Xem mẫu

  1. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Thương mại Điện tử - Trường Cao đẳng CNTT Hữu Nghị Việt - Hàn và các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Nguyễn Minh Nhựt đã hướng dẫn tôi để hoàn thành đồ án này. Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hồng Huyền i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ.............................................................................................. vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 3 1.1. Tổng quan về Thương mại điện tử ................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử ................................................................... 3 1.1.2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử ..................................................... 3 1.1.3. Cơ sở để phát triển Thương mại điện tử ..................................................... 4 1.1.4. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử ............................................. 5 1.1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử ...................... 6 1.1.5.1. Thư điện tử ............................................................................................... 6 1.1.5.2. Thanh toán điện tử ................................................................................... 6 1.1.5.3. Trao đổi dữ liệu điện tử ........................................................................... 6 1.1.5.4. Truyền dung liệu ...................................................................................... 7 1.1.5.5. Mua bán hàng hóa hữu hình.................................................................... 7 1.2. Các công cụ để xây dựng website...................................................................... 7 1.2.1. Khái quát môi trướng lập trình Visual Studio .NET 2005......................... 7 1.2.2. Ngôn ngữ lập trình C# ................................................................................. 8 1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ lập trình C# ............................................................ 8 1.2.2.2. Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình C# ........................................................ 8 1.2.3. Công nghệ lập trình Web bằng ASP.NET .................................................. 9 1.2.3.1. Khái niệm ứng dụng web ......................................................................... 9 1.2.3.2. Các thành phần của ASP.NET ................................................................. 9 1.2.3.3. Chức năng của ASP.NET......................................................................... 9 1.2.3.4 . Ưu điểm của ASP.NET ........................................................................ 10 1.2.4. Công nghệ kết nối cơ sở dữ liệu ADO.NET ............................................. 10 1.2.4.1. Giới thiệu về ADO.NET ......................................................................... 10 1.2.4.2. Kiến Trúc ADO.NET.............................................................................. 10 ii
  3. 1.2.4.3. Ưu, nhược điếm của ADO.NET ............................................................. 12 1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 .............................................. 12 1.2.6. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện ................................................... 13 1.2.7. Các công cụ khác ....................................................................................... 14 1.2.7.1. Ngôn ngữ Javascript ............................................................................. 14 1.2.7.2. Ckeditor ................................................................................................. 15 1.2.7.3. Image Zoom ........................................................................................... 15 1.2.7.4. Ngôn ngữ CSS ........................................................................................ 15 1.3. Giới thiệu kỹ thuật xây dựng website theo mô hình 3 lớp............................ 15 1.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 15 1.3.2. Chức năng của từng lớp ............................................................................ 16 1.3.3. Ưu, nhược điểm của từng lớp ................................................................... 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ....................................... 18 2.1. Phân tích............................................................................................................ 18 2.1.1 .Xác định yêu cầu ........................................................................................ 18 2.1.1.1. Đối với phân hệ quản trị ........................................................................ 18 2.1.1.2. Đối với phân hệ khách hàng .................................................................. 18 2.1.2. Phân tích yêu cầu....................................................................................... 19 2.1.2.1. Các chức năng đối với phân hệ quản trị ............................................... 19 2.1.2.2. Các chức năng đối với phân hệ khách hàng ......................................... 22 2.1.3. Biểu đồ phân rã chức năng ....................................................................... 26 2.1.4. Biểu đồ dòng dữ liệu .................................................................................. 26 2.1.4.1. Mức ngữ cảnh ........................................................................................ 26 2.1.4.2. Mức 0 ..................................................................................................... 27 2.1.4.3. Biểu đồ phân rã mức 1 .......................................................................... 28 2.1.5. Mô hình hóa dữ liệu .................................................................................. 31 2.1.5.1. Biểu đồ thực thể quan hệ (ERD) ............................................................ 31 2.1.5.2. Mô hình dữ liệu quan hệ (RDM) ........................................................... 32 2.1.6. Các lưu đồ .................................................................................................. 33 2.1.6.1. Quy trình tìm kiếm sản phẩm ................................................................ 33 2.1.6.2. Quy trình mua hàng và thanh toán ........................................................ 34 2.1.6.3. Quy trình thay đổi thông tin giỏ hàng ................................................... 35 iii
  4. 2.1.6.4. Đăng ký thành viên ................................................................................ 36 2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 37 2.2.1. Các bảng dữ liệu ........................................................................................ 37 2.2.2. Cơ sở dữ liệu .............................................................................................. 42 CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH DEMO WEBSITE .............................................. 43 3.1. Cấu trúc cây Folder của dự án........................................................................ 43 3.2. Demo ứng dụng................................................................................................. 44 3.2.1. Phân hệ khách hàng .................................................................................. 44 3.2.2. Phân hệ quản trị ........................................................................................ 60 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ix NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................ x iv
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ 1 TMĐT Thương mại điện tử 2 SP Sản phẩm 3 DMSP Danh mục sản phẩm 4 CSDL Cơ sở dữ liệu v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử 5 2.1 Chức năng đăng nhập quyền quản trị 19 2.2 Chức năng thêm sản phẩm 19 2.3. Chức năng sửa sản phẩm 19 2.4. Chức năng xóa sản phẩm 20 2.5 Chức năng thêm tin tức 20 2.6 Chức năng sửa tin tức 20 2.7 Chức năng xóa tin tức 21 2.8 Chức năng hiển thị tất cả đơn hàng 21 2.9 Chức năng hiển thị tất cả liên hệ 21 2.10 Chức năng hiển thị tất cả người dùng 22 2.11 Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm 22 2.12 Chức năng chi tiết sản phẩm 22 2.13 Chức năng tìm kiếm thông tin sản phẩm 23 2.14 Chức năng hiển th tất cảị tin tức 23 2.15 Chức năng hiển thị chi tiết tin tức 23 2.16 Chức năng đăng kí thành viên 24 2.17 Chức năng đăng nhập hệ thống 24 2.18 Chức năng giỏ hàng 25 2.19 Chức năng tạo đơn hàng 25 2.20 Chức năng hiển thị số lượng truy cập 25 2.21 Bảng SANPHAM 37 2.22 Bảng DANHMUCSANPHAM 37 2.23 Bảng TINHTRANGDONHANG 37 2.24 Bảng DONHANG 38 2.25 Bảng CHITIETDONHANG 38 2.26 Bảng NGUOIDUNG 39 2.27 Bảng KIEUNGUOIDUNG 39 2.28 Bảng GIOHANG 40 2.29 Bảng BANGTINTUC 40 2.30. Bảng THONGKETRUYCAP 40 2.31 Bảng LIENHE 41 2.32 Bảng LIENKET 41 vi
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Kiến trúc mô hình ba lớp 16 2.1 Biểu đồ phân rã chức năng 26 2.2 Mức ngữ cảnh 26 2.3. Mức 0 27 2.4 Mức 1 về quản lý sản phẩm 28 2.5 Mức 1 về quản lý đơn hàng 28 2.6 Mức 1 về quản lý giỏ hàng 29 2.7. Mức 1 về quản lý liên hệ 29 2.8. Mức 1 về quản lý tin tức 29 2.9. Mức 1 về quản lý người dùng 30 2.10 Mức 1 về thống kê 30 2.11 Biểu đồ thực thể quan hệ 31 2.12 Thiết lập các mối quan hệ 32 2.13 Quy trình tìm kiếm sản phẩm 33 2.14 Quy trình mua hàng và thanh toán 34 2.15. Quy trình thay đổi thông tin giỏ hàng 35 2.16 Quy trình đăng ký thành viên 36 2.17 Cơ sở dữ liệu 42 3.1. Cây folder phân hệ quản trị 43 3.2 Cây folder phân hệ khách hàng 43 3.3 Trang chủ 44 3.4 Trang giới thiệu 45 3.5. Trang hiển thị tất cả sản phẩm 46 3.6 Trang hiển thị tất cả sản phẩm theo danh mục 47 3.7 Trang hiển thị kết quả tìm kiếm sản phẩm 48 3.8. Trang hiển thị chi tiết sản phẩm 49 3.9. Trang hiển thị tất cả tin tức 50 3.10 Trang hiển thị chi tiết tin tức 51 vii
  8. 3.11 Trang liên hệ 52 3.12 Trang đăng ký thành viên 53 3.13 Trang đăng nhập hệ thống 54 3.14. Trang giỏ hàng 55 Trang hiển thị thông tin chi tiết của một đơn đặt hàng của một 3.15 56 khách hàng 3.16 Trang hiển thị tất cả đơn hàng của một khách hàng 57 3.17. Trang hiển thị chi tiết của một đơn hàng 58 3.18 Trang hiển thị bộ sưu tập 59 3.19 Trang đăng nhập quản trị 60 3.20 Trang danh mục sản phẩm 60 3.21 Trang thêm danh mục sản phẩm mới 61 3.22. Trang hiển thị tất cả sản phẩm 62 3.23 Trang thêm sản phẩm mới 63 3.24 Trang sửa sản phẩm 64 3.25 Trang xóa sản phẩm 65 3.26. Trang hiển thị thông tin đơn hàng 65 3.27 Trang hiển thị thông tin chi tiết đơn hàng 66 3.28 Trang hiển thị tất cả liên hệ 66 3.29 Trang hiển thị tất cả tin tức 67 3.30 Trang thêm tin tức mới 68 3.31 Trang sửa tin tức 69 3.32 Trang xóa tin tức 70 3.33 Trang hiển thị thông tin của khách hàng 70 viii
  9. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý MỞ ĐẦU Ngày nay ứng dụng công nghệ thông tin được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của các chính phủ, tổ chức và các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật máy tính và Internet ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu, là nền tảng chính cho sự truyền tải, trao đổi thông tin trên toàn cầu. Giờ đây mọi việc liên quan đến thông tin đều trở nên thật dễ dàng cho người sử dụng: chỉ cần có một máy tính kết nối Internet và một dòng dữ liệu truy tìm thì gần như lập tức, cả thế giới về vấn đề mà bạn đang quan tâm sẽ hiện ra, có đầy đủ thông tin, hình ảnh và thậm chí đôi lúc có cả những âm thanh nếu bạn cần… Bằng việc sử dụng Internet, chúng ta đã thực hiện được nhiều công việc với tốc độ nhanh hơn và chi phí thấp hơn nhiều so với cách thức truyền thống. Chính điều này, đã thúc đẩy sự khai sinh và phát triển của TMĐT và chính phủ điện tử trên khắp thế giới, làm biến đổi đáng kể bộ mặt văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giờ đây TMĐT đã khẳng định được vai trò xúc tiến và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với một cửa hàng hay shop, việc quảng bá và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ là cần thiết. Nhu cầu xây dựng một website giới thiệu, mua bán, kinh doanh trực tuyến cũng trở nên khá phổ biến. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của cả nền kinh tế. Ngành trang sức đá quý đang đứng trước những cơ hội lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được nâng cao, cơ chế luật pháp được sửa đổi đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế trong đó có ngành trang sức đá quý. Theo thông tin Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, từ năm 2005 đến nay, nhu cầu tiêu thụ trang sức đá quý ở Việt Nam ngày càng tăng cao (trung bình từ 30 đến 35 tấn/năm). Trong đó năm 2007, chỉ tính riêng Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có khối lượng trang sức đá quý bán ra đạt 41.129 món, tăng gấp 2.5 lần so với năm 2006, doanh số lên đến hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, Thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn chưa tạo được lòng tin ở khách hàng khi mua trực tuyến, họ thấy bất tiện về việc gửi các dữ liệu về thẻ tín dụng qua mạng Internet, họ thích nhìn thấy sản phẩm trước khi mua hàng, họ cần nói chuyện với SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 1
  10. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý đại diện bán hàng, họ không nhận đủ các thông tin để có thể ra quyết định mua hàng. Để khắc phục hạn chế đó, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý” nhằm quảng bá trang sức đá quý và tạo lòng tin đến khách hàng. Người chủ cửa hàng đưa các sản phẩm lên website của mình và quản lý sản phẩm đó, khách hàng có thể đặt và mua hàng trên website mà không cần đến trực tiếp cửa hàng. Chủ cửa hàng sẽ gửi sản phẩm cho khách hàng khi nhận được tiền. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Nguyễn Minh Nhựt tôi đã hoàn thành cuốn báo cáo đồ án tốt nghiệp này. Tuy đã cố gắng hết sức tìm hiểu, phân tích thiết kế hệ thống nhưng chắc rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự thông cảm và góp ý của các quý thầy cô. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 2
  11. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về Thương mại điện tử 1.1.1. Khái niệm Thương mại điện tử Thương mại điện tử ( TMĐT) là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT. Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử. TMĐT gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến đến người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. 1.1.2. Các đặc trưng của Thương mại điện tử So với các hoạt động Thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt cơ bản như sau: - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước: Trong Thương mại truyền thống các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex... chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong Thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 3
  12. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. - Các giao dịch Thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu: TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê... mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. - Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực: Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT. - Đối với Thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường: Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng, các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. 1.1.3. Cơ sở để phát triển Thương mại điện tử Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở: - Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v. trực tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet đủ lớn. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 4
  13. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý - Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. - Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp. - Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy. - Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác. - Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng. 1.1.4. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C... Sau đây là các loại hình giao dịch Thương mại điện tử: Bảng 1.1. Các loại hình giao dịch Thương mại điện tử Chủ thể Doanh nghiệp Khách hàng Chính phủ (Business) (Customer) (Government) Doanh nghiệp B2B thông qua Internet, B2C bán hàng qua B2G thuế thu nhập (Business) Extranet, EDI mạng và thuế doanh thu Khách hàng C2B bỏ thầu C2C đấu giá trên C2G thuế thu nhập (Customer) Ebay Chính phủ G2B mua sắm công cộng G2C quỹ hỗ trợ trẻ G2G giao dịch giữa (Government) em, sinh viên, học các cơ quan chính sinh phủ Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình: B2B và B2C là 2 loại hình quan trọng nhất: B2B (Business To Business): Là mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 5
  14. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý B2C (Business To Customer): Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cả hai hình thức thươnng mại điện tử này đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet. Tuy nhiên, giữa chúng tồn tại sự khác biệt. Trong khi Thương mại điện tử B2B được coi là hình thức kinh doanh bán buôn với lượng khách hàng là các doanh nghiệp, các nhà sản xuất thì thương mại điện tử B2C lại là hình thức kinh doanh bán lẻ với đối tượng khách hàng là các cá nhân. Trên thế giới, xu hướng thương mại điện tử B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của các công ty kinh doanh trực tuyến. 1.1.5. Các hình thức hoạt động chủ yếu của Thương mại điện tử 1.1.5.1. Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước,... sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (Electronic mail, viết tắt là e-mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. 1.1.5.2. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ: trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: - Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI). - Tiền lẻ điện tử (Internet Cash). - Ví điện tử (Electronic purse). - Giao dịch điện tử của ngân hàng (Digital banking). 1.1.5.3. Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (Stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận bán buôn với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 6
  15. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. 1.1.5.4. Truyền dung liệu Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa có thể được giao qua mạng thay vì trao đổi bằng cách đưa vào các băng đĩa, in thành văn bản... Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (Digital delivery). 1.1.5.5. Mua bán hàng hóa hữu hình Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ trang sức đá quý đến quần áo,... đã làm xuất hiện một loạt hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” hay “mua hàng qua mạng”. Ở một số nước, Internet đã trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng “các cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. 1.2. Các công cụ để xây dựng website 1.2.1. Khái quát môi trướng lập trình Visual Studio .NET 2005 Trong môi trường Visual Studio .NET 2005, IDE cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ cho người phát triển như: hỗ trợ phần soạn thảo mã nguồn (Căn lề, màu sắc,...), tích hợp các tập tin trợ giúp, các đặc tính intellisense, gỡ rối (Debug) và một số công cụ trợ giúp khác giúp phát triển các chương trình ứng dụng.Môi trường lập trình Visual Studio.NET trình bày nhiều cửa sổ mới, nhiều cách mới để quản lý các cửa sổ đó cùng các nội dung tích hợp với Internet. Microsoft Visual Studio 2005 là một môi trường phát triển rất mạnh và được thiết kế rất tốt. Với môi trường Visual Studio 2005, có thể thực hiện các công việc: - Thiết kế CSDL: Tốt nhất với MS SQL Server 2005. - Thiết kế giao diện ứng dụng. - Thiết kế web. - Thiết kế biểu tượng, hình ảnh. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 7
  16. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý - Viết mã cho hầu hết các ngôn ngữ: VB.NET, C#, C/C++, Java, HTML, XML... Các phiên bản phổ biến của Visual Studio 2005: Visual Studio 2005 Express Edition: Là một phiên bản nhỏ gọn nhưng khá đầy đủ các tính năng. Phiên bản này có thể tải về miễn phí từ website của Microsoft. Visual Studio 2005 Professional Edition: Là phiên bản với đầy các đủ tính năng, thích hợp cho doanh nghiệp. Toàn bộ bộ cài đặt được đặt trên một đĩa DVD có kích cỡ khoảng 2.5 GB. 1.2.2. Ngôn ngữ lập trình C# 1.2.2.1. Khái niệm ngôn ngữ lập trình C#  Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth;  Khoảng 80 từ khóa;  Hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn (Built-in);  Nó có khả năng hỗ trợ cho các kiểu lập trình như:  Lập trình cấu trúc (Structured)  Lập trình dựa trên thành phần (Component-based)  Lập trình hướng đối tượng (Object-oriented). 1.2.2.2. Ưu điểm của ngôn ngữ lập trình C#  C# là ngôn ngữ đơn giản Loại bỏ các thành phần ngôn ngữ phức tạp (Như MACRO của C++), template, đa kế thừa của Java và C++. C# dựa trên nền tảng của ngôn ngữ C và C++ (Các cú pháp và từ khóa hầu hết được kế thừa từ C, C++). Nhưng loại bỏ đi các tốn tử vì từ khóa phức tạp.  C# là ngôn ngữ hiện đại C# bao gồm đầy đủ các đặc tính của một ngôn ngữ lập trình hiện đại: Hướng đối tượng, xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, kiểu dữ liệu mở rộng, bảo mật mã nguồn. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 8
  17. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý  C# là ngôn ngữ hướng đối tượng C# gồm đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ hướng đối tượng, bao gồm: sự đóng gói, sự kế thừa, tính đa hình. Các đặc điểm này giúp cho việc phát triển các ứng dụng bằng ngôn ngữ C# trở nên bền vững hơn. Người phát triển có thể xây dựng ứng dụng theo nhiều lớp, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và khó đổ vỡ trong khoảng thời gian ít hơn.  C#là ngôn ngữ ít từ khóa Sự phức tạp của C++ được tạo nên bởi số lượng đồ sộ các từ khóa và toán tử. Chính điều này đa gây ra nhiều khó khăn không cần thiết cho người lập trình. C# tránh được nhược điểm này bằng tiêu chí: Càng ít từ khóa càng tốt. Theo thống kê, C# chỉ gồm hơn 100 từ khóa nhưng thực hiện được mọi yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp. 1.2.3. Công nghệ lập trình Web bằng ASP.NET 1.2.3.1. Khái niệm ứng dụng web Ứng dụng web là ứng dụng cung cấp nội dung từ Server đến máy Client thông qua mạng Internet. Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng web thông qua các trình duyệt gọi là Web Browser. 1.2.3.2. Các thành phần của ASP.NET - Không gian tên System.Web: là một phần của .NET Framework, bao gồm các lớp lập trình để giao tiếp với các đối tượng dành cho Web, các thủ tục yêu cầu và đáp ứng HTTP, các trình duyệt và Email. - Các điều khiển Server và HTML: là các thành phần tạo ra giao diện người dùng, nhằm thu thập thông tin và cung cấp thông tin đáp ứng đến người dùng. 1.2.3.3. Chức năng của ASP.NET ASP.NET là công nghệ nền tảng để lập trình viên có thể tạo các ứng dụng và các dịch web để thực thi dưới IIS. Nó là sản phẩm của Microsoft, được tích hợp chặt chẽ với hệ thống phần mềm của Microsoft từ hệ điều hành, Web Server tấn đến công cụ lập trình, kĩ thuật truy cập dữ liệu và các công cụ bảo mật dữ liệu. ASP.NET là một thành phần của .NET Framework và bao gồm các thành phần sau: - Các công cụ phát triển Web Visual Studio .NET. - Không gian tên System.Web. - Các điều khiển Server và HTML. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 9
  18. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý 1.2.3.4. Ưu điểm của ASP.NET - Tích hợp với hệ điều hành Windows và các công cụ lập trình trong môi trường .NET. - Các thành phần thực thi của ứng dụng Web được biên dịch để chúng thực thi nhanh hơn các ngôn ngữ thông dịch khác. - Việc cập nhật, triển khai các ứng dụng Web có thể thực thi liên tục mà không cần phải khởi động lại Server. - Được hỗ trợ bởi các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. - Quản lý các điều khiển một cách tự động trên trang Web (Còn gọi các điều khiển Server). - Có khả năng tạo mới các điều khiển Server dựa trên các điều khiển đã có. - Sử dụng các công cụ bảo mật có sẵn và các phương thức xác nhận, cấp phép khác. - Tích hợp với ADO.NET để cung cấp việc truy cập cơ sở dữ liệu và các công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu từ Visual Studio .NET. - Hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ Extensible Markup Language (XML), CSS, ... và thiết lập các tiêu chuẩn Web. - Các tính năng Caching trang Web, bản đồ hóa nội dung được tích hợp sẵn trên Server. 1.2.4. Công nghệ kết nối cơ sở dữ liệu ADO.NET 1.2.4.1. Giới thiệu về ADO.NET ADO.NET là một phần của .NET Framework, nó được xem là “bộ thư viện lớp” chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu trong ngôn ngữ MS.NET. ADO.NET được thiết kế với dạng dữ liệu “ngắt kết nối”, nghĩa là chúng ta có thể lấy cả một cấu trúc phức tạp của dữ liệu từ database, sau đó ngắt kết nối với database rồi mới thực hiện các thao tác cần thiết. Đây là một sự tiến bộ về mặt thiết kế bởi vì thiết kế ADO trước đây luôn cần duy trì một kết nối trong quá trình thao tác dữ liệu. 1.2.4.2. Kiến Trúc ADO.NET Kiến trúc ADO.NET có 2 phần:  Phần kết nối: Phần này sử dụng khi ta kết nối với Database và thao tác dữ liệu, yêu cầu phải thực hiện kết nối với Database khi đang thao tác. Các đối tượng của phần này là: SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 10
  19. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý  Connection: Đối tượng quản lý đóng /mở kết nối tới Database.Có 2 dạng Connection tuỳ theo nguồn dữ liệu là gì (OleDb hay SQL Server) đó là OleDbConnection và SqlConnection.  Command: Đối tượng thực hiện các câu lệnh tương tác truy vấn, rút trích dữ liệu từ database khi đã thiết lập kết nối tới dữ liệu và trả về kết quả. Tương tự như Connection, Command cũng có 2 dạng tuỳ theo nguồn dữ liệu là gì (OleDb hay SQL Server) đó là OleDbCommand và SqlCommand.  DataReader: Đối tượng xử lý đọc dữ liệu, được thiết kế phù hợp cho các ứng dụng web. Chỉ xử lý 1 dòng dữ liệu tại một thời điểm. Phù hợp với ứng dụng web vì xử lý nhanh, nhẹ không chiếm bộ nhớ. Cũng có 2 dạng tùy theo dữ liệu nguồn: OleDbDataReader và SqlDataReader. Dữ liệu của đối tượng được tạo ra khi đối tượng Command thực hiện câu lệnh ExecuteReader ().  DataAdapter: Đây là đối tượng rất quan trọng của ADO.NET, nó là cầu nối của database và dataset (Dataset là đối tượng ngắt kết nối), bởi vì đối tượng “ngắt kết nối” dataset không thể liên lạc trực tiếp với database nên nó cần một đối tượng trung gian lấy dữ liệu từ database cho nó. Và đó chính là DataAdapter. Vì DataAdpater khi thao tác với Database vẫn phải duy trì kết nối nên nó được liệt kê vào dạng “kết nối”, nhưng bản chất là phục vụ cho việc “ngắt kết nối”.  Phần ngắt kết nối: chỉ có một đối tượng chịu trách nhiệm ngắt kết nối đó chính là DataSet. DataSet không cần biết gì về Database thuộc kiểu gì, kết nối ra sao. Nhiệm vụ của DataSet là nhận dữ liệu về từ DataAdapter và xử lý nó. DataSet có thể được xem như 1 Database trong bộ nhớ gồm tất cả các bảng, quan hệ ….. DataSet có nhiều đối tượng được xem là “con” tức là cấp thấp hơn đi kèm với nó như : DataTable (tương đương với 1 bảng trong database) , cấp thấp hơn của DataTable có các đối tượng DataRow (tương đương với 1 dòng), DataColumn( tương đương với 1 cột), DataRelation (tương đương với các quan hệ). Ngoài ra còn có các đối tượng nhóm: ví dụ DataTableCollection, DataRowCollection, DataColumnCollection. Việc sử dụng DataSet là một tiến bộ lớn của kiến trúc Ado.net tuy nhiên với các ứng dụng Web, việc sử dụng DataSet không được khuyến khích vì đối tượng DataSet được xem là quá lớn, nặng nề khó thích hợp cho đường truyền trên web vốn rất hạn chế. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 11
  20. Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh trang sức đá quý 1.2.4.3. Ưu, nhược điếm của ADO.NET  Ưu điểm: - ADO.NET trao đổi dữ liệu qua Internet rất dễ dàng vì ADO.NET được thiết kế theo chuẩn XML, là chuẩn dữ liệu chính được sử dụng để trao đổi trên Internet. - Tương tác với nhiều nguồn dữ liệu thông qua mô tả dữ liệu chung. - Đối tượng DataSet của ADO.NET có thể chứa nhiều table. - ADO.NET là thành phần nội tại (có sẵn) trong .NET Framework, do vậy dễ dàng khi phát triển bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. - Cung cấp các lớp để thao tác CSDL trong cả hai môi trường là phi kết nối (Disconected data) và kết nối (Connected data). - Tối ưu truy cập nguồn dữ liệu (OLE DB & SQL server). - ADO.NET được thiết kế làm việc với cả dữ liệu phi kết nối trong môi trường đa tầng (Multi-Tier). Nó sử dụng XML để trao đổi dữ liệu phi kết nối, do vậy dễ dàng khi giao tiếp giữa các ứng dụng không phải trên nền windows.  Nhược điểm: - ADO.NET chưa được tối ưu hóa hoàn toàn nên có nhiều phiên bản mới được tạo ra. - Việc cập nhật và sử dụng phiên bản mới khó đối với người dùng. 1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) quan hệ (Relational Database Management System – RDBMS) hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép đồng thời nhiều người dung cùng truy xuất dữ liệu, quản lý việc truy nhập hợp lệ và các quyền từng người dung trên mạng. SQL Server 2005 là HQTCSDL được dùng phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. SQL Server 2005 nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, khả năng lập trình đơn giản và dễ sử dụng hơn so với các phiên bản trước đó. SQL Server 2005 tập trung vào khả năng xử lý giao dịch trực tuyến trên di động, ứng dụng vào Thương mại điện tử và kho dữ liệu ( Data warehousing). Ngôn ngữ truy vấn của Microsoft SQL Server là Transact–SQL(T–SQL). T- SQL là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên tiêu chuẩn của ISO (International Organization for Standardization) và ANSI(American National Standards Institute) được sử dụng trong SQL Server. SVTH: Nguyễn Thị Hồng Huyền - Lớp CCTM06A 12
nguon tai.lieu . vn