Xem mẫu

  1. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Hồng  Hà, người đã dìu dắt em trong suốt quá trình làm đồ án, giúp đỡ em về kiến thức   cũng như tài liệu kỹ thuật và cho em nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên  cứu đề tài của đồ án. Em xin chân thành cám  ơn các thầy cô giáo trong bộ  môn Địa sinh thái –   Khoa Môi trường – Trường Đại học Mỏ Địa chất đã truyền tải những kiến thức   vô cùng quý báu cho em trong suốt 5 năm học làm cơ sở để em hoàn thành đồ án.  Xin cám ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và góp ý. Và cuối cùng, em xin dành tất cả  lòng biết  ơn và kính trọng sâu sắc nhất  tới bố mẹ em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng em nên người, đã tạo mọi  điều kiện cho em được sống và học tập một cách tốt nhất để  vươn tới những  ước mơ, hoài bão của mình. Trong thời gian không dài, em đã rất nỗ lực và cố gắng để hoàn thành đồ  án tốt nghiệp này, song chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em  rất mong được sự  chỉ  bảo của thầy cô giáo để  đồ  án của em được hoàn thiện  hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 01 tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hữu Thắng
  2. MỤC LỤC  LỜI CẢM ƠN                                                                                                      ..................................................................................................     i  MỤC LỤC                                                                                                           .......................................................................................................      ii  Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s) 5                ............      v  Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%) 6          v .....     Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo   (mm) 8                                                                                                                   ...............................................................................................................      v  Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C) 9            ........      v  Bảng 1.5 Tổng hợp chất lượng nước mặt 18                                                ............................................      v Bảng 2.6 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ   học, hóa học, sinh học 25                                                                                  ..............................................................................      v  Bảng 5.7 Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác 64                   ...............      v  Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể điều hoà 66                                                   ...............................................      v  Bảng 5. 9 Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở t0 ≥ 200C 69                 .............      v  Bảng 5.10 Các thông số thiết kế thiết bị lắng I 70                                       ...................................      v  Bảng 5. 11 Tính toán hiệu quả lọc 71                                                              ..........................................................      v  Bảng 5.12 Các thông số thiết kế thiết bị lọc sinh học 76                            ........................      v  Bảng 5. 13 Thông số thiết kế bể lắng 2 79                                                    ................................................      v  Bảng 5.14 Thông số bể khử trùng 81                                                              ..........................................................      v  Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn 81                                                ............................................      v  DANH MỤC ĐỒ THỊ , HÌNH ẢNH                                                                ............................................................       vi  Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả 4                                                 .............................................       vi  Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 31                                                           .......................................................       vi  Hình 2. 3 Sơ đồ làm việc của bể Aeroatnk truyền thống 33                      ..................       vi
  3.  Hình 2.4 Sơ đồ làm việc của Aerotank nạp theo bậc. 34                            ........................       vi  Hình 2. 5 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc. 35                ............       vi  Hình 2.6 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài. 36             .........       vi  Hình 2.7 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh. 36  .   vi  Hình 2.8 Sơ đồ xử lý nước thải theo quá trình sinh trưởng dính bám   hiếu khí 38                                                                                                          ......................................................................................................       vi  Hình 5.9 Tiết diện ngang các loại thanh của song chắn rác 62                  ..............       vi  Hình 5.10 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác 63                                                     .................................................       vi  Hình 5.11 Đĩa sục khí 73                                                                                    ................................................................................       vi  DANH MỤC VIẾT TẮT                                                                                  ..............................................................................       vii   MỞ ĐẦU                                                                                                             .........................................................................................................      1  PHẦN 1                                                                                                                ............................................................................................................      3  PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN                                                                ............................................................      3  CHƯƠNG 1                                                                                                         .....................................................................................................      4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA SINH THÁI   KHU VỰC CẨM PHẢ ­ QUẢNG NINH                                                          ......................................................      4  ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ   NƯỚC THẢI SINH HOẠT                                                                             .........................................................................       21  CHƯƠNG 3                                                                                                       ...................................................................................................       44 PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ   NƯỚC THẢI SINH HOẠT                                                                             .........................................................................       44  PHẦN 2                                                                                                              ..........................................................................................................       52  THIẾT KẾ CÁC DẠNG CÔNG TÁC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ                 .............       52  CÁC DẠNG CÔNG TÁC                                                                                 .............................................................................       53
  4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH   HOẠT                                                                                                                 .............................................................................................................       61  TÍNH TOÁN KINH TẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ                                         .....................................       82
  5. DANH   M ỤC B ẢNG  BIỂU Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s)...............5 Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%)........6 Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo  (mm)..................................................................................................................8 Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C)...........9 Bảng 1.5 Tổng hợp chất lượng nước mặt...............................................18 Bảng 2.6 Một vài phương pháp xử lý nước thải theo quy trình xử lý cơ  học, hóa học, sinh học.................................................................................25 Bảng 5.7 Các thông số xây dựng mương đặt song chắn rác..................64 Bảng 5.8 Thông số thiết kế bể điều hoà..................................................66 Bảng 5. 9 Giá trị của hằng số thực nghiệm a, b ở t0 ≥ 200C................69 Bảng 5.10 Các thông số thiết kế thiết bị lắng I......................................70 Bảng 5. 11 Tính toán hiệu quả lọc.............................................................71 Bảng 5.12 Các thông số thiết kế thiết bị lọc sinh học...........................76 Bảng 5. 13 Thông số thiết kế bể lắng 2...................................................79 Bảng 5.14 Thông số bể khử trùng.............................................................81 Bảng 5.15 Thông số thiết kế bể chứa bùn...............................................81
  6. DANH MỤC ĐỒ THỊ , HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả.................................................4 Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại............................................................31 Hình 2. 3 Sơ đồ làm việc của bể Aeroatnk truyền thống......................33 Hình 2.4 Sơ đồ làm việc của Aerotank nạp theo bậc.............................34 Hình 2. 5 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc.................35 Hình 2.6 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài..............36 Hình 2.7 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh......36 Hình 2.8 Sơ đồ xử lý nước thải theo quá trình sinh trưởng dính bám  hiếu khí..........................................................................................................38 Hình 5.9 Tiết diện ngang các loại thanh của song chắn rác..................62 Hình 5.10 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác.....................................................63 Hình 5.11 Đĩa sục khí....................................................................................73
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT THHH : Trách nhiệm hữu hạn MTV : Một thành viên QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường  PTCS : Phổ thông cơ sở THPT : Trung học phổ thông ĐC – ĐCTV : Địa chất ­ Địa chất thủy văn TB – ĐN : Tây Bắc – Đông Nam ĐB – TN : Đông Bắc – Tây Nam PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ Th.S : Thạc sĩ UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanket BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa COD : Nhu cầu ôxy hóa học XLNT : Xử lý nước thải RBC : Rotating Biological Contactors CHLB : Cộng hòa liên bang SBR : Sequence Batch Reactor SS : Chất rắn lơ lửng DO : Hàm lượng ôxy hòa tan
  8. MỞ ĐẦU Trong những thập niên gần đây, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm  nước nói riêng đang trở  thành mối lo chung của nhân loại. Vấn đề ô nhiễm môi  trường và bảo vệ sự trong sạch cho các thủy vực hiện nay đang là những vấn đề  cấp bách trong quá trình phát triển xã hội khi nền kinh tế và khoa học kỹ  thuật  đang tiến lên những bước dài. Để  phát triển bền vững chúng ta cần có những  biện pháp kỹ thuật hạn chế, loại bỏ các chất ô nhiễm do hoạt động sống và sản  xuất thải ra môi tường. Một trong những biện pháp tích cực trong công tác bảo  vệ  môi trường và chống ô nhiễm nguồn nước là tổ  chức thoát nước và xử  lý  nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Bên cạnh sự phát triển và  ứng dụng các khoa học – kỹ  thuật hiện đại đã   phát sinh những vấn đề  cần giải quyết đó là làm cho môi trường bị  ô nhiễm do   quá trình sản xuất cũng như  hoạt động sinh hoạt trong công ty, xí nghiệp như:  Bụi, khói, chất thải, nước thải. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước   thải nhằm bảo vệ  môi trường và đảm bảo chỉ  tiêu chất lượng xả  là rất cần   thiết. Đáp  ứng quy hoạch phát triển kinh tế  xã hội và kế  hoạch bảo vệ  môi   trường của tỉnh Quảng Ninh, cùng với kế  hoạch xây dựng hệ  thống thoát nước  với mục đích thu gom và xử lý đảm bảo chất lượng an toàn trước khi xả thải ra   môi trường của tỉnh. Bên cạnh đó, với nhu cầu thực tế  từ  phía Công ty thì việc   nghiên cứu và lựa chọn một phương án phù hợp để thiết kế xây dựng trạm xử lý   nước thải sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV 790 là rất thiết thực. Để  đáp  ứng một trong những yêu cầu trên, chủ  đầu tư  là Công ty TNHH  MTV 790 đã có kế  hoạch xây dựng một hệ  thống thoát nước với mục đích thu   gom và xử lý đảm bảo chất lượng an toàn trước khi xả thải ra môi trường.  Đối với trạm xử lý nước thải này, do hạn chế về mặt diện tích, đòi hỏi có   mỹ  quan và xử  lý nước thải từ  nhà máy để  đảm bảo tiêu chuẩn xả  thải ra môi  trường theo QCVN 14:2008/BTNMT: Nước thải sinh hoạt. Đồng thời, trạm xử  lý nước thải loại này phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không được phát sinh mùi,  tiếng ồn, đòi hỏi tính kỹ thuật và độ bền cao. Với nhu cầu cấp thiết của thực tế,   áp dụng những kiến thức đã được học từ  phía nhà trường nhằm đưa ra một  phương án phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đã nêu trên từ phía Công ty. Trong  phạm vi hẹp của luận văn em chọn đề tài “Đặc điểm địa sinh thái khu vực Cẩm  
  9. Phả  ­ Quảng Ninh. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Công ty TNHH   MTV 790, công suất 60 m3/ngày đêm.Thời gian thi công 6 tháng”.   Lựa chọn và thiết kế công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Công ty TNHH  MTV 790 để  đảm bảo tiêu chuẩn xả  thải, đồng thời giảm thiểu tác hại lên môi   trường trong điều kiện phù hợp với thực tế của Công ty. Nội dung chính của đồ án bao gồm: MỞ ĐẦU PHẦN 1. PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN Chương 1: Điều kiện địa lý tự  nhiên và đặc điểm địa sinh thái khu vực  Cẩm Phả ­ Quảng Ninh Chương 2: Đặc điểm nước thải sinh hoạt và công nghệ  xử  lý nước thải  sinh hoạt Chương 3: Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công ty TNHH  MTV 790 PHẦN 2. THIẾT KẾ CÁ DẠNG CÔNG TÁC VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ Chương 4: Các dạng công tác  Chương 5: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Chương 6: Tính toán kinh tế và dự trù kinh phí Kết luận, kiến nghị Tài liệu tham khảo
  10. PHẦN 1 PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
  11. CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA SINH THÁI KHU  VỰC CẨM PHẢ ­ QUẢNG NINH 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh,  ở  vùng Đông Bắc Bộ  Việt   Nam.   Ngày 21   tháng   02 năm 2012,   Chính   phủ   ban   hành   Nghị   quyết   số  04/NQ­CP, Thành lập thành phố Cẩm Phả trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thành phố Cẩm Phả Cẩm   Phả   nằm   cách thủ   đô   Hà   Nội khoảng   200 km   về phía   đông   bắc,  cách thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý : ­ 20o58'10 ­ 21o12' vĩ độ bắc ­ 107o10' ­ 107o23'50 kinh độ đông  Phía đông của thành phố  giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện  Hoành Bồ và thành phố  Hạ  Long, phía nam giáp thành phố  Hạ  Long và huyện 
  12. Vân Đồn, và phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Cẩm Phả  có diện tích tự nhiên 486,45 km², địa hình chủ yếu đồi núi. Đồi  núi chiếm 55,4% diện tích, vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng  biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá  vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, độ   ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa  hàng năm 2.307 mm, mùa đông thường có sương mù. 1.1.2. Địa hình Địa hình khu vực Cẩm Phả  có cả  đồng bằng và đồi núi. Diện tích núi  chiếm 55,4% (trong đó núi đá chiếm tới 2.590 ha, núi cao nhất  ở  Quang Hanh),   diện tích vùng trung du chiếm 16,29%, đồng bằng chiếm 15,1% và vùng ven biển   chiếm 13,3%. Ngoài Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả còn có hàng trăm hòn đảo lớn  nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi.  Vùng nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình nguyên thuỷ khá cao với dãy   núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m. Phía Tây là dãy núi kéo dài từ  Đèo Nai sang với độ cao trên 150m. Phía Bắc và phía Nam địa hình thấp hơn, độ  cao địa hình  ở  dãy cao từ  70 đến 100m. Đặc điểm chung của địa hình khu vực  hiện nay là địa hình có dạng   lòng chảo, thấp dần từ  Đông sang Tây, từ  Bắc  xuống Nam và bị  phân cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các   tuyến đường mỏ hình thành. 1.1.3. Khí tượng + Gió: Khu vực nghiên cứu có 4 hướng gió chính là Bắc, Đông Bắc, Nam  và Tây Nam. Chế  độ  gió mùa: Mùa đông từ  tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 năm sau,   thường chịu ảnh hưởng của gió Bắc, Đông Bắc, mỗi tháng từ 3 ÷ 4 đợt, mỗi đợt  từ 5 ÷ 7 ngày. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Nam và Đông Nam.  Tốc độ gió trung bình năm là 3 ÷ 3,4 m/s. Bảng 1. 1 Tốc độ gió trung bình các tháng tại Cẩm Phả (m/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Trạm   Cửa  3, 2, 2, 2, 2, 3, 3, 2, 3, 3, 3, 3, 3,1 Ông 3 8 7 6 9 1 2 8 2 6 5 5 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011) + Bão, giông:  Mỗi năm Quảng Ninh (trong  đó  có  Cẩm Phả) chịu  ảnh 
  13. hưởng trung bình 5 ÷ 6 cơn bão, năm nhiều có tới 9 ÷ 10 cơn. Bão thường tới cấp   8 ÷ 9, cá biệt đã có những trận bão cấp 12; tháng 7, tháng 8 là những tháng bão   hay đổ  bộ  vào Quảng Ninh. Trong mùa bão tính trung bình mỗi tháng có 1cơn,   cũng có tháng tới 7 ÷ 8 cơn như  tháng 8/2011 và tháng 10/2012.  Có những cơn  bão đổ bộ vào gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng có cơn gây bão chỉ gây ảnh  hưởng gián tiếp với những mức độ  khác nhau. Các thời kỳ  giao thời giữa hai   mùa gió, trên biển cũng thường xuất hiện giông tố  cục bộ  gây ra gió mạnh, gió  xoáy. Các cơn giông thường xảy ra trong mùa hạ, trung bình mỗi tháng có 5 ngày,   các tháng 6, 7, 8 mỗi tháng có thể  có tới 10 ngày giông. Giông thường xảy ra vào   buổi trưa, chiều. Do đó, trong quá trình sản xuất, các đơn vị chú ý khi có giông xảy   ra gây gió lớn và cường độ mưa lớn.  + Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp  nhất đạt 78% (tháng 10 tại trạm đo Cửa Ông) và độ   ẩm tương đối trung bình  tháng cao nhất đạt tới 88 % (tháng 3 tại trạm đo Cửa Ông). Thời tiết hanh khô sẽ  làm phát sinh lượng bụi đất rất lớn, vì vậy các đơn vị khai thác than cần phải lưu   ý trong công tác khoan nổ mìn và bốc xúc đất đá thải.  Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (%) TT Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 TB 0 1 2 1 Móng Cái 79 83 87 87 85 86 8 8 8 7 7 7 83 6 6 2 8 6 6 2 Cẩm Phả 81 86 88 87 83 83 8 8 8 7 7 7 82 3 5 2 8 7 7 3 Hòn Gai 73 85 88 86 83 84 8 8 8 7 7 7 82 3 6 3 8 6 6 4 Uông Bí 80 84 87 87 84 84 8 8 8 8 7 7 83 4 6 1 0 7 7 5 Tiên Yên 83 87 90 88 85 86 8 8 8 8 8 8 85 6 7 1 1 1 1 6 Cô Tô 82 88 90 90 88 86 8 8 8 7 7 7 81 5 6 2 8 6 8 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011) + Nắng:  Số  giờ  nắng trung bình cả  năm được quan trắc tại thành phố  Cẩm Phả là 1.543,8 giờ.
  14. + Bốc hơi: Lượng nước bốc hơi trung bình nhiều năm trong vùng là 1.077  mm. Lượng bốc hơi lớn nhất là vào tháng 7 khi cường độ bức xạ trực tiếp, nhiệt độ  không khí và tốc độ  gió lớn nhất trong năm. Tháng 3, tháng 4 có lượng bốc hơi ít   nhất. Các tháng có lượng bốc hơi thấp, đất đá có độ  ẩm cao hơn sẽ  hạn chế  tác  động gây bụi. + Lượng mưa: Tại khu vực Cẩm Phả, lượng mưa hàng năm tương đối  lớn, chế  độ  mưa chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ  tháng 4 đến tháng  10, tổng lượng mưa cả năm gần như tập trung vào mùa mưa, chiếm 80% ÷ 90%  lượng   mưa   trong   năm.   Mùa   khô   thường   chỉ   có   mưa   phùn   hoặc   không   mưa.   Lượng mưa rất nhỏ  chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa cả  năm. Tổng lượng   mưa cả năm đạt khá cao, tới 3.552mm (theo trạm đo Cửa Ông). Lượng mưa trung   bình tháng cao nhất là 680mm (tháng 7, trạm đo Cửa ông) và lượng mưa trung   bình thấp nhất là 63mm (tháng 1, trạm đo Cửa ông). 
  15. Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm tại các trạm đo (mm) Tháng  Cả  TT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Trạm năm 36, 40, 50, 173, 27 327, 206, 25, 1 Móng Cái 93,4 366 128 70,5 1.792 1 3 4 5 3 9 9 5 23, 40, 50, 132, 195, 26 338, 224, 134, 17, 2 Tiên Yên 264 71,5 1.755 6 3 3 5 6 1 3 6 9 6 34, 53, 124, 172, 26 343, 244, 28, 3 Uông Bí 2,5 305 146 37,2 1.752 6 1 3 9 0 2 7 3 63, 71, 219, 416, 56 632, 418, 235, 101, 66, 4 Cửa Ông 82 680 3.552 8 8 6 6 4 1 2 7 4 4 64, 84, 90, 218, 41 453, 344, 244, 124, 63, 5 Cô Tô 344 454 2.901 8 6 6 4 4 8 4 1 5 5 18, 20, 121, 159, 25 295, 205, 140, 14, 6 Hòn Gai 53 277 46,5 1.605 8 4 6 4 2 6 1 7 5 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011)
  16. + Nhiệt độ Nhiệt độ  trung bình năm là 230C. Nhiệt độ  cao nhất vào tháng 7 là 390C;  nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C. Nhiệt độ trên các khai trường và vùng núi  có thể thấp hơn nhiệt độ khu vực đồng bằng từ 2 ÷ 50C. Bảng 1.4 Nhiệt độ trung bình các tháng khu vực Cẩm Phả (0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 16, 17, 20, 23, 24, 28, 28, 28, 27, 24, 21, Nhiệt độ  18,2 8 5 1 6 8 9 3 5 1 3 9 (Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, 2011) Mỏ than Ngã Hai thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, nên khí hậu  của mỏ có đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo số liệu thống kê  quan trắc khí tượng thuỷ văn của trạm đo mưa Ngã Hai khu vực Cẩm Phả, cho   thấy: Lượng mưa trung bình năm: 2.567,8 mm/năm Số ngày mưa trung bình năm: 124,7 ngày/năm Lượng mưa tối đa trong 1 ngày đêm: 317 ÷ 653 mm/ngày đêm. 1.1.4. Đặc điểm mạng lưới thủy văn Mạng lưới thuỷ văn khu vực Cẩm Phả khá phong phú với mạng sông suối  phát triển khá dày đặc, mật độ trung bình khoảng 1,5 ÷ 1,7km/km2.  Đường sống  núi chạy từ nam Kim Ngọn đến bắc Hoành Bồ là đường phân thuỷ chia hệ thống  sông suối thành hai lưu vực. Phần phía bắc, các hệ  thống sông suối đều là chi  nhánh của sông Ba Chẽ  và nước đổ  vào eo biển Voi Lớn. Hướng chảy của các  suối cấp II của hệ thống sông Ba Chẽ phần lớn là hướng bắc, một số ít là hướng  nam. Phần phía nam các sông suối thường ngắn hơn, trong số  đó chỉ  có sông   Diễn Vọng là đáng kể được bắt nguồn từ khu vực núi Thiên Sơn (Vũ Oai). Con   sông này trước đây là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho khu vực mỏ, nhưng  giờ đây đã bị ô nhiễm. Các sông khác nhỏ hơn như sông Man, theo hướng nam đổ  vào vịnh Cuốc Bê; sông Thác Thầy, theo hướng đông đổ  vào eo biển Voi Lớn.   Lưu lượng nước của các sông suối thay đổi mạnh mẽ  theo mùa. Vào mùa lũ  nước sông dâng lên rất nhanh và khá cao do độ dốc địa hình lớn, rừng đầu nguồn   bị  chặt phá nhiều. Hệ thống sông Ba Chẽ  do có lưu vực thu nước lớn nên mực  nước tại Ba Chẽ vào mùa lũ có thể dâng cao 10 ÷ 12m, nhưng cũng rút nhanh vì  độ dốc lớn và gần biển.
  17. 1.1.5. Dân cư, kinh tế, xã hội  a. Dân cư Theo số  liệu thống kế   đến ngày 30/7/2011, thành phố  Cẩm Phả  có số  dân 176.005 người, xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh  (95,2%), còn lại đáng kể  là người Sán Dìu (3,9%). Mật độ  dân số  xấp xỉ 517  người/km2. Người các dân tộc khác sống xen kẽ  rải rác khó phân biệt. Người   Cẩm Phả  phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ  vùng đồng bắc Bắc Bộ.   Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59%  và 47%). Thành phố Cẩm Phả có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 13 phường và 03   xã. b. Đặc điểm kinh tế Cẩm Phả  có rất nhiều  tiềm năng  về   phát triển kinh tế      như  thương mại  dịch vụ, du lịch biển, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế  trong vùng tương đối phát triển. Về du lịch: Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng hàng năm, thu hút hàng  vạn khách tham quan, chiêm bái. Cẩm Phả  còn có nhiều cảnh đẹp. Động Hang  Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác. Gần đây ở  khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú. Ngoài Hòn Hai ­ Đảo Nêm  trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ. Cẩm   Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên  liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn. Các ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo  thiết bị  điện, máy mỏ, xe tải nặng,  công nghiệp đóng tàu và đặc biệt có cảng  than Cửa Ông tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn. Khu vực nghiên cứu có vùng   núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành  sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Tại đây có các đơn vị kinh tế  như  công ty than Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn, Dương Huy, Mông   Dương, Khe Chàm I; Công ty Cơ khí Trung tâm, Cơ khí Động lực, Chế tạo thiết   bị điện; Công ty Tuyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông..., đặc biệt sắp tới khu vực   còn có thêm các nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả  (công suất 600MW), nhà máy   nhiệt điện Mông Dương (2.000 MW). Trong quý 1/2012, tổng giá trị  sản xuất  công nghiệp trên địa bàn ước đạt 3.618,590 tỷ  đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ 
  18. năm ngoái. Cùng với sản xuất công nghiệp, phát triển du lịch, thành phố Cẩm Phả còn  phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chăn nuôi thú y. Tổng  giá trị  sản xuất các ngành nông ­ lâm ­ thuỷ  sản quý 1/2012  ước đạt 16,31 tỷ  đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. c. Xã hội Giao thông vận tải Cẩm Phả  có trên 40 km đường nội thị, bao gồm cả  quốc lộ  18A; có 04  tuyến đường sắt khổ 1m phục vụ vận chuyển than, bao gồm tuyến Tây Khe Sim   đi Cửa Ông dài 16km, Cọc Sáu đi Cửa Ông dài 5 km, Đèo Nai đi Cửa Ông dài  10Km và Cửa Ông đi Mông Dương dài 7km. Trên địa bàn thành phố  có nhiều bến, cảng như Cảng Cửa Ông xuất than   với công suất 3 triệu tấn/năm, cảng Đá Bàn với công suất 0,5 triệu tấn/năm và   cảng Vũng Đục. Cụm cảng Km6 tại phường Quang Hanh là nơi xuất than khai  thác có công suất đạt từ  5 ÷ 7 triệu tấn/năm. Ngoài ra, còn một số  bến bãi nhỏ  chuyên dùng cho các tàu thuyền nhỏ  chở  than, vật liệu xây dựng và vật tư  từ  Cẩm Phả đến Mông Dương với công suất 1,5 triệu tấn/năm. Bến tàu khách Cẩm  Phả với 250 hành khách/ngày đi các tuyến Hải Phòng, Hòn Gai và khu vực Miền   Đông Quảng Ninh.  Giáo dục và đào tạo Thành phố  Cẩm Phả  có 3 trường công nhân kỹ  thuật: trường Đào tạo   ngành mỏ,  trường đào tạo ngành cơ  khí, trường đào tạo ngành xây dựng. Hàng  năm các trường đào tạo hàng nghìn cán bộ công nhân kỹ thuật cung cấp bổ sung  cho các ngành nghề trong tỉnh. Hệ  thống giáo dục phổ  thông: Tính đến tháng 9/2010, Cẩm Phả  có 60  trường từ  cấp mầm non đến trung học phổ  thông. Cụ  thể:  15 trường mẫu giáo  và mầm non (12 trường công lập, 1 trường tư  thục và 2 trường do ngành than   quản  lý),  trong  đó   có  5  trường  đạt  chuẩn  Quốc  gia;  21 trường  tiểu  học   (19   trường công lập và 2 trường tư thục), trong đó có 15 trường đạt chuẩn Quốc gia;  14 trường THCS, trong đó có 7 trường đạt chuẩn Quốc gia; 3 trường PTCS và 7  trường THPT (5 trường công lập và 2 trường tư thục), trong đó có 3 trường đạt   chuẩn Quốc gia. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
  19. Tỷ lệ dân dùng nước sạch từ 15 ­ 18%. Cẩm Phả đang được cấp nước từ  nguồn nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt thuộc sông Diễn Vọng lấy từ  hồ Cao Vân có công suất 11.000m3/ngày đêm, nguồn nước ngầm có tổng công suất  8.552m3 /ngày đêm. Tổng số  chất thải sinh hoạt 1.173 m3/ngày, tỷ  lệ  rác thu gom toàn thành  phố đạt 53%. Thành phố có 2 bãi rác là bãi rác Vũng Đục và bãi rác Khu 9 Cửa   Ông. Hiện trạng tổ chức thu gom gồm:  Nhân lực là 266 người, phương tiện có 6  ô tô và 112 chiếc xe đẩy tay. 1.2. Đặc điểm Địa sinh thái khu vực nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm các hệ sinh thái trong khu vực Khu vực Cẩm Phả  có cả  đồng bằng, đồi, núi, sông, suối, biển, do đó hệ  sinh thái đa dạng cả trên cạn lẫn dưới nước. Cẩm Phả có đất nông nghiệp hẹp   khoảng 1.196ha, chủ yếu trồng rau mầu và cây lúa. Mặt nước có thể nuôi trồng   thuỷ  sản 315 ha.  Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504ha, trong đó rừng tự  nhiên  12.094ha, xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1.410ha .  Nhân dân Cẩm Phả còn có nghề khai thác hải sản phát triển vì có hơn 50 km bờ  biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ với sản lượng thấp. Khu  vực   khai  thác   than   của   thành   phố   Cẩm   Phả   đã   gây   ô   nhiễm   môi  trường như  ô nhiễm bụi,  nước thải  ở  các mỏ  than đang gây nhiều  ảnh hưởng   tiêu cực đến môi sinh sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn   thủy sinh, suy giảm chất lượng nước… Những bãi thải gần vịnh Bái Tử  Long   gây ô nhiễm môi trường thủy sinh và là một nguy cơ  tác động,  ảnh hưởng tới  khả năng phát triển du lịch tại các vùng này.  Hệ sinh thái trên cạn: Trong khu vực Cẩm Phả  có thể  phân biệt các kiểu hệ  sinh thái trên cạn  đặc trưng như: Rừng, đồng cỏ, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, đồi núi... Trong  các kiểu hệ sinh thái ở cạn, thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất,  đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã có giá trị  kinh tế  và khoa học. Tuy nhiên, do hoạt động khai thác than làm mất đi tính đa   dạng  ở  nơi đây. Các kiểu hệ  sinh thái tự  nhiên khác có thành phần loài nghèo   hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân  tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn. Hệ  sinh thái vùng đồi núi hiện nay hầu hết đã trở  thành các công trường 
  20. khai thác than thuần tuý với các mỏ  khai thác than lộ  thiên và mỏ  hầm lò, chế  biến than và các bãi thải than. Do vậy, hệ sinh thái nơi đây đã bị biến đổi mạnh  mẽ. Nơi đây chủ  yếu là đồi núi trọc, các khu bãi thải và các công trường khai   thác than. Hệ động thực vật của các khu vực này rất nghèo nàn. Thực vật ở khu  vực không khai thác phát triển khá nhanh về mùa mưa, mùa khô kém phát triển.  Trong các khu vực khai trường, chỉ  có một số  ít thực vật, chủ  yếu là các loại cỏ  tranh, các cây gỗ  nhỏ, cây cối thưa thớt, ít có giá trị  như:  Mua lông (Melastorna  sanguincum),  me   rừng   (Phyllanthusembilica),  cỏ   tranh   (Imperata   cylindrica),  lách  (Miscanthus   florbundus),  sậy   khô   (Neyraudia   reynaudiana),  sim   (Rhodomyrtus  tomentosa)...  Trong khu vực Cẩm Phả, thảm thực vật ở những vùng núi cao, nhất là dọc  theo vòng cung núi Đông Ba Chẽ ­ Hoành Bồ  còn khá dày: Trong rừng có nhiều  loại gỗ quý như lim, táu, dổi… và những cây dược liệu qu ý. Hiện nay, việc khai  thác gỗ  không có quy hoạch nên rừng bị  chặt phá nhanh chóng, các loại gỗ  quý  hiếm dần. Những vùng ở phía nam, gần khu khai thác than, do nhu cầu gỗ chống   lò nên rừng bị  khai thác bừa bãi, chặt phá cả  cây non. Phần phía tây và tây bắc,  các dân tộc ít người sinh sống, lệ  đốt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra  làm cho thảm thực vật bị  thu hẹp và huỷ  diệt một cách nhanh chóng, gây hiện   tượng xói mòn và lũ mạnh ngay từ đầu mùa mưa. Do có chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, cộng với tuyên   truyền về tác hại của nạn phá rừng, sự quan tâm hỗ  trợ của Nhà  nước và các tổ  chức quốc tế, một số đồi núi trọc đã được trồng cây lại, nhưng so với diện tích  bị tàn phá thì không đáng là bao. Với hiện trạng thảm thực vật như vậy , nên không đủ điều kiện sống cho  các loài động vật, kể  cả  tập đoàn các loài chim. Hơn nữa, các gia đình dân tộc  đều có súng săn nên động vật trong rừng cũng bị giảm sút nhanh chóng, phần lớn  chỉ  còn lại những thú nhỏ  như  gà rừng, sóc, nhím. Phần phía nam của khu vực  Cẩm Phả, thuộc địa phận xã Kỳ  Thượng, bắc Đồng Sơn, Đồng Lâm, do mạng   lưới giao thông phát triển kém, rừng còn rậm nên còn có các loại thú lớn như lợn   rừng, hươu, nai… Riêng tại các khu vực khai thác than không còn tồn tại hệ động   vật nữa. Địa hình khu vực là đồi núi thấp và dốc nên hệ thống sông suối ở đây gần  như cạn về mùa khô. Chính điều này làm cho hệ sinh vật dưới nước ít đa dạng  
nguon tai.lieu . vn