Xem mẫu

  1. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Địa sinh thái và   Công nghệ Môi trường, khoa Môi Trường, trường Đại học Mỏ – Địa Chất đã dạy   dỗ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến Cô giáo –  Th.S Trần Thị Thanh Thủy –   Bộ môn Địa sinh thái & CNMT và Th.S Đỗ Mạnh Dũng – PGĐ Công ty Cổ phần   Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin, người đã trực tiếp hướng dẫn em   hoàn thành đồ  án này. Trong thời gian làm việc với cô, em không những tiếp thu   được thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ   nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em   trong quá trình học tập và công tác sau này. Bên cạnh đó là những ý kiến đóng góp của bạn bè, đã cho em nguồn động   viên lớn để hoàn thành nhiệm vụ của đồ án. Qua đó em đã đạt được nhiều tiến bộ   về kiến thức chuyên môn cũng như những kĩ năng làm việc bổ ích. Trong quá trình tính toán và lựa chọn các phương án thiết kế, do còn hạn   chế về kiến thức cũng như hiểu biết về kiến thức thực tế nên bản đồ án này không   tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các   thầy cô giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn. Em chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô và các bạn! Hà Nội, ngày 09/06/2014 Sinh viên Hoàng Cầm 1
  2. MỤC LỤC 2
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 ­ Nhiệt độ không khí trung bình tháng huyện Tương Dương (oC)...........8 Bảng 1.2 ­ Tổng lượng mưa các tháng huyện Tương Dương (mm).......................9 Bảng 1.3 ­ Vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí...............................14 Bảng 1.4 ­ Số liệu quan trắc vi khí hậu..................................................................14 Bảng 1.5 ­ Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh.......15 Bảng 1.6 ­ Toạ độ vị trí quan trắc môi trường nước khu vực dự án.....................16 Bảng 1.7 ­ Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.............................................18 Bảng 1.8 ­ Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt.....................................19 Bảng 1.9 ­ Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm...........................................20 Bảng 1.10 ­ Kết quả phân tích chất lượng nước thải............................................21 Bảng 1.11 ­ Tọa độ vị trí quan trắc môi trường đất khu vực dự án......................22 Bảng 1.12 ­ Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất..................................23 Bảng 2.1 ­ Hiệu quả phản ứng trung hòa của một số hóa chất 33 Bảng 2.2 ­ Chi phí của các hệ thống xử lý nước thải mỏ có tính axít khi dùng các   hóa chất khác nhau (theo Skousen: 1990, 1993)35 Bảng 2.3 ­ Những thiết kế  tiêu biểu được lựa chọn áp dụng cho một số  ALD 42 Bảng 2.4 ­ Tổng hợp các giải pháp kiểm soát khí độc, bụi tại các mỏ than hầm lò  trên thế giới 55 Bảng 2.5 ­ Tỷ  lệ   áp dụng công nghệ  xử  lý nước thải trong Tập  đoàn Công   nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam tính đến năm 2005......................63 Bảng 2.6 ­ Hiện trạng hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải trong ngành  than Việt Nam tính đến năm 2005.........................................................64 Bảng 3.1 ­ Tổng lượng nước chảy vào mỏ............................................................65 Bảng 3.2 ­ Các thông số trong nước thải mỏ cần xử lý........................................66 Bảng 4.1 ­ Bảng tổng hợp các thông số bể điều hòa.............................................73 Bảng 4.2 ­ Bảng tổng kết các thông số của bể trung hòa.....................................74 Bảng 4.3 ­ Các thông số thiết kế bể pha NaOH....................................................77 Bảng 4.4 ­ Các thông số thiết kế trộn nhanh bằng cơ khí.....................................80 Bảng 4.5 ­ Bảng giá trị kt........................................................................................81 3
  4. Bảng 4.6 ­ Kích thước bể trộn có thể thiết kế theo bảng sau với turbine 6 cánh  phẳng.....................................................................................................81 Bảng 4.7 ­ Bảng tổng kết các thông số bể keo tụ.................................................82 Bảng 4.8 ­ Các giá trị của CD cánh khuấy..............................................................84 Bảng 4.9 ­ Bảng thống số bể tạo bông..................................................................86 Bảng 4.10 ­ Các thông số của bể lắng đứng..........................................................89 Bảng 4.11 ­ Thông số thiết kế bể chứa bùn thải...................................................89 Bảng 6.1 ­ Nhu cầu lao động của hệ thống xử lý nước thải................................95 Bảng 6.2 ­ Biên chế và bố trí lao động theo chức danh công việc........................95 Bảng 6.3 ­ Nhu cầu lao động của hệ thống xử lý nước thải................................95 Bảng 6.4 ­ Dự kiến thời gian thi công....................................................................96 Bảng 6.5 ­ Dự trù nhân lực và kinh phí công tác thu thập tài liệu, khảo sát thực địa 97 Bảng 6.6. Các chi phí phụ của công tác thu thập tài liệu, khảo sát thực địa.........97 Bảng 6.7 ­ Bảng chi phí phô tô và mua tài liệu......................................................97 Bảng 6.8 ­ Dự trù kinh phí dụng cụ lấy mẫu và bảo quản mẫu...........................98 Bảng 6.9 ­ Dự trù kinh phí cho công tác phân tích mẫu nước Sông Cả và suối Khe  Mú..........................................................................................................98 Bảng 6.10 ­ Dự trù kinh phí cho công tác phân tích mẫu nước thải......................99 Bảng 6.11 ­ Tổng dự trù kinh phí cho công tác khảo sát sơ bộ...............................99 Bảng 6.12 ­ Tổng hợp chi phí xây dựng các công trình thiết kế..........................102 Bảng 6.13 ­ Chi phí máy móc thiết bị...................................................................103 Bảng 6.14 ­ Chi phí lắp đặt thiết bị máy móc......................................................104 Bảng 6.15 ­ Tổng dự toán cho toàn bộ công trình................................................104 Bảng 6.16 ­ Tổng hợp các máy móc thiết bị sử dụng điện..................................104 4
  5. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 ­ Vị trí Công ty Cổ phần than Khe Bố..........................................................3 Hình 2.1 ­ Xử lý cặn rắn lơ lửng nước thải hầm lò bằng hồ lắng 3 tầng............24 Hình 2.2 ­ Sơ đồ lắng nước thải mỏ trong thiết bị lắng ngang, có sử dụng keo tụ .............................................................................................................25 Hình 2.3 ­ Sơ đồ lắng nước thải mỏ trong thiết bị lắng đứng với các chất phụ gia  và thiết bị lọc nhanh, công suất từ 25,50,75,100,150 m3/h..................25 Hình 2.4 ­ Sơ đồ nguyên lý trung hòa axit nước thải mỏ.......................................26 Hình 2.5 ­ Sơ đồ công nghệ xử lý nước axit bằng trung hoà sữa vôi theo kết hợp  keo tụ và lắng......................................................................................26 Hình 2.6 ­ Sơ đồ công nghệ sử dụng khí mêtan phát sinh từ mỏ than đá để xử lý   nước thải mỏ với hàm lượng muối cao..............................................29 Hình 2.7 ­ Hệ thống sử dụng khí mêtan phát sinh từ mỏ than để xử lý nước thải   mỏ với hàm lượng muối cao tại mỏ Morcineck ­ Ba Lan..................29 Hình 2.8 ­ Quá trình xử lý nước thải mỏ có tính axít bằng kiềm và ôxi hóa sắt...32 Hình 2.9 ­ Quá trình Biosunfit trong xử lý tính axít của nước thải........................38 Hình 2.10 ­ Hệ thống thử nghiệm phản  ứng đáy tràn kỵ  khí để  xử  lý nước thải  mỏ có tính axít (Dill, nkk, 1994)..........................................................38 Hình  2.11 ­ Một wetlands nhân tạo điển hình để xử lý nước thải mỏ có tính axít .............................................................................................................38 Hình 2.12 ­ Mặt cắt ngang của một một ALD điển hình.......................................40 Hình 2.13 ­ Tiến hành xây dựng 1 ALD ở West, Virginia, Mỹ..............................42 Hình 2.14 ­ Thiết bị bùn nồng độ thấp hợp nhất với bể cô đặc bùn.....................43 Hình 2.15 ­ Hệ thống sử dụng bộ pha trộn hoá chất định lượng chuẩn...............45 Hình 2.16 ­ Lưu đồ thể hiện thành phần chính của hệ thống phản ứng vi sinh để  xử lý nước thải....................................................................................46 Hình 2.17 ­ Hệ thống khử và sản sinh kiềm sử dụng lớp đá vôi và chất hữu cơ để  xử lý bằng phương pháp bị động........................................................47 Hình 2.18 ­ Màng phản ứng lọc có thể được sử dụng để xử lý nước ngầm có tính  axít.......................................................................................................48 Hình 2.19 ­ Sơ đồ mô tả tầng bảo vệ điện hoá cho lớp đất phủ..........................50 5
  6. Hình 2.20 ­ Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỏ có hàm lượng muối nhờ thẩm   tách bằng điện tại mỏ A Cam của Tam Túc – Trung Quốc...............52 Hình 2.21 ­ Xử lý nước thải bằng hệ thống bể lắng.............................................61 Hình 2.22 ­ Hệ thống xử lý nước thải bằng đá vôi................................................61 Hình 2.23 ­ Sơ  đồ  hệ  thống xử  lý nước thải bằng sữa vôi+ thoát qua mương   chứa rọ đá............................................................................................62 Hình 3.1. Dây truyền công nghệ xử lý nước thải cho mỏ than................................66 Hình 4.1 ­ Sơ đồ nguyên lý của bể pha NaOH.......................................................76 Hình 4.2 ­ Bể lắng đứng.........................................................................................86 6
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ALD Mương đá vôi yếm khí BTC Bộ Tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BYT Bộ Y tế CP Chính phủ HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải NĐ Nghị định PAC Chất trợ keo QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB – ĐN Hướng Tây Bắc – Đông Nam TCXD Tiêu chuẩn xây dựng TCCP Tiêu chuẩn cho phép TT Thông tư TTTK Tính toán thiết kế UBND Ủy Ban Nhân Dân VINACOMIN Tập   đoàn   Than   –   Khoáng   sản   Việt  XDCT Nam Xây dựng công trình 7
  8. MỞ ĐẦU Trong công cuộc “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” theo đường lối đổi  mới của Đảng, ngành khai khoáng điển hình là ngành khai thác than có vai trò   quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Chỉ tính riêng về cân  bằng năng lượng quốc gia trong những năm gần đây, than chiếm tỷ  lệ  từ  45 ÷   52%. Ngoài ra, than còn là nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác và là mặt   hàng xuất khẩu quan trọng để thu hút ngoại tệ của nước ta. Cùng với lợi ích kinh tế từ việc khai thác than thì hoạt động này cũng mang  đến những ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường khu vực khai thác như: thay đổi  cảnh quan, biến đổi các các hệ sinh thái, không khí bị ô nhiễm bởi bụi và tiếng ồn,   đặc biệt là ô nhiễm nước mặt và nước ngầm do  nước thải mỏ chưa qua xử lí đổ  thải ra môi trường khu vực khai thác.  Vì vậy, để  đảm bảo phát triển bền vững  ngành than, đảm bảo vệ sinh môi trường cho cộng đồng, Tập đoàn Than – Khoáng  sản Việt Nam đã có chủ  trương giám sát môi trường các mỏ  khai thác than, tiến  hành xây dựng các công trình xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu chất lượng. Mỏ  than Khe Bố  thuộc Công ty Cổ  phần than Khe Bố – xã Tam Quang –   huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An, khai thác than bằng phương pháp hầm lò.  Nước thải hầm lò của mỏ có hàm lượng sắt cao, mangan và chất rắn lơ lửng cao   vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên khi xả thải vào môi trường qua suối Khe Mú và   sông Cả sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước sông, suối, gây tác động xấu   đến môi trường, hủy hoại môi sinh và cảnh quan khu vực. Để góp phần vào việc   bảo vệ môi trường, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do quá  trình khai thác than gây ra ở mỏ than Khe Bố, đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi   trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải mỏ than Khe Bố – xã Tam Quang   – huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An. Công suất 4500 m3/ngày. Thời gian thi   công 6 tháng” được thực hiện là rất cần thiết. Đề  tài tập trung nghiên cứu điều  kiện địa lý tự  nhiên  khu vực  Tương Dương, Nghệ  An;  đánh giá hiện trạng môi  trường, chất lượng nước thải mỏ; tính toán thiết kế thông số các công trình xử lý   nước thải mỏ, tính toán dự trù nhân lực và kinh phí cho công trình  xử lý nước thải  mỏ than Khe Bố. 8
  9. Để thực hiện nội dung đề tài phù hợp với yêu cầu chuyên môn và cấu trúc  của Bộ  môn Địa sinh thái và Công nghệ  Môi trường, trường Đại học Mỏ   – Địa  chất, đồ án được hoàn thành gồm 2 phần chính với 6 chương như sau: MỞ ĐẦU PHẦN 1. PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN Chương 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực mỏ than Khe Bố Chương 2. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải mỏ Chương 3. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải Chương 4. Thiết kế dây chuyền công nghệ  xử  lý nước thải mỏ  than Khe   Bố PHẦN 2. THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN CHI PHÍ Chương 5. Thiết kế các dạng công tác Chương 6. Tính toán dự trù nhân lực và kinh phí KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
  10. CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XàHỘIKHU VỰC MỎ THAN KHE BỐ 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Mỏ  than Khe Bố  thuộc Công ty Cổ  phần than Khe Bố  xã Tam Quang –  huyện Tương Dương – tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý như sau: + Phía Bắc giáp đồi núi; + Phía Nam gần sông Cả; + Phía Đông giáp đường vào ô tô của khu mỏ và suối Khe Mú; + Phía Tây giáp đồi và bản Phiềng Khầm. Hình 1.1 – Vị trí khu vực mỏ than Khe Bố 1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình khu mỏ Khe Bố có dạng đồi núi cao, các dãy núi chạy nối tiếp   nhau theo hướng Bắc – Nam. Các đỉnh núi có độ  cao thay đổi từ  +100 m đến   +400 m. Địa hình bị  phân cắt nhiều bởi các suối nhỏ, triền núi, phía Nam hai  10
  11. bên sườn rất dốc. Các nguồn nước này bắt nguồn từ  đỉnh núi đổ  về  phía Tây  Nam và Đông  Nam khu mỏ.  Địa hình mỏ  than Khe Bố  gồm các quả  đồi có độ  cao từ 100 ÷ 200 m, sườn đồi loại từ 15 ÷ 30o, chia cắt địa hình bởi các dòng suối  cạn, bề mặt địa hình được một lớp đệ  tứ  dầy từ  3 ÷ 8 m, được phủ  một thảm  thực vật dầy do đó các yếu tố ngoại sinh xảy ra không đáng kể. 1.1.3. Đặc điểm địa chất mỏ * Yếu tố phong hoá: Quá trình phong hóa đã tạo nên lớp phủ đệ  tứ  trên toàn bộ  diện tích khu   mỏ, thành phần gồm: sét, cát sạn, đá lăn, rễ  cây, lẫn lộn bở  rời, thấm nước tốt,  mềm yếu, dễ lún. * Yếu tố khe nứt: Phát triển trên toàn bộ  diện tích của trầm tích Neogen, các khe nứt phát   triển mạnh theo mặt lớp không định hướng, ở độ sâu từ 20 ÷ 40 m khe nứt rộng  05 ÷ 1,5 m, bị oxit sắt lấp đầy, phần dưới sâu khe nứt bị sét và canxi lấp đầy. * Tính chất cơ lý của nham thạch: Trầm tích Neogen gồm nham thạch: cát kết, sạn kết, bột kết, cuội kết, sét  kết và sét than. Nham thạch thường cứng, giòn, dễ  vỡ, nhất là sét than khi no   nước thì mềm nhão, khi khô thì cứng, không có hiện tượng bùng nền hoặc sập   lở. Trên thực tế  mỏ  đã khai thác qua một thời gian dài, từ  năm 1963 đến nay  không xảy ra bùng nền hoặc sập lò đã chứng minh cho kết luận này là đúng đắn. * Đặc điểm địa chất mỏ: Khu mỏ  có hai vỉa than từ dưới lên là vỉa 1 và vỉa 2, trong đó vỉa 2 không  đạt giá trị công nghiệp và phân bố  trong phạm vi hẹp  ở cánh Tây  Nam của nếp  lõm từ  tuyến thăm dò IV đến tuyến III. Trong báo cáo này chỉ  nêu đặc tính và   chất lượng than của vỉa 1. Vỉa 1 có dạng một nếp lõm kéo dài theo hướng Tây Bắc  – Đông Nam, phía  Tây Bắc bị đứt gãy F1 cắt qua. Vỉa 1 có cấu tạo khá phức tạp, trong phạm vi vỉa   có từ 0 ÷ 4 lớp đá kẹp, các lớp đá kẹp chủ yếu là sét kết, sét than. Chiều dày lớp  đá kẹp thay đổi từ vài cm đến 1 m. Số lớp và chiều dày các lớp đá kẹp phân bố  không có quy luật, chiều dày toàn vỉa than thay đổi 0 m ÷ 23,59 m. Chiều dày tính   trữ lượng của vỉa thay đổi từ 0,45 m ÷ 19,30 m (LK70). Chiều dày vỉa than ở cánh Đông Bắc tương đối ổn định. Chiều dày than ở  cánh Tây Nam thay đổi nhiều, thay đổi đột ngột như LK1 và LK25 cách nhau 20  11
  12. m chiều dày vỉa than thay đổi từ  0 m ÷ 7,65 m, LK70 và LK5 cách nhau 50 m   chiều dầy vỉa thay đổi gần 10 lần (từ 2,44 m ÷ 23,59 m). Độ tro của than theo đường phương và hướng dốc của vỉa ít thay đổi. Tại   các công trình khoan ở gần vị trí vỉa than bị vát mỏng, độ tro của vỉa thường tăng  lên (Nguồn: Báo cáo thăm dò địa chất mỏ Khe Bố 2012). 1.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn Trên cơ  sở  tuổi địa chất, thành phần thạch học và tính chất chứa nước   chia địa tầng Địa chất thủy văn của khu mỏ ra thành các địa tầng sau: 1.1.4.1. Địa tầng nước Neogen Trầm tích của tầng chứa nước Neogen phân bố  dạng bầu dục chiều dài  1000 m, chiều rộng 380 m, bao gồm các loại nham thạch: Sạn kết, cát kết, cuội   kết, bột kết, sét kết, sét than và than. Các loại nham thạch sắp xếp không theo   quy luật đôi khi chỉ là thấu kính, vách, trụ vỉa thường là sét kết cũng có chỗ bột   kết và cát kết, thậm chí là cuội kết. Thành tạo này tạo thành một nếp lõm, cánh  Đông Bắc thoải (30 ÷ 40o), cánh Tây Nam dốc (60 ÷ 70o) chiều dài vót nhọn từ  Đông Bắc sang Tây Nam (240 ÷ 170 m). Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa,  miền thoát nước chủ  yếu chảy vào lò đã khai thác cùng quá trình thấm xuống   tầng chứa nước sông Cả  (O3S1). Nước có dạng bicacbonat canxi, nhạt, ăn mòn  yếu, đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt. 1.1.4.2. Tầng chứa nước sông Cả (O3 – S1) Tầng này bao quanh tầng chứa nước Neogen, các nham thạch trầm tích  gồm: cát kết dạng quaczit và đá phiến xen kẽ nhau, xếp thành một đơn nghiêng  cắm về  phía Đông Bắc, góc dốc 30  ÷  50o, nham thạch bị  phong hoá và  ảnh  hưởng của đứt gẫy bị  vỡ  vụn vò nhàu, đã gặp dăm kết thạch anh hạt méo mó,  kích thước hạt từ 0,5 ÷ 3 cm, gắn kết bởi xi măng sét, rất cứng, kẽ nứt phát triển   theo, mặt lớp rộng từ  0,5  ÷  l,5 mm không định hướng, được lấp đầy oxit sắt,  động thái nước biến đổi mạnh, nguồn cung cấp chủ  yếu là nước mưa, miền   thoát nước chủ yếu là thấm qua sông Cả và bốc hơi. Nước sông Cả ít có quan hệ  thuỷ lực với tầng chứa nước O3 – S1 (Nguồn: Báo cáo thăm dò địa chất mỏ Khe   Bố 2012). 1.1.5. Đặc điểm khí tượng Mỏ  than Khe Bố  nằm  ở  phía Bắc dải Trường Sơn, mang đặc điểm của  miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khí hậu lục địa, chịu ảnh hưởng của gió mùa  Đông Bắc và gió Tây Nam (gió Lào). 12
  13. Mùa khô từ  tháng 10 đến tháng 4 năm sau do  ảnh hưởng của khối không  khí cực đới lục địa Châu Á nên có gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh hanh   khô từ  phương Bắc xuống, nhiệt độ  xuống thấp có thể   ở  mức 9   ÷  10oC, bình  quân từ  15  ÷  20oC, đặc biệt có năm nhiệt độ  xuống thấp  ở  mức 3 ÷ 5 oC. Gió  Đông Bắc thổi vào gặp dãy Trường Sơn đổi thành gió Tây Bắc gây nên mưa  phùn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, do ảnh hưởng của khối không khí xích  đạo Thái Bình Dương nên thường có vận tốc gió bình quân 1,8 ÷ 2 m/s, gió Đông   Nam từ biển thổi vào nóng ẩm nên thường gây ra mưa rào, từ tháng 4 đến tháng  7 khối không khí nhiệt đới  Ấn Độ  Dương thường có gió Tây Nam xen kẽ mang  theo không khí nóng từ Lào về gây nên nắng nóng, nhiệt độ thường lên đến 36 ÷   37oC có khi đến 38 ÷ 39oC, có năm tạo nắng hạn gay gắt. Từ tháng 8 đến tháng   10 thường chịu ảnh hưởng của áp thấp và bão từ biển Đông gây nên mưa lũ lớn,   vận tốc gió từ 2 ÷ 3 m/s, gió bão có thể đạt 40 m/s. Ngoài những ảnh hưởng của 2 mùa chủ đạo trên, ở đoạn đồi núi sông Cả  chảy qua còn chịu  ảnh hưởng của loại vi khí hậu tạo nên các trận lũ cục bộ  và   mưa đá vào mùa mưa, gây  ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ  khai thác, thời gian  gây ảnh hưởng đến khai thác dự kiến trong 3 tháng.  Nhiệt độ không khí hàng năm dao động trong khoảng  24,5 ÷ 27oC.  Nhiệt độ  trung bình tháng nóng nhất là tháng 7, từ  28,0 ÷ 29,0oC đôi khi  nóng đến 40oC. Nhiệt độ   trung bình  tháng lạnh nhất là  tháng  1, từ   12,5 oC  ÷  14,0oC  có  những lúc đặc biệt xuống còn 0oC. Số  giờ  nắng trong năm dao động từ  1.600 giờ  ÷ 1.700 giờ, tháng có số  giờ  nắng ít nhất là tháng 1 với số giờ nắng là 56 giờ, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là  tháng 7 và tháng 8 với số giờ nắng là 140 giờ, ngày có số giờ nắng cao thất là 13 giờ. Bảng 1.1 – Nhiệt độ không khí trung bình tháng huyện Tương Dương (oC) Năm 2009 20010 2011 2012 Tháng Tháng 1 19,4 18,1 19,1 19,3 Tháng 2 19,4 19,5 17,8 18,2 Tháng 3 21,8 21,9 20,3 21,2 Tháng 4 26,4 25,5 25,2 25,8 13
  14. Tháng 5 28,5 26,1 27,2 27,5 Tháng 6 30,7 29,6 28,3 29,0 Tháng 7 30,3 30,3 28,8 29,1 Tháng 8 29,1 28,7 28,2 27,8 Tháng 9 26,8 27,4 25,9 27,2 Tháng 10 24,4 24,9 24,8 26,3 Tháng 11 22,0 21,8 19,9 20,3 Tháng 12 19,4 15,5 19,4 19,1 (Nguồn: Báo cáo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ) Lượng mưa trung bình năm là 1.200 đến 2.000 mm/năm. Mưa  nhiều  nhất  vào các  tháng 5  đến tháng  10,  thường  đạt  150  ÷ 550  mm/tháng, hay xảy ra lũ và mưa lớn lượng mưa lớn nhất là 650 mm. Các tháng   12, 1, 2 ít mưa, tổng lượng mưa của cả 3 tháng này chỉ  đạt 70 mm. Số  ngày có  mưa trong năm là 124 ÷ 150 ngày. Độ ẩm trung bình trong năm lớn hơn 85%.  Độ ẩm trung bình cao nhất về  mùa khô là 98%, về mùa mưa đến 100%. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc và  gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 1 ÷ 3 m/s. Thời gian  ảnh hưởng c ủa khí  hậu, lượ ng mưa đến việc khai thác dự kiến là 3 tháng. Bảng 1.2 – Tổng lượng mưa các tháng huyện Tương Dương (mm) Năm 2009 2010 2011 2012 Tháng Tháng 1 21,7 27,1 15,5 27,9 Tháng 2 58,9 39,4 26,3 56,0 Tháng 3 44,4 30,5 95,5 88,7 Tháng 4 96,2 71,9 68,7 25,0 Tháng 5 178,0 200,2 185,6 232,3 Tháng 6 48,9 56,5 194,3 146,3 Tháng 7 59,0 65,1 84,7 185,8 Tháng 8 289,4 90,7 265,0 384,0 Tháng 9 82,7 171,0 179,9 216,6 Tháng 10 85,1 416,7 154,9 522,1 Tháng 11 74,3 130,0 38,4 31,8 Tháng 12 38,2 32,6 19,7 33,6 14
  15. (Nguồn: Báo cáo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Bắc Trung Bộ) Chế độ gió ở khu vực Khe Bố chủ yếu phụ thuộc vào 2 hướng gió chính  vào 2 mùa: Gió Tây Nam, hay còn gọi là gió Lào thổi từ tháng 4 đến tháng 10, tập  trung vào các tháng 6, 7 có đợt kéo dài 15 ÷ 20 ngày, khô nóng làm nhiệt độ không   khí có ngày lên trên 40oC. Gió  mùa   Đông  Bắc   lạnh  từ   tháng  11  đến  tháng  3  năm  sau.   Hàng  năm  thường có khoảng 7 ÷ 10 đợt gió mùa Đông Bắc, thường có mưa phùn kèm theo   nhưng với lượng nước rất ít nên không khí vẫn rất khô. Hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều lũ ống và lũ quét do rừng   đầu nguồn bị  chặt phá gây sạt lở  bồi lấp các lòng sông suối, tại đây cũng có   những trận mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng do biến đổi khí hậu gây ra, các   cơn bão siêu mạnh như bão số 8 năm 2008. 1.1.6. Đặc điểm thủy văn Nguồn nước mặt trong phạm vi khu mỏ  gồm có sông Cả  và 3 con suối  chính. Nơi tiếp nhận của nước thải đã qua xử  lý của mỏ  là sông Cả. Mục đích  sử dụng nước của sông Cả là tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước mặt không đủ  tiêu chuẩn vi sinh để  cung cấp cho sinh hoạt,  cần phải thăm dò nguồn nước dưới đất để cung cấp cho dân sinh của mỏ. a. Sông Cả Bắt nguồn từ  biên giới Việt – Lào, đoạn chạy qua phía Tây Nam khu mỏ  tương đối thẳng, rộng 100 m, sâu 9,5 m, mùa lũ nước dâng đến cốt +38,40 m,  mùa khô mực nước thấp ở cốt +33,l0 m. Nham thạch hai bờ sông là cát kết dạng   quaczit, đáy là bùn và cuội sỏi. Mùa mưa nước sông đục, mùa khô nước trong,  nước thuộc loại bicacbonat canxi, có tính ăn mòn yếu. (Nguồn: Báo cáo thăm dò   địa chất mỏ Khe Bố 2012). b. Suối 1 Bắt nguồn từ phía Đông Bắc khu mỏ chảy vào sông cả, suối rộng từ 0,5  ÷   2,0 m khoảng 200 m. Phần hạ  nguồn, n ước ch ảy ng ầm d ưới l ớp  đất phủ  lòng suối chủ yếu là đá lăn, cát, cuội, sỏi. Mùa mưa nước đục, lưu lượng Q =  6.981 l/s, mùa khô có tháng nước cạn hoàn toàn, nước thuộc loại bicacbonat   canxi và bicacbonat natri nhạt, có tính ăn mòn yếu. c. Suối 2 15
  16. Bắt nguồn từ Đông Bắc khu mỏ, rộng 1m ÷ l,5m chảy vào sông Cả, phần  hạ  lưu suối thẳng, không dốc, mùa mưa nước đục, mùa khô nước trong,  nước  thuộc loại bicacbonat canxi và bicacbonat natri nhạt, có tính ăn mòn yếu. d. Suối 3 Chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khu mỏ, suối không thẳng và cũng  không dốc, rộng từ 4 ÷ 5 m, sâu từ 0,3 ÷ 1 m. Mùa mưa nước đục lưu lượng lớn   nhất Qmax = 5.610 l/s, mùa khô nước trong, lưu lượng nhỏ nhất Min = 29 l/s. Nước  thuộc loại bicacbonat canxi – bicacbonat sunfatcanxi, n ước nh ạt,  ăn mòn yếu,   không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt. Tuy nhiên, trong khu mỏ  có suối Khe Mú chảy từ  phía Đông Bắc theo   hướng Đông Bắc – Tây Nam bao quanh mỏ và đổ  vào sông cả  ở phía Nam. Vào  mùa khô suối ít nước, lưu lượng nước lớn nhất Q max = 56,10 l/s, bé nhất 12 l/s.  Phía Nam của mỏ  có sông Cả  chảy qua, dòng sông có hướng Tây Bắc – Đông   Nam. Lòng sông hẹp có chiều rộng khoảng 100 m, độ  sâu của sông không đồng   đều. Về  mùa khô sông ít nước, về  mùa mưa nước sông thường lớn, lưu lượng   nước của sông tối đa 29.900 m3/s, tối thiểu 45 m3/s. 1.1.7. Tài nguyên sinh vật khu vực mỏ 1.1.7.1. Diễn biến hiện trạng hệ sinh thái Khảo sát khu vực dự án cho thấy khu vực nằm trong vùng đồi núi, thảm  thực vật nghèo lại bị ảnh hưởng của quá trình khai thác than nên hầu như không   có giá trị kinh tế. Xung quanh ranh giới khu vực khai thác và đổ  thải hầu hết chỉ  còn lại rừng tái sinh, tính đa dạng sinh học thấp, chủ yếu gồm các loài cây thân  thảo, cây bụi và một số  loài cây lấy gỗ  như  keo, bạch đàn… Các loài động vật   lớn sinh sống tại đây hầu như không còn. Địa hình khu mỏ  bị  phân cắt mạnh, với nhiều ngọn núi có độ  cao tương  đối. Chính điều này làm cho hệ sinh vật dưới nước ít đa dạng và phong phú. Mặt  khác, vào mùa mưa nước chảy tràn cuốn theo đất đá gây bồi lấp lòng suối, làm  biến đổi chất lượng nước  ảnh hưởng tới sinh vật thuỷ sinh. Các loài động vật  lớn sinh sống tại đây hầu như không còn. Nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái  ở  khu vực mỏ  rất nghèo nàn, cây cối thưa thớt, ít có giá trị, không có thực vật  rừng,   động   vật   rừng   quý   hiếm   thuộc   nhóm   I   và   nhóm   II   theo   Nghị   định   số  18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng. 16
  17. 1.1.7.2. Hiện trạng hệ sinh thái trên cạn Rừng ở đây là rừng thứ sinh do hậu quả bị khai thác gỗ và đốt nương làm   rẫy. Do đó, hiện nay đang được tái sinh chậm chạp, rất ít cây gỗ  to cao, cây cối  chủ  yếu là cây gỗ  tạp cao tư 4 ÷ 5 m xen lẫn nứa, giang và dây leo chằng chịt,  rậm rạp. Tuy nhiên hệ độ  thực vật  ở  đây nói chung tương đối nghèo nàn, rất ít  khi gặp các loại thú lớn. Theo người dân địa phương thì thỉnh thoảng có gặp các   loại thú nhỏ  như  nhím, lợn rừng, gà rừng, chồn, sóc, và một số  loại chim chóc   khác… Động vật trên cạn: Kết quả điều tra và thống kê cho thấy có sự xuất hiện  của   loài   giun   tròn   (Nematoda),   loài   giun   sán   ký   sinh   ở   gia   súc,   loài   giun   đất  (Oligochaeta), loài ve giáp (Acartia), loài bọ  nhảy (Collembola), loài côn trùng  (Insecta), loài bò sát (Reptilia), loài ếch nhái (Amphibia), loài chim (Aves)… Về vật nuôi: theo khảo sát chỉ thấy có trâu, bò, lợn, gà, vịt, mèo… chăn thả  của vài hộ dân nuôi xung quanh khu mỏ. Về nuôi trồng thủy sản: đối tượng được nuôi thả chính là cá trắm, cá trôi,  cá rô phi đơn tính.  1.1.7.3. Hiện trạng hệ sinh thái dưới nước Suối xung quanh khu mỏ hầu hết mùa này đều cạn nước, hàm lượng các   chất rắn lơ  lửng cao, lòng suối thường xuyên bị  bồi lắng. Do vậy, hệ sinh thái  rất nghèo nàn, chỉ tồn tại các dạng thực vật như: cây le, cỏ dại… Suối trong khu mỏ  đều có các hệ  thực vật phù du như: ngành Tảo Lục,  ngành Tảo Mắt, ngành Tảo Silic, ngành Tảo Roi, ngành Tảo Vàng, ngành Vi  khuẩn Lam. Các hệ  động vật không xương sống gồm một số  nhóm sau: Trùng  bánh xe, Giáp xác râu ngành, Giáp xác chân chèo, Giáp xác hai vỏ… và có nhiều  loại cá sinh sống. 1.2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội 1.2.1.2.1. Điều kiện kinh tế 1.2.1.1. Về phát triển kinh tế Xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có 12 bản với 7.070   nhân khẩu, gồm các dân tộc: Thái, Tày Poọng, Dan Lai, Kinh sinh sống đã bao   đời. Diện tích tự  nhiên 37.508 ha, có quốc lộ  7A, sông Cả  đi qua. Ngoài 9 bản   17
  18. nằm sát tuyến Quốc lộ 7, xã Tam Quang hiện có 3 bản nằm ở khu vực biên giới,   đời sống người dân rất thấp. Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xã thường ưu  tiên cho 3 bản này. Xã đang vận động người dân tham gia trồng rừng và phát  triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, xã đang có chủ  trương tăng diện tích để  tăng sản  lượng các loại nông sản chủ lực của xã như lúa, ngô, lạc… Hiện toàn xã có hơn  200 ha lúa rẫy và 35 ha ngô. Đặc biệt, dù là xã miền núi nhưng Tam Quang đã   trồng được hơn 30 ha lạc/2 vụ/năm. Xã đã mạnh dạn đưa giống lạc L26 vào   trồng thử nghiệm trên diện tích 12 ha, trong đó có 2 ha làm mô hình và diện tích  còn lại là nhân dân tự mua giống về gieo. 1.2.1.2. Hệ thống giao thông đường bộ Quốc lộ  7A chạy qua huyện Tương Dương, Tỉnh phố Nghệ An là tuyến  đường bộ  quan trọng nối liền thành phố  với biên giới Việt – Lào và các tỉnh   thành trong cả  nước cũng như  các thị  xã, huyện lỵ  trong tỉnh. Quốc lộ  7A là  tuyến đường chính vận chuyển thiết bị, vật tư, nhiên liệu cung cấp cho khai thác. Ngoài đường bộ, đường biển là tuyến đường chủ  yếu được sử  dụng để  vận chuyển than đến các hộ tiêu thụ  trong nước cũng như  xuất khẩu, đồng thời  nhập về các thiết bị vật tư phục vụ cho Công ty. 1.2.1.3. Hệ thống thông tin liên lạc Thông tin với bên ngoài, Công ty sử dụng hệ thống điện thoại số nối dây   cũng như di động và hệ thống các dịch vụ khác của Bưu điện Tỉnh Nghệ An. Thông tin trong nội bộ, Công ty sử  dụng tổng đài điện thoại tự  động nối  văn phòng Công ty với các công trường, khu vực sản xuất.  1.2.2. Điều kiện về xã hội Qua các số  liệu trên có thể  thấy điều kiện kinh tế  trong vùng phát triển  trung bình, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và các ngành nghề khác. Diện   tích đất nông nghiệp nhỏ, thu nhập bình quân còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã là   hơn 50%. Các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở trong khu vực: ­ Cơ quan, trường học: 02 cơ sở; ­ Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: 02 cơ sở; ­ Bệnh viện, trạm y tế: 01 cơ sở; ­ Chợ: 01 cơ sở; 18
  19. ­ Tình trạng giao thông, đường: + Đường đất: 10%; + Đường cấp phối:  40%; + Đường bêtông, nhựa: 50%; + Đường gạch: 0%. ­ Tình trạng cấp điện, cấp nước: + Số hộ được cấp điện: 1020 hộ; + Số hộ cấp được cấp nước:  0 hộ; ­ Tình trạng sức khỏe: + Số người mắc bệnh truyền nhiễm: 1 người; + Số người mắc bệnh mãn tính: 6 người; + Số người mắc bệnh nghề nghiệp: 0 người. (Nguồn: Các số liệu điều tra kinh tế xã hội học tháng 10 năm 2012 được lấy từ   báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Tam Quang năm 2012). Công tác y tế dự phòng:  Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được tăng cường, tình hình dịch  bệnh trên  địa bàn  được kiểm soát chặt chẽ, các dịch bệnh thường xảy ra theo  mùa được phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để  lây lan thành dịch; vệ  sinh an  toàn thực phẩm được chú trọng, hàng tháng đã tổ  chức kiểm tra các cơ  sở  kinh  doanh hàng tạp hoá, giết mổ gia súc trên địa bàn, 100% các cơ  sở đều thực hiện   tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác xã hội: Công tác quản lý đối tượng chính sách đảm bảo chặt chẽ, thực hiện các  chính sách xã hội đúng các quy định của cấp trên. Giải quyết đầy đủ các chế độ  chính sách cho các  đối tượng chính sách, người tàn tật, hộ  nghèo. Trong năm  hướng dẫn làm hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho các cụ đủ 80 tuổi. Cấp phát thẻ  bảo hiểm y tế cho các hộ dân, thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Rà soát  làm hồ sơ đề nghị  hưởng trợ cấp xã hội cho một số người dân. Công tác an ninh quốc phòng: Thực hiện nhiệm vụ  được giao Ban chỉ  huy quân sự  xã đã xây dựng kế  hoạch tổ  chức thực hiện đạt kết quả  tốt công tác Quốc phòng của địa phương,   củng cố  tổ  chức, biên chế  lực lượng đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu cao đáp   ứng được yêu cầu thực tế  đặt ra, 100% quân số  dân quân được quán triệt thực  19
  20. hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống xảy ra. Thực hành diễn tập   chiến đấu trị an và huấn luyện dân quân hàng năm đạt kết quả Khá và được cấp   trên đánh giá cao. An ninh chính trị trên địa bàn xã được giữ vững, không  xảy ra  các điểm nóng về an ninh chính trị. ­ Về trật tự, an toàn xã hội: Thường xuyên bám sát địa bàn, kịp thời  giải quyết các vấn đề phát sinh tại cơ sở; Nhìn chung, sự góp mặt và phát triển của mỏ than Khe Bố đã góp phần thu  hút tập trung dân cư hình thành cụm dân cư khá đông đúc. Từ  năm 1994 đã hình  thành khu công nhân mỏ và một làng cán bộ công nhân viên hưu trí của mỏ. Cùng với sự phát triển dân số khu vực thì các điều kiện dịch vụ, văn hóa,   kinh tế phục vụ dân cư được hình thành, đường sá trong khu vực được trải nhựa   rộng rãi, hình thành khu chợ, các quầy bán hàng,  nhà  ở  đã được ngói hóa 80%,  nguồn nước sử dụng chủ yếu là giếng khơi, điện lưới quốc gia đã phục vụ gần   100% hộ dân cư sinh sống trong vùng… Ngoài ra một số công trình phúc lợi như  nhà tre, trường tiểu học, trường trung học cơ  sở  đã được trang bị  đầy đủ  các  dụng cụ, có sân vận động phục vụ  công nhân, hệ  thống thông tin, nhà văn hóa  công nhân, trạm thu phát sóng truyền hình phục vụ đời sống văn hóa và tinh thần  công nhân mỏ và nhân dân gần khu mỏ. 20
nguon tai.lieu . vn