Xem mẫu

  1. LỜI CẢM ƠN  Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Thương Mại Điện Tử và Truyền Thông trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Nguyễn Minh Nhựt đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đồ án này. Do kiến thức thực tế và hiểu biết còn hạn chế, em mong sự góp ý của Thầy Cô và các bạn để em có thể có cách nhìn sâu sắc hơn giúp em có thêm kiến thức thuận lợi cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thu Trinh i
  2. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................3 1.1. Khái niệm mô hình kinh doanh điện tử ...........................................................3 1.1.1. Khái niệm mô hình kinh doanh ..................................................................3 1.1.2. Khái niệm mô hình kinh doanh điện tử ......................................................3 1.2. Tổng quan về các mô hình kinh doanh điện tử ...............................................4 1.2.1. Mô hình nhà cung cấp nội dung (Content provider) .................................4 1.2.2. Mô hình nhà cung cấp dịch vụ toàn phần (Full service provider) ............4 1.2.3. Mô hình toàn thể tổ chức (Whole of enterprise) ........................................5 1.2.4. Mô hình trung gian ( Intermediaries).........................................................5 1.2.5. Mô hình cơ sở hạ tầng được chia sẻ (Shared Infrastructure ) ..................6 1.2.6. Mô hình cộng đồng ảo ( Virtual community ) ............................................6 1.2.7. Mô hình nhà tích hợp mạng giá trị (Value net integrator) ........................7 1.2.8. Mô hình trực tiếp đến khách hàng (Direct to customer ) ..........................7 1.3. Mô hình kinh doanh cho website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng ................8 1.4. Một số website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng tại Việt Nam ..........................................................................................9 1.4.1. http://battrang.info .......................................................................................9 1.4.2. http://gomsuhcm.com ................................................................................10 1.4.3. http://gomsuphucthanh.vn ........................................................................11 1.5. Nhận xét về các website kinh doanh theo mô hình trực tiếp đến khách hàng ............................................................................................................................11 1.6. Cổng thanh toán điện tử ..................................................................................12 1.6.1. https://www. payoo.vn ................................................................................12 1.6.2. https://www.baokim.vn...............................................................................13 1.6.3. https://www. nganluong.vn ........................................................................14 ii
  3. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN CỦA WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ......................................................................17 2.1. Xác định yêu cầu hệ thống...............................................................................17 2.1.1. Yêu cầu hệ thống ......................................................................................17 2.1.2. Yêu cầu chức năng ...................................................................................17 2.1.2.1. Đối với nhà quản trị ............................................................................17 2.1.2.2. Đối với khách hàng .............................................................................18 2.1.3. Yêu cầu phi chức năng .............................................................................18 2.2. Phân tích yêu cầu .............................................................................................19 2.2.1. Đối với nhà quản trị ..................................................................................19 2.2.2. Đối với khách hàng. ..................................................................................23 2.3. Phân tích hệ thống ............................................................................................26 2.3.1. Mô hình hoá chức năng ...........................................................................26 2.3.1.1. Biểu đồ phân rã chức năng (BFD) ......................................................26 2.3.1.2. Biểu đồ dòng dữ liệu (DFD)................................................................27 2.3.1.2.1. Mức ngữ cảnh ..............................................................................27 2.3.1.2.2. Mức 0 ...........................................................................................27 2.3.1.2.3. Mức 1 ...........................................................................................28 2.3.2. Mô hình hoá dữ liệu .................................................................................31 2.3.2.1. Biểu đồ quan hệ thực thể (ERD) .........................................................31 2.3.2.2. Mô hình dữ liệu quan hệ (RDM) .........................................................32 2.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu .......................................................................................32 2.4.1. Các bảng cơ sở dữ liệu..............................................................................32 2.4.2. Tạo quan hệ giữa các bảng ......................................................................36 CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRINH VÀ DEMO WEBSITE .....................37 3.1. Giới thiệu kĩ thuật xây dựng website theo mô hình 3 lớp .............................37 3.1.1. Giới thiệu kiến trúc ...................................................................................37 3.1.2. Giới thiệu các tầng ....................................................................................37 3.1.3. Ưu và nhược điểm .....................................................................................38 3.2. Các công cụ để xây dựng website ....................................................................39 3.2.1. Visual studio.Net 2005 .............................................................................39 3.2.1.1. Tổng quan về Visual studio.Net 2005 ................................................39 iii
  4. 3.2.1.2. Ưu và nhược điểm của Visual studio.Net 2005 ..................................39 3.2.2. ASP.NET ...................................................................................................40 3.2.2.1. Tổng quan về ASP.NET .......................................................................40 3.2.2.2. Ưu điểm của ASP.NET ........................................................................41 3.2.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 .............................................41 3.2.3.1. Tổng quan về SQL Server 2005 ..........................................................41 3.2.3.2. Ưu và nhược điiểm của SQL Server 2005 ...........................................42 3.2.4. Một số công cụ hỗ trợ giao diện ...............................................................42 3.2.5. Các công cụ khác ......................................................................................43 3.3. Xây dựng website..............................................................................................43 3.3.1. Giới thiệu cây folder của website .............................................................43 3.3.2. Chức năng 5 thư mục ...............................................................................44 3.3.2.1. Thư mục App_Code .............................................................................44 3.3.2.2. Thư mục Admin ...................................................................................45 3.3.2.3. Thư mục Image ....................................................................................45 3.3.2.4. Thư mục Tài nguyên điều khiển ..........................................................46 3.3.2.5. Thư mục Bin ........................................................................................46 3.3.2.6. Thư mục CSS .......................................................................................47 3.3.3. Xây dựng các tầng trong hệ thống ...........................................................47 3.3.3.1. Tầng dùng chung(Common) ................................................................47 3.3.3.2. Tầng Data Access ................................................................................47 3.3.3.3. Tầng Business Logic ...........................................................................49 3.3.3.4. Tầng Operational ................................................................................49 3.3.4. Xây dựng chức năng của hệ thống ..........................................................49 3.3.4.1. Đối với nhà quản trị ............................................................................49 3.3.4.2. Đối với khách hàng .............................................................................58 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................72 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ..............................................................73 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................74 iv
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ 1 TMĐT Thương mại điện tử 2 SP Sản phẩm 3 DM Danh mục 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 QC Quảng cáo v
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Nội dung Trang Bảng 2.1: Chức năng đăng nhập quản trị. 19 Bảng 2.2: Chức năng thêm sản phẩm 19 Bảng 2.3: Chức năng thêm danh mục sản phẩm 19 Bảng 2.4: Chức năng sửa thông tin sản phẩm / danh mục sản phẩm 20 Bảng 2.5: Chức năng xóa sản phẩm/ danh mục sản phẩm 20 Bảng 2.6: Chức năng thêm tin tức 20 Bảng 2.7: Chức năng sửa thông tin tin tức 20 Bảng 2.8: Chức năng xóa thông tin tin tức 21 Bảng 2.9: Chức năng quản lý đơn hàng 21 Bảng 2.10: Chức năng thêm banner 21 Bảng 2.11: Chức năng cập nhật banner 21 Bảng 2.12: Chức năng thêm banner quảng cáo 22 Bảng 2.13: Chức năng cập nhật thông tin banner quảng cáo 22 Bảng 2.14: Chức năng quản lý đơn hàng 23 Bảng 2.15: Chức năng đăng tài khoản 23 Bảng 2.16: Chức năng đăng nhập 24 Bảng 2.17: Chức năng quên mật khẩu 24 Bảng 2.18: Chức năng quên mật khẩu 24 Bảng 2.19: Chức năng hiển thị danh mục sản phẩm 25 Bảng 2.20: Chức năng chi tiết sản phẩm 25 Bảng 2.21: Chức năng thống kê truy cập 25 Bảng 2.22: Chức năng giỏ hàng 25 Bảng 2.23: Chức năng tạo đơn hàng 26 Bảng 2.24: Bảng SanPham 32 Bảng 2.25: Bảng DanhMucSanPham 33 Bảng 2.26: Bảng DonHang 33 Bảng 2.27: Bảng ChiTietDonHang 33 Bảng 2.28: Bảng TinhTrangDonHang 33 vi
  7. Bảng 2.29: Bảng NguoiDung 34 Bảng 2.30: Bảng KieuNguoiDung 34 Bảng 2.31: Bảng GioHang 34 Bảng 2.32: Bảng TinTuc 35 Bảng 2.33: Bảng Banner 35 Bảng 2.34: Bảng LuotTruyCap 35 Bảng 2.35: Bảng BannerQC 35 Bảng 2.36: Bảng LienHeKH 36 vii
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Nội dung hình Trang Hình 1.1. Hình ảnh giao diện website batrang.info 10 Hình 1.2. Hình ảnh giao diện website gomsuhcm.com 11 Hình 1.3. Hình ảnh giao diện website gomsuphucthanh.vn 11 Hình 1.4. Quy trình giao dịch của Baokim.vn 13 Hình 1.5: Mô hình hoạt động TTTT của Nganluong.vn 14 Hình 1.6: Quy trình giao dịch “thanh toán tạm giữ” của Nganluong.vn 15 Hình 1.7: Mô hình cổng thanh toán trung gian của Nganluong.vn 16 Hình 2.1: Biểu đồ phân rã chức năng 26 Hình 2.2: Mức ngữ cảnh 27 Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 27 Hình 2.4: Mức 1 chức năng quản lý người dùng 28 Hình 2.5: Mức 1 chức năng quản lý sản phẩm 28 Hình 2.6: Mức 1 chức năng quản lý đơn hàng 29 Hình 2.7: Mức 1 chức năng quản lý giỏ hàng 29 Hình 2.8: Mức 1 chức năng quản lý banner 30 Hình 2.9: Mức 1 chức năng quản lý liên hệ 30 Hình 2.10: Mức 1 chức năng quản lý tin tức 30 Hình 2.11: Mức 1 chức năng quản lý thống kê 31 Hình 2.12: Biểu đồ quan hệ thực thể (ERD) 31 Hình 2.13: Mô hình dữ liệu (RDM) 32 Hình 2.14: Cơ sở dữ liệu 36 Hình 3.1: Mô hình website 3 lớp 37 Hình 3.2: Cây foder của Website 44 Hình 3.3: Thư mục App_Code 44 Hình 3.4: Thư mục admin 45 Hình 3.5: Thư mục banner 45 Hình 3.6: Thư mục Image 46 Hình 3.7: Thư mục TaiNguynDieuKhien 46 viii
  9. Hình 3.8: Thư mục Bin 46 Hình 3.9: Thư mục css 47 Hình 3.10: Tầng Common 47 Hình 3.11: Tầng Data Access 47 Hình 3.12: Thư mục Insert và Delete của tầng Data Access 47 Hình 3.13: Thư mục Select của tầng Data Access 48 Hình 3.14: Thư mục Update của tầng Data Access 48 Hình 3.15: Tầng Business Logic 49 Hình 3.16: Tầng Operational 49 Hinh 3.17: Trang đăng nhập admin 50 Hình3.18: Trang chủ admin 50 Hình 3.19: Trang sửa sản phẩm 51 Hình 3.20: Chi tiết đơn hàng 52 Hình 3.21: Cập nhật banner 52 Hinh 3.22: Quản lý banner 53 Hình 3.23: Quản lý banner quảng cáo 53 Hình 3.24: Cập nhật banner quảng cáo 54 Hình 3.25: Thêm tin tức 54 Hình 3.26: Trang thêm sản phẩm 55 Hinh 3.27: Hiển thị tin tức admin 55 Hinh 3.28: Sửa tin tức 56 Hình 3.29: Thêm danh mục sản phẩm 56 Hình 3.30: Quản lý danh mục sản phẩm 57 Hinh 3.31: Thống kê đơn hàng 57 Hình 3.32: Trang thông tin liên hệ 58 Hình 3.33: Trang quản lý người dùng 58 Hình 3.34: Trang giới thiệu sản phẩm 59 Hình 3.35 : Trang liên hệ 60 Hình 3.36: Sản phẩm theo danh mục 61 Hình 3.37 : Chi tiết sản phẩm 61 Hình 3.38: Giỏ hàng 62 ix
  10. Hình 3.39: Trang đăng nhập 62 Hình 3.40: Trang đăng ký 63 Hình 3.41: Trang thêm đơn hàng 63 Hình 3.42: Trang đơn hàng khách 64 Hình 3.43: Trang hiển thị chi tiết đơn hàng khách 64 Hình 3.44: Trang quên mật khẩu 65 Hình 3.45: Trang đổi mật khẩu 65 Hình 3.46: Trang hiển thị tin tức 66 Hình 3.47: Trang chi tiết tin tức 66 Hình 3.48: Trang thanh toán 67 Hình 3.49: Trang giới thiệu website 67 Hình 3.50: Trang bản đồ 68 Hình 3.51: Trang báo lỗi 68 Hình 3.52: Trang tìm kiếm sản phẩm 69 x
  11. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự bùng nổ của Công Nghệ Thông Tin thì kinh doanh online cũng là một xu hướng thu hút rất nhiều người tham gia. Để tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bán lẫn người mua. Có nhu cầu tìm kiếm mua sản phẩm gốm sứ Bát Tràng một loại sản phẩm đặc biệt mang đậm bản sắc dân tộc Việt thì lại gặp khó khăn khi số lượng website ít và thông tin lại chưa được miêu tả rõ ràng , giao diện chưa thu hút được nhiều người chú ý đến....Nên nhu cầu mua mặt hàng này online chưa cao. Sau khi tìm hiểu và để thỏa mãn nhu cầu em đã chọn đề tài “Xây dựng website kinh doanh gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng” .Em đã phân tích và xây dựng website bằng công cụ Visual Studio 2005 với ASP.net kết hợp với Photoshop CS6, Macromedia Flash 8 và SQL server 2005. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã có và tìm hiểu thêm để hoàn thiện đồ án, xây dựng một website Thương Mại Điện Tử về kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng cho riếng bản thân với đầy đủ các chức năng và giao diện gần gũi với người sử dụng. Lấy nền tảng cho việc xây dựng các website sau này. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu về khái niệm và lợi ích của việc áp dụng Thương Mại Điện Tử và website. - Các công cụ xây dựng website. - Xây dựng Website Thương Mại Điện Tử có các chức năng bán sản phẩm Gốm sứ Bát Tràng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng Thương mại điện tử tại Việt Nam. - Tìm hiểu một số công cụ và ngôn ngữ hỗ trợ quá trình xây dựng Website. - Các chức năng của Website Thương mại điện tử. - Quy trình xây dựng Website Thương mại điện tử. - Một số kỹ thuật trong Thương mại điện tử. Phương pháp nghiên cứu - Tiến hành thu thập và phân tích những thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để hình thành nên những ý tưởng tổng quan (mục đích cần đạt đến của Website, đối tượng cần hướng đến là ai? thông tin gì đã có trong tay và sử SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 1
  12. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng dụng chúng như thế nào?). - Xác định các yêu cầu nhằm phân tích thiết kế hệ thống chương trình cho phù hợp. - Xây dựng chương trình theo những yêu cầu đã đặt ra. - Triển khai chương trình và đánh giá kết quả đạt được. Dự kiến kết quả - Hoàn thành một bản báo cáo chi tiết về quy trình xây dựng website sử dụng công nghệ ASP.net. - Xây dựng được một Website thương mại điện tử . Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đưa ra cái nhìn tổng quát về thương mại điện tử cũng như các lợi ích và website thương mại điện tử mang lại. - Phần cơ sở lý thuyết cung cấp những thông tin cơ bản về thương mại điện tử, mô hình kinh doanh điện tử và các công nghệ thiết kế website. - Phần xây dựng ứng dụng tạo nên website cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng. - Tối ưu chi phí (cho doanh nghiệp và khách hàng), nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 2
  13. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Khái niệm mô hình kinh doanh điện tử 1.1.1. Khái niệm mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh là các phương pháp kinh doanh mà một công ty tạo ra để sử dụng nguồn lực của mình. Nhằm mang lại cho khách hàng các giá trị tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một mô hình kinh doanh có thể được hiểu như là một sự pha trộn của ba dòng: giá trị, doanh thu và Logitics. - Dòng giá trị: Giá trị người mua, người bán, và các nhà hoạch định thị trường. - Dòng doanh thu: Doanh thu mang lại. - Dòng Logitics: Liên quan đến các vấn đề về chuỗi cung ứng và sự ảnh hưởng của các tổ chức có liên quan. Mô hình kinh doanh giúp cho một tổ chức có khả năng: - Phân tích môi trường kinh doanh hiệu quả hơn. - Khai thác tiềm năng của thị trường. - Hiểu rõ hơn về khách hàng - Nâng cao các rào cản đối với đối thủ cạnh tranh. Như vậy, lợi ích của mô hình kinh doanh đó là cách để các công ty làm ra tiền hiện tại và trong tương lai. Cho phép một công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững, thực hiện tốt hơn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài. 1.1.2. Khái niệm mô hình kinh doanh điện tử Là mô hình kinh doanh trong đó sử dụng các lợi ích của truyền thông điện tử để đạt được quá trình tăng thêm các giá trị cho tổ chức. Trong đó, sử dụng CNTT và kết hợp với mô hình kinh doanh để có thể liên kết người tiêu dùng, tổ chức công và tư, các cơ quan chính phủ và xem như là một khuôn khổ để tối đa hóa giá trị trong nền kinh tế mới. Như vậy, kinh doanh điện tử sử dụng các mô hình kinh doanh mới nhưng cũng đã cho phép các Tổ chức tái tạo lại và sử dụng một số mô hình kinh doanh truyền thống. Điều quan trọng trong mô hình kinh doanh điện tử là phải tạo ra được một cộng đồng trực tuyến. SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 3
  14. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng 1.2.Tổng quan về các mô hình kinh doanh điện tử 1.2.1. Mô hình nhà cung cấp nội dung (Content provider) - Là mô hình tạo và cung cấp nội dung (thông tin, sản phẩm, dịch vụ) ở dạng số đến khách hàng thông qua các tổ chức thứ 3, các sản phẩm số (nội dung) có thể là phần mềm, bản hướng dẫn du lịch điện tử, video và nhạc số… - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình là cần lưu trữ đa phương tiện, kiến trúc, quản lý sở hữu trí tuệ, đa kênh đến khách hàng. - Nguồn thu nhập của mô hình là doanh thu từ phí của đối tác và các tổ chức thứ 3, cố định theo tháng/năm hay số lần truy cập nội dung. - Các yếu tố thành công của mô hình cung cấp nội dung: Đúng lúc, đáng tin cậy, đúng định dạng và ở mức giá hợp lý, thương hiệu (giá trị nội dung và danh tiếng) được nhận diện là tốt nhất; Mạng phân phối nội dung, giảm sở hữu các tài sản vật lý và duy trì sở hữu dữ liệu; Sở hữu hay truy cập vào chuỗi giá trị ảo hoàn thiện; Thiết lập thương hiệu được tin cậy trong chuỗi giá trị này; Hoạt động trong những thị trường mà nơi đó thông tin có thể giúp tăng giá trị; Trình bày rõ thông tin đến khách hàng, đối tác và nhà cung cấp, giúp các thành viên trong chuỗi giá trị này tận dụng được thông tin. Ví dụ về mô hình này là webiste storm.no. 1.2.2. Mô hình nhà cung cấp dịch vụ toàn phần (Full service provider) - Là mô hình mà tổ chức đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể, thông qua một điểm giao tiếp trực tuyến duy nhất với nhiều sản phẩm dịch vụ. - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình này là phải có một cơ sở dữ liệu có chứa thông tin về khách hàng và sản phẩm mà khách hàng sở hữu. Quản lý tập trung hạ tầng công nghệ thông tin, cài đặt và bảo trì các trạm và mạng cục bộ tương ứng để tích hợp các đơn vị kinh doanh trong tổ chức với nhau và với nhà cung cấp thứ 3. - Nguồn thu nhập của mô hình này là doanh thu từ việc bán sản phẩm / dịch vụ của chính tổ chức và các tổ chức khác, doanh thu phụ từ phí thành viên hàng năm, phí quản lý, phí giao dịch, tiền hoa hồng từ sản phẩm/dịch vụ của bên thứ 3, phí quảng cáo/liệt kê sản phẩm từ nhà cung cấp thứ 3, phí bán dữ liệu tích hợp về khách hàng - Các yếu tố thành công của mô hình này là thương hiệu, sự tính nhiệm và niềm tin của khách hàng dành cho tổ chức, sở hữu mối quan hệ khách hàng, sở hữu nhiều dữ SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 4
  15. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng liệu khách hàng, các chính sách bảo vệ lợi ích nhà cung cấp và khách hàng của tổ chức. Ví dụ cho mô hình này là website www.prusec.com. 1.2.3. Mô hình toàn thể tổ chức (Whole of enterprise) Là mô hình mà khách hàng giao tiếp với tổ chức thông qua 1 điểm giao tiếp duy nhất. - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình là cần liên kết các hệ thống khác nhau trong các đơn vị kinh doanh khác nhau, nhằm cung cấp sự quản lý và kho thông tin tập trung ở mức tổ chức. Cần các phương tiện trực tuyến để tóm tắt dữ liệu từ các ứng dụng và nền tảng khác nhau. Cần phát triển các dịch vụ ERP để xử lý giao dịch từ khách hàng. Cần xử lý giao dịch thanh toán. Cần các tiện ích xử lý lượng lớn dữ liệu. Cần phát triển và tích hợp các ứng dụng tính toán di động để cung cấp kênh giao tiếp mới cho khách hàng. - Các yếu tố tạo nên sự thành công của mô hình này là: Việc thay đổi hành vi của khách hàng để tận dụng mô hình mới này thay cho việc khách hàng giao tiếp với từng đơn vị kinh doanh của tổ chức; Giảm chi phí ở từng đơn vị kinh doanh khi lượng giao tiếp khách hàng trực tiếp ở mỗi đơn vị giảm xuống; Thay đổi khung nhìn từ mức đơn vị kinh doanh lên mức tổ chức với nhận thức rõ ràng về sản phẩm, huấn luyện và bán hàng chéo. - Nguồn thu nhập chủ yếu từ doanh thu từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng, nguồn thu phụ từ phí thành viên và phí dịch vụ hàng năm. Ví dụ cho mô hình này là website www.betterhealth.vic.gov.au. 1.2.4. Mô hình trung gian ( Intermediaries) - Là mô hình trung gian giữa người mua và người bán. Nó bao gồm các dịch vụ trung gian như:  Tìm kiếm: định vị nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ;  Đặc tả: nhận dạng các thuộc tính quan trọng của sản phẩm;  Giá: thiết lập giá, so sánh giá;  Bán hàng: hoàn thiện giao dịch bán hàng gồm thỏa thuận và thanh toán, hoàn thành mua hàng bằng việc giao hàng/ dịch vụ;  Giám sát: giám sát hoạt động mua/bán để báo cáo giá và hoạt động tổng hợp nhằm thông báo và ra qui định cho thị trường;  Thi hành luật: buộc người mua/người bán tuân theo luật định. SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 5
  16. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng - Nguồn thu nhập của mô hình này là doanh thu từ người mua, người bán hoặc cả hai. - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình trung gian này: xây dựng một Website để hỗ trợ quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ trong môi trường điện tử. Xây dựng hệ thống quản lý tập trung các ứng dụng kinh doanh điện tử. Xây dựng cơ sở hạ tầng để chia sẻ, hỗ trợ cho người bán, người mua. - Các yếu tố thành công của mô hình này là thu hút và giữ được lượng lớn khách hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu khi có sự gia tăng. Trên đây là các mô hình nguyên tử. Trong thực tế thì người ta có thể kết hợp các mô hình đó lại với nhau để tạo ra một mô hình kinh doanh điện tử mới phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. 1.2.5. Mô hình cơ sở hạ tầng được chia sẻ (Shared Infrastructure ) - Là mô hình mà trong đó các tổ chức chia sẻ cơ sở hạ tầng với những nhà đầu tư hạ tầng này và cũng như với các nhà đầu tư. Khách hàng có thể truy cập trực tiếp hạ tầng này để chọn nhà cung cấp và giá trị thích hợp. Sản phẩm và dịch vụ đi trực tiếp từ hạ tầng này đến khách hàng hoặc cũng có thể hạ tầng thông báo đến nhà cung cấp và sau đó nhà cung cấp liên hệ trực tiếp với khách hàng để hoàn thiện giao dịch. - Nguồn thu nhập xuất phát từ doanh thu từ phí thành viên và phí giao dịch. - Các yếu tố tạo thành công cho mô hình này là không tồn tại thành viên chủ chốt trong các thành viên cùng chia sẻ hạ tầng này, không có sự thiên vị trong việc trình bày thông tin sản phẩm và dịch vụ, lượng lớn các thành viên đối tác và khách hàng, sự quản lý mâu thuẫn giữa các sáng kiến kinh doanh hiện tại của các thành viên, biên soạn và chuyển giao kịp thời và chính xác các tuyên bố về dịch vụ và lợi ích đến các thành viên đối tác, khả năng liên vận hành giữa các hệ thống. 1.2.6. Mô hình cộng đồng ảo ( Virtual community ) - Là mô hình mà các thành viên giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua: Email, online chat, Web-based conferencing, computer-based media… - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình này là các dịch vụ có thể huấn luyện các thành viên của cộng đồng sử dụng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ ứng dụng, nghiên cứu và hoạch định các hệ thống thông tin, cài đặt và bảo trì các trạm làm việc làm việc và mạng cục bộ để hỗ trợ thế giới điện tử của cộng đồng ảo. - Các yếu tố thành công của mô hình là tìm và giữ lượng lớn thành viên, xây SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 6
  17. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng dựng và duy trì lòng trung thành của thành viên, duy trì sự riêng tư và an toàn về thông tin của thành viên, cân bằng sở thích của thành viên và tiềm năng thương mại, cân bằng thông tin khách hàng với người quảng cáo, đem lại trong cộng đồng bởi chính các thành viên. - Nguồn thu nhập của mô hình từ doanh thu từ phí thành viên, bán hàng (sản phẩm/dịch vụ) trực tiếp, phí quảng cáo, tiền hoa hồng bán hàng, tổ chức có thể có được lợi ích vô hình từ lòng trung thành của khách hàng và có nhiều hơn tri thức về các khách hàng. Ví dụ cho mô hình này là webiste www.motleyfool.com. 1.2.7. Mô hình nhà tích hợp mạng giá trị (Value net integrator) - Là mô hình phân tách chuỗi giá trị ảo và vật lý để điều khiển chuỗi giá trị ảo trong một 1 lĩnh vực bằng cách thu thập, tổng hợp và phân bổ thông tin sau khi nhận và gởi thông tin đến các đối tác và khách hàng, giá trị được gia tăng thông qua sự cải thiện tính hiệu quả và điều phối thông tin, dòng sản phẩm đi từ nhà cung cấp đến các đối tác và khách hàng (trực tiếp hoặc thông qua đối tác), nhà tích hợp mạng giá trị cũng có thể bán thông tin hoặc sản phẩm khác trực tiếp đến khách hàng. - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình này là middleware và các hệ thống liên kết trên các nền tảng khác nhau trong mạng giá trị, kho dữ liệu tập trung dùng tập hợp và tổng hợp thông tin chính cho việc phân tích các cơ sở dữ liệu phân tán, xây dựng call centers để cung cấp lời khuyên/hướng dẫn cho các đối tác và đối tác, dịch vụ mạng giao tiếp dung lượng lớn để hỗ trợ lượng lớn thông tin di chuyển trong mạng giá trị. - Nguồn thu nhập của mô hình là từ doanh thu từ phí và lợi nhuận của các hàng hóa vật lý truyền trong mạng giá trị này, dùng thông tin về khách hàng, nhà tích hợp mạng giá trị có thể tăng giá nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng, dùng thông tin về nhà cung cấp, nhà tích hợp mạng giá trị có thể giảm chi phí bằng cách cắt giảm hàng tồn kho và thời gian giữa lúc bắt đầu và lúc hoàn thành một quá trình sản xuất mới. Ví dụ về mô hình này là webiste www.cisco.com. 1.2.8. Mô hình trực tiếp đến khách hàng (Direct to customer ) - Là mô hình mà người mua và người bán giao tiếp trực tiếp với nhau, không thông qua trung gian. Trong mô hình này người bán có thể là bán lẻ, bán buôn, hoặc nhà sản xuất, người mua có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. - Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho mô hình này, bao gồm: một website dễ dùng, dễ điều hướng nhằm tăng kinh nghiệm mua sắm trực tuyến đồng thời cần có một hệ thống xử SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 7
  18. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng lý giao dịch thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, cần hệ thống ERP để xử lý giao dịch của khách hàng, tối ưu hiệu suất của các quy trình nghiệp vụ. Các dịch vụ mạng giao tiếp để nối tất các điểm trong tổ chức với nhau và với thế giới bên ngoài. Cần cài đặt và bảo trì các trạm và mạng cục bộ, hỗ trợ mọi người vận hành mô hình kinh doanh điện tử này. - Những yếu tố làm nên sự thành công trong mô hình này là: Phải giảm chi phí thu hút khách hàng, duy trì và gắn kết lâu dài với khách hàng quen thuộc bằng việc tạo và duy trì nhận thức của khách hàng; tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; Cung cấp việc thanh toán, đáp ứng, xử lý giao dịch nhanh và hiệu quả; Đảm bảo an toàn cho tổ chức và khách hàng; Đồng thời, cung cấp các giao diện có thể kết hợp tính dễ dùng và giàu kinh nghiệm mua sắm của khách hàng, có tích hợp đa kênh. Ví dụ cho mô hình này là website Lands End (www.landsend.com) đã phát minh ra một tính năng mà phụ nữ có thể xây dựng và lưu trữ một mô hình ba chiều của mình để thử quần áo điện tử. Trong các mô hình kinh doanh điện tử trên mô hình kinh doanh điện tử đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dung đó chính là Mô hình trực tiếp đến khách hàng (Direct To Customer) – mô hình giao dịch trực tiếp giữa khách hàng và công ty thương mại điện tử. Cụ thể thì đơn vị chủ quản của website cũng chính là đơn vị bán hàng và chịu trách nhiệm về chất lượng của những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được bán trên đó. Điểm mạnh của mô hình này là chất lượng hàng hóa cũng như quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo. Hàng hoá trước khi đến tay khách sẽ qua nhiều công đoạn kiểm tra chất lượng, so sánh giá trên thị trường để đảm bảo chất lượng và mức giá phù hợp nhất. Mọi tranh chấp sẽ được giải quyết mà không cần thông qua đơn vị trung gian. - Là mô hình mà người mua và người bán giao tiếp trực tiếp với nhau, không thông qua trung gian. Trong mô hình này người bán có thể là bán lẻ, bán buôn, hoặc nhà sản xuất, người mua có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp. 1.3.Mô hình kinh doanh cho website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng Qua quá trình tìm hiểu em đã lựa chọn Mô hình trực tiếp đến khách hàng (Direct To Customer) cho website của mình. Với nhiều lợi ích và sự phù hợp với sản phẩm cũng như nhu cầu người tiêu dùng. SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 8
  19. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng * Lợi ích đối với người bán: Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng, nhân lực. Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời. Chăm sóc khách hàng, thông tin liên hệ tiện lợi, nhanh chóng. * Lợi ích đối với khách hàng: Có nhiều lựa chọn hơn, khách hàng có thể thoái mái xem hàng, chọn lựa những sản phẩm tốt, phù hợp. Có thể so sánh giá cả, dịch vụ hậu mãi giữa những nhà cung cấp vì thông tin thuận tiện, dễ dàng. Thông tin phong phú, thuận tiện, chất lượng cao, khách hàng có thể dễ dàng tìm ra thông tin mình cần dựa vào các công cụ tìm kiếm bao gồm các thông tin đa chiều, đa phương tiện. Tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại chỉ với một click chuột,khách hàng đã có thể mua được sản phẩm như ý mà không cần phải ra ngoài. Hỗ trợ nhiều hình thức mua hàng, ví dụ mua chung, cùng mua giúp giảm chi phí mua hàng. 1.4.Một số website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng tại Việt Nam 1.4.1. http://battrang.info Là website chỉ bán các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như ấm chén, tranh, tượng, đồ thờ... Các sản phẩm được phân theo các danh mục khác nhau để người mua có thể dễ dàng xem và tìm kiếm sản phẩm. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm khách hàng sẽ đặt hàng bằng cách điền các thông SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 9
  20. Xây dựng website kinh doanh Gốm sứ Bát Tràng theo mô hình trực tiếp đến khách hàng tin đầy đủ vào mẫu yêu cầu và chọn hình thức vận chuyển sau đó gửi cho người bán, người bán sẽ liên lạc lại cho khách hàng. Hình 1.1. Hình ảnh giao diện website batrang.info 1.4.2. http://gomsuhcm.com Là website có nhiều sản phẩm gốm sứ Bát Tràng theo danh mục đặc biệt website được sở hữu bởi một xưởng sản xuất gốm sứ tại TP.HCM. Nếu khách hàng cho nhu cầu muốn mua sản phẩm sẽ liên hệ bằng điện thoại để giao dịch hình thức thanh toán và vận chuyển với người bán hoặc mua trực tiếp tại xưởng. SVTH: Lê Thị Thu Trinh – Lớp: CCTM07A 10
nguon tai.lieu . vn