Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY LÊN SỰ SINH TRƢỞNG CÂY LAN VŨ NỮ (Oncidium sp.) IN VITRO Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : TS. HUỲNH HỮU ĐỨC KS. VÕ THANH HUY Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO MSSV: 1411100514 Lớp: 14DSH03 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu thực sự của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Hữu Đức – Phó trưởng phòng Thực nghiệm Cây trồng và KS. Võ Thanh Huy – cán bộ phòng Thực nghiệm Cây trồng. Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại phòng Thực nghiệm Cây trồng Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM. Các số liệu, bảng trong bài là hoàn toàn trung thực. Đồ án không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào, nếu có phát hiện sự gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP. HCM, ngày 27, tháng 07, năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Anh Đào
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này em xin đặc biệt chân thành cảm ơn TS. Huỳnh Hữu Đức – Phó trưởng phòng Thực nghiệm Cây trồng, KS. Võ Thanh Huy – cán bộ phòng Thực nghiệm Cây trồng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp thắc mắc trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô hiện đang giảng dạy trong Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH cùng toàn thể quý thầy cô đang công tác của trường Đại học Công Nghệ TP. HCM đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian học tập và bồi dưỡng tại trường. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, các bạn, các em trong Phòng Thực nghiệm Cây trồng đã giúp đỡ nhiệt tình, hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho em trong suốt quá trình làm đồ án, giúp em có thể thực hiện tốt đề tài. Cuối cùng con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ những nguời đã sinh thành và nuôi dưỡng dạy dỗ con nên người và gia đình đã luôn động viên, lo lắng, tạo điều kiện cho con được học tập trong suốt thời gian qua. Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thiện đồ án này bằng tất cả sự nhiệt huyết và năng lực của mình, tuy nhiên không trách khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, Ngày 27, tháng 07, năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Anh Đào
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................0 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1 MỤC LỤC ....................................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................3 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .....................................3 7. Kết quả đạt đƣợc ..........................................................................................4 8. Kết cấu của đề tài..........................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................5 1.1. Giới thiệu chung về hoa lan ..............................................................................5 1.1.1. Nguồn gồc lịch sử và vị trí phân bố của cây hoa lan ................................5 1.1.2. Tình hình sản xuất, giá trị kinh tế hoa lan trên thế giới và Việt Nam ......7 1.1.3. Giới thiệu về lan Vũ nữ ...........................................................................10 1.2. Giới thiệu về kỹ thuật nuôi cấy in vitro ..........................................................18 1.2.1. Khái niệm ................................................................................................18 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2. Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy in vitro.............................................18 1.2.3. Quy trình nhân giống in vitro ..................................................................20 1.2.4. Thành phần hóa học của các môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ..22 1.2.5. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nhân giống in vitro ..............................27 1.2.6. Sự phát sinh hình thái thực vật................................................................29 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................31 2.1. Thời gian và địa điểm .....................................................................................31 2.1.1. Thời gian..................................................................................................31 2.1.2. Địa điểm ..................................................................................................31 2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ......................................................................31 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................31 2.2.2. Trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất .........................................................31 2.2.3. Điều kiện phòng nuôi cấy .......................................................................33 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................34 2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................34 2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam ......................................34 2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Vũ nữ cam.......................................36 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................38 3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam ...........................................38 3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Vũ nữ cam ................................................47 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................58 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp 4.1. Kết luận .........................................................................................................58 4.2. Kiến nghị .........................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................59 PHỤ LỤC ....................................................................................................................1 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AC : Than hoạt tính BA : 6-Benzyl Adenine CNSH : Công Nghệ Sinh Học CĐHSTTV : Chất điều hòa sinh trưởng thực vật CW : Nước dừa Cs : Cộng sự IBA : Indolebutyric Acid GA3 : Gibberellic acid MS : Murashige - Skoog NAA : Napthalene Acetic Acid NT : Nghiệm thức PLB : Protocorm like body TDZ : 1-phenyl-3-(1,2,3-Thiadiazol-5 yl)-urea TP. HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh iv
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các trang thiết bị trong thí nghiệm............................................................32 Bảng 2.2. Hóa chất môi trường MS ...........................................................................33 Bảng 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam ......................................................................35 Bảng 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Vũ nữ cam ............................................................................37 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam .................................................................................40 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Vũ nữ cam .........................................................................................49 v
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến số chồi của PLB lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy .............................................................42 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến chiều cao chồi của PLB lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy ..............................................42 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng chất khô của PLB lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy...............................................................................................................43 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến số lá của chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy .....................................................51 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến chiều cao chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy....................................................51 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến số rễ của chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy.....................................................52 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến chiều dài rễ của chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy..........................................52 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng chất khô của chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy .....................................................................................................53 Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến trọng lượng tươi, trọng lượng khô và hàm lượng chất khô của rễ lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy............................................................................................................53 Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến tổng trọng lượng tươi, tổng trọng lượng khô và tổng hàm lượng chất khô của chồi lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy ............................................................................54 vi
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Lan Vũ nữ ...................................................................................................10 Hình 1.2. Lan Vũ nữ cam ...........................................................................................12 Hình 1.3. Một số giống lan Vũ vữ .............................................................................13 Hình 1.4. Rễ của lan Vũ nữ ........................................................................................14 Hình 1.5. Thân của lan Vũ nữ ....................................................................................15 Hình 1.6. Hoa lan Vũ nữ ............................................................................................15 Hình 1.7. Quy trình nhân giống in vitro.....................................................................20 Hình 1.8. α-naphthaleneacetic acid (NAA) ...............................................................24 Hình 1.9. 6-benzylaminopurine (BA) ........................................................................25 Hình 3.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam .........................................................................................44 Hình 3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ lan Vũ nữ cam .........................................................................................55 vii
  11. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tình hình kinh tế trên thế giới trong những năm gần đây biến động khá phức tạp. Nền kinh tế của Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Đến năm 2015, nền kinh tế nước ta mới có sự chuyển biến. Trong đó, ngành nông nghiệp là ngành phát triển mạnh mẽ. Trong đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã tăng đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn nhất (71%) trong nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những thành tựu đạt được trong nền sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Hiện nay lan Vũ nữ nói chung và các loại lan khác nói riêng đang được xem là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hoa lan là loại cây mang lại nhiều lợi nhuận cho các trung tâm, doanh nghiệp cũng như nhiều hộ gia đình nhờ việc cung cấp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nhiều nước trên thế giới kinh doanh xuất khẩu hoa lan như: Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia,… Trong đó, Thái Lan là nước điển hình về trồng và xuất khẩu hoa lan. Diện tích trồng Lan lên đến 3,718 ha, đứng đầu bảng là 2 loại Derobium và Mokara; kế đến là Oncidium, Aranda, Arachinis, Vanda, Ascodenda, Catteya,... Ở Việt Nam, các vùng trồng hoa lan phổ biến như Tây Nguyên, Đà Lạt, Yên Bái, Sa Đéc, Tp. Hồ Chí Minh,… nhưng tập trung chủ yếu ở Đà Lạt (Địa Lan), Tp. Hồ Chí Minh (Denrobium, Mokara, Vanda, Oncidium,…) với diện tích khá khiêm tốn khoảng 200 ha chỉ bằng 5,4% so với Thái Lan. Thái Lan xuất khẩu đến 38 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đạt giá trị 104 triệu USD (2009). Trong khi đó Tp. Hồ Chí Minh với 168 ha Lan, sản lượng hàng năm mới chỉ giải quyết được khoảng 30% nhu cầu tại chỗ. Một vài công ty cũng xuất khẩu đến Mỹ, Nhật với Mokara cắt cành, tuy chất lượng đạt yêu cầu nhưng giá thành khá cao nên khó có thể cạnh tranh với Thái Lan. Nếu phải xuất một lượng lớn trong thời gian dài theo hợp đồng thì nước ta không thể đáp ứng được. 1
  12. Đồ án tốt nghiệp Nhân giống in vitro đã được chứng minh là một công nghệ tiềm năng cho sản xuất quy mô lớn các loài thực vật (Wawrosch và cs, 2001; Martin, 2003; Azad và cs, 2005; Hassan và Roy, 2005; Hassan và cs, 2009). Lan Vũ nữ là loại lan có hoa nhỏ mọc thành từng chùm, đẹp, bền với nhiều màu sắc và hoa văn phong phú, nhưng lại là loài sinh trưởng chậm và là loài rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân giống thấp trong vườn ươm và rất dễ nhiễm bệnh. Để có số lượng lớn cây giống đồng đều, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, công nghệ lai giống kết hợp gieo hạt trong ống nghiệm nhằm đem đến sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc, kích thước hoa sau mỗi thế hệ lai. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt này mang tính ngẫu nhiên, thu được cây có tính trạng không yêu thích và gần như không thể có được cây con cho hoa đẹp như cây mẹ. Vì vậy, hiện nay các nhà nuôi cấy mô trong nước cũng như trên thế giới sử dụng phương pháp nuôi cấy mô in vitro cho tỷ lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây ổn định về mặt di truyền. Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan Vũ nữ (Oncidium sp.) in vitro” nhằm tìm ra nồng độ thích hợp của một số chất cho việc nhân chồi, tạo cây hoàn chỉnh và gia tăng chất lượng cây giống. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan Vũ nữ nhằm thiết lập môi trường thích hợp góp phần nhân nhanh giống lan Vũ nữ (Oncidium sp.) 2
  13. Đồ án tốt nghiệp 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: lan Vũ nữ cam. Phạm vi nghiên cứu: bố trí thí nghiệm với các nồng độ khác nhau của các chất điều hòa sinh trưởng (BA, NAA), chất hữu cơ (nước dừa) và than hoạt tính nhằm tìm ra nồng độ thích hợp nhất cho sự tăng trưởng của lan Vũ nữ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa đến sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam. - Khảo sát sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ cây Vũ nữ cam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, hai yếu tố. Các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần, ghi nhận kết quả trung bình. Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS V8 và chương trình Microsoft Excel 2010®. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài lên sự tạo chồi từ PLB và tạo rễ của lan Vũ nữ sẽ giúp tạo ra nguồn mẫu lớn trong một thời gian ngắn, đạt hiệu quả nhân giống cao. Từ đó, góp phần phục vụ cho những ứng dụng thực tế quan trọng, giúp nâng cao chất lượng cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế. Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ góp phần rất lớn trong công tác nhân nhanh giống cây trồng đồng thời mở ra triển vọng trong việc tạo được cây hoa lan Vũ nữ có đặc điểm về kiểu gen và kiểu hình đồng nhất với nguồn mẫu ban đầu. Từ đó, có thể tạo ra số lượng lớn cây con có chất lượng tốt, đồng thời làm giảm giá thành cây giống. 3
  14. Đồ án tốt nghiệp 7. Kết quả đạt đƣợc - Xác định được nồng độ của chất điều hòa sinh trưởng BA và nước dừa thích hợp cho sự tạo chồi từ PLB của lan Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy. - Xác định được nồng độ của chất điều hòa sinh trưởng NAA và than hoạt tính thích hợp đến khả năng tạo rễ cây Vũ nữ cam sau 8 tuần nuôi cấy. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu Chương 2: Vật liệu và phương pháp Chương 3: Kết quả và thảo luận Chương 4: Kết luận và kiến nghị 4
  15. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về hoa lan Các họ lan được đánh giá là một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc thảo mộc, bao gồm hơn 25.000 loài khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả qua từng năm. Chúng phân bố từ đồng bằng rộng lớn cho đến vùng núi cao, mọc trải dài nhiều nơi, các loài lan rất khác biệt nhau: lan đất, thực vật biểu sinh hoặc thực vật phụ sinh hoặc ngay cả dưới mặt đất (Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm (2004)). Mặc dù có khác biệt về địa hình phân bố. Nhưng đa số các loài này đều được xem là thực vật phụ sinh. Chúng thường có nguồn gốc từ các miền nhiệt đới của một số lục địa. 1.1.1. Nguồn gồc lịch sử và vị trí phân bố của cây hoa lan 1.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, nói về hoa lan là phải nói đến người Trung Hoa, họ đã biết về lan vào khoảng 2500 năm vềtrước tức là ở thời đại của Đức Khổng Tử (551 – 479 trước công nguyên). Ở phương Đông lan được chú ý đến vì vẻ đẹp duyên dáng của lá, hương thơm của hoa do đó Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cỏ cây có hương thơm. Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [9], Nguyễn Tiến Bân (1997) [2], Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến (1978) [2], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [6], cây lan Orchida thuộc họ lan Orchidaceae, bộ lan Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae, họ lan Orchidaceae ở trong lớp đơn tử diệp, thuộc ngành ngọc lan, thực vật hạt kín Magoliophyta, phân lớp hành Lilidae, có thể nói theo Pharastus (376 – 285 trước công nguyên) là cha đẻ ngành học và ông cũng là người đầu tiên dùng từ orchid để chỉ một loại lan có củ tròn. Người đạt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là Joanlind (1979 – 1985), năm 1936 ông đã công bố sắp xếp các tông họ lan (A Tabuler view of the tribes of orchidaler) và tên của họ lan do ông đưa ra được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [9]. 5
  16. Đồ án tốt nghiệp 1.1.1.2. Vị trí phân bố Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tuyết đến sa mạc nóng bỏng khô cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình Nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho đến ngày nay, người ta đã biết họ lan có một số lượng loài rất lớn khoảng 15.000 – 35.000 loài phân bố chủ yếu ở 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam (nằm gần cực Bắc như Thụy Điển, Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam ở Australia. Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là trên các vĩ độ nhiệt đới đặc biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng nhiệt đới, ở các nước châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… như Phalaenopsis, Vanda, Archinis… ở châu Mỹ như Costarica, Colombia, Venezuela… có các giống Cattleya, Odontoglosum… Theo Briger (1971) [13] vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài, Bắc Mỹ có 170 loài. Họ lan (Orchidaceae) thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 chi và 30.000 loài nguyên thủy và khoảng một triệu loài lai; là loài hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae). Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6801 loài trong đó chi Dendrobium có 1400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi Phalaenopsis có 35 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8266 loài. Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có 1300 loài, New Guinea có 1450 loài (Phan Thúc Huân) [10]. Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ban đầu không rõ rệt lắm, người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Giolas Noureio – Nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium… đã được Netham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera Planterum” (1862 – 1883) [12]. 6
  17. Đồ án tốt nghiệp Khảo sát sơ bộ ở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 loài, Paphipoedium có 25 loài, Aerdes có 5 loài, chi Cymbidium có 20 loài, chi Phalaenopsis có 7 – 8 loài… 1.1.2. Tình hình sản xuất, giá trị kinh tế hoa lan trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình sản xuất lan trên thế giới Hiện nay nhu cầu về hoa lan trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng và mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều nước. Theo international Statistics Flowers and Plants, 2007, thị trường tiêu thụ hoa lan của khối EU rất hấp dẫn. Trong năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của hoa lan cắt cành và cây lan trên thế giới đạt 150 triệu USD, trong đó lan cắt cành đạt 128 triệu USD. Năm 2006, khối EU có sản lượng xuất khẩu hoa lan cho thế giới đạt 55 tỷ sản phẩm, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu hoa lan là 73 tỷ EUR. Trong đó, Hà Lan là quốc gia duy nhất ở Châu Âu có ngành công nghệ trồng lan xuất khẩu, do trồng trong nhà kính nên Hà Lan có thể xuất khẩu hoa quanh năm, đồng thời là đầu mối trung gian nhập khẩu hoa lan (37%) từ các nước trên thế giới. Năm 2006, Hà Lan xuất khẩu hoa lan chiếm 95% (52,049 ngàn sản phẩm) trên tổng sản lượng hoa lan trong khối EU. Mặc dù khối Châu Âu có sản lượng xuất khẩu hoa lan cao hơn so với các khối khác nhưng do nhu cầu tiêu thụ hoa lan trong khối EU cao nên cũng trong năm 2006 sản lượng nhập khẩu hoa lan từ các nước lên tới 155 tỉ sản phẩm, giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt gần 90 tỷ EUR. Tại Châu Á, Thái Lan là nước xuất khẩu chủ yếu các chủng hoa lan nhiệt đới, đặc biệt là Oncidium. Ngoài ra cũng còn một số loài nổi tiếng khác như Aranda, Mokara, Vanda và Oncidium. Hơn 80% lan trên thị trường thế giới là từ Thái Lan. Chỉ với các loại hoa chủ lực là Dendrobium, Oncidium, Thái Lan đạt doanh thu mỗi năm gần 600 triệu USD từ giá trị xuất khẩu loại hoa này. Bên cạnh đó, Đài Loan là nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa lan bằng quy mô công nghệ cao, giá trị doanh thu từ sản xuất loại hoa này hàng năm khoảng 43 triệu USD. Trên thị trường thế giới, sản phẩm chủ yếu của hoa lan là hoa chậu, sản phẩm này có giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với lan cắt cành. Hàng năm, Đài Loan sản xuất được 7
  18. Đồ án tốt nghiệp 36 triệu cành lan. Trong đó, 12 triệu cành hoa lan được xuất khẩu ra các nước như: 3 triệu cành đến Nhật Bản; 3 triệu cành đến trung quốc; 2,5 triệu cành đến Hoa Kỳ và 3,5 triệu cành cho các quốc gia khác. Vào tháng 6/2004, Hoa Kỳ đã cấp giấy phép xuất khẩu lan cho Đài Loan trên thị trường Hoa Kỳ. 1.1.2.2. Tình hình sản xuất lan ở Việt Nam Tại Việt Nam ngành sản xuất kinh doanh hoa kiểng nói chung và lan nói riêng trong vòng 10 năm trở lại đây rất phát triển với nhiều chủng loại. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam hiện nay là 2.500 ha nhưng hoa lan chỉ chiếm 5 – 6 %. Nước ta bắt đầu sản xuất và thương mại hóa lan tập trung khoảng 6 năm trở lại đây nhưng tốc độ phát triển rất nhanh. Tại TP. HCM, theo thống kê của sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn TP. HCM trong năm 2003, doanh số kinh doanh hoa lan, cây kiểng chỉ đạt 200 – 300 tỉ đồng nhưng đến năm 2005 đã tăng đến 600 – 700 tỷ đồng ngay từ những tháng đầu năm. Đến quý 2, năm 2013, diện tích vườn lan đã đạt 199,9 ha trên tổng số 2010 ha diện tích sản xuất hoa và cây kiểng với sản lượng và chủng loại tăng khá mạnh trong diệp tết. Chủng loại hoa lan sản xuất trong diệp Tết của thành phố chủ yếu là Denrobium và Mokara; một ít Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda. Hoa lan (chậu và cắt cành) có giá trị sản xuất ước 350,0 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng giá trị sản xuất hoa, cây kiểng Tết, đang mang lại thu nhập cao trên nhiều nông hộ. Tuy vậy hiện nay có cây giống trong nước không đủ cung cấp cho sản xuất, nên các nhà vườn nhập cây giống từ nước ngoài như: Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Tại Đà Lạt nơi sản xuất hoa lan sớm nhất cả nước với nguồn cây giống phong phú và đặc chủng, được tìm trong rừng sâu, dẫn đầu cả nước về nguồn lợi lan rừng với 101 chi và 396 loài, chiếm 55,3% về chi và 76,5% về loài lan rừng của Việt Nam phân bố ở vùng rừng Lâm Đồng. Những Năm 1980, Đà Lạt đã xuất khẩu số lượng lớn cành hoa sang các nước Đông Âu. Những năm gần đây, nghành sản xuất hoa lan ở Đà Lạt đã hồi sinh và phát triển mạnh mẽ nhờ ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất. Với công nghệ hiện đại, đã giúp làm giảm chi phí cây trồng 8
  19. Đồ án tốt nghiệp từ 40.000 – 70.000 đồng/gốc lan trước đây, xuống chỉ còn 4.000 – 7.000 đồng/gốc. Sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro và đặt biệt bằng phương pháp gây vết thương kết hợp nuôi cấy lỏng. Năm 2007, Phân Viện Sinh Học tại Đà Lạt (Nay là Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nhân giống thành công Hồng Hài – loài lan Hài duy nhất trên thế giới có hương thơm, được Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới đưa vào danh mục thực vật cần bảo vệ bởi chúng chỉ phân bố hẹp ở Việt Nam, khó sống và khó sinh sản. Với khí hậu khá lý tưởng, Đà Lạt là cổ máy điều hòa khổng lồ cho phép sản xuất địa lan trong thiên nhiên theo hướng công nghiệp với chi phí sản xuất chỉ bằng 1/10 so với các quốc gia phải trồng lan trong nhà kính, có hệ thống điều hòa nhiệt độ. Lan Đà Lạt đã và đang mở rộng thị trường ra nhiều châu lục, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,… Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang tiến hành khảo sát lập trang trại sản xuất hoa lan quy mô lớn bởi tiềm năng, triển vọng đầu tư tại Đà Lạt là rất lớn so với Trung Quốc và các nước Asean khác. 1.1.2.3. Tình hình sản xuất lan Vũ nữ TP. HCM những năm gần đây được xem như là đơn vị đi đầu trong cả nước về sản xuất hoa lan cắt cành theo quy mô tập trung. Chiến lược phát triển nông nghiệp của Thành phố năm 2010 là sản xuất được 300 ha trồng hoa lan phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Hoa lan trồng ở TP. HCM chủ yếu là giống Mokara nhập từ Thái Lan, hiện nay loại hoa này đang bị xuống giá mạnh do sản phẩm của chúng trên thị trường hoa trong nước gần đạt tới mức bão. Vì vậy nhiều nhà vườn, trang trại chuyển sang trồng hoa lan chậu có giá trị kinh tế cao hơn như Oncidium, Catleya,… đáp ứng cho thị trường. Lan Vũ nữ (Oncidium) là loài hoa đẹp, có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm được cả thị trường trong nước và thế giới ưa chuyện. Đây là chủng hoa lan nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởng ngắn, thời gian từ trồng đến ra hoa khoảng 18 – 20 tháng tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và vùng trồng, dễ áp dụng sản xuất theo quy mô công nghiệp. Vì vậy từ lâu lan Vũ nữ đã được rất nhiều nhà sản xuất hoa trong nước quan 9
  20. Đồ án tốt nghiệp tâm. Tại TP. HCM và các tỉnh lân cận có rất nhiều vườn trồng lan Vũ nữ với quy mô từ vài trăm đến vài nghìn cây. Tuy nhiên việc sản xuất các loại lan này ở nước ta hiện nay vẫn còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân: không có sự liên kết giữa các nhà vườn nên sản phẩm làm ra không tìm được thị trường tiêu thụ, giữa cung và cầu hợp lý, không đầu tư nê cây giống không đạt chất lượng tốt, giống mới không nhiều nên các nhà vườn thường nhập giống từ các nước như Thái Lan, Đài Loan,… Ngoài ra, hàng năm việc nhập khẩu hoa từ các nước này ước tính tiêu tốn hàng triệu USD. So với các nước có ngành trồng lan phát triển như Đài Loan, Thái Lan,… Thì ngành trồng lan của nước ta cần phải học hỏi nhiều và cần có chính sách phát triển hợp lý nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 1.1.3. Giới thiệu về lan Vũ nữ 1.1.3.1. Phân loại khoa học Giới: Plantace (Thực vật) Ngành: Magnoliophyta (Ngọc Lan) Lớp: Liliopsida (Hành) Phân lớp: Liliidae (Hành) Bộ: Orchidales (Lan) Họ: Orchidaceae (Lan) Chi: Oncidium (Lan Vũ Nữ) Loài: Oncidium sp. Hình 1.1. Lan Vũ nữ (Nguồn: http://vuonhoalan.net/) 10
nguon tai.lieu . vn