Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Liêu MSSV: 1311090314 Lớp: 13DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đồ án còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường đại học Công Nghệ TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Để đồ án tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS Thái Văn Nam, giảng viên Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường - Trường đại học Công Nghệ TP.HCM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đồ án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đại học Công Nghệ TP.HCM, các thầy cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Môi Trường nói riêng đã dạy dỗ cho tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2017 Sinh viên thực hiện
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3 4. MỤC TIÊU..............................................................................................................3 4.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3 4.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 5. NỘI DUNG .............................................................................................................4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................4 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...........................................4 7.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4 7.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................5 8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................6 1.1. Tổng quan về rác thải nhà bếp .............................................................................6 1.1.1. Định nghĩa .........................................................................................................6 1.1.2. Nguồn gốc và phân loại rác thải nhà bếp ......................................................... 6 i
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.3. Tính chất của rác thải nhà bếp [22] .................................................................7 1.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhà bếp hiện nay [16] ............................... 11 1.2. Tổng quan về Giun Quế và một số chế phẩm sinh học......................................15 1.2.1. Tổng quan về Giun Quế ..................................................................................15 1.2.2. Một số chế phẩm sinh học phân hủy chất hữu cơ ...........................................27 1.3. Đánh giá chất lượng phân hữu cơ ......................................................................31 1.4. Các nghiên cứu có liên quan ..............................................................................34 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 38 2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 39 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................................. 39 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .....................................................................40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 51 3.1. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của Giun Quế ........51 3.2. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau của chế phẩm sinh học EMUNIV ............................................................................................................68 3.3. Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp có tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp Giun Quế và Chế phẩm sinh học EMUNIV ..............................................................................85 3.4. So sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp của 3 thí nghiệm .............................. 100 3.4.1. So sánh thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua 3 thí nghiệm ................... 100 3.4.2. So sánh hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm với nhau ......................................................................................................................... 101 3.5. Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp phù hợp ......................... 102 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................................... 107 ii
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 iii
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH 1 ANOVA Phân tích phương sai Analysis Of Variance 2 CHC Chất hữu cơ 3 CS Cộng sự 4 ĐHQG Đại học quốc gia 5 EMUNIV Vi sinh vật hữu hiệu + Đại học Effective Microorga- tổng hợp nism + Univercity 6 KH & CN Khoa học và công nghệ 7 LSD Sai khác có ý nghĩa nhỏ Least Significant Difference 8 SD Độ lệch chuẩn Standard Deviation 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh 11 VSV Vi sinh vật 12 WB Ngân hàng thế giới World Bank iv
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại rác thải nhà bếp theo thành phần hữu cơ và vô cơ .....................7 Bảng 1.2: Ưu nhược điểm của một số phương pháp xử lý rác thải nhà bếp .............12 Bảng 1.3: So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt Giun Quế và một số thức ăn chăn nuôi thông thường............................................................................................. 19 Bảng 1.4: Hàm lượng N, P, K tổng số trong phân giun và phân gia súc gia cầm.....21 Bảng 1.5: So sánh một số chế phẩm sinh học ........................................................... 29 Bảng 1.6: Tiêu chuẩn ngành 10 TCVN 562 – 2002 cho phân hữu cơ chế biến từ chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ............32 Bảng 2.1: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp quy mô hộ gia đình ........................ 40 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các nhà hàng tiệc cưới ..............41 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát thực tế rác nhà bếp tại các chung cư ............................. 41 Bảng 2.4: Phân loại thành phần dinh dưỡng trong rác thải nhà bếp hữu cơ .............42 Bảng 2.5: Số thứ tự của các thùng thí nghiệm chứa các công thức khác nhau .........43 Bảng 2.6: Các thùng xốp được sắp xếp theo kết quả rút thăm ngẫu nhiên ...............44 Bảng 2.7: Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu ...................................................49 Bảng 3.1: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của Giun Quế qua thời gian ............................................................................................. 51 Bảng 3.2: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi .53 Bảng 3.3: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi ....55 Bảng 3.4: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi ...............57 Bảng 3.5: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi .........59 Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm hàm lượng chất hữu cơ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi ................................................................................................ 61 v
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.7: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý ..................62 Bảng 3.8: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi .......................................................................................................63 Bảng 3.9: Hàm lượng Cacbon (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý ..............64 Bảng 3.10: Kết quả thí nghiệm hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế qua các ngày theo dõi .......................................................................................................65 Bảng 3.11: Hàm lượng Nitơ (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Giun Quế ...................................................................................................................66 Bảng 3.12: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia của Giun Quế ............................................................................67 Bảng 3.13: Hiệu quả xử lý các loại rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau của chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian .............................................................. 68 Bảng 3.14: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ...................................................................................................................................70 Bảng 3.15: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ...................................................................................................................................72 Bảng 3.16: Độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ..........74 Bảng 3.17: Biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày ....76 Bảng 3.18: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ...............................................................................78 Bảng 3.19: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................79 Bảng 3.20: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ................................................................................................ 80 Bảng 3.21: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................81 vi
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.22: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi ................................................................................................ 82 Bảng 3.23: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác bằng Chế phẩm EMUNIV .................................................................................................83 Bảng 3.24: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia của chế phẩm EMUNIV ........................................................... 84 Bảng 3.25: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp với tỷ lệ hữu cơ khác nhau khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV qua thời gian ........................................85 Bảng 3.26: Biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................86 Bảng 3.27: Biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................88 Bảng 3.28: Độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ......90 Bảng 3.29: Biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV 92 Bảng 3.30: Kết quả thí nghiệm hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi .............................................................. 94 Bảng 3.31: Hàm lượng CHC (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ......................................................................95 Bảng 3.32: Kết quả thí nghiệm hàm lượng C khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi .....................................................................95 Bảng 3.33: Hàm lượng C (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV .............................................................................96 Bảng 3.34: Kết quả thí nghiệm hàm lượng N khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi .....................................................................97 Bảng 3.35: Hàm lượng N (%) tại các thời điểm trong quá trình xử lý rác khi kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV .............................................................................98 vii
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.36: Bảng so sánh chất lượng phân sau ủ giữa các tỷ lệ khi xử lý rác thải nhà bếp với sự tham gia kết hợp của Giun Quế và chế phẩm EMUNIV......................... 99 Bảng 3.37: Thời gian phân huỷ rác thải nhà bếp qua các thí nghiệm ..................... 100 Bảng 3.38: Hiệu quả xử lý rác thải nhà bếp tối ưu nhất ở từng thí nghiệm ............101 viii
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giun Quế ...................................................................................................15 Hình 1.2: Hình thái cấu tạo của Giun Quế ................................................................ 17 Hình 1.3: Nuôi giun trong khây, chậu .......................................................................25 Hình 1.4: Nuôi giun trên đồng ruộng có mái che...................................................... 25 Hình 1.5: Nuôi giun trên đồng ruộng không có mái che...........................................26 Hình 1.6: Nuôi giun trong nhà với quy mô công nghiệp ..........................................27 Hình 2.1: Quá trình đục lỗ chuẩn bị thùng thí nghiệm .............................................38 Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu đề tài.............................................................................39 Hình 2.3: Giun Quế khỏe mạnh được lựa chọn cho thí nghiệm ............................... 43 Hình 2.4: Các bước tiến hành thí nghiệm 1 .............................................................. 45 Hình 2.5: Các bước tiến hành thí nghiệm 2 .............................................................. 47 Hình 2.6: Các bước tiến hành thí nghiệm 3 .............................................................. 48 Hình 3.1: Kết quả giun phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức .............................. 52 Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng Giun Quế ......54 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng Giun Quế .........56 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng Giun Quế ......................... 58 Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............60 Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng Giun Quế ..............62 Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng Giun Quế ..........64 Hình 3.8: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng Giun Quế ...............66 Hình 3.9: Kết quả chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác nhà bếp ở từng công thức .....69 ix
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.10: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................71 Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................73 Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ......75 Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................77 Hình 3.14: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................79 Hình 3.15: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................81 Hình 3.16: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác bằng chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................................83 Hình 3.17: Kết quả Giun Quế và chế phẩm EMUNIV phân huỷ rác ở các công thức ...................................................................................................................................86 Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV.............................................................................................. 87 Hình 3.19: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên độ ẩm khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ..................................................................................................89 Hình 3.20: Đồ thị biểu diễn độ sụt lún khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV ...................................................................................................................91 Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên pH khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV .........................................................................................................93 Hình 3.22: Đồ thị biểu diễn hàm lượng CHC khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi .....................................................................94 x
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Cacbon khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV qua các ngày theo dõi .............................................................. 96 Hình 3.24: Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ khi xử lý rác kết hợp Giun Quế và chế phẩm EMUNIV .........................................................................................................98 Hình 3.25: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô hộ gia đình và các khu chung cư .................................................................................................................. 103 Hình 3.26: Mô hình xử lý rác thải nhà bếp đối với quy mô hộ gia đình và chung cư .................................................................................................................................104 Hình 3.27: Quy trình xử lý rác thải nhà bếp với quy mô nhà hàng – Tiệc cưới .....105 xi
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, đô thị hóa là một quá trình không thể thiếu ở mỗi quốc gia, chúng mang lại cho chúng ta một cuộc sống văn minh hiện đại và cũng chính nó đã làm cho cuộc sống chúng ta trở nên khắc nghiệt hơn, môi trường ngày càng bị ô nhiễm từ ô nhiễm đất, nước, không khí đến cả ô nhiễm tiếng ồn. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm đó là rác. Rác là hiểm họa của môi trường nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Khoảng 1/3 rác thải sinh hoạt là chất hữu cơ đặc biệt là rác thải nhà bếp có thể tái chế một cách dễ dàng. Chất thải hữu cơ là một dạng nguyên liệu thô có thể biến thành phân ủ có chất lượng tốt nhất, đưa chất hữu cơ thiết yếu vào môi trường. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo các chuyên gia WB ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác của cư dân thành thị thải ra sẽ là 2.2 tỷ tấn/năm - tăng 70 % so với mức 1.3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại [24]. Ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý rác đã trở thành một đề tài nóng bỏng bởi lượng rác sinh ra quá nhiều khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày mà khả năng xử lý ngày một giảm đi bởi công nghệ lạc hậu chủ yếu là chôn lấp [25]. Hình thức chôn lấp gặp quá nhiều khuyết điểm vừa tốn diện tích đất, vừa ô nhiễm nguồn nước do nước rỉ rác. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường. Tại thành phố Hà Nội, khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm, tổng lượng rác thải ra ngoài môi trường lên tới 5.000 tấn/ngày. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng 1
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP để xử lý [30]. Với số tiền quá lớn để bỏ ra xử lý, nước ta đã lãng phí một tài nguyên vô cùng quý giá đó là rác. Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhà bếp có chứa một hàm lượng lớn chất hữu cơ nếu biết xử lý đúng cách nó sẽ trở thành một loại phân rất tốt cho cây trồng. Dùng Giun Quế và các chế phẩm sinh học là một phương pháp có thể dễ dàng sử dụng ngay tại nhà, bên cạnh đó Giun Quế còn là thức ăn ưa thích của nhiều loại gia cầm và cá… Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về khả năng phân hủy rác thải của Giun Quế song vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Lượng rác thải có chứa đạm và lipid được giun phân hủy rất chậm, nhiệt độ cao có thể làm giun bị chết, thời gian để phân hủy rác thải còn khá lâu. Nếu chỉ sử dụng chế phẩm thì cần thêm quá trình đảo trộn và chất lượng phân sau ủ không tốt bằng phân Giun Quế ở một số chỉ tiêu về chất lượng: C/N, các nguyên tố đa lượng, vi lượng …Vì vậy mà quá trình nghiên cứu được chia ra làm 3 thí nghiệm: Chỉ sử dụng Giun Quế, chỉ sử dụng chế phẩm và kết hợp cả hai với nhau. Nghiên cứu này sẽ đi sâu so sánh khả năng phân hủy rác thải nhà bếp của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV nhằm giảm thời gian thu gom, phân loại rác, hạn chế sự phát tán ô nhiễm vào không khí, đặc biệt việc nuôi Giun Quế là một công nghệ đơn giản không đòi hỏi trình độ vận hành hay kĩ thuật cao như những phương pháp xử lý khác. Vì những lý do trên, mà đề tài “NGHIÊN CỨU, SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ RÁC THẢI NHÀ BẾP THÀNH PHÂN HỮU CƠ CỦA GIUN QUẾ VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC EMUNIV” được đề xuất nhằm hạn chế những mặt tiêu cực mà rác thải gây ra nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. 2
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Rác thải nhà bếp - Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm khảo sát: Các hộ gia đình, các nhà hàng tiệc cưới, các khu chung cư khu vực quận Gò Vấp, Quận 12. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 - 2017 đến tháng 7 – 2017. - Địa điểm nghiên cứu: Tổ 10, khu phố 1, phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM ; Trung tâm thực hành thí nghiệm khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. 4. MỤC TIÊU 4.1. Mục tiêu chung So sánh để tìm ra phương pháp xử lý rác thải nhà bếp hiệu quả nhất bằng phương pháp sinh học, để đưa vào thực tế với những ưu điểm nổi bật là không cần thêm hóa chất và không làm phức tạp thêm các tính chất của môi trường, vừa đạt mục tiêu xử lý chất thải theo hướng thân thiện với môi trường, vừa đảm bảo các giá trị về mỹ quan, kinh tế…góp phần bảo vệ cộng đồng 4.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu về thành phần, tính chất của rác thải nhà bếp, Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV. Mục tiêu 2: So sánh được thời gian và khả năng phân hủy các thành phần khác nhau của rác thải nhà bếp của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV dựa trên các mô hình thí nghiệm. 3
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mục tiêu 3: Đề xuất được quy trình và mô hình thích hợp để sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhà bếp. 5. NỘI DUNG  Tổng hợp thu thập các tài liệu có liên quan về rác thải nhà bếp, Giun Quế và chế phẩm sinh học.  Thiết lập mô hình so sánh khảo sát nhiệt độ, độ ẩm, độ sụt lún…  Đánh giá chất lượng sản phẩm, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như: Các nguyên tố đa lượng, vi lượng, tỷ lệ C/N, độ pH, hệ thống vi sinh vật…  Đánh giá so sánh hiệu quả giữa các mô hình về thời gian, chất lượng, kinh tế, môi trường. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu  Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu  Phương pháp bố trí thí nghiệm  Phương pháp thiết lập mô hình xử lý  Phương pháp theo dõi và kiểm soát thí nghiệm  Phương pháp phân tích mẫu  Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày một cách cụ thể trong chương 2 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 7.1. Ý nghĩa khoa học  Nghiên cứu so sánh về khả năng phân hủy chất hữu cơ của chế phẩm EMUNIV và Giun Quế làm cơ sở để chọn ra phương pháp xử lý rác thải nhà bếp tốt nhất.  Làm tiền đề cho các nghiên cứu so sánh tiếp theo. 4
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá, so sánh được khả năng phân hủy chất hữu cơ của Giun Quế và chế phẩm EMUNIV, chọn ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất. - So sánh được thời gian và hiệu quả xử lý. - Đề xuất quy trình và mô hình xử lý rác thải nhà bếp theo quy mô hộ gia đình. 8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này đi sâu phân tích khả năng xử lý rác thải nhà bếp có thành phần tỷ lệ các chất hữu cơ khác nhau của Giun Quế và chế phẩm sinh học EMUNIV. So sánh được tốc độ phân hủy các chất hữu cơ có tỷ lệ khác nhau, với các tác nhân phân huỷ khác nhau trong rác thải nhà bếp. Từ đó có thể lựa chọn được phương pháp xử lý tối ưu và đề xuất được mô hình xử lý rác thải nhà bếp một cách hiệu quả. 5
nguon tai.lieu . vn