Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỪ SÂU CHÍCH HÚT CỦA NẤM PAECILOMYCES LILACINUS Ngành: Công nghệ sinh học Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hai ThS. Phạm Minh Nhựt Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Lâm MSSV: 1411100754 Lớp: 14DSH03 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ LỜI CAM ĐOAN Đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của chúng em dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Thị Hai Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH của trường Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. Những kết quả này hoàn toàn không sao chép từ các nghiên cứu khoa học khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Thái Thiện Ngọc Đức ___________________________________________________________________ 1
  3. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình chúng em đã tạo điều kiện cho chúng em học tập để chúng em có thành quả như ngày hôm nay. Trong suốt khoảng thời gian học tại trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng em đã được các thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng HUTECH đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập tại trường, cũng như trong quá trình thực hiện đồ án. Chúng em xin chân thành cám ơn đến Thầy Cô, nhờ có Thầy Cô đã trang bị kiến thức cho chúng em để có thể thực hiện đồ án này. Chúng em cũng xin cảm ơn Thầy Cô trong phòng thí nghiệm, các bạn cùng khóa và Chị Nguyễn Như Quỳnh, em Đặng Thị Như Quỳnh đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn các Thầy Cô trong hội đồng Phản Biện đã dành thời gian đọc và nhận xét đồ án tốt nghiệp này. Chúng em xin gửi đến Thầy Cô lời chúc sức khỏe trân trọng nhất. Trong quá trình làm đồ án, do kinh nghiệm còn thiếu và kiến thức chưa đầy đủ, nên có nhiều thiếu sót, mong các thầy cô bỏ qua. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Thái Thiện Ngọc Đức ___________________________________________________________________ 2
  4. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................10 1. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................10 2. Mục đích nghiên cứu: ..................................................................................10 3. Nội dung nghiên cứu: ..................................................................................11 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................12 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU .........................................................14 1.1. Tổng quan về cây Sắn: .............................................................................14 1.1.1. Tình hình trồng sắn ở Việt Nam: ....................................................14 1.1.2. Tình hình tiêu thụ sắn trong và ngoài nước: ..................................15 1.1.3. Một số giống sắn đang sản xuất phổ biến tại Việt Nam: ...............17 1.1.4. Những rủi ro trong việc trồng Sắn:.................................................17 1.1.5. Tình hình sâu bệnh hại chính trên cây sắn tại Việt Nam: ............18 1.1.5.1. Bệnh chổi rồng trên cây sắn: ...........................................................18 1.1.5.2. Rệp sáp bột hồng hại sắn: ................................................................20 1.1.5.3. Bệnh thối củ sắn: ...............................................................................22 1.1.5.4. Bệnh khảm virus trên Sắn (Cassava mosaic disease): ...................23 1.2. Tổng quan về Bọ Phấn Trắng: ................................................................25 1.2.1. Phân loại khoa học: ..........................................................................25 1.2.2. Đặc điểm sinh thái: ...........................................................................25 1.2.3. Đặc điểm hình thái: ..........................................................................26 1.2.4. Tổng quan về tác hại do bọ phấn trắng gây ra: .............................27 1.2.5. Tình trạng kháng thuốc trừ sâu ở Bọ phấn trắng Bemisia tabaci: 29 1.3. Tổng quan về nấm Paecilomyces: ...........................................................31 1.3.1. Phân loại khoa học: ..........................................................................31 1.3.2. Đặc điểm hình thái: ..........................................................................32 1.3.3. Đặc điểm sinh thái: ...........................................................................33 1.3.4. Cơ chế tác động lên côn trùng: ........................................................35 1.4. Một số kết quả nghiên cứu nấm Paecilomyces spp trừ sâu hại cây trồng: 36 1.5. Một số ứng dụng của nấm Paecilomyces spp. vào thực tiễn đời sống: 37 1.5.1. Sản xuất enzyme: ..............................................................................37 1.5.2. Sản xuất kháng sinh và hợp chất thứ cấp: .....................................38 ___________________________________________________________________ 3
  5. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ 1.5.3. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật: ......................................................39 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Paecilomyces spp: .39 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................42 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .........................................................42 2.2. Thiết bị - hóa chất - vật liệu nghiên cứu: ...............................................42 2.2.1. Thiết bị - hóa chất: ............................................................................42 2.2.2. Vật liệu:..............................................................................................43 2.2.3. Các môi trường sử dụng: .................................................................43 2.3. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................45 2.3.1. Kiểm tra khả năng sinh tổng hợp chitinase của nấm Paecilomyces sp. trên môi trường thạch (Nguyễn Thị Hà, 2012): ......................................45 2.3.2. Kiểm tra khả năng sinh enzyme protease của chủng nấm Paecilomyces sp trên môi trường thạch: .......................................................45 2.3.3. Xác định lượng nước bổ sung vào cơ chất trong sản xuất nấm Paecilomyces lilacinus: ....................................................................................46 2.3.4. Ảnh hưởng của nguồn Nitơ bổ sung vào môi trường gạo tấm đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus: ..............................................46 2.3.5. Ảnh hưởng của nguồn Khoáng bổ sung vào môi trường gạo tấm đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus:.......................................47 2.3.6. Xác định nhiệt độ sấy phù hợp để tạo chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus:............................................................................................................47 2.3.7. Đánh giá hiệu quả trừ rầy xanh trên cây đậu bắp của chủng nấm Paecilomyces trong điều kiện phòng thí nghiệm:..........................................47 2.3.8. Đánh giá khả năng gây chết Bọ phấn trắng Bemisia tabaci của nấm Paecilomyces lilacinus ở điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng: 48 2.4. Phướng pháp xử lý số liệu: ......................................................................50 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................51 3.1. Khả năng sinh tổng hợp enyme của nấm Paecilomyces lilacinus: .......51 3.1.1. Khả năng sinh tổng hợp chitinase của nấm Paecilomyces lilacinus trên môi trường thạch. ....................................................................................51 3.1.2. Khả năng sinh tổng hợp protease của nấm Paecilomyces lilacinus trên môi trường thạch. ........................................................................................52 3.2. Xác định lượng nước bổ sung vào cơ chất trong sản xuất nấm Paecilomyces lilacinus: ........................................................................................53 3.2.1. Xác định độ ẩm cơ chất – Gạo tấm: ................................................53 3.2.2. Xác định lượng nước bổ sung vào cơ chất để nhân sinh khối nấm Paecilomyces lilacinus: ....................................................................................54 3.3. Ảnh hưởng của nguồn Nitơ bổ sung vào môi trường gạo tấm đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus: ......................................................56 3.4. Ảnh hưởng của nguồn Khoáng bổ sung vào môi trường gạo tấm đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus:..................................................58 ___________________________________________________________________ 4
  6. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ 3.5. Xác định nhiệt độ sấy phù hợp để tạo chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus: ...............................................................................................................60 3.6. Đánh giá hiệu quả trừ rầy xanh Amrasca devastans trên cây đậu bắp của chủng nấm Paecilomyces lilacinus trong điều kiện phòng thí nghiệm: ...62 3.7. Đánh giá khả năng gây chết Bọ phấn trắng Bemisia tabaci của nấm Paecilomyces lilacinus ở điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng: ............65 3.7.1. Đánh giá khả năng gây chết Bọ phấn trắng Bemisia tabaci của nấm Paecilomyces lilacinus ở điều kiện phòng thí nghiệm: .........................65 3.7.2. Đánh giá khả năng gây chết Bọ phấn trắng Bemisia tabaci của nấm Paecilomyces lilacinus ở Ngoài đồng: ....................................................67 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................72 4.1. Kết luận: ....................................................................................................72 4.2. Đề nghị: .....................................................................................................72 TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................74 PHỤ LỤC .................................................................................................................80 ___________________________________________________________________ 5
  7. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Đường kính vòng phân giải chitinase của nấm Paecilomyces lilacinus. ............................................................................................................51 Bảng 3. 2: . Đường kính vòng phân giải casein của nấm Paecilomyces lilacinus. ...........................................................................................................................52 Bảng 3. 3: Kết quả đo độ ẩm cơ chất (Gạo tấm ) bằng tủ sấy.............................53 Bảng 3. 4: Sự sinh trưởng của nấm Paecilomyces lilacinus ở các lượng nước bổ sung. ..................................................................................................................55 Bảng 3. 5: Sự sinh trưởng của nấm Paecilomyces lilacinus ở các nguồn Nito. ..57 Bảng 3. 6: Sự sinh trưởng của nấm Paecilomyces lilacinus ở các nguồn Khoáng. ...........................................................................................................................59 Bảng 3. 7: Các mức nhiệt độ sấy của chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus. ...61 Bảng 3. 8: Hiệu lực gây Rầy xanh trong điều kiện phòng thí nghiệm của chế phẩm nấm Paecilomyces lilacnus. ..................................................................63 Bảng 3. 9: Hiệu lực gây chết Bọ phấn trong điều kiện phòng thí nghiệm của chế phẩm nấm Paecilomyces lilacnus. ..................................................................65 Bảng 3. 10: Tình hình bệnh khảm lá Sắn. ............................................................68 Bảng 3. 11: Mật độ bọ phấn (con/cây) trên cây sắn tại các công thức thí nghiệm (Tân Châu, Tây Ninh). ....................................................................................70 Bảng 3. 12: Hiệu lực gây chết bọ phấn trên cây sắn của chế phẩm nấm Paeciloyces lilacinus (Tân Châu, Tây Ninh tháng 4/2018). ..........................71 ___________________________________________________________________ 6
  8. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Tình hình sản xuất khoai mì từ năm 1960 – 2010 ..............................15 Hình 1. 2: Vòng đời bọ phấn trắng........................................................................25 Hình 1. 3: Đại thể nấm Paecilomyces spp .............................................................32 Hình 1. 4: Đặc điểm vi thể của nấm Paecilomyces lilacinus ................................32 Hình 1. 5: Đặc điểm vi thể nấm Paecilomyces farinosus ......................................33 Hình 1. 6: Đặc điểm vi thể nấm Paecilomyces varioti...........................................34 Hình 1. 7: Đặc điểm vi thể nấm Paecilomyces lilacinus .......................................35 Hình 3. 1: Khả năng sinh tổng hợp enzyme chitinase của nấm Paecilomyces lilacinus (vòng phân giải chitin của nấm Paecilomyces lilacinus qua 4 ngày sau cấy) ...........................................................................................................................51 Hình 3. 2: Khả năng sinh tổng hợp enzyme protease của nấm Paecilomyces lilacinus (vòng phân giải casein của nấm Paecilomyces lilacinus qua 4 ngày sau cấy) .............................................................................................................52 Hình 3. 3: Gạo tấm sấy trong tủ sấy ở 105oC ......................................................53 Hình 3. 4: Gạo tấm sấy bằng cân sấy ẩm KERN DBS .......................................53 Hình 3. 5: Môi trường tăng sinh lỏng (Cz). dịch huyền phù bào tử nấm 10ml dịch ....................................................................................................................54 Hình 3. 6: Sinh khối nấm được nhân sinh khối trên môi trường gạo tấm tương ứng với các lượng nước 40ml, 50ml, 60ml .....................................................54 Hình 3. 7: Kết quả cấy trang kiểm tra mật độ bào tử nấm tương ứng với các lượng nước 40ml, 50ml, 60ml .........................................................................55 Hình 3. 8: Sinh khối nấm được nhân sinh khối trên môi trường gạo tấm với lượng nước bổ sung 50ml và được bổ sung các nguồn Nito khác nhau......56 Hình 3. 9: Kết quả cấy trang kiểm tra mật độ bào tử nấm của các nguồn Nito ...........................................................................................................................57 ___________________________________________________________________ 7
  9. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ Hình 3. 10: Sinh khối nấm được nhân sinh khối trên môi trường gạo tấm với lượng nước bổ sung 50ml và được bổ sung các nguồn Khoáng khác nhau58 Hình 3. 11: Kết quả cấy trang kiểm tra mật độ bào tử nấm của các nguồn Khoáng..............................................................................................................59 Hình 3. 12: Chế phẩm nấm sử dụng cân sấy ẩm KERN DBS để đo độ ẩm ......60 Hình 3. 13: Kết quả cấy trang kiểm tra mật độ bào tử nấm ở các mức nhiệt độ sấy......................................................................................................................61 Hình 3. 14: Rầy xanh trên lá đậu bắp ..................................................................62 Hình 3. 15: Rầy xanh bị nấm ký sinh và cành bào tử mọc ra từ Rầy xanh bị chết khi nhìn dưới kính hiển vi độ phóng đại 10x và 100x ..........................63 Hình 3. 16: Bọ phấn trắng chết trên lá sắn ..........................................................65 Hình 3. 17: Bọ phấn bị nấm ký sinh (a) và cành bào tử (b) mọc ra từ bọ phấn bị chết khi nhìn dưới kính hiển vi độ phóng đại 10x và 100x ......................66 Hình 3. 18: Nấm Paecilomyces lilacinus được hoạt hoá từ Bọ phấn trắng.......66 Hình 3. 19: Cây Sắn bị khảm lá ............................................................................67 Hình 3. 20: Ruộng thí nghiệm được bố trí tại Tân Châu, Tây Ninh .................67 Hình 3. 21: Sinh viên điều tra bọ phấn và khảm lá sắn tại Tây Ninh ...............67 Hình 3. 22: Bọ phấn trắng trưởng thành trên lá sắn tại Tân Châu, Tây Ninh (4/2018) .............................................................................................................69 Hình 3. 23: Bọ phấn trắng chết trên lá sắn tại Tân Châu, Tây Ninh (4/2018) .71 ___________________________________________________________________ 8
  10. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CZ: Czapeck - Dox CT: Công thức PDA: Potato D - Glucose Agar BVTV: Bảo vệ Thực vật Ops: Organophosphates CIAT: Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế ___________________________________________________________________ 9
  11. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất cây trồng và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật đã được nhập khẩu và sử dụng để phòng trừ sâu hại cây trồng. Ưu điểm của thuốc trừ sâu hoá học là phổ tác dụng rộng, hiệu quả nhanh. Nhưng thuốc hoá học ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như sâu hại nhanh kháng lại thuốc sau chỉ một thời gian sử dụng, tồn dư thuốc trong nông sản cao gây mất an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người người tiêu dùng và thuốc hoá học cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường sống. Trong thời gian gần đây nhiều nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, hồ tiêu, sắn… bị trả về là do tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật. Với ưu điểm vượt trội về độ thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người, thuốc trừ sâu sinh học đang là lựa chọn có tiềm năng lớn trong xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trong số các tác nhân đã được nghiên cứu thì nấm Paecilomyces được đánh giá có triển vọng do hiệu lực diệt sâu cao, mức độ lây lan trong quần thể rộng và kéo dài lại không độc hại với con người và môi trường, (U.S. Environmental Protection Agency, 2005). Vì vậy, gần đây chi nấm này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và nhiều chủng thuộc chi Paecilomyce đã được thương mại hoá để trừ sâu chích hút ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nghiên cứu và ứng dụng về loài nấm có ích này vẫn còn khá hạn chế. Vì vậy, việc tìm kiếm và sử dụng các chủng nấm Paecilomyces sp để trừ sâu chích hút hại cây trồng là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm sinh viên thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả trừ sâu chích hút của nấm Paecilomyces lilacinus”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả trừ sâu chích hút của nấm Paecilomyces lilacinus. ___________________________________________________________________ 10
  12. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ 3. Nội dung nghiên cứu: - Nội dung 1: Kiểm tra hoạt tính Enzyme. - Nội dung 2: Xác định lượng nước bổ sung vào cơ chất trong sản xuất nấm Paecilomyces lilacinus. - Nội dung 3: Ảnh hưởng của nguồn Nitơ bổ sung vào môi trường gạo tấm đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus. - Nội dung 4: Ảnh hưởng của lượng khoáng bổ sung đến sự phát triển của nấm Paecilomyces lilacinus - Nội dung 5: Xác định nhiệt độ sấy phù hợp để tạo chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus. - Nội dung 6: Đánh giá hiệu quả trừ Rầy xanh Amrasca devastans trên cây đậu bắp của chủng nấm Paecilomyces trong điều kiện phòng thí nghiệm và trong chậu. - Nội dung 7: Đánh giá hiệu quả trừ Bọ phấn trắng Bemisia tabaci của chủng nấm Paecilomyces lilacinus ở điều kiện phòng thí nghiệm và ngoài đồng. ___________________________________________________________________ 11
  13. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ ĐẶT VẤN ĐỀ Sâu chích hút là nhóm sâu hại nguy hiểm cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vì ngoài tác hại trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của cây trồng, nhiều loài sâu chích hút còn là vecto truyền bệnh virus cho cây trồng. Ngày nay các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn được chú trọng sản xuất và phát triển. Sắn hay khoai mì (cassava) là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao giúp người dân phần nào bớt đi được gánh nặng kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Trong năm 2015 diện tích trồng sắn ở nước ta là khoảng 560.000ha, thu được 19tấn/ha và đạt tổng giá trị xuất khẩu tầm 1,5 tỉ USD (sau gạo và cafe) (Lê Huỳnh Nam và cộng sự 2016). Do lợi ích kinh tế mang lại khá cao nên sắn được trồng ở nhiều vùng trên cả nước. Trong đó, Tây Ninh là nơi có truyền thống về trồng sắn, năng suất sắn ở Tây Ninh cao nhất nước (31,6 tấn/ha). Tây Ninh cũng có số lượng nhà máy chế biến khoai mì và tinh bột mì cao nhất, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Tây Ninh online 2015). Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua bệnh khảm lá phát triển mạnh ở Tây Ninh, nguy cơ mất vùng nguyên liệu sắn ở Tây Ninh là rất lớn. Theo Cục BVTV, đây là đối tượng dịch hại mới và lần đầu tiên xuất hiện gây hại tại Việt Nam. Tác nhân gây bệnh do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus. Môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng Bemisia Tabaci Genn (Cục Bảo vệ Thực vật, 2017). Vì vậy, việc sử dụng thuốc hóa học cho hiệu quả rất thấp đối với loài dịch hại này. Trong khi đó, theo Nguyễn Thị Xuân Hương (2015) và Đỗ Anh Duy (2016), chủng nấm Paecilomyces lilacinus có hiệu quả cao đối với bọ phấn trắng và một số loài sâu chích hút như rệp Aphis gosypii, rầy nâu hại lúa Nilaparvata lugens... trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu về quy trình sản xuất chế phẩm từ chủng nấm này cũng như thử nghiệm hiệu lực của nấm trên đồng ruộng, đặc biệt là thử nghiệm hiệu lực trừ bọ phấn trên cây khoai mì. Xuất phát từ tình hình trên, nhóm sinh viên tiến hành đề tài “Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả trừ sâu chích hút của nấm Paecilomyces lilacinus”. Nhằm đưa loài nấm ___________________________________________________________________ 12
  14. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ có ích này lây lan trong cộng đồng bọ phấn trắng giúp hạn chế quần thể vectơ lan truyền bệnh và cuối cùng là hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá gây ra cho cây sắn nói riêng và cây trồng nói chung. ___________________________________________________________________ 13
  15. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây Sắn: Nguồn gốc – Lịch sử: Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Cây khoai mì (sắn) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây khoai mì được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại khoai mì trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Bằng chứng về nguồn gốc khoai mì là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ khoai mì ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh khoai mì trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965). Đặc điểm: Cây khoai mì cao 2–3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. 1.1.1. Tình hình trồng sắn ở Việt Nam: Sắn là cây trồng truyền thống ở Việt Nam, được trồng trên toàn quốc gia. 1 mùa ở miền Bắc và 3 mùa/ năm ở miền Nam Việt Nam. Trong năm 2015 diện tích trồng sắn là 560.000 ha. 19 tấn/ha và 10.5 triệu tấn củ tươi trên cả nước. Diện tích và khối lượng sản xuất sắn thứ 3 sau gạo và ngô. Xuất khẩu thứ 3 sau gạo và cafe 1,5 tỉ USD trong 2015. Được trồng với diện tích nhỏ ở quy mô hộ gia đình và diện tích lớn với quy mô trang trại, 70% là để xuất khẩu. (Lê Huỳnh Ham và cộng sự - 2016). ___________________________________________________________________ 14
  16. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ 1.1.2. Tình hình tiêu thụ sắn trong và ngoài nước: Sản lượng khoai mì trong năm 2014 là 9,7 triệu tấn. Trong đó 30% phục vụ nhu cầu trong nước như cung cấp lương thực thức ăn gia súc, tinh bột dược phẩm, nhiên liệu sinh học và rượu công nghiệp, 70% còn lại để xuất khẩu. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất chế biến, tiêu thụ là cơ hội triển vọng để nông dân phát triển. Khu vực trồng khoai mì tăng từ 237600ha năm 2000 lên 560000ha năm 2014 trong khi sản lượng khoai mì tăng từ 8,4tấn/ha lên 19tấn/ha. Giá trị xuất khẩu khoai mì khoảng 1,3-1,5 tỉ USD/ năm. (Nguyen Van Bo, Hoang Kim 2013) Trong 20 năm qua khoai mì trở thành cây xuất khẩu quan trọng thứ 3 trên cả nước. Đó là 1 cuộc cách mạng thật sự. Từ năm 1960 -2000 sản lượng khoai mì đạt khoảng 8 tấn/ha là khá thấp vì: • Khoai mì được coi là cây làm đất xuống cấp gây xói mòn đất • Không có giá trị kinh tế, không được khuyến khích mở rộng • Kể từ khi hợp tác với CITA, năng suất khoai mì tăng đáng kể ở cuối thập niên 80 của thế kỉ 20. • Đến năm 2015 năng suất đã tăng gấp đôi 19tấn/ năm. Hình 1. 1: Tình hình sản xuất khoai mì từ năm 1960 – 2010 ___________________________________________________________________ 15
  17. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ Sản lượng khoai mì được sản xuất cao hơn Châu Phi nhưng thấp hơn Thái Lan, Indonesia. Có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc: trong 1 năm miền bắc đạt 12tấn/ha miền Nam 32tấn/ha. Diện tích trồng khoai mì tăng từ 164300ha năm 1995 đến 560000 năm 2015, tăng hơn 3 lần sau 20 năm. Sản lượng tăng từ 1,62 triệu tấn năm 1995 lên 10,5 triệu tấn năm 2015, tăng gấp 6 lần. Giá trị Xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD năm 2015. Cung cấp việc làm và nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân. (FAOSTAT, 2014, cited by Hoang Kim et al., 2014a). Chương trình nhiên liệu sinh học từ 2015 – 2025: Theo quyết định của Thủ Tướng số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007 thì: năm 2015: 5% được sử dụng làm nhiên liệu sinh học và đến năm 2025: 10% được sử dụng làm rượu và xăng sinh học. Khoai mì được xác định là cây trồng thích hợp cho nhiên liệu sinh học ở trong những thập kỷ tới. Điều này làm cho Việt Nam trở thành quốc gia đặc biệt trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học. (Tran Cong Khanh, 2015). Việc cải thiện năng xuất và mở rộng diện tích trồng khoai mì ở những năm gần đây khiến khoai mì trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Trước đây khoai mì được xem là cây trồng không mong muốn do lợi nhuận thấp làm xói mòn và suy thoái đất. nhưng việc trồng khoai mì trong thập kỷ qua cho thấy khoai mì cho năng suất ổn định 60-80tấn/ha là khả thi và không làm suy thoái hay xói mòn đất. Vì vậy khoai mì trở thành cây trồng hứa hẹn và cạnh tranh cao trong việc mang lại thu nhập cho cho các tỉnh thành ở Việt Nam. Bảo tồn và phát triển bền vững khoai mì ở Việt Nam đã mang lại kết quả ngoạn mục và được thử nghiệm ở Tây Ninh, Phú Yên, Dak Lak và Đồng Nai. Những nơi này được sử dụng công nghệ cải tiến làm tăng sản lượng từ 8.5 tấn/ha thành 36tấn/ha. (Hoàng Kim 2015) ___________________________________________________________________ 16
  18. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ Theo Jin Shu Ren. 2015. Năm 2015 diện tích trồng khoai mì ở Việt Nam khoảng 0,56 triệu ha. Năm 2014 Việt Nam xuất khẩu khoảng 3.4 triệu tấn khoai mì. Năm 2015 Việt Nam xuất khẩu khoảng 4.0 triệu tấn khoai mì. Khoảng 90% khoai mì được xuất khẩu sang trung quốc. Trung Quốc là thị trường khoai mì lớn nhất thế giới. 13 nhà máy sản xuất cồn sinh học với công suất 1067,7 triệu lít cồn sinh học mỗi năm. 66 nhà máy chế biến tinh bột công nghiệp. Hơn 2000 đơn vị chế biết tinh bột sắn thủ công. Sản xuất chế biến và tiêu thụ khoai mì là cơ hội triển vọng của nông dân và các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế gới. 1.1.3. Một số giống sắn đang sản xuất phổ biến tại Việt Nam: Một số giống sắn do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc- Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu cho sản xuất, đang được trồng phổ biến trên phạm vi cả nước như giống sắn: KM94, SM937-26, KM98-1, KM60, KM98-5, KM140, KM101, HL-S10, HL-S11 và KM7. Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh gần đây giới thiệu chuyển giao cho sản xuất giống sắn KM419. Ở phía Bắc nghiên cứu chọn tạo giống của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, Viện Di truyền Nông nghiệp đã giới thiệu cho sản xuất giống sắn như: KM98-7, NA1, Sa06, Sa21-12, HL2004-28, BK. 1.1.4. Những rủi ro trong việc trồng Sắn: - Sự cạnh tranh về các cây trồng khác. - Bệnh tật. - Yêu cầu lao động cao. - Ô nhiễm trong chế biến. - Biến động giá cả và sự bất ổn của thị trường. (Nguyen Van Bo, Hoang Kim et al. 2013) ___________________________________________________________________ 17
  19. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ 1.1.5. Tình hình sâu bệnh hại chính trên cây sắn tại Việt Nam: Chiều hướng diện tích sản xuất sắn gia tăng liên tục trong những năm qua đã dần xuất hiện những sâu bệnh và rủi ro cao trong canh tác sắn của nông dân. Hiện nay đã xuất hiện những sâu bệnh nguy hiểm nếu không quan tâm kịp thời và phòng trừ có thể ảnh hưởng lớn đến năng suất. Những dịch hại mới đây xuất hiện trên sắn như: Bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng, bệnh thối củ, bệnh khảm lá do vi rút, … Ngày càng gia tăng mạnh ở diện rộng hơn và phân bổ ra nhiều vùng, làm thiệt hại đáng kể đến năng suất, chất lượng và thu nhập của nông dân trồng sắn. 1.1.5.1. Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân: Bệnh do Phytoplasma (Candidatus phytoplasma aurantifolia) gây ra, bệnh xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2005 và phát triển thành dịch trên diện rộng từ năm 2008- 2013. Bệnh hại chủ yếu trên giống sắn KM94 và gây thiệt hại trên diện rộng ở các tỉnh phía nam như: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Kon Tum. Triệu chứng của cây sắn bị bệnh chổi rồng: - Giai đoạn cây con: Hom giống bị nhiễm bệnh sau khi trồng lên mầm kém, sinh trưởng kém, lóng thân ngắn, lá ngắn và nhỏ. Chồi ngọn rụt ngắn lại, cây thấp lùn, các mầm ngủ trên thân mọc nhiều chồi, cây sinh trưởng kém, lá chuyển màu vàng, rụng hoặc chết khô. Khi bệnh nặng bên trong thân gỗ của cây và hom sắn thâm đen, phần bấc trong thân cây chuyển màu nâu vàng, sau đó cây héo dần, rụng lá và chết cả cây. - Giai đoạn cây sắn thu hoạch: Những cây nhiễm bệnh nhẹ, mặc dù cây sinh trưởng bình thường nhưng đến thời kỳ thu hoạch ngọn cây bị chết khô, phần thân đoạn dưới bị chết, các chồi mọc thành dạng chùm, hình dạng dù, biểu hiện sinh trưởng của từng chồi giống như triệu chứng của giai đoạn cây con nhiễm bệnh chổi rồng, cây sắn ít củ và củ nhỏ hơn cây bình thường (năng suất giảm từ 30- 90%). ___________________________________________________________________ 18
  20. Đồ án tốt nghiệp _________________________________________________________________________ Điều kiện phát sinh và lây nhiễm: - Bệnh do Phytoplasma (Candidatus phytoplasma aurantifolia) gây ra, theo tài liệu nghiên cứu trên thế giới, phytoplasma còn gây hại trên các loài thực vật khác như cây hoa cẩm quỳ (Malvaviscus arborrus), dâm bụt (Hibicus rosasinensis), chanh leo (Passiflora)... - Bệnh chổi rồng hại sắn lan truyền chủ yếu qua 2 con đường: • Hom giống đã nhiễm bệnh. • Môi giới truyền bệnh là loài rầy được ghi nhận trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam các nghiên cứu vẫn chưa kết luận. - Bệnh thường xuất hiện gây hại vào đầu mùa mưa (tháng 5- 6) và phát triển mạnh vào các tháng 1, 3 năm sau. - Bệnh gây hại nặng trên giống sắn KM 94 và hại nặng ở những vườn sắn không đầu tư chăm sóc. Dùng hom giống bị bệnh để làm giống. - Giai đoạn thu hoạch bệnh nặng hơn giai đoạn cây sắn non, bệnh gây hại nặng trên những ruộng sắn không có điều kiện thu hoạch để qua 2 năm. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng những giống sắn từ vùng chưa bị bệnh và cây sắn sạch bệnh để làm giống, không vận chuyển hom sắn giống từ vùng bệnh sang vùng khác. - Vườn bị bệnh, thu gom đốt triệt để thân và tàn dư của cây sắn bị bệnh để tiêu diệt nguồn bệnh, luân canh với cây trồng khác họ từ 1- 2 vụ, sau đó mới trồng lại sắn. - Đối với diện tích sắn non, giai đoạn phát triển thân lá bị nhiễm bệnh nhẹ, cần nhổ tiêu hủy cây bệnh và rắc vôi vào hốc những cây bị bệnh để hạn chế sự lây lan. - Bón phân đầy đủ và cân đối N, P, K theo qui trình canh tác sắn bền vững, trồng xen cây họ đậu để bổ sung dinh dưỡng cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất. ___________________________________________________________________ 19
nguon tai.lieu . vn