phân công rõ ràng, tránh sự chồng chéo giữa các phòng ban. 6
  15. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc sản Phó giám đốc nội chính xuất kinh doanh Phòng cơ Phòng P.Đảm P.QL sản P. kế toán P. nghiệp điện TCHC bảo CL xuất tài chính vụ KD Phòng Phòng QLHT P.ĐH sản Phòng kế Kinh máy quản trị chất lượng xuất toán doanh Phòng Kiểm P. Đảm Phòng tài Nghiệp vụ BHLĐ/giặt nghiệm bảo CL chính NCPT sản Tiếp thị phẩm sản phẩm Giám sát Quản lý chất lượng kho Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty Saigon Food 7
  16. 1.1.2.2. Nhiệm vụ chức năng của các bộ phận ❖ Tổng giám đốc:  Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng điều lệ, chính sách, mục tiêu và tuân thủ các quy định của pháp luật, được quyền phân công hoặc ủy quyền cho Phó Giám Đốc, bổ nhiệm, phân công các trưởng phó phòng. Chịu trách nhiệm với nhà nước, tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp về kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. ❖ Phó giám đốc: o Phó giám đốc nội chính:  Chấp hành các văn bản do Hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc do Giám Đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.  Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị về các việc được phân công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện.  Thiết lập các chính sách, quy định về quản lý lao động.  Hoạch định cơ cấu lao động, trả lương, thưởng, xem xét thi đua, kế hoạch đào tạo tuyển dụng.  Xây dựng các định mức chi phí cho các mặt hàng sản xuất, theo dõi và quản lý các chi phí cấu thành hàng tháng.  Quản lý tài sản hữu hình, công tác PCCC, an toàn lao động.  Giám sát việc sửa chữa, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng trong toàn công ty.  Quản lý việc cập nhật thông tin, tài liệu, chính sách quản lý của nhà nước, pháp lệnh có liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động.  Quản lý tình hình sử dụng toàn bộ định mức của chi phí điện nước, máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế có hiệu quả. 8
  17. o Phó giám đốc sản xuất:  Chấp hành các văn bản do Hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc do Giám Đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.  Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị.  Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật và theo dõi, quản lý các chi phí theo sự phân công của Giám Đốc.  Phân tích và đưa ra các biện pháp thống kê chi phí.  Hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai kịp thời các chủ trương của Giám Đốc và các hoạt động sản xuất do các bộ phận liên quan trong toàn công ty theo sự phân công của Giám Đốc.  Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra và hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh trong nước. o Phó giám đốc kinh doanh:  Chấp hành các văn bản do Hội đồng quản trị ban hành, thực hiện các công việc do Giám Đốc phân công trong phạm vi quyền hạn của mình.  Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị về các việc được phân công. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các công việc do mình thực hiện.  Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo định kỳ và đề xuất theo yêu cầu của Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị, bao gồm số liệu báo cáo các hoạt động kinh doanh và phân tích số liệu.  Xây dựng các định mức chi phí cho các mặt hàng sản xuất, theo dõi và quản lý các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm hàng tháng. Phân tích và đề ra các biện pháp thống kê chi phí.  Quản lý nghiệp vụ tài chính, hoạt đông tài chính, số liệu, tài sản nguồn vốn, hạch toán kế toán. 9
  18.  Chịu trách nhiệm đảm bảo sự chính xác, hiệu quả và hợp lệ trong công tác quản lý tài chính.  Lập các hướng dẫn, quy định, thủ tục về tài chính trong toàn bộ công ty phù hợp với quy định của pháp luật.  Tổ chức và xây dựng hệ thống, quản lý các số liệu, hệ thống luân chuyển chứng từ, thống kê phân tích, hạch toán và quản lý chi phí của toàn công ty.  Phân tích các báo cáo tài chính định kỳ để báo cáo Ban Giám Đốc và Hội đồng quản trị.  Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra kịp thời các chủ trương của Giám Đốc và các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu và gia công. ❖ Phòng tổ chức hành chính:  Quản lý và cân đối nguồn nhân sự toàn công ty, xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, đảm bảo công tác hành chính cho công nhân.  Quản lý chế độ tiền lương và chính sách cho người lao động, báo cáo các vấn đề lao động và chế độ tiền lương. Phối hợp với các xưởng để bố trí công nhân sản xuất đúng với trình độ tay nghề.  Tổ chức và giáo dục cho cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm túc những quy định của Ban Giám Đốc và công ty đề ra.  Quản lý công tác hành chính văn thư, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, công tác duy trì, sửa chữa mặt bằng nhà xưởng, thực hiện nội quy bảo vệ an ninh của công ty và công tác PCCC.  Tổng hợp tình hình tổ chức hành chính, lao động tiền lương của công ty báo cáo Bna Giám Đốc. thực hiện các công tác hành chính, quản trị, theo dõi việc sử dụng tài sản và thục hiện các biện pháp bảo vệ tài sản trong công ty có hiệu quả. ❖ Phòng kế toán tài chính:  Phản ánh qua sổ sách kế toán các thông tin hoạt động kinh doanh tài chính của công ty. 10
  19.  Tổ chức báo cáo thuế, thu-chi, thanh toán các khoản khác.  Tham mưu cho Ban Giám Đốc về chiến lược quản trị tài chính, chịu trách nhiệm quyết toán từng thương vụ, ghi sổ sách kế toán, hạch toán đầy đủ, chính xác.  Kiểm tra, phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài chính của công ty theo đúng quy định. Cung cấp thông tin tài chính giúp giám đốc đề ra quyết định hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.  Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các mức tiêu hao, dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích. ❖ Phòng nghiệp vụ kinh doanh:  Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm của công ty, lập kế hoạch, xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng và cung ứng nguyên vật liệu, vật tư bao bì và tổ chức quản lý kho. Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, marketing.  Nghiên cứu mở rộng thị trường, xác định thị hiếu của người tiêu dùng qua từng thời kì nhằm nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những chiến lược cạnh tranh lành mạnh. ❖ Phòng quản lý sản xuất:  Quản lý trực tiếp đội ngũ sản xuất hơn 1000 công nhân từ khâu nhập liệu đến thành phẩm ❖ Phòng cơ điện:  Quản lý và kiểm tra việc vận hành, sửa chữa, bảo trì toàn bộ hệ thống máy móc trong phân xưởng cũng như trong các phòng ban. Đảm bảo hiệu chỉnh các thiết bị đo lường và thử nghiệm, cung ứng công cụ, dụng cụ sản xuất và cơ sở hạ tầng của công ty. ❖ Phòng đảm bảo chất lượng:  Tổ chức và quản lý các hoạt động giám sát chất lượng sản phẩm và phòng ngừa các mối nguy hại ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. 11
  20. 1.1.3. Mặt bằng nhà máy  Công ty cổ phần hải sản S.G Fisco được xây dựng tại: Lô C24-24b/II, Đường 2F, KCN Vĩnh Lộc, Huyện Bình Chánh, TPHCM. ❖ Vị trí địa lý:  Phía Bắc giáp rạch thoát nước khu vực.  Phía Nam giáp đường số 2, dẫn ra đường Nguyễn Thị Tú (Hương lộ 13 cũ).  Phía Đông giáp khu dân cư.  Phía Tây giáp khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng và khu dân cư hiện hữu. Hình 1.4: Sơ đồ mặt bằng nhà máy 12
nguon tai.lieu . vn