Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TRÍCH LY THÀNH PHẦN FLAVONOID TỪ LÁ CỦ ĐẬU VÀ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH TRÊN MÔ HÌNH IN VITRO Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : ThS.NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Sinh viên thực hiện: HUỲNH KIM KHÁNH MSSV: 1211100258 Lớp: 12DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đồ án này là trung thực và chưa từng được các tác giả khác công bố trong các nghiên, đồ án nào Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong đồ án này. TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Sinh viên
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự động viên và giúp đỡ rất lớn từ cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Phòng thí nghiệm Trường Đại học Công nghệ TP. HCM đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm sinh viên làm nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này. TP.HCM, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Huỳnh Kim Khánh
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. 6 DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 14 1.1. Tổng quan về cây củ đậu...........................................................................14 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại .......................................................................14 1.1.2. Đặc điểm và sinh thái ..........................................................................15 1.1.3. Tình hình trồng trọt, tiêu thụ và kỹ thuật canh tác cây củ đậu ở Việt Nam….. ..............................................................................................................16 1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................21 1.1.5. Tính vị và công dụng ...........................................................................21 1.2. Hợp chất Phenol, Flavonoid và Rotenone ...............................................22 1.2.1. Phenol ...................................................................................................22 1.2.2. Flavonoid..............................................................................................25 1.2.3. Rotenone ...............................................................................................30 1.3. Các phương pháp tách chiết hợp chất thứ cấp trong thực vật .............33 1.3.1. Kỹ thuật chiết lỏng – lỏng....................................................................33 1.3.2. Kỹ thuật chiết rắn – lỏng .....................................................................35 1.4. Phương pháp đánh giá độc tính và xác định giá trị LC50 ......................41 1.5. Phương pháp xác định khả năng đối kháng với vi sinh vật gây bệnh ..45 1
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.6. Sinh vật thí nghiệm ....................................................................................47 1.6.1. Động vật giáp xác - Artemia Nauplii ..................................................47 1.6.2. Các chủng vi sinh vật thí nghiệm ........................................................49 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................. 56 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................56 2.2. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................56 2.3. Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm ...............................................................56 2.3.1. Dụng cụ ................................................................................................56 2.3.2. Hóa chất ...............................................................................................57 2.4. Phương pháp ..............................................................................................57 2.5. Nội dung thí nghiệm ..................................................................................58 2.5.1. Phương pháp tách chiết và thu cao chiết ...........................................59 2.5.2. Phương pháp định tính một số hợp chất thứ cấp trong lá cây củ đậu…… ..............................................................................................................62 2.5.3. Phương pháp định lượng một số hợp chất thứ cấp trong lá củ đậu .63 2.5.4. Phương pháp đánh giá độc tính ..........................................................66 2.5.5. Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn ................................68 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 73 3.1. Thu nhận cao chiết từ lá củ đậu bằng các phương pháp và dung môi khác nhau..............................................................................................................73 3.2. Định tính một số hợp chất thứ cấp trong lá củ đậu ................................74 3.2.1. Định tính flavonoid ..............................................................................74 3.2.2. Định tính rotenone ...............................................................................75 2
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.3. Định lượng một số hợp chất thứ cấp và chất khô trong các loại cao chiết.. .....................................................................................................................76 3.3.1. Hàm lượng chất khô ............................................................................76 3.3.2. Định lượng polyphenol tổng số ...........................................................76 3.3.3. Định lượng Flavonoid tổng số ............................................................80 3.4. Khảo sát độc tính .......................................................................................84 3.5. Thử hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết .................................86 3.5.1. Hoạt tính kháng Enterotoxigenic E.Coli của các loại cao chiết .......86 3.5.2. Hoạt tính kháng Listeria monocytogenes của các loại cao chiết ......88 3.5.3. Hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các loại cao chiết ...89 3.5.4. Không có hoạt tính kháng một số vi sinh vật của các loại cao chiết.90 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95 PHỤ LỤC 3
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AG: Acid Gallic BVTV: Bảo vệ thực vật db: vật liệu ĐC: Đối chứng DMSO: Dimethyl sulfoxide LC50: Lethal concentration NA: Nutrient Agar NB: Nutrient Broth NĐ: Nồng độ OD: Optical density HTHC: Hợp chất thứ cấp 4
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Hiệu quả tác động của Nicotin Sulphat (trong dung dịch 1% saponin) đối với ruồi giấm .............................................................................................................42 Bảng 1. 2. Phân tích nguồn biến lượng.....................................................................43 Bảng 2. 1. Bố trí thí nghiệm thử độc tính trên Artemia Nauplii ...............................67 Bảng 3. 1. Kết quả định tính một số hợp chất thứ cấp trong cao chiết và lá củ đậu 75 Bảng 3. 2. Kết quả hàm lượng chất khô của các loại cao chiết ................................76 Bảng 3. 3. Kết quả đường chuẩn Acid Gallic ...........................................................77 Bảng 3. 4. Kết quả hàm lượng polyphenol tổng trong 4 loại cao chiết lá củ đậu ....78 Bảng 3. 5. Bảng kết quả đường chuẩn Rutin ............................................................81 Bảng 3. 6. Bảng kết quả hàm lượng flavonoid tổng số trong 4 loại cao chiết .........82 Bảng 3. 7. Kết quả các đường chuẩn và LC50 tương ứng của 4 loại cao chiết .........84 Bảng 3. 8. Nồng độ LC50 (mg/L) của 4 loại cao chiết ..............................................86 Bảng 3. 9. Kết quả kháng Enterotoxigenic E.Coli của 4 loại cao chiết....................87 Bảng 3. 10. Kết quả kháng Listeria monocytogenes của các loại cao chiết .............88 Bảng 3. 11. Kết quả kháng Pseudomonas aeruginosa của 4 loại cao chiết ..............89 Bảng 3. 12. Kết quả kháng một số loại vi sinh vật của 4 loại cao chiết ...................91 5
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1. Nội dung thí nghiệm ...............................................................................58 Sơ đồ 2. 2. Quá trình tách chiết và thu cao chiết từ lá củ đậu ..................................59 Sơ đồ 2. 3. Quy trình định lượng polyphenol tổng ...................................................65 Sơ đồ 2. 4. Quy trình đánh giả khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá củ đậu .......69 6
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Cây củ đậu ...............................................................................................14 Hình 1. 2. Thương lái thu mua củ đậu ngay tại đồng ruộng.....................................17 Hình 1. 3. Cây củ đậu được trồng theo luống ..........................................................19 Hình 1. 4. Củ đậu đến thời gian thu hoạch ...............................................................20 Hình 1. 5. Tephrosin .................................................................................................21 Hình 1. 6. Rotenone ..................................................................................................21 Hình 1. 7. Củ đậu tốt cho sức khỏe ..........................................................................22 Hình 1. 8. Một số món ăn được chế biến từ củ đậu..................................................22 Hình 1. 9. Một số hợp chất phenol ...........................................................................24 Hình 1. 10. Một số Eucoflavonoid ...........................................................................25 Hình 1. 11. Công thức cấu tạo và cấu trúc 3D của rotenone ....................................31 Hình 1. 12. Chuỗi truyền điện tử và cơ chế tác động của rotenone trong ty thể ......32 Hình 1. 13. Rotenone ngăn cản sự truyền điện tử đến CoQ .....................................32 Hình 1. 14. Chiết 2 lớp chất lỏng .............................................................................34 Hình 1. 15. Kỹ thuật chiết ngấm kiệt .......................................................................35 Hình 1. 16. Bộ chiết Soxhlet ....................................................................................37 Hình 1. 17. Máy chiết Kumagawa ............................................................................38 Hình 1. 18. Bộ lôi cuốn hơi nước .............................................................................38 Hình 1. 19. Sơ đồ hệ thống chiết siêu tới hạn ..........................................................39 Hình 1. 20. Cột chiết pha rắn ....................................................................................40 Hình 1. 21. Ấu trùng và trứng Artemia Nauplii .......................................................48 Hình 1. 22. Vi khuẩn Salmonella .............................................................................50 Hình 1. 23. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ...........................................................51 Hình 1. 24. Listeria monocytogenes .........................................................................52 Hình 1. 25. Vi khuẩn Escherichia coli ......................................................................53 Hình 1. 26. Pseudomonas aeruginosa .......................................................................54 Hình 2. 1. Lá cây củ đậu ...........................................................................................56 7
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 2. 2. Phương pháp ngâm dầm ..........................................................................60 Hình 2. 3. Phương pháp chiết Soxhlet ......................................................................61 Hình 2. 4. Ngâm lá với chloroform và dịch chiết sau khi cô trên kính đồng hồ ......63 Hình 2. 5. Các loại cao chiết trên kính đồng hồ .......................................................63 Hình 2. 6. Bố trí thí nghiệm thử độc tính trên ấu trùng Artemia Nauplii .................68 Hình 3. 1. 4 loại cao chiết .........................................................................................73 Hình 3. 2. Cao chiết chuyển từ nâu sang vàng sau khi cho 1% NaOH/etanol 96o ...74 Hình 3. 3. Dịch chiết có màu tím khi nhỏ 1 giọt H2SO4đđ và thêm vài hạt natri nitrit ...................................................................................................................................75 Hình 3. 4. Cao chiết có màu tím khi nhỏ 1 giọt H2SO4đđ và thêm vài hạt natri nitrit ...................................................................................................................................75 Hình 3. 5. Dung dịch dựng đường chuẩn Acid Gallic ..............................................77 Hình 3. 6. Màu nâu vàng sang xanh lam của cao chiết sau khi ủ ở 40oC ................77 Hình 3. 7. Đường chuẩn Acid Gallic ........................................................................78 Hình 3. 8. Sự chênh lệch hàm lượng polyphenol tổng số của 4 loại cao chiết ........78 Hình 3. 9. Dung dịch Rutin chuẩn ............................................................................81 Hình 3. 10. Đo hàm lượng flavonoid tổng số của cao chiết .....................................81 Hình 3. 11. Đường chuẩn Rutin ...............................................................................82 Hình 3. 12. Sự chênh lệch hàm lượng flavonoid tổng số của 4 loại cao chiết .........82 Hình 3. 13. Đường chuẩn của cao chiết A................................................................84 Hình 3. 14. Đường chuẩn của cao chiết C ................................................................85 Hình 3. 15. So sánh LC50 của 4 loại cao chiết ..........................................................85 Hình 3. 17. Vòng kháng Enterotoxigenic E.Coli của 4 loại cao chiết .....................87 Hình 3. 18. Vòng kháng Listeria monocytogenes của 4 loại cao chiết ....................88 Hình 3. 19. Vòng kháng Pseudomonas aeruginosa 4 loại cao chiết.........................89 Hình 3. 20. Kết quả không kháng Salmonella của 4 loại cao chiết ..........................90 Hình 3. 21. Kết quả không kháng Staphylococcus aureus của 4 loại cao chiết ......91 8
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loài thực vật chứa chất độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc bằng cách phun lên cây hay dùng nước chiết để tắm cho gia súc. Trên thế giới có khoảng 2000 loài cây có chất độc, trong đó có 10 – 12 loài cây được dùng phổ biến. Thuốc thảo mộc diệt trừ côn trùng bằng con đường tiếp xúc và vị độc phổ tác động thường không rộng. Một số loài còn có khả năng diệt cả nhện hại cây. Sau khi sâm nhập, thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và làm chết côn trùng. Cây củ đậu là loại rau củ ngắn ngày, có thể trồng nhiều vụ trong năm, quen thuộc với con người Việt Nam và diện tích trồng trọt rất lớn do mang đến nhiều hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nông dân chỉ thu hoạch và sử dụng củ (rễ phình to), cắt bỏ tất cả phần thân trên gồm thân, lá, hạt. Hạt và lá củ đậu có một số thành phần hóa học tương tự nhau, rất độc, gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong cho con người nếu vô tình ăn phải hoặc cố ý ăn với liều lượng lớn. Dù vậy, các nghiên cứu về thành phần hóa học và độc tính bên trong hạt và lá củ đậu có thể ứng dụng trong trừ sâu, bệnh hại thực vật vẫn còn rất hạn chế ở nước ta. Việc nghiên cứu sản xuất và bổ sung các chất độc được tách chiết từ thiên nhiên vào thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học gây hại cho con người và môi trường luôn được quan tâm. Những hợp chất trừ sâu thảo mộc thông dụng như rotenone và rotenoit, arteminisinin, azadirachtin…Hiện diện trong một số bộ phận của một số loài cây. Hàm lượng chất độc phụ thuộc loài cây, bộ phận cây, điều kiện sống và thời gian thu hái chúng. Nói chung, các chất này dễ bị phân huỷ dưới tác động của oxy hoá, ánh sáng (đặc biệt là các tia cực tím), ẩm độ, nhiệt độ và pH môi trường nên chúng ít gây độc cho môi sinh môi trường.[7] Sau khi thu hoạch nhiều vụ mùa củ đậu trong năm, nông dân thải bỏ số lượng lớn lá và hạt nhưng chỉ có một số ít nhà nông biết sử dụng hạt củ đậu ngâm nước để 9
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP bảo vệ cây trồng còn rất thủ công và đơn giản. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về lá củ đậu cũng như những thành phần độc tính có giá trị của nó rất ít. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính trên mô hình in vitro” được thực hiện, tạo tiền đề khoa học cho các nghiên cứu tạo chế phẩm ứng dụng trong bảo vệ thực vật mang lại nhiều giá trị thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Các nghiên cứu trong nước - Chuyên đề tốt nghiệp “Thử hiệu lực của một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc đối với sâu hại chính trên lúa và trên rau cải trong vụ mùa năm 2013 tại xã Thanh An – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên” Đỗ Đức Anh. Đề tài sử dụng chế phẩm được tách chiết từ hạt củ đậu. - Luận văn thạc sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu tác dụng diệt ve kí sinh trên cho và bò của chế phẩm thuốc mỡ từ cây thuốc cá” Nguyễn Thanh Hải (2007). Trong đó, độc tính chủ yếu trong chế phẩm là rotenone tương tự như chất độc bên trong lá củ đậu. - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp “Đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó” Cù Xuân Đức (2011). Thảo dược của đề tài được dùng cho thử nghiệm là hạt củ đậu. - Luận án phó Tiến sĩ “ Nghiên cứu sử dụng một số loại cây có hoạt tính độc để làm thuốc trừ sâu ở phía Bắc Việt Nam” Nguyễn Duy Trang (2016). Trong đó, đề tài có nghiên cứu về hiệu lực trừ sâu của hạt củ đậu. 2.2. Các nghiên cứu ngoài nước - Sahu Rc, Hameed SF (1983), “Assessment of the rotenoids of Indian yam bean seeds”. Đánh giá rotenoid chiết xuất từ hạt củ đậu trừ các loài sâu, bướm. - Sahu RC, Hameed SF (1989), “Effect of Pachyrrhizus erosus urban seed extracts against tobacco caterpillar, Spodoptera litura F Tobacco Res 15(1):17-20”. Sự ảnh hưởng của hạt củ đậu đối với sâu. 3. Mục tiêu nghiên cứu 10
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Xác định được hàm lượng các chất polyphenol, flavonoid trong cao chiết lá củ đậu. - Đánh giá độc tính và khả năng kháng khuẩn của cao chiết lá củ đậu làm tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng làm dược liệu bổ sung vào BVTV. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu về cơ sở khoa học, tổng quan tài liệu vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho các nhiệm vụ tiếp theo. - Nhiệm vụ 2: Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, thông qua các phương pháp xác định, khảo sát, phân tích. - Nhiệm vụ 3: Thu nhận cao chiết lá củ đậu bằng 2 phương pháp ngâm dầm và chiết Soxhlet trong etanol 90o và acetone. - Nhiệm vụ 4: Định tính sơ bộ một số thành phần hóa học chính có trong cao chiết lá củ đậu. - Nhiệm vụ 5: Xác định hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số từ cao chiết lá củ đậu. - Nhiệm vụ 6: Đánh giá độc tính thông qua giá trị LC50 (nồng độ gây chết trung bình) của cao chiết lá củ đậu, đánh giá khả năng kháng khuẩn trên mô hình in vitro. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu: Các tài liệu về cây củ đậu, thành phần hóa học của lá và hạt củ đậu, các phương pháp xác định hàm lượng các hợp chất thứ cấp, mô hình đánh giá độc tính, phương pháp đục lỗ thạch, sinh vật thí nghiệm. - Phương pháp làm thí nghiệm: Tiến hành làm các thí nghiệm nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel và SAS. Các số liệu thu được sẽ được xử lý nhằm đưa ra kết luận cho đề tài. 11
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6. Kết quả đạt được của đề tài - Thu nhận được các loại cao chiết lá củ đậu bằng 2 phương pháp ngâm dầm và chiết Soxhlet trong 2 loại dung môi etanol 90o và acetone. - Định tính được sự có mặt của flavonoid, rotenone có sự hiện diện học trong cao chiết lá củ đậu. - Định lượng được: polyphenol tổng số, flavonoid tổng số của các loại cao chiết. - Tìm ra giá trị LC50, so sánh độc tính giữa các loại cao chiết và khả năng kháng một số loại vi sinh vật của các loại cao chiết. 7. Kết cấu đồ án tốt nghiệp - Mở đầu - Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở khoa học của đề tài - Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả và thảo luận - Chương 4: Kiến nghị - Tài liệu tham khảo 12
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 13
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây củ đậu 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại Cây củ đậu hay củ sắn, sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai phần: Pachyrhizus erosus) là một cây dây leo. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên. Tên gọi cây gần như chủ yếu nói về củ của nó.[16] Chi Củ đậu (Pachyrhizus) là một chi nhỏ gồm khoảng 5 – 6 loài dây leo có rể phình to thành củ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Mỹ. Sau khi người Châu Âu khám phá ra Châu Mỹ một số loài quan trọng trong chi này được giới thiệu sang Châu Phi, Châu Á và Châu Úc. Loài Củ đậu hay củ sắn dây (Pachyrhizus erosus) có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Người Tây Ban Nha đưa dây củ sắn từ Mexico vào Philippines vào thế kỷ thứ 18 và từ đó cây củ đậu được lan truyền đến các khu vực khác của Đông Nam Á và Trung Quốc. Hiện nay, Cây củ đậu được trồng nhiều ở Châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Cây củ đậu được người Pháp nhập vào đầu thế kỷ 20 và được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ, ở Miền Bắc gọi là Cây củ đậu. Hình 1. 1. Cây củ đậu 14
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Phân loại khoa học Giới (regnum) Plantae Bộ (ordo) Fabales Họ (familia) Fabaceae Phân họ (subfamilia) Faboideae Tông (tribus) Phaseoleae Phân tông (subtribus) Glycininae Chi (genus) Pachyrhizus Loài (species) P. erosus Danh pháp Pachyrhizus erosus 1.1.2. Đặc điểm và sinh thái Cây củ đậu có thể cao 4 – 5 m nếu có giàn. Lá kép gồm 3 chét hình tam giác rộng, mỏng. Hoa màu tím nhạt; ở Việt Nam thường ra vào tháng 4, tháng 5; hoa khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, được ngăn vách nhiều rãnh ngang, thường chứa từ 4 – 9 hạt. Củ do rễ phình to mà thành, có thể dài tới 2 m và nặng đến 20 kg. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ đậu có chứa tinh bột 2,4%, 4,51% đường toàn bộ (glucose). Nó có chứa 86 – 90% nước; nó có một ít protein (1,46%) nhưng không có các chất béo. Trái với củ, phần còn lại của cây củ đậu rất độc; hạt có chứa độc tố rotenone, dùng để diệt côn trùng và thuốc cá, diệt rệp rau và rệp thuốc lá. Lá có chứa các chất độc đối với cá và động vật nhai lại (trừ ngựa). Củ đậu nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ khoảng 12°C tới 16°C (53°F tới 60°F); nhiệt độ thấp hơn làm hư củ. Củ đậu tươi nếu được cất giữ ở nhiệt độ thích hợp có thể để lâu một hoặc hai tháng. Cây củ đậu được trồng ở châu Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á, nơi củ đậu sống được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú. Tại Việt Nam, cây củ đậu được trồng khắp nơi vùng đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc, nhưng ít dùng vì có độc. Mùa thu hoạch hạt: tháng 11 – 12.[17] 15
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.3. Tình hình trồng trọt, tiêu thụ và kỹ thuật canh tác cây củ đậu ở Việt Nam 1.1.3.1. Tình hình trồng trọt và tiêu thụ Ở Việt Nam, Cây củ đậu được được trồng nhiều ở các tỉnh Miền Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam Bộ. Tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện, các loại rau, củ, quả hiện là cây trồng ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là cây củ đậu. Cây củ đậu có quy trình canh tác đơn giản, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Theo điều tra khảo sát tại 4 xã thuộc huyện Kim Thành, tổng diện tích trồng củ đậu đạt trên 347 ha, chiếm 37,5% diện tích gieo trồng vụ đông với bình quân 3,7 sào/hộ. Giống chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống đại lý cung ứng thường là giống của các tỉnh miền Nam. Thời gian trồng chính vụ và trái vụ chênh lệch nhau không nhiều (khoảng 30 ngày) cho năng suất, chất lượng không cao. Sau khi áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP cho năng suất cao, đạt hiệu quả kinh tế lớn hơn so với củ đậu không thực hiện theo VietGAP. Năng suất chính vụ đạt trên 3.000 kg/sào, trái vụ đạt trên 1.800 kg/sào, do tiết kiệm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mỗi sào trồng củ đậu theo VietGAP cho lợi nhuận lớn hơn từ 400 – 500 ngàn đồng, qua đó tăng thu nhập trên 13 triệu đồng/ha/vụ.[18] Tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, toàn huyện có gần 200 ha trồng củ đậu, tập trung ở các xã Tân Việt, Bình Khê, An Sinh, Tràng An, Đức Chính… Trong đó, xã Tân Việt là địa phương có diện tích trồng củ đậu nhiều nhất huyện với hơn 72 ha. Được đưa vào trồng ở đồng đất địa phương từ năm 1997, đến nay cả 4 thôn trong xã, bà con nông dân đều tham gia mô hình này. Vụ mùa năm nay, cả xã Tân Việt gieo trồng 164 ha lúa và rau màu, thì củ đậu chiếm hơn 72 ha với gần 600 hộ nông dân tham gia. So với vụ mùa năm trước, diện tích cây củ đậu tăng gần 10 ha. 16
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1. 2. Thương lái thu mua củ đậu ngay tại đồng ruộng Theo đánh giá của địa phương, mỗi ha củ đậu cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng, năng suất cao gấp 3 – 4 lần so với cấy lúa. Ngoài ra, cây củ đậu cũng được xã Tân Việt chọn đăng ký sản phẩm trong chương trình “Mỗi xã, thị trấn một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện”. Theo bà con nông dân ở đây cho biết, mỗi sào củ đậu sau khi trừ chi phí, người nông dân thu lãi trung bình 4 – 5 triệu đồng.[19] Vụ mùa năm 2011, người dân ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu (Lục Ngạn – Bắc Giang) đã có nguồn thu bạc tỷ từ củ đậu. Cả thôn Mịn To có 42 hộ trồng cây củ đậu với tổng diện tích lên đến gần chục ha. Những hộ trồng diện tích nhiều từ 4 sào trở lên có đến hàng chục hộ. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, cộng với việc người dân đã áp dụng tốt kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm vào sản xuất, nên cây củ đậu sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao đạt bình quân hơn 3 tấn/sào. Ngoài việc bán buôn cho tiểu thương vào tận ruộng thu mua, nhiều bà con nơi đây còn thu hoạch dần và mang đi bán lẻ ở các chợ trong huyện được giá 4 nghìn đồng/kg. Trước kia, chỉ có vài hộ dân trong thôn Mịn To đưa cây củ đậu về trồng với diện tích nhỏ lẻ. Nhưng từ năm 2007, thấy việc trồng cây củ đậu không khó lại cho hiệu quả kinh tế cao nên nhân dân đã học tập nhau cùng mua giống về trồng. Theo đó diện tích cây củ đậu ngày càng được mở rộng, đến nay đã có gần chục ha.[20] Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND xã Đồng Kỳ xây dựng cánh đồng mẫu củ đậu, diện tích 21,3 ha tại thôn Ngò 1. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ hơn 100 nghìn đồng/sào và hướng dẫn kỹ 17
nguon tai.lieu . vn