Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT MỘT SỐ LOÀI CÂY GỖ LỚN QUÝ HIẾM CÓ GIÁ TRỊ VEN SÔNG SÀI GÒN TỪ LỘC NINH, TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ BÌNH DƯƠNG, THỦ DẦU MỘT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thanh Quang Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Anh Thư MSSV: 1411090181 Lớp: 14DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 07/2018
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan với Hội Đồng bảo vệ đây là đồ án nghiên cứu độc lập của riêng em dưới sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu điều tra được sử dụng trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả điều tra trong đồ án do em tự tìm hiểu, đánh giá một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người viết cam đoan Đỗ Thị Anh Thư
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đề tài được hoàn thành theo chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ Thuật môi trường, tại Trường Đại học Công Nghệ (HUTECH) TP. Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Trường Đại học Công nghệ (HUTECH) TP. Hồ Chí Minh; Viện khoa học ứng dụng HUTECH, cùng toàn thể các Thầy Cô trong Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập; đặc biệt em xin chân thành tỏ lòng biết ơn đến Thầy Lê Thanh Quang đã tạo điều kiện và hỗ trợ các dụng cụ, thiết bị để điều tra, thực hiện đề tài và tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Em xin kính chúc Quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong công việc và các chỉ tiêu đề ra. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè lớp 14DMT01, cũng như người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ..........................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................... 3 5. Phương pháp điều tra ............................................................................................. 3 5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu ........................................................................... 3 5.2 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài..................................... 3 5.3 Phương pháp thống kê sinh học ...................................................................... 4 6. Kết quả đạt được .................................................................................................... 4 7. Kết cấu của ĐA/KLTN .......................................................................................... 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ........................................... 7 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn ................................................................................. 7 1.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 7 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 12 1.2 Đa dạng thực vật trên Thế Giới .......................................................................... 12 1.2.1 Thực vật trên thế giới ................................................................................. 12 1.2.2 Thảm thực vật ............................................................................................ 16 1.2.3 Hệ thực vật ................................................................................................. 17 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.2.4 Đa dạng về thực vật thân gỗ ...................................................................... 18 1.3 Đa dạng thực vật ở Việt Nam ........................................................................... 19 1.3.1 Thực vật ở Việt Nam ................................................................................. 19 1.3.2 Đa dạng loài ............................................................................................... 20 1.3.3 Thảm thực vật ............................................................................................ 22 1.3.4 Hệ thực vật ................................................................................................. 23 1.3.5 Đa dạng về thực vật thân gỗ ...................................................................... 25 1.4 Vai trò của đa dạng sinh học trong nền kinh tế và đời sống .................................. 26 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 28 2.1 Đối tượng ............................................................................................................. 28 2.2 Vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................................... 28 2.3 Nội dung .............................................................................................................. 29 2.4 Phương pháp điều tra ........................................................................................ 31 2.4.1 Công tác chuẩn bị .......................................................................................... 31 2.4.2 Ngoại nghiệp .............................................................................................. 31 2.4.3 Nội nghiệp.................................................................................................. 32 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN.......................................................................................................... 33 3.1 Kết quả điều tra đa dạng thành phần loài cây gỗ.............................................. 33 3.2 Đa dạng về giá trị sử dụng và bảo tồn .............................................................. 38 3.2.1 Giá trị đa dạng sinh học ............................................................................. 38 3.2.2 Giá trị sử dụng ........................................................................................... 39 3.2.3 Giá trị bảo tồn ............................................................................................ 41 3.3 Các biện pháp bảo tồn ...................................................................................... 43 3.3.1 Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) ................................... 43 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.3.2 Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) .............................. 44 3.4 Chính sách và các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn đa dạng sinh học .......................... 45 3.4.1 Nguồn tài chính .......................................................................................... 46 3.4.2 Giáo dục và đào tạo ..................................................................................... 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 51 Kết luận ...................................................................................................................... 51 Kiến nghị .................................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 53 PHỤ LỤC A : ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI CÂY ĐIỀU TRA ........................................... 57 PHỤ LỤC B: ĐỊA ĐIỂM ĐIỀU TRA ........................................................................... 77 PHỤ LỤC C: CÁC LOÀI CÂY ĐIỀU TRA ................................................................. 79 PHỤ LỤC D: CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU TRA VÀ CÁCH ĐO .......................................... 84 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp DD: Data deficient - Thiếu dữ liệu ĐDSH: Đa dạng sinh học EN: Endangered - nguy cấp GPS: Global Positioning System - Hệ thống Định vị Toàn cầu IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resources - Tổ chức Bảo Tồn Thiên nhiên Quốc tế KHCN: Khoa học công nghiệp NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NĐ32: NĐ 32/2006/NĐ-CP về Quản lí động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. Nhóm IA, IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng các loài động, thực vật vì mục đích thương mại. RAMSAR: Công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước SĐVN: Sách đỏ Việt Nam (2007) UNESCO: Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc VU: Vulnerable - sẽ nguy cấp iv
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới ...................................... 16 Bảng 1.2: Thống kê các loài thực vật đã biết ở Việt Nam ............................................. 21 Bảng 2.1: Danh sách loài thực vật điều tra có giá trị ven sông Sài Gòn ........................ 30 Bảng 3.1: Số lượng mỗi loài trong khu vực điều tra ...................................................... 33 v
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1: Phần trăm tổng số cây của từng khu vực điều tra ..................................... 35 Biểu đồ 3.2: Tổng số cây của mỗi loài điều tra ............................................................. 36 Biểu đồ 3.3: Phân cấp tỉ lệ phần trăm cây gỗ (Gỗ lớn, vừa và nhỏ) .............................. 39 Hình 1.1: Khu vực hạ du lưu vực hệ thống sông Sài Gòn ............................................... 7 Hình 1.2: Điều tra cây gỗ quý tại Bến Cát - Bình Dương.............................................. 14 Hình 1.3: Điều tra cây tại tuyến Huyện Bến Cát – Bình Dương ................................... 20 Hình 2.1: Bảng đồ vị trí khu vực nghiên cứu................................................................. 28 Hình 3.1: Định vị vị trí cây được điều tra lên bản đồ google map. ............................... 37 Hình 3.2: Thông số và đặc điểm chi tiết cây điều tra .................................................... 37 vi
  10. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nơi sống của khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật có mạch trên cạn và dưới nước; khoảng 10.500 loài động vật trên cạn gồm khoảng 1000 loài động vật không xương sống ở đất, 7700 loài côn trùng, khoảng 1000 loài cá ở nước ngọt, gần 500 loài bò sát - ếch nhái, 850 loài chim, 312 loài thú và trên 1000 loài động vật không xương sống, dưới biển có trên 7000 loài động vật không xương sống, khoảng 2.500 loài cá nước ngọt và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng ở Việt Nam, số loài sinh vật đã biết trên đây thấp hơn nhiều so với số loài đang sống trong thiên nhiên chưa được điều tra, thống kê và mô tả.(Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011). Trong đó hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, bao gồm 12.000 - 15.000 loài thực vật, trong đó có khoảng 30% số loài là đặc hữu và đã có 7.000 loài được nhận biết (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm diện tích, chất lượng và hệ sinh thái rừng của nước ta bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam, 1996), thì con số này đã tăng lên 450 loài vào năm 2008 (Sách đỏ Việt Nam, 2008 và IUCN, 2008). Điều tra và khảo sát các loài cây gỗ lớn góp phần bổ sung thêm cơ sở dữ liệu về đa dạng hệ thực vật của Việt Nam, tài nguyên thực vật của Việt Nam nói chung và tài nguyên thực vật ven sông Sài Gòn nói riêng, với ý nghĩa và tầm quan trọng trên nên em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, khảo sát một số loài cây gỗ lớn quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn từ Lộc Ninh tỉnh Bình Phước về Bình Dương, Thủ Dầu Một và đề xuất các phương án bảo tồn”. Nhằm vào việc cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về phân bố các quần thể quan trọng của các loài thực vật quý hiếm 1
  11. Đồ án tốt nghiệp theo Nghị định 32/2006, Sách đỏ Việt Nam và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp bảo tồn loài tại các khu vực trên địa bàn các tỉnh ven sông Sài Gòn. Trên quan điểm xây dựng một bộ số liệu cập nhật chính xác, thống nhất làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng các loài cây gỗ ven sông Sài Gòn ( từ khu vực Lộc Ninh về Bình Dương), cả về mặt đa dạng loài, đa dạng giá trị sử dụng, dạng sống và tình trạng bảo tồn của các loài thực vật nhằm phục vụ công tác quản lý bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm ven sông Sài Gòn có hiệu quả hơn. Ngoài giá trị cực kì to lớn về Kinh tế - Môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, giảm ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. 2. Tình hình nghiên cứu - Hiện nay khai thác gỗ quý hiếm rất nhiều. Các loài cây gỗ lớn quý hiếm đang dần mất đi thông qua các bài báo và đề tài nghiên cứu về thực vật. - Đề tài khảo sát này một phần giúp thống kê một số loài cây gỗ đang bị tuyệt chủng làm mất đi giá trị kinh tế cao và một số loài đa công dụng. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá sơ bộ sự phát triển của một số cây trồng bản địa không tập trung để làm cơ sở khuyến khích sự tham gia tự nguyện của cộng đồng. - Đánh giá tính đa dạng và giá trị của hệ thực vật các loài cây gỗ lớn quý hiếm và đề xuất ra các phương án nhằm bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm ven sông Sài Gòn ( từ Lộc Ninh về Bình Dương). - Làm cơ sở cho các hoạt động trồng cây bản địa và nguồn giống địa phương (cây mẹ). 2
  12. Đồ án tốt nghiệp 4. Nhiệm vụ của đề tài - Điều tra, khảo sát và định danh loài cây gỗ lớn quý hiếm từ khu vực Lộc Ninh Biên giới Việt Nam – Campuchia về Bình Dương. - Thu thập số liệu và đánh giá tính đa dạng, giá trị các loài cây gỗ tại khu vực điều tra. - Định vị vị trí của các loài cây được khảo sát lên bản đồ của Google Earth. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài cây gỗ lớn quý hiếm. 5. Phương pháp điều tra 5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu (Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến khu vực nghiên cứu). 5.2 Phương pháp nghiên cứu đa dạng về thành phần loài Lập các tuyến điều tra: bằng cách định vị tọa độ trước trên máy định vị GPS và bản đồ google earth với bán kính tính từ bờ sông là 2 km (bên tả Sông Sài Gòn), chiều dài dọc theo Sông (từ Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước Biên giới Việt Nam – Campuchia chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh, Bình Dương). - Thành lập bản đồ khu vực nghiên cứu theo các tài liệu thu thập được kết hợp với các phần mềm hiện có, xác định các khu vực có dân cư sinh sống, các trục đường song song, các khu vực có đồn điền cao su và những vùng đất trồng rừng dọc hai bên bờ sông. - Chuẩn bị các phương tiện, bảng, biểu, dụng cụ đo đếm, la bàn, GPS cầm tay, smartphone, vật tư văn phòng phẩm…, cho công tác điều tra ngoại nghiệp. 3
  13. Đồ án tốt nghiệp - Sử dụng phương pháp tổng quan tư liệu và phương pháp quan sát thực tế hiện trường. 5.3 Phương pháp thống kê sinh học - Sử dụng phương pháp thống kê sinh học và phần mềm excel để tính toán mật độ phân bố của các loài cây - Đánh giá mức độ và khả năng sinh trưởng của các loài cây điều tra. - Tính toán mức độ biến động và mức tương quan giữa các loài với nhau. 6. Kết quả đạt được - Điều tra được các loài cây gỗ thông thường và quý hiếm có giá trị ven sông Sài Gòn ( từ khu vực Lộc Ninh về Bình Dương) - Tính toán và đánh giá được thành phần các loài cây gỗ. - Phân loại nguồn gốc và tìm hiểu được giá trị của mỗi loài. - Đưa ra các biện pháp để bảo tồn các loài cây gỗ. 7. Kết cấu của ĐA/KLTN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2 Đa dạng thực vật trên Thế Giới 1.2.1 Thực vật trên thế giới 1.2.2 Thảm thực vật 1.2.3 Hệ thực vật 4
  14. Đồ án tốt nghiệp 1.2.4 Đa dạng về thực vật thân gỗ 1.3 Đa dạng thực vật ở Việt Nam 1.3.1 Thực vật ở Việt Nam 1.3.2 Đa dạng loài 1.3.3 Thảm thực vật 1.3.4 Hệ thực vật 1.3.5 Đa dạng thực vật thân gỗ 1.4 Vai trò đa dạng sinh học trong nền kinh tế và đời sống CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 2.1 Đối tượng 2.2 Vị trí khu vực nghiên cứu 2.3 Nội dung 2.4 Phương pháp điều tra 2.4.1 Công tác chuẩn bị 2.4.2 Ngoại nghiệp 2.4.3 Nội nghiệp CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN 3.1 Đa dạng thành phần loài cây gỗ 3.2 Đa dạng về giá trị sử dụng và bảo tồn 3.2.1 Giá trị đa dạng sinh học 3.2.2 Giá trị sử dụng 5
  15. Đồ án tốt nghiệp 3.2.3 Giá trị bảo tồn 3.3 Các biện pháp bảo tồn 3.3.1 Bảo tồn nội vi hay nguyên vị (Insitu conservation) 3.3.2 Bảo tồn ngoại vi hay chuyển vị (Exsitu conservation) 3.4 Chính sách và các biện pháp hỗ trợ để bảo tồn đa dạng sinh học 3.4.1 Nguồn tài chính 3.4.2 Giáo dục và đào tạo KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6
  16. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1 Giới thiệu về sông Sài Gòn 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lí Sông Sài Gòn bắt nguồn từ khu vực Lộc Ninh (Biên giới Việt Nam - Campuchia), tỉnh Bình Phước chảy qua địa phận hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn). Sông Sài Gòn dài 256 km, chảy dọc trên địa phận thành phố dài khoảng 80 km, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km² (theo Cảng vụ đường thủy nội địa, 2016). Hình 1.1: Khu vực hạ du lưu vực hệ thống sông Sài Gòn 7
  17. Đồ án tốt nghiệp Sông Sài Gòn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố nằm trên lưu vực; đồng thời tiếp nhận các loại chất thải đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. 1.1.1.2 Địa hình Đặc điểm địa hình còn có mối quan hệ khắn khít với đặc điểm khí hậu, ảnh hưởng chi phối đến lưu vực hướng nước và môđun dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, độ dốc bề mặt địa hình còn liên quan đến tiềm năng thuỷ điện của các dòng sông. Do vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm địa hình trên lưu vực sông Sài Gòn là rất cần thiết để cùng với việc nghiên cứu về đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật trên lưu vực đưa ra các luận cứ khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp nguồn nước ở lưu vực sông Sài Gòn. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long, lại tiếp giáp với thềm lục địa biển Đông nên địa hình lưu vực sông Sài Gòn vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của một đồng bằng, lại vừa có nét đặc trưng của một vùng duyên hải. Nhìn tổng thể, lưu vực sông Sài Gòn có địa hình nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ dốc trung bình toàn lưu vực là 4,6%. Đỉnh chung của khối địa hình này là cao nguyên Lang Biang Nam Trường Sơn có độ cao khoảng 2.000 m và thấp dần cho tới khi gặp sông Vàm Cỏ có độ cao từ 1 - 3 m. Càng lên phía Bắc và Đông Bắc, địa hình càng cao, mức độ chia cắt từ trung bình đến mạnh. Mặc dù độ dốc bình quân của lưu vực chỉ đạt 4,6% nhưng trên dòng chính sông Đồng Nai có nhiều thác ghềnh tạo nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Một cách tổng quát, có thể phân chia địa hình lưu vực sông Sài Gòn thành 4 dạng hình thái như sau: 8
  18. Đồ án tốt nghiệp ▪ Địa hình rừng núi Hầu hết thuộc cao nguyên Lâm Viên và Di Linh trong địa phận tỉnh Lâm Đồng, một ít ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và liền một dãy với cao nguyên Nam Đắklắk. Có thể chia vùng này ra 3 loài địa hình riêng. Vùng núi ven các đồng bằng sát biển với những dãy núi nhỏ có địa hình cắt xẻ mạnh. Vùng núi bao quanh Đà Lạt nằm trên một nền cao nguyên có độ cao trung bình 1200 - 1700 m, địa hình khá phức tạp với nhiều đồi cùng các lòng chảo nhỏ. Đây là vùng của cao nguyên Lâm Viên, đỉnh mái nhà của lưu vực. Độ cao tuyệt đối của vùng này là đỉnh Bidoup - 2287 m. Vùng cao nguyên Nam Đắclắk có cao độ khoảng 600 - 1000 m và địa hình thoải dần về phía Nam và Tây - Nam. Đây là vùng của cao nguyên Xnaro và một phần của cao nguyên Di Linh. ▪ Địa hình trung du Vùng trung du bao bồm phần lớn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, một phần tỉnh Tây Ninh và tp. HCM. ▪ Địa hình đồng bằng Phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Vàm Cỏ, hạ lưu sông Đồng Nai, hạ lưu sông Sài Gòn và thượng - trung lưu của một số lưu vực sông độc lập ven biển Đông Nam Bộ. ▪ Vùng phụ cận ven biển Là một dãy đất hẹp chạy dọc theo bờ biển phía Đông dãy Trường Sơn, với các dãy núi nhô ra tận biển Đông tạo nên sự cắt xẻ riêng biệt. Đặc biệt này đã góp phần tạo 9
  19. Đồ án tốt nghiệp nên những đồng bằng nhỏ hẹp có các con sông ngắn và dốc, các dãy núi và mỏm núi cao mà hầu hết là đá và đá phong hoá ăn lan ra tận biển. Địa hình toàn lưu vực nhìn chung là tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 8 độ do địa hình ít bị chia cắt, chỉ phần nhỏ thượng lưu của lưu vực sông Đồng Nai là khu vực phân bố của đồi núi với độ chia cắt từ trung bình đến mạnh thì dốc trên 15˚ tới 35˚, và có nơi trên 35˚. 1.1.1.3 Thủy văn Lưu vực sông Sài Gòn nằm ở phần rìa phía Đông – Đông Nam của miền địa chất thủy văn Nam Trung Bộ và nằm ở phía Đông Bắc miền thủy văn đồng bằng Nam Bộ. Cụ thể hơn lưu vực sông Sài Gòn phụ thuộc vào miền địa chất thủy văn Đà Lạt và Bà Rịa – Lộc Ninh, hay thuộc 1 phần vùng địa chất thủy văn Đông Nam Bộ và vùng địa chất thủy văn Đà Lạt. Như vậy, lưu vực sông Sài Gòn có điều kiện địa chất thủy văn rất phức tạp. 1.1.1.4 Khí hậu – khí tượng Đặc điểm khí hậu và khí tượng trên lưu vực là những yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy bề mặt, chế độ thuỷ văn và môi trường nước. Vì vậy các thông tin liên quan đến chúng cần được nghiên cứu, cập nhật để làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của chúng đến nguồn nước. Đặc điểm chung Đặc điểm cơ bản đầu tiên của khí hậu trên toàn lưu vực là sự phân hoá theo mùa. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô (mùa mưa từ tháng 5 đấn tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Mùa khô trùng với gió mùa mùa Đông vốn là luồng tín phong ổn định, mùa mưa trùng với gió mùa mùa Hạ mang lại những khối không khí nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm với những nhiễu động khí quyển thường xuyên. 10
  20. Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm cơ bản thứ 2 của khí hậu vùng này là có một nền nhiệt độ cao và hầu như không có những thay đổi đáng kể trong năm. Nhiệt độ trung bình năm ở vùng này đạt tới 26 - 27˚C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4 - 5˚C. Đặc điểm thứ 3 cần lưu ý là tính biến động, nhưng ít biến động hơn so với khí hậu miền Bắc, điều này thể hiện rõ trong sự biến đổi nhiệt độ và độ ẩm hằng ngày ở vùng này ít hơn so với khu vực phía Bắc. 1.1.1.5 Thực vật Đặc điểm thảm phủ thực vật trên lưu vực bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hoà lưu lượng vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa. Trong quá khứ lưu vực sông Đồng Nai bao gồm cả miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, đã từng có gần 60% diện tích được rừng tự nhiên che phủ. Vào năm 2000 tổng diện tích đất có rừng chỉ còn 1.311.700 ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập trung chủ yếu ở Nam Đăk Lăk, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Bình Phước và Đông Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (Rừng ngập mặn Cần Giờ với 75.740 ha quy hoạch, trong đó khoảng 26.000 ha rừng) và 2 vườn quốc gia: Cát Tiên (73.837 ha), Lò Gò Xa Mát (10.000 ha); 4 khu bảo tồn thiên nhiên: Bù Gia Mập (22.330 ha), Bình Châu – Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468 ha), Tà Kou (29.134 ha). Ngoài giá trị cực kì to lớn về kinh tế – môi trường như điều tiết khí hậu, kiểm soát lũ lụt, chống xói mòn đất, giữ nước, xử lý ô nhiễm, các khu rừng trong khu vực có giá trị đa dạng sinh học rất cao. 11
nguon tai.lieu . vn