Xem mẫu

  1. Đồ án tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ GVHD: ĐÀO ThS. TẠOMinh Nhựt Phạm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ LÁ BÀNG (Terminalia catappa) Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tuyết Dung MSSV: 1311100019 Lớp: 13DSH02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. Đồ án tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ GVHD: ĐÀO ThS. TẠOMinh Nhựt Phạm TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO CHIẾT ETHANOL TỪ LÁ BÀNG (Terminalia catappa) Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt Sinh viên thực hiện : Trần Thị Tuyết Dung MSSV: 1311100019 Lớp: 13DSH02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  3. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đồ án nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, tiến hành nghiên cứu thực tiễn dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Minh Nhựt. Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm…….. Sinh viên Trần Thị Tuyết Dung
  4. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt LỜI CẢM ƠN Con xin khắc ghi công ơn cha mẹ và những người thân đã nuôi dưỡng và giáo dục con nên người. Tôi xin gửi lòng biết ơn đến: - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. - Khoa Công Nghệ Sinh Học- Thực Phẩm- Môi Trường, Trường Đại Học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh. - Cô chủ nhiệm, Thầy Cô bộ môn Công Nghệ Sinh Học Đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành biết ơn: Ths. Phạm Minh Nhựt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, giành nhiều thời gian và công sức để truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý giá, tạo mọi điều kiện tốt cho tôi hoàn thành khóa luận này. Chân thành cảm ơn các bạn lớp Công Nghệ Sinh Học đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm…….. Sinh viên Trần Thị Tuyết Dung
  5. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iv MỤC LỤC ...........................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................................3 1.1. Tổng quan về cây bàng .................................................................................................3 1.1.1. Sơ lược về nguồn tài nguyên thực vật ở nước ta .......................................................3 1.1.2. Sơ lược về cây bàng...................................................................................................3 1.1.3. Công dụng của cây bàng ............................................................................................ 5 1.2. Đại cương về một số hợp chất hữu cơ tự nhiên từ thực vật .........................................6 1.2.1. Carbohydrate .............................................................................................................6 1.2.2. Alkaloid .....................................................................................................................7 1.2.3. Glycoside ...................................................................................................................8 1.3. Tổng quan về cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật ........18 1.3.1. Khái niệm về hoạt tính kháng khuẩn .......................................................................18 1.3.2. Cơ chế kháng khuẩn ................................................................................................ 18 1.3.3. Một số hợp chất có khả năng kháng khuẩn từ thực vật ...........................................21 1.3.4. Tình hình nghiên cứu kháng khuẩn của thực vật trên thế giới và Việt Nam...........26 1.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ..............................................................................29
  6. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt 1.4. Ảnh hưởng của dung môi đến khả năng tách chiết cao từ thực vật ........................... 30 1.5. Một số nhóm vi khuẩn gây bệnh ................................................................................31 1.5.1. Nhóm vi khuẩn Escherichia coli .............................................................................31 1.5.2. Nhóm vi khuẩn Salmonella spp. ..............................................................................32 1.5.3. Nhóm vi khuẩn Shigella spp....................................................................................34 1.5.4. Nhóm vi khuẩn Listeria spp. ...................................................................................35 1.5.5. Nhóm vi khuẩn Vibrio spp. .....................................................................................36 1.5.6. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Pseudomonas spp. ......................................................37 1.5.7. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Enterococcus spp. .......................................................38 1.5.8. Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Staphylococcus aureus. ..............................................39 1.6. Sơ lược về vi khuẩn V.alginolyticus ...........................................................................40 1.6.1. Phân loại khoa học...................................................................................................40 1.6.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................................40 1.6.3. Đặc điểm phân bố ....................................................................................................41 1.6.4. Khả năng gây bệnh ..................................................................................................42 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................44 2.1. Địa điểm và thời gian thực hiện .................................................................................44 2.1.1. Địa điểm ..................................................................................................................44 2.1.2. Thời gian. .................................................................................................................44 2.2. Vật liệu .......................................................................................................................44 2.2.1. Vật liệu: …………………………………………………………………………...44 2.2.2. Vi khuẩn chỉ thị .......................................................................................................44 2.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất......................................................................................44 2.3.3. Hóa chất, dung môi ..................................................................................................45 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 46 2.4.1. Phương pháp thu và xử lý nguồn mẫu .....................................................................46 2.4.2. Phương pháp thu nhận cao thực vật và xác định hiệu suất thu hồi. ........................46 2.4.3. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh ........................................................... 47 2.4.4. Phương pháp tăng sinh, xác đinh mật độ tế bào vi sinh vật chỉ thị .........................48 2.4.5. Phương pháp pha loãng mẫu ...................................................................................48 ii
  7. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt 2.4.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng khuẩn ........................................................49 2.4.7. Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC .............................................50 2.4.8. Phương pháp xác định thành phần hóa học của cao chiết .......................................51 2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................54 2.5. Bố trí thí nghiệm .........................................................................................................54 2.5.1. Thí nghiệm 1: Xác định hiệu suất thu hồi cao chiết từ lá bàng đối với dung môi ethanol 70%. 56 2.5.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết............................................................................................................57 2.5.3. Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của TcEE đối với chủng vi khuẩn gây bệnh. .................................................................................................................58 2.5.4. Thí nghiệm 4: Định tính một số thành phần hóa học cơ bản của TcEE. .................60 2.5.5. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của cao chiết đến vi khuẩn V. alginolyticus theo thời gian ....................................................................................................................62 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................65 3.1. Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi TcEE ...................................................................65 3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE đối với chủng vi khuẩn chỉ thị. ..65 3.2.1. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE đối nhóm vi khuẩn Escherichia coli .....................................................................................................................................66 3.2.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Listeria spp. ...........................................................................................................................................67 3.2.3. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Samonella spp ......................................................................................................................................68 3.2.4. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Shigella spp ...........................................................................................................................................69 3.2.5. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Virio spp .71 3.2.6. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da .......................................................................................................................... 72 3.2.7. Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn và kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của TcEE đối với 20 vi khuẩn chỉ thị. ........................................................... 73 3.3. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của TcEE ...........................................77 3.5. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của TcEE đến vi khuẩn V. alginolyticus .......................79 iii
  8. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................83 4.1. Kết luận.......................................................................................................................83 4.2. Đề nghị .......................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................84 iv
  9. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DMSO: Dimethyl sulfoxide DNA: Deoxyribonucleic acid MIC: Minimum Inhibition Concentration: Nồng độ ức chế tối thiểu TSA: Trypton Soya Agar TSB: Trypton Soya Broth TcEE: Cao chiết Ethanol 70% từ lá bàng v
  10. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chức năng sinh lý của một số amino acid trong quá trình trao đổi chất...........17 Bảng 1.2. Những nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn (theo Cowan, 1999) ...........................................................................................................................................20 Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết lá bàng từ dung môi ethanol 70% đối với 20 vi khuẩn chỉ thị ............................................................................74 Bảng 3.2. Kết quả định tính thành phần hóa học của TcEE ..............................................77 vi
  11. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Lá và quả bàng. ....................................................................................................4 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloids. ..........................................8 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của flavonoid (A) và các dạng flavonoid .............................. 12 Hình 1.4. Caffeic acid ........................................................................................................13 Hình 1.5. Phân loại nhóm phenolics theo cấu trúc hóa học ..............................................13 Hình 1.6. Những vị trí của vi khuẩn bị tác động bởi các hợp chất thực vật (Burt, 2004) .19 Hình 1.7. Cấu trúc hóa học của phân tử quinone, anthraquinone và hypericin ................21 Hình 1.8. Cấu trúc hóa học của catechine .........................................................................22 Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của coumarine. ......................................................................23 Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của phân tử Solamargine .....................................................24 Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của berberine .......................................................................25 Hình 1.12. E.coli quan sát dưới kính hiển vi với kích thước 2µm (Bact, 2005). ..............31 Hình 1.13. Hình thái vi khuẩn Samonella spp. (Taragui, 2005)........................................33 Hình 1.14. Hình thái của vi khuẩn Shigella spp. (Reynolds, 2011) ..................................34 Hình 1.15. Hình thái vi khuẩn Listeria spp. ......................................................................35 Hình 1.16. Hình thái vi khuẩn Vibrio (Microscopy, 2004) ...............................................36 Hình 1.17. Hình thái vi khuẩn Pseudomonas spp. ............................................................ 37 Hình 1.18. Hình thái vi khuẩn Enterococcus ....................................................................38 Hình 1.19. Hình thái vi khuẩn Staphylococcus aureus .....................................................39 Hình 2.1. Phương pháp pha loãng mẫu………………………………………….............45 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát ......................................................................55 Hình 2.3. Quy trình tách chiết và thu hồi cao từ lá bàng. ..................................................56 Hình 2.4. Quy trình đánh giá khả năng kháng khuẩn của cao chiết ..................................57 Hình 2.5. Quy trình xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chiết. ...................59 Hình 2.6. Quy trình định tính một số thành phần hóa học của cao chiết ethanol 70% từ lá bàng. ..................................................................................................................................61 Hình 2.7. Quy trình khảo sát ảnh hưởng của cao chiết đến vi khuẩn V. alginolyticus theo thời gian. ............................................................................................................................ 63 vii
  12. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt Hình 3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Escherichia coli ..........66 Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Listeria spp. ................67 Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Samonella spp. ............68 Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Shigella spp. ................70 Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn Virio spp. .....................71 Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của TcEE trên nhóm vi khuẩn gây bệnh cơ hội trên da ...........................................................................................................................................72 Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện mật độ tế bào ..........................................................................80 Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện giá trị OD600nm ........................................................................80 viii
  13. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sức khỏe là vốn quý nhất của con người nhưng hiện nay vấn đề về thực phẩm bẩn đã khiến cho nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật đang gia tăng, do đó việc tìm ra phương thuốc chữa trị vừa mang lại hiệu quả nhưng không gây tác dụng phụ luôn được người dân quan tâm lựa chọn. Đã từ rất lâu, dựa vào kinh nghiệm dân gian con người đã biết sử dụng các loại cây có trong tự nhiên để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh. Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa có nhiều điều kiện cho hệ thực vật phát triển tạo ra sự phong phú và đa dạng, đó là nguồn tài nguyên sinh học quý giá, thuộc loại tài nguyên tái tạo được, nhiều cây thuốc quý với đầy đủ chủng loại và số lượng, trong đó có cây bàng. Cây bàng tên khoa học là Terminalia catappa L, thuộc họ Bàng Combretaceae. Đây là một loại cây được trồng như một loại cây cảnh để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Qủa ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Ở Việt Nam cây bàng dễ trồng, phát triển tốt và có mặt ở hầu hết các địa bàn trong cả nước. Người dân từ xưa đã dùng lá bàng để chữa cảm sốt, ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Dùng búp lá non phơi khô, tán bột rắc trị ghẻ, sắc đặc ngậm trị sâu răng. Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ thân bàng dạng thuốc sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Đặt biệt, nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ để chữa bệnh hủi. Hạt nấu chín dùng để chữa đi cầu ra máu. Ngoài ra, cũng được dùng đối với việc nuôi cá cảnh để xử lý kim loại nặng trong nước có hại cho cá, ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng ở nước ta hiện nay chưa có công trình khoa học mang tính hệ thống nghiên cứu về quá trình chiết tách hay xác định thành phần hóa học, xác định cấu trúc của một số hợp chất trong cây bàng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (Terminalia catappa L)” nhằm cung cấp thêm thông tin về 1
  14. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt loại cây này, góp phần vào việc khai thác, chế biến và ứng dụng các sản phẩm của cây bàng một cách hiệu quả, khoa học hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tách chiết cao ethanol từ lá bàng và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn. - Bước đầu xác định một số thành phần hóa học. 3. Nội dung nghiên cứu - Tách chiết và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng. - Đánh giá hiệu lực kháng khuẩn của cao chiết lá bàng theo thời gian. 4. Phạm vi nghiên cứu - Chỉ tách chiết cao lá bàng bằng dung môi ethanol 70%. - Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết đối với 20 chủng vi khuẩn chỉ thị. 2
  15. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây bàng 1.1.1. Sơ lược về nguồn tài nguyên thực vật ở nước ta Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tới ¾ diện tích cả nước là núi rừng. Với đặc điểm khí hậu và địa hình như vậy nên nước ta được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, được xếp thứ 16 trong số 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh vật cao nhất thế giới. Nguồn thực vật phong phú này đã cung cấp cho con người nhiều sản phẩm thiên nhiên có giá trị . Các sản phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học được ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo các nhà phân loại thực vật, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó khoảng 3.948 loài được dùng làm dược liệu (Viện vật liệu, 2007). Nếu so với khoảng 20.000 loài cây làm thuốc đã biết trên thế giới (IUCN, 1992) thì số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm khoảng 19%. Tuy có nguồn thực vật đa dạng và phong phú nhưng do chúng phân bố rải rác ở nhiều nơi, cùng với sự khai thác không có kế hoạch bảo tồn nên dẫn đến tình trạng trữ lượng các loài cây ngày càng ít đi. Thế nên, hiện nay chúng ta cần khai thác có hiệu quả về hoạt tính sinh học của các loài cây và duy trì trồng lại các giống đã khai thác, để tạo ra các loại thuốc chữa bệnh mới đem lại lợi ít cho con người nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước nhà. 1.1.2. Sơ lược về cây bàng 1.1.2.1. Phân loại khoa học Giới Plantae Angiospermae Eudicots Rosids Bộ Myrtales Họ Combretceae Chi Terminalia Loài T. catappa 3
  16. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt Hình 1.1. Lá và quả bàng. 1.1.2.2. Đặc điểm hình thái Cây Bàng ta là cây thân gỗ lớn sống tại vùng nhiệt đới, loại cây này có thể cao 35 m, có đường kính thân từ 40 – 80 cm. Với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15 – 25 cm và rộng 10 – 14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Về mùa khô thì lá chuyển thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng sau đó rụng hết để hạn chế thoát hơi nước và giúp cây kích thích ra cành lá non. Bàng ta là loài cây có hoa đơn tính cùng gốc, nghĩa là hoa đực và hoa cái ra chung trên một cây. Hoa có kích thước 1 cm có màu trắng hơi xanh không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Quả dài 5 – 7 cm, rộng 3 – 5,5 cm, khi non quả có màu xanh sau đó ngã sang màu vàng và khi chín quả có màu đỏ. Mùa quả tháng 8 - 10. Cây Bàng ta được trồng tại khu vực nhiệt đới, là loài cây ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây chủ yếu được tái sinh bằng hạt. Cây bàng ta là loại cây công trình trồng lấy bóng mát, phát triển nhanh, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc. Cây có thể trồng trong vườn nhà, ven đường, lối đi trong khuân viên nhà máy... 1.1.2.3. Phân bố Cây bàng được trồng khắp nơi làm cây bóng mát. Người ta cho rằng cây bàng vốn không có ở nước ta, mà di thực từ đảo Moluques vào. 4
  17. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt 1.1.2.4. Thành phần hóa học Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân chứa từ 25 - 35% tanin pyrogalic và tanin catechic. Vỏ cành chứa 11% tanin. Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu vàng nhạt hay lục nhạt, vị dễ chịu, giống như dầu hạng nhân, ăn được. Tuy nhiên nhân chỉ chiếm 10% toàn quả cho nên cuối cùng toàn quả chỉ chứa chừng 5% dầu béo, việc tách nhân lại đòi hỏi nhiều công sức, chưa cơ giới hóa được cho nên đến nay việc khai thác dầu hạt bàng chưa được đặt ra. Một số tính chất của dầu nhân hạt bàng đã được nghiên cứu kết quả như sau: Tỷ trọng 0,917, chỉ số khúc xạ ở 35°C là 1,4660, độ đông đặc + 1°C, chỉ số axit 2,94, chỉ số xà phòng hóa 0,38, axit toàn phần tách được ở dạng đặc, màu vàng nhạt hay trắng, phần axit đặc chiếm tới 36%. Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nên người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô. 1.1.3. Công dụng của cây bàng 1.1.3.1. Theo kinh nghiệm dân gian Cao vỏ thân cây bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài) có tác dụng lợi tiểu, cường tim làm săn. Cao methanol có tác dụng giảm co thắt ruột thỏ cô lập. Lá được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp và lỵ. Búp non phơi khô tán bột rắc trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng. Dùng tươi, xào nóng để đắp và chườm nơi đau nhức. Vỏ thân sắc uống trị lỵ và tiêu chảy, rửa vết loét, vết thương. Nhựa lá non trộn với dầu hạt bông và nấu chín là một thứ thuốc để chữa hủi. Hạt nấu uống để trị tiêu chảy ra máu. 1.1.3.2. Trong đời sống – kinh tế Cây trồng địa phương. Nếu tổ chức trồng cây bàng trên quy mô lớn để tạo ra nguồn hàng hóa bàng không chỉ có giá trị trực tiếp dùng để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý thì đó còn là một nguồn thu nhập trong phạm vi hộ gia đình và các cộng trên thị trường thì nó còn góp phần vào sự 5
  18. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trên thế giới, nhiều nước đã xuất khẩu các chế phẩm từ cây bàng và thu được nguồn ngoại tệ đáng kể. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của cây trồng nói chung. Nhất là ở những vùng đồng bằng có khí hậu mát mẻ thích hợp cho việc trồng và phát triển cây bàng. 1.2. Đại cương về một số hợp chất hữu cơ tự nhiên từ thực vật 1.2.1. Carbohydrate 1.2.1.1. Khái niệm Carbohydrate là một nhóm chất hữu cơ phổ biến khá rộng rải trong cơ thể sinh vật. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O với công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n, thường m = n (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). Nhìn chung hàm lượng carbohydrate ở thực vật cao hơn động vật. Ở thực vật carbohydrate thay đổi tùy theo loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển. - Thực vật: chiếm khoảng 75% trong các bộ phận như củ, quả, lá, thân, cành. - Động vật: chiếm khoảng 2% trong gan, cơ máu,.. (Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). 1.2.1.2. Phân loại Dựa vào cấu tạo, tính chất carbohydrate được chia làm 3 nhóm lớn: monosaccharide, oligosaccharide (Disaccharide) và polysaccharide ( Phùng Trung Hùng và ctv, 2013). - Monosaccharide gồm: glucose, fructose. - Disaccharide gồm: saccharose, lactose, maltose. - Polysaccharide gồm: tinh bột, cellulose. 1.2.1.3. Vai trò Trong cơ thể sống carbohydrate giữ nhiều vai trò quan trọng: - Đảm bảo cung cấp khoảng 60% năng lượng cho các quá trình sống. - Có vai trò cấu trúc, tạo hình (ví dụ: cellulose, peptidolican…). - Có vai trò bảo vệ (mucopolysaccharide). - Chống tạo thể cetone (mang tính acid gây độc cho cơ thể) ( Nguyễn Phương Hà Linh, 2011). 6
  19. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt 1.2.2. Alkaloid 1.2.2.1. Khái niệm Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi trong động vật. Thông thường các alkaloid không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Trái lại thì các muối alkaloid thì dễ tan trong nước và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ ít phân cực. Từ đó, dựa vào độ tan khác nhau của các loại alkaloid mà sử dụng dung môi thích hợp để chiết xuất và tinh chế alkaloid. Alkaloid là amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra, nhưng các amin do động vật và nấm tạo ra cũng được gọi là các alkaloid. Nhiều alkaloid có các tác động dược lý học đối với con người và các động vật khác. Các alkaloid thông thường là các dẫn xuất của các acid amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm thấy như là các chất chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua), động vật (ví dụ các loại tôm, cua, ốc, hến) và nấm. Nhiều alkaloid có thể được tinh chế từ các dịch chiết thô bằng phương pháp chiết acid - base (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Alkaloid có 2 phản ứng chính là phản ứng tạo tủa và phản ứng tạo màu. Có 2 nhóm thuốc thử tạo tủa với alkaloid. Nhóm thứ nhất cho tủa rất ít tan trong nước, tủa này sinh ra hầu hết do sự kết hợp của 1 cation lớn là alkaloid với 1 nhóm amin lớn thường là anion phức hợp của thuốc thử và nhóm thứ 2 cho kết tủa ở dạng tinh thể. Đối với phản ứng tạo màu, có 1 số thuốc thử tác dụng với alkaloid cho những màu đặc biệt khác nhau. Phản ứng tạo tủa cho ta biết có alkaloid hay không, còn phản ứng tạo màu cho biết những chất có trong alkaloid ( Phạm Thanh Kỳ, 1998). 1.2.2.2. Phân loại Các nhóm alkaloid hiện bao gồm: - Nhóm pyridine: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpine, nicotin, spartein, pelletierin. - Nhóm isoquinolin: các alkaloid gốc thuốc phiện như morphin, codein, thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, hydrastin, hydrastin, berberin. - Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin. 7
  20. Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Minh Nhựt - Nhóm tropan: atropine, cocain, ecgonin, scopolamine. - Nhóm quinolin: quinine, quinidine, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnine, brucin, veratrin, cevadin. - Nhóm phenothylamin : mescalin, ephedrine, dopamine, amphetamine. - Nhóm indole : + Các tryptamin : DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin. + Các ergolin : Các alkaloid từ nhựa ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamine, acid lysergic v.v + Các beta-cabolin : harmin, harmalin, yohimbin, reserpine, emetin - Nhóm purin: các xanthin như caffeine, theobromine, theophylline (Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv, 2010). Hình 1.2. Cấu trúc hóa học một số chất thuộc nhóm alkaloids. 1.2.2.3. Vai trò Đa số các alkaloid đều có tác dụng diệt khuẩn, một số loại có tác động lên hệ thần kinh như morphin, codein, cocain,... Ngoài ra, alkaloid còn làm hạ huyết áp và giúp chống ung thư ( Vũ Xuân Tạo, 2013). 1.2.3. Glycoside 1.2.3.1. Khái niệm Glycoside là những sản phẩm ngưng tụ của đường. Cấu tạo gồm 1 phần đường (glycon) kết hợp với 1 phần không phải là đường (aglycon) theo Vũ Kim Dung và ctv (2011). Hai phần kết hợp với nhau bằng dây nối acetal vì vậy phân tử glycoside 8
nguon tai.lieu . vn