Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- TẠ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM --------------------------- TẠ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH PHÚ TP.HCM, tháng 08 năm 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quốc Bìn Phản biện 1 3 PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Phản biện 2 4 PGS.TS. Tôn Thất Lãng Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP.HCM, ngày ... tháng 10 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Tạ Thị Thủy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1990 Nơi sinh: Hà Nội Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV: 1641810009 I- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Tìm hiểu các khái niệm về hóa chất, DNVVN, quy định pháp luật về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và Thế giới và các nghiên cứu có liên quan. 2. Đánh giá tình hình kinh doanh, đảm bảo an toàn hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 3. Xác định các nguy cơ và những vấn đề sức khỏe thường gặp do hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 4. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 02 năm 2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 08 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS. TS. Huỳnh Phú PGS. TS. Thái Văn Nam
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy
  6. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực luận văn này. Cảm ơn PGS.TS. Huỳnh Phú đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Hải (Chuyên viên an toàn Hóa chất và Môi trường, Sở Công thương TP.HCM đã hỗ trợ cho tôi nghiên cứu thực tế về hiện trạng hóa chất trên địa bàn TP.HCM). Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình, anh chị em, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và những hạn chế về kinh nghiệm, các kết quả thực hiện luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy, cô để giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy
  7. iii TÓM TẮT Việc đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động lâu nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các mối nguy, ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể nghiên cứu trên các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước và đặc biệt là thực hiện điều tra khảo sát thực tế tình hình đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả đáng lưu ý. (1)-Nghiên cứu đã thống kê được số lượng doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận; (2)-Đánh giá tình hình đảm bảo an toàn hóa chất trên địa bàn Quận; (3)-Xác định các mối nguy đến sức khỏe của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp đồng thời đề xuất những giải pháp thực tế nhằm giảm thiểu nguy cơ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc tại những doanh nghiệp này. Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ cung cấp các số liệu về hiện trạng kinh doanh hóa chất công nghiệp tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động tại khu vực này từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
  8. iv ABSTRACT Ensure chemical safety for workers hasn't been properly interested in almost businesses, especially small and medium businesses. The objective of the study was to identify the hazards and effects of chemicals on workers, thereby proposing solutions to reduce risks and ensure health and safety for workers working in the chemical environment in small and medium businesses. Specific, research in the business of industrial chemicals in District 5, Ho Chi Minh City. Through methods such as data collection, analysis and synthesis of research in Vietnam and the world, and especially investigate the situation of ensure health safety for employees working in chemical environments in small and medium businesses in District 5, the study has achieved some remarkable results. (1)-The Study has been statistics the number of businesses dealing in industrial chemicals in the District 5. (2)-Assessing the situation of chemical safety in District 5. (3)-Identify hazards to the health of employees working in industrial chemical trading businesses and propose practical solutions aimed at minimize the risk, ensure health safety of employees working in these businesses. The implementation of this study will provide data on the current status of industrial chemical business in SMEs in District 5 for next studies. In addition, this study will give managers a specific view on the situation of chemical safety for workers in this area, so that there are specific solutions to reduce the risk and ensure health and safety for workers.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................x DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................2 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ......................................................................3 V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu ........................................................3 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ...................................................................4 V.3. Phương pháp thống kê .................................................................................4 V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................................4 V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước ......4 V.6. Phương pháp chuyên gia .............................................................................5 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................5 VI.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................5
  10. vi VI.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................5 VII. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................6 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................................................6 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ......................................................6 1.2. Tổng quan về hóa chất .................................................................................9 1.2.1. Khái niệm hóa chất................................................................................9 1.2.2. Phân loại hóa chất .................................................................................9 1.2.3. Khái niệm hóa chất công nghiệp .........................................................10 1.3. Tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam ......................................11 1.3.1. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Hà Nội .......................................................................................11 1.3.2. Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn TP.HCM ........................13 1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên Thế giới và Việt Nam.20 1.4.1. Trên thế giới ........................................................................................20 1.4.2. Tại Việt Nam .......................................................................................26 1.5. Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người .....................................31 1.5.1. Các yếu tố quyết định độc tính của hóa chất.......................................31 1.5.2. Ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể con người ...................................37 1.5.3. Nguy cơ cháy nổ .................................................................................37 1.6. Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến đảm bảo an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp .....................................................................................................44 1.6.1. Các nghiên cứu, hướng dẫn trên thế giới ............................................44
  11. vii 1.6.2. Các nghiên cứu hướng dẫn tại Việt Nam ............................................45 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 ...........................................................47 2.1. Tình hình hoạt động, kinh doanh hóa chất công nghiệp ............................47 2.1.1. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất ..........47 2.1.2. Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu .........................58 2.1.3. Tình hình tuân thủ quy định hóa chất .................................................60 2.1.4. Những hạn chế trong quản lý hóa chất công nghiệp ...........................65 2.2. Hiện trạng các sự cố liên quan đến hóa chất ..............................................65 2.2.1. Các sự cố hóa chất lớn ........................................................................65 2.2.2. Đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất ......................................67 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO TÌNH HUỐNG SỰ CỐ HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐÊN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG .................................................................................69 3.1. Xác định những nguy cơ hóa chất đối với người lao động ........................69 3.1.1. Sang chiết hóa chất trái phép và không đảm bảo an toàn ...................69 3.1.2. Nguy cơ từ sự cố rò rỉ hóa chất ...........................................................70 3.1.3. Nguy cơ từ vật liệu chứa hóa chất không an toàn ...............................71 3.1.4. Nguy cơ từ quá trình vận chuyển hóa chất không an toàn ..................72 3.1.5. Nguy cơ cháy, nổ hóa chất ..................................................................74 3.2. Các vấn đề sức khoẻ thường gặp của người lao động................................75 3.2.1. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ........................................................75 3.2.2. Các vấn đề sức khỏe qua khảo sát .......................................................79 3.3. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hoá chất có thể xảy ra ............80
  12. viii 3.3.1. Nhận định về sự cố hóa chất ...............................................................80 3.3.2. Dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra ...........................81 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG .................................................83 4.1. Giải pháp quy hoạch quản lý......................................................................83 4.1.1. Kiểm soát hoạt động mua bán hóa chất ngành công nghiệp ...............83 4.1.2. Quy hoạch khu tập trung chuyên kinh doanh hóa chất công nghiệp ..84 4.1.3. Tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất công nghiệp ............................................................................................................85 4.2. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất .............................................................................................................85 4.3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất từ phía các doanh nghiệp ................................................................................................................86 4.3.1. Giải pháp chung ..................................................................................86 4.3.2. Giải pháp huấn luyện đào tạo theo thông tư 36/2014/TT-BCT ..........87 4.4. Giải pháp xây dựng biện pháp ứng phó sự cố hóa chất tại các doanh nghiệp ...........................................................................................................................89 4.4.1. Các bước thực hiện ứng phó sự cố hóa chất .......................................89 4.4.2. Quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất .........89 4.5. Giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất .............................................90 4.6. Giải pháp phòng chống hóa chất độc hại trong quá trình làm việc............91 4.7. Giải pháp trang bị bảo hộ lao động môi trường hóa chất cho người lao động ...........................................................................................................................92 4.7.1. Trang bị mặt nạ phòng độc .................................................................92 4.7.2. Trang bị phương tiện bảo vệ da ..........................................................93
  13. ix 4.7.3. Trang bị bảo vệ mắt.............................................................................93 4.7.4. Vệ sinh thân thể ...................................................................................94 4.8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất ..............................94 4.8.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất .......................................................94 4.8.2. Trong ứng phó sự cố hóa chất .............................................................94 4.8.3. Trong khắc phục sự cố hóa chất ..........................................................95 4.8.4. Trong quá trình kinh doanh, sản xuất .................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96 1. Kết luận .............................................................................................................96 2. Kiến nghị ...........................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 1. TIẾNG VIỆT .....................................................................................................98 2. TIẾNG ANH .....................................................................................................98 3. WEBSITE .........................................................................................................99
  14. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BCT Bộ Công Thương Bộ Nông nghiệp Phát triển 2 BNNPTNT Nông thôn 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 CP Chính Phủ 5 DN Doanh nghiệp 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ European Economic 7 EEA Khu vực kinh tế châu Âu Area 8 EU European Union Liên minh châu Âu 9 HC Hóa chất 10 NĐ Nghị định 11 QH Quốc Hội 12 SCT Sở Công thương 13 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 TT Thông tư 15 PCCC Phòng cháy chữa cháy
  15. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các quy ước quốc tế và chính sách của Châu Âu. ....................................21 Hình 1.2: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2). ............................................................................................32 Hình 1.3: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện. ...................................................................................................................................41 Hình 1.4: Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt. ...............41 Hình 2.1: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo loại hóa chất kinh doanh. .............47 Hình 2.2: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo khu vực.........................................48 Hình 2.3: Số DNVVN kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp tại Quận 5. ......59 Hình 2.4: Phần trăm số doanh nghiệp kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp.60 Hình 2.5: Số lỗi vi phạm về kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5. ...................64 Hình 2.6: Nam công nhân làm việc trong công trình gần chợ Kim Biên bị axit văng trúng. .........................................................................................................................67 Hình 3.1: Kho chứa hóa chất ngổn ngang sau sự cố rò rỉ hóa chất gây cháy nổ. .....70 Hình 3.2: Vật liệu chứa acid không đảm bảo dẫn đến phát nổ khi va chạm mạng. ..71 Hình 3.3: Người lao động vận chuyển hóa chất cồng kềnh bằng xe máy. ...............73 Hình 3.4: Kết quả khảo sát những bệnh thường của người lao động tiếp xúc với hóa chất công nghiệp. ......................................................................................................80 Hình 4.1: Quy trình xử lí rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc. .....................89
  16. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực ...............................................................................................................................6 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................................................8 Bảng 1.3: Phân loại hóa chất theo luật hóa chất 06/2007/QH12 ................................9 Bảng 1.4: Loại hình hoạt động trong lĩnh vực hóa chất tại TP.HCM .......................14 Bảng 1.5: Các nhóm cơ sở kinh doanh hóa chất .......................................................15 Bảng 1.6: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp ...................................................................................................................................26 Bảng 1.7: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường ..........................38 Bảng 1.8: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng ...............................43 Bảng 1.9: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm ........................................43 Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5 ................................................................................................................50 Bảng 2.2: Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 ..........................................................................................................58 Bảng 2.3: Danh sách các cở sở kinh doanh hóa chất vi phạm trên địa bàn Quận 5 .62
  17. 1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An toàn trong việc sử dụng hóa chất đã trở thành chủ đề được cộng đồng quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây bởi hầu hết tất cả mọi người đều làm việc với hóa chất hoặc tiếp xúc với môi trường xung quanh hay các sản phẩm chứa hóa chất mỗi ngày. Nhiều hóa chất có tính độc hại sẽ gây ra các mối nguy về cháy, nổ hoặc các mối nguy về sức khỏe con người (ngộ độc, bỏng hóa chất và hơi nguy hiểm), đặc biệt là người lao động [13]. Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Ngoài ra, hóa chất còn có thể hấp thụ qua da và qua đường tiêu hóa của người lao động [14]. Theo khảo sát và kiểm tra gần đây ở tất cả các nước EU/EEA cho thấy gần 70% các doanh nghiệp (DN) nhỏ ngoài ngành hóa học không nắm được các quy định của EU về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (Authorization and Restriction of Chemicals - REACH) và việc phân loại, ghi nhãn và đóng gói của các chất và hỗn hợp (Classification, Labelling and Packaging of substances and mixtures - CLP). Nguyên nhân là do các công ty nhỏ thường có doanh thu thấp do đó việc phải tuân thủ REACH thường rất hạn chế, điều này dẫn đến nguy cơ của việc sử dụng hóa chất không an toàn và có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp của họ [10]. Nhận thức được vấn đề trên nhiều tổ chức thế giới đã ban hành nhiều hướng dẫn về an toàn hóa chất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Cụ thể là năm 2006, Hiệp hội hóa chất của Mỹ (American Chemical Society - ACS) [15], Ủy ban
  18. 2 về an toàn hóa chất (Committee on Chemical Safety - CCS) đã ban hành những hướng dẫn cho việc sử dụng an toàn hóa chất trong các DN nhỏ, nhằm giúp các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc đảm bảo an toàn hóa chất cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong DNVVN. Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, tình hình về an toàn hóa chất cũng chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là ở các DNVVN. Theo Bộ Công Thương, TP.HCM là địa phương có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn hóa chất cao nhất. Thống kê từ năm 2010 đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người. Quận 5 là một trong những khu vực có nhiều cửa hàng kinh doanh hóa chất nhiều nhất trên địa bàn Thành phố, trong đó trọng tâm là chợ Kim Biên. Nhiều hoạt động lưu trữ, vận chuyển và sang chiết hóa chất được diễn ra hằng ngày mà người lao động là tác nhân trực tiếp thực hiện việc này. Do đó, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu như không có những nghiên cứu đánh giá và những giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề cần thiết hiện nay, bởi yếu tố con người là trên hết. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Xác định được các nguy cơ về hóa chất đối với người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Nội dung 1: Tổng quan các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu, bao gồm: + Khái niệm và cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  19. 3 + Các khái niệm, phân loại về hóa chất và hóa chất công nghiệp; + Tìm hiểu tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam, cụ thể là tại 02 trung tâm sản xuất và sử dụng hóa chất lớn là Hà Nội và TP. HCM; + Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên thế giới và Việt Nam; + Những ảnh hưởng của hóa chất sức khỏe con người; + Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp.  Nội dung 2: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hóa chất và các sự cố liên quan đến hóa chất tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5.  Nội dung 3: Xác định các nguy cơ hóa chất và các vấn đề sức khỏe thường gặp đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 từ đó nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra.  Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung tại những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu  Thu thập hoặc kế thừa những thông tin có sẵn về tình hình sản xuất, sử dụng hóa chất, các thông tin sẵn có về tình hình xảy ra sự cố hoá chất, mức độ thiệt hại và tác động xấu của hóa chất đến người lao động tại DNVVN trên địa bàn Quận 5, TP.HCM.  Thu thập các thông tin quy định về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và trên Thế giới.  Thu thập các thông tin về phân loại DNVVN có liên quan đến kinh doanh hóa chất công nghiệp.
  20. 4 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Sử dụng để điều tra các thông tin về nguy cơ ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các phiếu khảo sát. Bảng hỏi khảo sát sẽ bao gồm các thông tin liên quan: Thông tin doanh nghiệp; Các thông tin về tên, số lượng và đặc tính lý hóa của hóa chất sử dụng tại doanh nghiệp; Thông tin về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất tại doanh nghiệp và những ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách ghi nhận và phỏng trực tiếp. Các doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động dựa trên những thông tin về quy mô về số lượng hóa chất công nghiệp nguy hại được kinh doanh tại doanh nghiệp. Do những giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát 20/70 doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hóa chất công nghiệp nguy hiểm đến con người nhiều nhất, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực phường 13 do là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp, các khu vực còn lại được khảo sát từ 1-2 doanh nghiệp. V.3. Phương pháp thống kê Sử dụng để xử lý các nguồn số liệu thống kê thu thập được từ việc khảo sát; triết xuất các thông tin cần biết phục vụ cho các nội dung thực hiện của nghiên cứu. V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích tổng hợp, gắn kết nguồn thông tin cần thiết với nhau một cách có hệ thống, để đưa ra các đánh giá tổng hợp, các đánh giá và biên soạn các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp và tóm tắt. V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước Sử dụng để so sánh, đánh giá và cân nhắc kết quả đạt được, đồng thời để tìm ra hướng mới tương thích với các đề án đã triển khai tương tự, sao cho phù hợp nhất với các điều kiện thực tế được triển khai ở trong nước.
nguon tai.lieu . vn