Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA CAO CHIẾT TỪ PHÂN ĐOẠN PHÂN CỰC RONG MƠ “ SARGASSUM” Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: THỰC PHẨM Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Ngọc Mai Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuý MSSV: 1051110157 Lớp: 10DSH01 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: - Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này chưa được bất kì ai công bố trước đây. - Những nội dung thí nghiệm trong đề tài này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Trần Thị Ngọc Mai. - Mọi tham khảo dùng trong đề tài đều được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ, chĩnh xác về tác giả, tên công trình, thời gian công bố. Nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào liên quan đến bản quyền, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Nguyễn Thị Thuý i
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Nhà Trường đã cho chúng em có một môi trường học tập thật tốt, sắp xếp những môn học hợp lý phù hợp với năng lực của mình. Cảm ơn cô Trần Thị Ngọc Mai đã rất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này. Cô là người đã truyền thụ cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong quá trình thực hiện đồ án, và đây cũng là hành trang để chúng em có thể vững vàng bước vào đời theo ngành mình đã chọn sau khi rời trường. Thứ hai, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường Trường Đại Học Công Nghệ Tp. HCM đã giảng dạy, truyền đạt nguồn tri thức quí báu giúp em có thể hoàn thành tốt đồ án của mình. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên cùng khoá và các anh chị sinh viên khóa trước đã đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành đồ án. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cùng quí thầy cô và gửi lời chúc sức khỏe đến quí thầy cô! ii
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................................... 2 3. Giới hạn đề tài .................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN .......................................................................................................... 3 1.1 Tổng quan về rong Nâu ...................................................................................................... 3 1.1.1 Phân loại khoa học [1,2,6] ....................................................................................... 3 1.1.2 Sự phân bố của rong nâu.................................................................................................. 3 1.1.2 Đặc điểm thực vật [1,2,7].......................................................................................... 4 1.1.3 Thành phần hóa học của rong nâu.......................................................................... 5 1.1.5 Nguồn lợi – tình hình khai thác và sử dụng rong nâu ....................................................... 9 1.2. Tổng quan về polyphenol trong rong nâu ............................................................................ 11 1.2.1 Đặc điểm ........................................................................................................................ 11 1.2.2 Cơ chế kháng nấm của polyphenol .................................................................................. 12 1.3 Tổng quan về quá trình trích ly ............................................................................................ 13 1.3.1 Định nghĩa...................................................................................................................... 13 1.3.2 Cơ sở khoa học ............................................................................................................... 13 1.3.3 Phương pháp trích ly ...................................................................................................... 13 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình trích ly .................................................................... 14 1.3.5 Tìm hiểu dung môi trích ly trong đề tài .......................................................................... 16 1.4 Tổng quan về phương pháp đánh giá khả năng kháng nấm .................................................. 17 1.4.1 Giới thiệu về nấm Aspergillus niger .................................................................................. 17 1.4.2 Phương pháp đánh giá khả năng kháng nấm ................................................................. 18 CHƯƠNG II : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 20 2.1 Vật liệu................................................................................................................................. 20 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 20 2.1.2 Hoá chất và dụng cụ - thiết bị ........................................................................................ 20 iii
  5. Đồ án tốt nghiệp 2.1.2.1 Hoá chất ...................................................................................................................... 20 2.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 20 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 23 2.3.1 Đối với dung môi trích ly là nước ............................................................................ 23 2.3.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát thời gian trích ly ....................................................................... 24 2.3.2 Đối với dung môi trích ly là ethanol ........................................................................ 25 2.4 Cách tính toán các chỉ tiêu xác định................................................................................ 28 2.4.1.1 Cách tính tỉ lệ thu hồi .............................................................................................. 28 2.4.1.2 Cách tính hàm lượng polyphenol ............................................................................. 28 2.5 Thí nghiệm khảo sát tính kháng nấm.................................................................................... 29 2.5.1 Khảo sát hoạt tính kháng nấm của dịch chiết bằng nước ............................................... 29 2.5.2. Khảo sát hoạt tính kháng nấm của dịch chiết ethanol .................................................... 29 2.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................................... 30 2.6 Sơ đồ và thuyết minh quy trình trích ly thu nhận polyphenol ............................................. 31 2.6.1 Sơ đồ quy trình ........................................................................................................ 31 2.6.2 Thuyết minh quy trình..................................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 34 3.1 Kết quả ................................................................................................................................. 34 3.1.1 Đối với dung môi là nước ............................................................................................... 34 3.1.2 Đối với dung môi là EtOH .............................................................................................. 42 3.4 Kết quả kháng nấm của dịch chiết thu được ....................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 52 iv
  6. Đồ án tốt nghiệp v
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ❖ EtOH: Ethanol ❖ NL: nguyên liệu ❖ DM: dung môi ❖ P.p: polyphenol ❖ HQ % : hiệu quả kháng nấm vi
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu: dung môi đến hiệu quả trích ly. ....................................................................................................................... 23 Hình 2. 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly ............ 24 Hình 2. 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của dung nhiệt độ đến hiệu quả trích ly. .... 25 Hình 2. 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu: dung môi đến hiệu quả trích ly ........................................................................................................................ 26 Hình 2. 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến hiệu quả trích ly ............ 27 Hình 2. 6. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ EtOH đến hiệu quả trích ly ........................................ 28 Hình 2. 7. Sơ đồ quy trình trích ly thu nhận polyphenol ................................................................ 31 vii
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG viii
  10. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thảm thực vật đa dạng và vô tận của đại dương, rong nâu là một trong các loài thực vật biển có khả năng tự tái tạo đáng được lưu ý nhất. Rong nâu chứa nhiều các hợp chất thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng và dược dụng cao. Đó là các chất dinh dưỡng đường (galactose, manose, xylose,…); 17 acid amin; các acid béo không no; các chất khoáng; keo và các vitamin cần thiết cho cơ thể sống; các polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể loại trừ các gốc tự do nguy hiểm; iốt hữu cơ giúp tuyến giáp hoạt động tối ưu ; alginat là chất giải độc thiên nhiên; polyuronan có hoạt tính kháng u não; laminaran có tác dụng rất tích cực trong việc hỗ trợ điều trị bệnh có liên quan đến mạch máu tim, chất kháng ung thư,chất bảo vệ phóng xạ, kháng đông lạnh, chất kích thích hạt giống nảy mầm, tăng trưởng cây trồng và fucoidan có khả năng kích thích hệ miễn dịch, chống viên nhiễm, ngăn ngừa ung thư. Trong rong nâu, hàm lượng polysaccharide chiếm khoảng từ 40 - 80% khối lượng rong khô, là những chất có giá trị nhất và có ứng dụng hết sức rộng rãi nhờ các đặc điểm cấu trúc và tính chất đặc thù của chúng. Theo các nhà khoa học Nga, polysaccharide tồn tại trong rong nâu được chia làm 2 nhóm chính: nhóm tan trong kiềm là acid alginic, đã được nghiên cứu từ những năm 30 của thế kỷ trước và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm; nhóm tan trong nước bao gồm fucoidan, laminaran và polyuronan là những chất có nhiều hoạt tính sinh học quí giá mới được nghiên cứu sử dụng trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Đặc biệt fucoidan được tìm thấy trong vách tế bào rong nâu là chất có nhiều hoạt tính sinh học quí giá: hoạt tính chống đông máu và chống đông tụ (Anticoagulant và Antithrombotic), hoạt tính kháng u, tăng cường miễn dịch, hoạt tính kháng virus, trị bệnh dạ dày, bệnh về da. Ngoài ra fucoidan còn được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng, lão hóa, viêm khớp, suyễn, đái tháo đường, tăng nhãn áp, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim, viêm gan C, HIV, bệnh gan, loét dạ dày, đột quỵ, tuyến giáp, thiên đầu thống. Việt Nam có hệ động vật, thực vật vô cùng phong phú, có nhiều gen quý hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những điều kiện tạo nên sự phong phú và giàu có ấy chính là vùng biển nhiệt đới rộng với bờ dài hơn 3200 1
  11. Đồ án tốt nghiệp km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong những nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị mà vùng biển ban tặng cho chúng ta là rong biển. Nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, các nhà khoa học của nước ta đã và đang tăng cường nghiên cứu, chuyển nguồn rong biển và phế thải từ rong biển thành các sản phẩm có giá trị, bằng cách sản xuất ra các loại thực phẩm khác nhau, tách chiết ra các thành phần khác nhau có hoạt tính sinh học hoặc hỗn hợp các thành phần có hoạt tính sinh học để gia tăng giá trị rong biển Việt Nam. Đi chung với xu hướng đó nhóm thực hiện đề tài tiến hành nghiên cứu : “Đánh giá khả năng kháng nấm của cao chiết từ phân đoạn phân cực rong mơ Sargassum”. 2. Mục tiêu đề tài Đánh giá khả năng kháng nấm của cao chiết từ phân đoạn phân cực rong mơ Sargassum ở các nồng độ khác nhau. 3. Giới hạn đề tài Bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học, trong điều kiện kiến thức còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nghiên cứu còn thiếu thốn, ngoài việc nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn cùng với các Thầy phụ trách phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học - Thực phẩm - Môi trường, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành đề tài được giao. Tuy nhiên, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm thực hiện đề tài rất mong được sự góp ý chân thành của các Thầy/Cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 2
  12. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về rong Nâu 1.1.1 Phân loại khoa học [1,2,6] Ngành: Ochrophyta Lớp: Phaeophyceae Bộ: Fucales Họ: Sargassaceae Chi: Sargassum Loài: Sargassum virgatum (rong mơ chổi), Sargassum feldmannii P.Hoang (rong mơ Việt Nam), Sargassum mcclurei setchell (rong mơ McClurei), Sargassum graminifolium (rong mơ cỏ), Sargassum carpophyllum (rong mơ chụm), Sargassum horneri (rong mơ Horner), v.v … 1.1.2 Sự phân bố của rong nâu Rong nâu phân bố dọc theo bờ biển nước ta, ở miền Trung và miền Nam rong tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang và các đảo: Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, quần đảo Trường Sa. Ở các tỉnh phía Bắc, rong nâu có ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, và một số đảo như Cô Tô, Cát Bà… 2 Diện tích rong nâu ở vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng khoảng 190.000 m , trữ lượng khoảng 800 tấn rong tươi. Diện tích rong nâu ở tỉnh Bình Định 2 khoảng hơn 40.000 m , trữ lượng rong khoảng hơn 100 tấn/năm. Vùng biển 2 Khánh Hoà là vùng biển có diện tích rong nâu mọc cao nhất khoảng 2.000.000 m , trữ lượng có thể khai thác được hàng năm khoảng 11.000 tấn rong tươi. Sản lượng rong nâu trung bình của các tỉnh duyên hải miền trung là 18,00 tấn rong tươi/vụ . 3
  13. Đồ án tốt nghiệp 1.1.2 Đặc điểm thực vật [1,2,7] Rong dài ngắn tùy loài và tùy thuộc vào điều kiện môi trường, thường gặp rong dài từ vài chục centimet đến vài ba mét hay hơn. Chúng bám vào vật bám nhờ đĩa bám hay hệ thống rễ bò phân nhánh. Đĩa bám thường chắc hơn rễ và sóng biển thường đánh đứt rong hơn là nhổ được đĩa bám. Thân rong gồm một trục chính rất ngắn, đa số thường dài trên dưới 1cm, Hình 1. 1. Hình thái rong nâu hình trụ, sần sùi. Đỉnh của trục chính sẽ phân ra làm 2 đến 5 nhánh chính, hai bên Hình 1. 2 nhánh chính sẽ mọc ra nhiều nhánh bên. Nhánh chính và nhánh bên sẽ tạo ra chiều dài của rong. Chiều dài này khác nhau tuỳ vào các chi, loài và trong cùng một loài kích thước này cũng thay đổi tuỳ vào điều kiện sống, nơi phân bố. Trên các nhánh có các cơ quan dinh dưỡng gần giống như lá và các túi chứa đầy không khí được gọi là phao. Khi rong trưởng thành trên các nhánh bên mọc ra các nhánh phụ, ngắn (thường từ tháng 3 đến tháng 6) có mang nhiều cơ quan sinh sản đực và cái gọi là đế. Nhờ có hệ thống phao rong luôn giữ vị trí thẳng đứng trong môi trường biển. Nếu nước cạn rong khá dài thì phần trên của rong nằm trên mặt nước. 4
  14. Đồ án tốt nghiệp 1.1.3 Thành phần hóa học của rong nâu Bảng 1. 1. Thành phần hoá học chính của rong nâu 1.1.3.1 Sắc tố Sắc tố trong rong nâu là diệp lục tố (Chlorophyl), diệp hoàng tố (Xantophyl), sắc tố màu nâu (Fucoxanthin), sắc tố đỏ (Caroten). Tùy theo tỷ lệ các loại sắc tố mà rong có màu từ nâu – vàng nâu – nâu đậm – vàng lục. Nhìn chung sắc tố của rong nâu khá bền [1]. 1.1.3.2 Gluxit ➢ Monosacaride [1]. Monosacaride quan trọng trong rong nâu là đường mannitol được Stenhouds phát hiện ra năm 1884 và được Kylin (1913) chứng minh thêm. Mannitol có công thức tổng quát: HOCH2 – (CHOH)4 – CH2OH. Mannitol tan được trong alcol, dễ tan trong nước, có vị ngọt. Hàm lượng từ 14% ÷ 25% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý nơi sinh sống. ➢ Polysaccharide • Alginic Công thức cấu tạo của acid alginic là (C6H6O6)n. Là một acid hữu cơ có trong tảo nâu, có trọng lượng phân tử từ 32.000 - 200.000, do D - Mannuroic acid và L - Guluronic acid liên kết với nhau bởi liên kết glucozit. Nó tồn tại dưới dạng sợi, hạt hay bột màu trắng đế vàng nâu, được dùng làm chất tạo đông, chất ổn định, chất tạo gel, chất nhủ hóa, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, tan chậm trong dung dịch carbonate natri, hydroxide natri. 5
  15. Đồ án tốt nghiệp Hình 1. 2. Cấu trúc của acid alginic • Axit Fucxinic: có tính chất gần giống với axit alginic. • Fuccoidin: Là loại muối giữa axit fuccoidinic với các kim loại hóa trị khác nhau như: Ca, Cu, Zn. Fuccoidin có tính chất gần giống với alginic, nhưng hàm lượng thấp hơn alginic. Fuccoidin hay fucoidan là một polysaccharide sulfate hóa dị hợp, trong đó fucose chiếm từ 18,6% ÷ 60% [18], sulfate chiếm từ 17,7% ÷ 39,2%, ngoài ra còn có mặt các thành phần đường khác như: galactose, glucose, mannose, xylose, rhamnose, và acid uronic. Hàm lượng fucoidan trong các loại rong nâu khoảng 2 ÷ 9% so với rong khô. Hàm lượng này phụ thuộc vào loài rong và vị trí địa lý môi trường mà rong sinh sống . Fucoidan là môt hợp chất chống oxy hóa được chiết xuất từ thành phần chất nhờn “sliminess” của tảo nâu Mozuku (Cladosiphon okamuranus) và Mekabu (phần cuốn nằm gần gốc của Wakame). Cấu trúc hóa học của fucoidan là một chuỗi dài polysaccharide giàu sulfate fucose. Giáo sư Kylin.H.Z của đại học Uppsala Thụy Điển, vào năm 1913 đã điều chế thành công fucoidan từ tinh chất nhờn của loài rong Konbu và đặt tên là fucoidin. Sau đó, hiệp hội thế giới đồng ý đổi tên fucoidin thành fucoidan. Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Okinawa Mozuku và Mekabu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh fucoidan tăng cường hoạt động của các Natual Killer Cell (tạm dịch là tế bào tiêu diệt tự nhiên) cũng như thúc đẩy sự hoạt động của Macrophage (đại thức bào), Helper T - cells và B - cells làm cho các tế bào có hại trong cơ thể giảm đi đáng kể và thậm chí tự tiêu biến đi. Đó là kết quả chứng tỏ 6
  16. Đồ án tốt nghiệp fucoidan đã tăng cường miễn dịch cho cơ thể và để tấn công trực tiếp loại bỏ các tế bào có hại (hiện tượng này được gọi là Apoptosis). Fucoidan là thành phần chứa nhóm các phân tử đường (polysaccharide) chỉ có trong các loại tảo biển, có tác dụng đặc biệt khiến cho tế bào ung thư vốn liên tục tự tăng lên có thể tự tiêu diệt (apoptosis). Fucoidan chính là thành phần “nhớt” đặc biệt có trong các loại tảo biển màu nâu, một loại sợi thuộc nhóm hợp chất đa đường phân tử cao do đường fucoza kết hợp với axit sulfuric tạo thành đường fucoza chứa lưu huỳnh hóa trị cao, cùng với các loại đường như galactoze, mannoza liên kết với nhau. Có 3 loại Fucoidan là F - FUCOIDAN, U - FUCOIDAN, G - FUCOIDAN. Trong 3 loại này, U - FUCOIDAN là loại được quan tâm nhiều nhất. Đó là do các nghiên cứu đã chứng minh trong U - FUCOIDAN có chất làm cho tế bào ung thư trong cơ thể con người tự hủy diệt. U - FUCOIDAN có nhiều trong các loại tảo biển như Konbu, Mozuku, Hijiki, trong đó các phân tử đường đơn như glucuronic acid, mannoza, fucoza đứng cạnh nhau. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA U - FUCOIDAN Tế bào con nguời sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình thì sẽ tự chết đi (hiện tượng apoptosis), đây là cơ chế mang tính di truyền. Tuy nhiên, riêng đối với tế bào ung thư, khác với tế bào thường, cơ chế này không xảy ra và tế bào ung thư cứ được nhân lên mãi. Tuy nhiên, một loại U - FUCOIDAN bao gồm các sợi đa đường vốn có nhiều trong các loại tảo biển Konbu, Wakame, Mozuku…có tác dụng làm các tế bào ung thư tự tiêu biến. Khi U - FUCOIDAN kết hợp với cơ quan thụ cảm, sẽ xuất hiện dấu hiệu khởi động cơ chế tự tiêu biến của tế bào ung thư, khi đó tế bào ung thư sẽ tự cắt DNA đi và mất khả năng sinh tồn. Hiện tượng này đã được xác minh tại Nhật Bản. Phương pháp này là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư từ bên trong, khác với phương pháp dùng tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư từ bên ngoài. • Laminarin: Laminarin là tinh bột của rong nâu. Laminarin thường ở dạng bột không màu, không mùi và có hai loại: loại hòa tan và loại không hòa tan 7
  17. Đồ án tốt nghiệp trong nước. Laminarin có hàm lượng từ 10% ÷ 15% trọng lượng rong khô tùy thuộc vào loại rong, vị trí địa lý và môi trường sinh sống của rong nâu. • Cellulose: là thành phần tạo nên vỏ cây rong. Hàm lượng cellulose trong rong nâu nhiều hơn rong đỏ. 1.1.3.3 Protein Protein của rong nâu thường ở dạng kết hợp với iod tạo iod hữu cơ như: monoiodinzodizin, diiodinzodizin. Hàm lượng protein rong nâu vùng biển Nha Trang dao động từ 8,05% ÷ 21,11% so với trọng lượng rong khô. 1.1.3.4 Hỗn hợp Phenolic Theo Ragan và Glombitza, hợp chất rất phổ biến trong rong nâu thuộc nhóm hợp chất polyphenolic là phlorotannin. Phlorotannin là chất chuyển hóa thứ cấp, xuất hiện chủ yếu ở các mô, tại đó nồng độ có thể tới 20% so với khối lượng tịnh của rong biển. Schoenwaelder (2002) chỉ ra một số chức năng của chúng như tăng tính liên kết và độ chắc cho thành tế bào. Phlorotannin hấp thụ bước sóng UV, chủ yếu là UVC và một phần UVB, với cực đại tại 195 nm và 265 nm [9]. Polyphenol là một nhóm các hợp chất mà trong công thức cấu tạo có chứa vòng benzen và ít nhất 2 nhóm - OH trở lên. Lượng polyphenol có trong hầu hết các loại rau, củ, quả..., tùy theo loại nguyên liệu mà hàm lượng polyphenol sẽ khác nhau, cùng tồn tại trong nguyên liệu đó là enzym polyphenoloxidase. Khi tiếp xúc với oxi không khí sẽ kích hoạt enzym polyphenoloxidase hoạt động và xúc tác cho phản ứng oxi hóa các hợp chất polyphenol thành những hợp chất mới gây sẫm màu và tạo vị đắng cho rau quả.Ví dụ: Trong khoai tây là pirocatechol và dẫn xuất tạo từ tyrozyl bị oxi hóa thành dopaquinon gây sẫm màu khoai tây. Hợp chất phenol rất dễ bị oxy hóa trong các điều kiện khác nhau: chúng có thể bị oxi hóa bình thường trong môi trường không khí ẩm, phản ứng được tăng cường trong môi trường kiềm. 1.1.3.5 Chất khoáng Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong rong nâu thường lớn hơn trong nước biển. Hàm lượng c h ấ t khoáng trong các loài rong nâu ở Nha Trang dao động từ 15,51 ÷ 46,30% phụ thuộc vào mùa vụ, thời kỳ sinh trưởng. 8
  18. Đồ án tốt nghiệp 1.1.5 Nguồn lợi – tình hình khai thác và sử dụng rong nâu 1.1.5.1 Nguồn lợi. Nguồn lợi rong nâu chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Canada tập trung hơn 75% khối lượng rong nguyên liệu sản xuất alginate , trong khi đó khối lượng rong nâu Châu Á chỉ khoảng 5% [1]. Trên thế giới alginate được sản xuất từ rong nâu có sản lượng lớn hơn agar, carrageenan, furcellanan được sản xuất từ rong đỏ. Về sản lượng rong nâu thì khu vực Bắc Mỹ có sản lượng lớn nhất, tiếp đến là Châu Âu, Mỹ La Tinh và Châu Á. Đối với rong đỏ thì sản lượng chủ yếu tập trung lớn tại Châu Á, đến Châu Mỹ La Tinh, rồi đến Châu Âu. Việt Nam có nguồn lợi rong biển rất đa dạng và phong phú. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, ở nước ta có khoảng 794 loài rong biển, phân bố ở vùng biển miền Bắc 310 loài (các nghiên cứu từ Quảng Bình trở ra), miền Nam có 484 loài (các nghiên cứu từ Đà Nẵng trở vào), 156 loài được tìm thấy ở cả 2 miền (Nguyễn Hữu Dinh, 1998). Trong đó có các đối tượng quan trọng là: rong câu (Gracilaria), rong nâu (Sargassum)…… Sản lượng và nguồn lợi rong biển trên thế giới được thể hiện trên bảng sau: Bang 1.2. Nguồn lợi, sản lượng thu hoạch và tiềm năng sản xuất rong biển [1]. (Đơn vị: 1.000 tấn) Rong đỏ Rong nâu Khu vực Sản lượng Nguồn lợi Sản lượng Nguồn lợi Bắc cực - - - - Tây bắc Đại Tây dương 35 thu 100 6 thu 500 Đông bắc Đại Tây dương 72 hoạch 150 223 hoạch 2,00 Trung tâm tây Đại Tây dương - 10 1 01,00 Trung tâm đông Đại Tây 10 50 1 0 150 Địa Trung Hải và biển đen dương 50 1,000 1 50 Tây nam Đại Tây dương 23 100 75 2,00 Đông nam Đại Tây dương 7 100 13 0 100 9
  19. Đồ án tốt nghiệp Tây Ấn Độ dương 4 120 5 150 Đông Ấn Độ dương 3 100 10 500 Tây bắc Thái Bình dương 545 650 822 1,50 Đông bắc Thái Bình dương - 10 - 01,50 Trung tâm tây Thái Bình 20 100 1 0 50 đông Thái Bình dương Trung tâm 7 50 153 3,50 dương Tây nam Thái Bình dương 1 20 1 0 100 Đông nam Thái Bình dương 30 100 1 1,50 Nam cực - - - 0 - Tổng cộng 807 2,660 1,315 14,6 1.1.5.2 Tình hình khai thác và sử dụng rong nâu 00 Tại Nhật Bản, rong nâu đã được sử dụng làm thức ăn từ thế kỷ thứ V, cuối năm 2001 cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm đã xem xét và cấp phép cho các sản phẩm thực phẩm chức năng của Nhật được bổ sung thêm thành phần fucoidan để tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, giảm mỡ máu… và trở thành thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nan y ngay cả ung thư. Các polysaccharide từ rong nâu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, công nghệ sinh học và y học. Ngoài ra trong công nghiệp chế biến phức hợp rong biển ta cũng có thể thu nhận các thành phần có các giá trị khác nhau như: fucoidan, laminaran và những chất chuyển hoá phân tử thấp như mannitol, các acid amin tự do, polyphenol, các hợp chất chứa iod, các vitamin và acid béo. 10
  20. Đồ án tốt nghiệp Hình 1. 3. Biểu đồ biểu diễn sản lượng khai thác rong nâu toàn cầu (thống kê của FAO) Hình 1. 4. Biểu đồ biểu diễn sản lượng nuôi trồng rong nâu trên toàn cầu (thống kê của FAO) 1.2. Tổng quan về polyphenol trong rong nâu 1.2.1 Đặc điểm Polyphenol là các hợp chất mà phân tử của chúng chứa nhiều vòng benzene, trong đó có một, hai hoặc nhiều hơn hai nhóm hydroxyl. Dựa vào đặc trưng của cấu tạo hoá học người ta chia các hợp chất polyphenol thành ba nhóm: 11
nguon tai.lieu . vn