Xem mẫu

  1. ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CTI CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BANK -BY- PHONE TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ CTI 3.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BANK – BY – PHONE 3.1.1 Khái niệm về dịch vụ Bank – by – Phone Bank – by – Phone là một loại hình dịch vụ của một Ngân hàng nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho khách hàng của mình có thể thực hiện các thao tác mà không cần thiết phải có sự có mặt của khách hàng tại Ngân hàng đó, giúp khách hàng luôn luôn kiểm soát được tài khoản của mình cho dù đang ở xa, qua đó giúp cho khách hàng tiết kiệm được đáng kể thời gian của họ. Dịch vụ này là một sản phẩm của công nghệ CTI và công nghệ xử lý thoại, của sự kết hợp giữa hệ thống máy tính v à hệ thống điện thoại của Ngân hàng với mạng điện thoại công cộng. Bank – by – Phone là một phương thức rất thuận tiện cho khách hàng cho việc quản lý nguồn tài chính của họ. Khách hàng chỉ cần gọi điện đến số điện thoại duy nhất của hệ thống, hệ thống có thể cung cấp cho khách hàng các tính năng như sau: - Cho phép khách hàng có thể truy cập vào tài khoản của mình 24/24 giờ, 7 ngày/tuần.
  2. - Kiểm tra số tiền dư trong tài khoản của mình và các lần chuyển khoản gần nhất. - Thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của mình sang các tài khoản khác, từ đó cho phép khách hàng có thể thanh toán các hoá đơn theo hình thức chuyển khoản. - Nghe các thông tin về các sản phẩm và các dịch vụ của Ngân hàng, ví dụ như tra cứu các thông tin về lãi suất tiết kiệm, nghe chỉ dẫn cách mở tài khoản tại Ngân hàng. - Yêu cầu khoá tài khoản của mình tại Ngân hàng. - Khách hàng cũng có thể được chuyển tới gặp trực tiếp các nhân viên trả lời khách hàng để được giải đáp chi tiết thêm về các dịch vụ của Ngân hàng hay các thắc mắc của khách hàng gặp phải trong quá trình giao dịch cùng ngân hàng. - Yêu cầu fax các thông tin quan tâm đến cho mình theo số fax đăng ký. Hệ thống Bank – by – Phone không chỉ mang lại cho khách hàng những lợi ích thực sự như vậy mà còn cho phép cả các nhân viên của ngân hàng có thể giải quyết công việc của mình thông qua hệ thống ngay khi không có mặt tại ngân hàng. 3.1.2 Hiện trạng và xu hướng phát triển Hiện nay trên thế giới, dịch vụ Bank By Phone đang phát triển rất mạnh, hiện có rất nhiều các Ngân hàng, ví dụ như Bank Of America (Asia) Ltd, USAccess Bank... đã triển khai các hệ thống Bank-By-Phone nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng quản lý tốt tài khoản của mình, thuận lợi cho việc giao dịch mà lại tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Thông tin về tỷ
  3. giá lãi suất vay, gửi được cập nhật nhanh chóng hàng ngày khiến cho khách hàng có những thông tin cần thiết một cách đơn giản. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có Ngân hàng nào cung cấp đầy đủ chức năng của loại hình dịch vụ này. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển rất nhanh chóng của mạng lưới Ngân hàng, tính cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng cao, các Ngân hàng sẽ cần phải cung cấp được ngày càng nhiều các tiện ích để phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Ngày càng có nhiều các phương thức giao dịch cùng ngân hàng như thẻ thanh toán tự động ATM nhưng trong một điều kiện xã hội ngày càng bận rộn, yêu cầu tiết kiệm thời gian của con người ngày càng cao, đồng thời giá cước dịch vụ điện thoại ngày càng rẻ, mạng điện thoại phổ biến và bao phủ rộng thì dịch vụ bank-by-phone chắc chắn sẽ ngày càng phát triển mạnh trên toàn thế giới, và ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. 3.1.3 Mô hình một hệ thống bank-by-phone Một hệ thống bank-by-phone đầy đủ có thể là một call center với chức năng phân phối cuộc gọi tự động như trong hình vẽ.
  4. Hình 3.1 Mô hình hệ thống bank-by-phone Trong đó, các máy điện thoại đại lý (agent) có thể được chia thành từng nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách một công việc khác nhau, tổng đài PBX có thể được trang bị chức năng ACD để phân phối cuộc gọi một cách tự động đến các nhóm và đến từng máy agent theo yêu cầu của khách hàng. 3.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.2.1 Phân tích thiết kế về mặt kiến trúc. Sơ đồ hệ thống Tổng đài PBX của Ngân hàng được nối tới tổng đài của công ty điện thoại, số đường nối này tùy thuộc vào từng loại tổng đài PBX khác nhau, có thể là 1, 2, 4, 6… đường. Một số đường mở rộng của PBX được nối tới card Dialogic cắm trong máy PC, số đường mở rộng này tuỳ thuộc vào loại card Dialogic và số card sử dụng. Tuỳ thuộc vào quy mô ứng dụng dịch vụ mà ta có thể quyết định số đường mở rộng cần thiết, từ đó quyết định loại card và số card cần sử dụng. Các đường mở rộng khác có thể vẫn nối tới các phòng ban và các máy nhân viên trực như bình
  5. thường.Mô hình hệ thống Bank – By - Phone sử dụng tổng đài PBX và card D/41EPCI, tổng đài này có 6 đường ra để nối tới tổng đài CO. Sơ đồ hệ thống Bank – by – Phone được mô tả như trong hình vẽ dưới đây. Tính toán kích cỡ hệ thống Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi chọn phần cứng để thực hiện một đơn vị đáp ứng thoại dựa trên nền PC, trong đó có một số vấn đề như sau: - Hệ thống có thể hỗ trợ được bao nhiêu đường điện thoại. - Dung lượng và tốc độ ổ cứng. Dung lượng sẽ quyết định tổng lượng dữ liệu thoại có thể được lưu trữ dưới dạng các tập tin âm thanh, tốc độ sẽ quyết định số đường dây có thể đồng thời phục vụ khi ghi hoặc đọc các tập tin âm thanh. - Loại và tốc độ CPU. Việc lựa chọn này có thể ít quan trọng hơn so với lựa chọn ổ đĩa cứng, tuy nhiên CPU phải đủ nhanh để không làm cho ứng dụng và ổ đĩa bị giới hạn bởi tốc độ của CPU. - Số lượng các khe cắm dư. Khi các máy PC trở nên mạnh hơn, và khi các trình ứng dụng xử lý thoại trên một máy PC hỗ trợ nhiều đường dây hơn và có nhiều tính năng hơn như nhận dạng giọng nói, tích hợp Fax…do đó sẽ đòi hỏi thêm các card, khi đó số lượng các khe cắm trở thành một tài nguyên quan trọng trong việc nâng cấp và mở rộng hệ thống. - Dung lượng RAM, SRAM có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm để lưu giữ các lời chỉ dẫn thường dùng, lưu giữ bộ đệm cho các thông tin thoại và lưu giữ các dữ liệu của chương trình.
  6. * Số lượng các đường dây Thông thường, một quyết định khó khăn nhất trong việc xây dựng một VRU chính là số đường dây mà hệ thống có thể hỗ trợ. Một điều hiển nhiên là số các đường dây cũng bằng số lượng các cuộc gọi đồng thời mà hệ thống có thể phục vụ, tuy nhiên vấn đề là ở chỗ hệ thống có thể nhận được đồng thời bao nhiêu cuộc gọi cùng một lúc. Một điểm đầu tiên dễ nhận thấy đó là rất nhiều các hệ thống VRU có rất nhiều các đường dây rỗi tại hầu hết các thời điểm. Các cuộc gọi thường có xu hướng tập trung vào một số thời điểm xác định, hệ thống phải được định cỡ để có thể hoạt động tốt tại thời gian cao điểm theo một cách có thể chấp nhận được, do vậy hệ thống có một dung lượng rỗi đáng kể trong những thời gian còn lại. Thông số quan trọng nhất để ước tính khi tính toán tải là độ dài cuộc gọi trung bình tính theo phút hoặc giây. Nếu giá trị này càng lớn thì số đường dây cần có sẽ càng nhiều để phục vụ cùng một số cuộc gọi trung bình trong một giờ. Nếu ta biểu thị số cuộc gọi trong một phút vào thời gian cao điểm là BHC, và độ dài trung bình của một cuộc gọi tính theo phút là T, thì số đường dây tối thiểu phải là: Số đường dây = T  BHC. * Dung lượng ổ cứng Dung lượng ổ đĩa có lẽ là tham số thiết kế dễ ước tính nhất. Việc tính toán rất đơn giản: tính theo thời gian của dữ liệu thoại cần lưu trữ. Các yêu cầu có thể được quyết định tuỳ thuộc vào phương pháp số hóa được lựa chọn, một số phương pháp được nêu ra trong bảng sau. Số bít/mẫu Tốc độ lấy mẫu (Hz) Số byte/phút
  7. 4 6053 181.590 4 8000 240.000 8 8000 480.000 8 11025 661.500 Có một điều cần phải lưu ý rằng, các tập tin dữ liệu trong ổ cứng của hệ thống được lưu trữ theo các định dạng FAT vì vậy thường gây lãng phí không gian bộ nhớ, trung bình thường lãng phí một nửa cluster trong không gian lưu trữ của mỗi tập tin (cluster là một đơn vị phân chia ổ đĩa được sử dụng bởi một bảng FAT, đối với các ổ đĩa thông thường, một cluster có thể là 8, 16 hoặc 32 Kbyte), do vậy nếu dữ liệu được lưu trữ trong rất nhiều các tập tin nhỏ cỡ vài giây, thì khi đó cần phải xem xét các nhân tố phụ do miền không gian lưu trữ bị lãng phí * Tốc độ ổ cứng Tải nặng nhất trên một máy PC trong hầu hết các ứng dụng xử lý thoại đó là việc đọc ghi dữ liệu từ/lên ổ cứng, điều này có nghĩa là ổ cứng có tốc độ càng cao thì hệ thống càng hỗ trợ được nhiều đường dây. Thiết bị và các phần mềm sử dụng trong việc thiết kế hệ thống * Các thiết bị phần cứng Phần cứng thiết bị yêu cầu để có thể sử dụng thiết kế cho hệ thống bao gồm: - Một tổng đài PBX có kết nối CO đến tổng đài nhà cung cấp mạng điện thoại. - Một máy tính có cắm các Dialogic. Thông thường thì hay sử dụng card Dialogic D/41EFCI. Card này có các cổng xử lý thoại, cho phép nhận thông tin thoại từ mạng điện thoại. Qua các giao diện đường thuê bao mà các bộ xử lý bên trong có thể thực hiện xử lý tín hiệu thoại và gửi tín hiệu
  8. báo hiệu (nhấc/đặt máy). Cùng với các phần mềm hỗ trợ được cài đặt trong các bộ xử lý và hỗ trợ trong card mà hệ thống có thể phát hiện ra các xung quay số ngay cả trong trường hợp xấu nhất. * Các phần mềm sử dụng thiết kế hệ thống + Phần mềm lập trình dành cho ứng dụng CTI Để lập trình cho các ứng dụng CTI cho các sản phẩm của mình, Intel cung cấp cho các nhà phát triển một môi trường phát triển ứng dụng CTI ADE (Application Development Environment) bao gồm 2 lựa chọn là: VOS và CallSuite. Kiến trúc CT ADE là kiến trúc hướng đối tượng và nó là trung gian giữa các câu lệnh và các tài nguyên phần cứng điện thoại. Với kiến trúc này, người lập trình chỉ cần phải viết chương trình một lần, thậm chí các chương trình này có thể hoạt động với một dải rộng các phần cứng điện thoại, các hàm API, và các giao thức mạng điện thoại khác nhau. + Phần mềm lập trình dành cho chương trình quản lý Các phần mềm dành để viết cho các ứng dụng thường là dạng ngôn ngữ Graph cho phép khi chạy liên kết đến các thư viện nhưng lại hỗ trợ rất ít các công cụ để điều khiển như soạn thảo, nút bấm khi chạy chương trình, bắt và xử lý các tình huống không linh hoạt và hiệu quả. Do vậy mà thường thì viết các chương trình quản lý người ta không lựa chọn các ngôn ngữ này mà thường chọn các ngôn ngữ có khả năng thay đổi cơ sở dữ liệu linh hoạt, tạo được giao diện cho sử dụng một cách thân thiện như Visual Basic.
  9. 3.2.2 Phân tích các chức năng của hệ thống Chức năng Auto-Attendant Vì hệ thống sử dụng tổng đài PBX của doanh nghiệp, và hơn nữa đây là một hệ thống tự động, do vậy tổng đ ài PBX phải được lập trình để nó tự động chuyển tất cả các cuộc gọi vào đến các đường mở rộng nối vào card Dialogic trong PC. Để không làm ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi liên lạc qua điện thoại của Ngân hàng, ta có thể đưa ra hai phương án như sau: - Sử dụng một tổng đài PBX riêng cho hệ thống. Tuy rằng cách này có thể tách biệt, tránh làm ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của Ngân hàng, nhưng nó lại không sử dụng hiệu quả tài nguyên thiết bị, gây tốn kém rất nhiều về kinh phí để có thể lắp đặt hệ thống, đòi hỏi thêm nhiều vấn đề để có thể đáp ứng các yêu cầu tự động của hệ thống. - Sử dụng tổng đài PBX của Ngân hàng. Khi đó chương trình phải có khả năng tự động chuyển các cuộc gọi đến các máy mở rộng ở các phòng ban theo yêu cầu của khách hàng, chức năng này được gọi là chức năng Auto-Attendant. Ta nhận thấy theo cách này ta có thể tận dụng một cách hiệu quả tài nguyên sẵn có của Ngân hàng, hơn thế nữa ta có thể triển khai một dịch vụ chuyển các cuộc gọi theo yêu cầu của khách hàng một cách hoàn toàn tự động, như thế Ngân hàng có thể giảm được một số nhân công nhất định đồng thời lại tiết kiệm chi phí về việc phải xây dựng thêm một hệ thống tổng đài PBX khác. Chức năng đáp ứng thoại và tương tác VIR Như đã phân tích ở trên, khi khách hàng thực hiện một cuộc gọi vào hệ thống, họ có thể nghe đ ược các thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng, và họ cũng có thể đăng nhập vào tài khoản của mình để thực hiện giao dịch qua chuyển khoản hoặc kiểm tra số tiền dư sau các lần giao dịch trước đó. Việc này được thực
  10. hiện bằng cách sử dụng chức năng đáp ứng tương tác thoại, có nghĩa là chương trình có khả năng tương tác với người dùng thông qua các đáp ứng thoại. Có hai loại IVR như sau: - Loại thứ nhất là các thông tin thoại đưa ra cho khách hàng đã được ghi sẵn trong các tập tin âm thanh, các thông tin này có thể là các lời chỉ dẫn để hướng dẫn người dùng sử dụng khi quay số vào hệ thống. Cách thức chung để có thể thao tác với các dịch vụ của hệ thống. Việc thực hiện loại IVR này là khá đơn giản, chỉ cần đọc và phát lại các tập tin âm thanh đã được khi cần thiết - Loại thứ hai là các thông tin đưa ra cho khách hàng là các trường thông tin trong cơ sở dữ liệu. Các ví dụ về loại thông tin này có thể là đọc số tiền dư trong tài khoản của khách hàng, đọc các thông tin về các lần giao dịch của tài khoản khách hàng, đọc các thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng như lãi suất, tỉ giá hối đoái…. Việc thực hiện loại IVR này phức tạp hơn loại trên nhiều, bởi thông tin ở đây là thông tin động, thay đổi theo thời gian và yêu cầu của khách hàng do vậy phải thực hiện chuyển đổi thông tin dưới dạng dữ liệu sang dạng thoại, hơn nữa dữ liệu lại có thể ở nhiều dạng khác nhau nh ư: dạng ngày tháng, dạng số, dạng tiền, dạng chuỗi, dạng số thứ tự…, do vậy khi thực hiện đọc một dữ liệu nào đó, phải gắn dữ liệu đó với dạng mà chương trình sẽ phải đọc. Chức năng truy cập cơ sở dữ liệu Đối với hệ thống Bank – by – Phone, các dữ liệu cần truy cập là các thông tin về tài khoản của khách hàng, các thông tin cá nhân của khách hàng đó, và các thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng… Ngoài chức năng tra cứu, hệ thống còn phải có khả năng cập nhật cơ sở dữ liệu, ví dụ cập nhật tỉ giá giao dịch thay đổi hàng ngày, cập nhật số tiền dư trong các tài khoản sau khi thực hiện việc chuyển khoản, thay đổi mật khẩu theo yêu cầu của khách hàng… và tự động lấy ra các dữ liệu nếu có yêu cầu.
  11. Truy cập tác nhân Hệ thống cần có khả năng truy cập agent để thực hiện các chức năng sau: + Cung cấp thêm sự hỗ trợ của các nhân viên trả lời khách hàng ngoài khả năng truy nhập thông tin trực tiếp và tự động của khách hàng vào hệ thống. Sự hỗ trợ có thể được cung cấp ở trước, hoặc sau bộ chuyển mạch, tận dụng tốt nhất các nguồn chuyển mạch. + Các nhân viên này có thể trả lời cuộc gọi và có thể truy cập các thông tin cơ sở dữ liệu về người gọi. + Cung cấp người điều hành và tự động gọi những số đã được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu. + Giám sát cuộc gọi để xem xét tác động - đối đáp giữa người gọi và hệ thống. + Cung cấp sự hỗ trợ của tổng đài viên cho những nơi đặt cuộc gọi (như các dịch vụ ở tổng đài) hoặc khi người gọi cần sự giúp đỡ khi vào hệ thống tự động. Trình tự xử lý một cuộc gọi vào hệ thống Khi có một cuộc gọi vào số của hệ thống, hệ thống sẽ đưa ra một lời chào và hướng dẫn người sử dụng dịch vụ tham gia vào hệ thống tự động ví dụ: “Chào mừng quý khách đến với dịch vụ Bank By Phone, xin mời nhấn phím 1 để lựa chọn ngôn ngữ là tiếng Việt, phím 2 để lựa chọn ngôn ngữ là Tiếng Anh, để hủy bỏ yêu cầu tham gia vào hệ thống nhấn phím #.
  12. Hình 3.2. Mô tả lời chào và hướng dẫn tham gia hệ thống Sau khi chờ khách hàng lựa chọn ngôn ngữ hệ thống sẽ đ ưa ra tiếp các lựa chọn có thể bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt với các thông tin sau: để quay số máy mở rộng ấn phím 0, để tra danh bạ của Ngân hàng, ấn phím 1, để xem các thông tin về các dịch vụ, ấn phím 2, để đăng nhập vào tài khoản, ấn phím 3, để vào hộp thư thoại ấn phím 4, bất cứ lúc nào quí khách muốn kết nối trực tiếp nhân viên trả lời khách hàng nhấn phím 9, trở về danh mục trước *, để thoát nhấn phím # ” như hình vẽ sau.
  13. Hình 3.3. Mô tả menu chính của chương trình * Tự động chuyển cuộc gọi đến số máy mở rộng Từ Menu này, nếu khách hàng nhấn phím 0, họ sẽ được yêu cầu quay số máy mở rộng cần chuyển đến, trong trường hợp khách hàng chưa biết số mở rộng của phòng ban hay cá nhân cần gọi hoặc muốn kiểm tra lại số máy của phòng ban đó thì họ có thể nhấn phím * bất kỳ lúc nào để quay lại danh mục trước và có thể nhấn phím 1 để nghe thông tin về danh bạ của Ngân hàng. Sau đó sẽ thực hiện quay số máy đó. Nếu cuộc gọi được kết nối, thì hệ thống sẽ yêu cầu tổng đài kết thúc cuộc gọi ở phía card Dialogic để sẵn sàng cho cuộc gọi khác. Sau đó khách hàng có thể nói chuyện trực tiếp với người cần gặp. Nếu máy đó bận, khách hàng sẽ được yêu cầu gọi lại sau hoặc giữ máy đợi, nếu giữ máy đợi, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện lại cuộc gọi tới khi thành công hoặc khi người gọi gác máy, hay thực hiện thoát khỏi hệ thống, nếu máy đó không trả lời, khách hàng sẽ được chỉ dẫn hoặc là gọi lại sau hoặc là để lại lời nhắn nhờ vào chức năng hộp thư thoại của hệ thống. * Chuyển tới máy nhân viên trả lời khách hàng (Operator) Khi khách hàng muốn kết nối với nhân viên trả lời khách hàng, khách hàng có thể nhấn phím 9 bất cứ lúc nào, chương trình sẽ tự động tra cứu trong cơ sở dữ liệu tìm số máy mở rộng của nhân viên trả lời khách hàng (Operator) và thực hiện quay số máy mở rộng đó. Nếu kết nối thành công thì khách hàng có thể nói chuyện trực tiếp với nhân viên trả lời khách hàng (Operator), trong các trường hợp máy bận hoặc máy không có ai trả lời, các bước tiếp theo sẽ được tiến hành như ở trường hợp quay số máy mở rộng ở trên (trừ khả năng để lại lời nhắn). * Menu lựa chọn dịch vụ Khi khách hàng nhấn phím 2, họ sẽ được dẫn tới một Menu tiếp theo để lựa chọn loại thông tin về dịch vụ nào mà họ cần. Các chọn lựa loại thông tin tra cứu
  14. bao gồm: Tra cứu tỉ giá hối đoái, tra cứu lãi suất tiền gửi, tra cứu lãi suất, tra cứu lãi suất tiền cho vay. Được minh họa như hình vẽ Hình 3.4. Mô tả menu lựa chọn dịch vụ Tham gia lựa chọn menu dịch vụ mà: - Khách hàng lựa chọn nhấn phím 1 để nghe thông tin về tỷ giá hối đoái. Hệ thống sẽ đưa cho khách hàng hai lựa chọn. + Ấn phím 1 để yêu cầu Fax bản tỷ giá hối đoái tới số máy Fax của m ình. Hệ thống sẽ tự động gửi bản Fax đến cho khách hàng sau khi nhận được tín hiệu xác nhận lại yêu cầu (ví dụ ấn phím 1 để chắc chắn bạn muốn nhận được bản Fax, ấn phím 0 để hủy bỏ yêu cầu). + Ấn phím 2 để yêu cầu được nghe các thông tin về tỷ giá hối đoái. Khách hàng có thể được nghe lần lượt về tỷ giá của đồng đôla Mỹ, đồng Euro, đồng bảng Anh, đồng France Pháp, đồng Yên Nhật, đồng nhân dân tệ Trung Quốc… và có thể là một số đồng tiền khác so với tiền Việt Nam tùy theo khả năng hỗ trợ của ngân hàng, cũng có thể hệ thống sẽ đưa ra các lựa chọn nhấn phím để lựa chọn nghe thông tin về tỷ giá hối đoái của từng đồng tiền với từng đồng tiền Việt Nam.
  15. - Khách hàng lựa chọn phím 2, hoặc 3 để nghe thông tin về lãi suất tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền vay. Cũng như khi lựa chọn nghe thông tin về tỷ giá hối đoái, hệ thống cũng sẽ đưa cho khách hàng 2 lựa chọn: yêu cầu gửi đến cho mình một bản Fax hoặc được nghe thông tin về lãi suất tiền vay và tiền gửi. Các thông tin này cũng được cung cấp lần lượt hoặc thông qua việc ấn phím lựa chọn để nghe từng loại lãi suất tiền gửi hoặc tiền vay tương ứng tùy khả năng thiết kế hệ thống. * Menu tài khoản khách hàng Khi khách hàng chọn lựa chọn số 3 tức là chọn để thao tác với tài khoản của mình, họ sẽ được yêu cầu nhập vào số tài khoản kèm theo mã Password của mình. Nếu các giá trị này là đúng, khách hàng sẽ được dẫn tới một lựa chọn mới như sau. Hình 3.5. Mô tả menu tài khoản của khách hàng Số tiền dư trong tài khoản của khách hàng sẽ được lấy ra từ cơ sở dữ liệu và được chuyển sang dạng thoại để đọc ra, và với các phiên giao dịch mọi việc cũng được tiến hành tương tự, các thông tin về phiên giao dịch cần thông báo bao gồm: Số tài khoản nguồn (trong trường hợp giao dịch là chuyển tiền vào), Số tài khoản đích (trong trường hợp giao dịch là chuyển tiền ra), ngày thực hiện chuyển tiền, số
  16. tiền được chuyển. Và tiếp đến khách hàng sẽ được yêu cầu lựa chọn có xem tiếp các lần giao dịch trước nếu cần . Hoặc có thể yêu cầu gửi đến một bản Fax về các lần giao dịch gần đây, số lần giao dịch mà khách hàng có thể nhận được tùy thuộc vào sự hỗ trợ của hệ thống có thể gửi cho khách hàng bao nhiêu lần giao dịch. Thao tác yêu cầu gửi Fax giống như với việc yêu cầu gửi các thông tin về dịch vụ đã trình bày ở trên. Khi khách hàng nhấn phím 3, tức là có yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của mình sang một tài khoản nào đó, hệ thống sẽ kiểm tra các điều kiện để xem xét cho phép hoặc không cho phép khách hàng thực hiện việc chuyển tiền, sau đó khách hàng sẽ được yêu cầu nhập vào số tài khoản đích và số tiền cần chuyển và xác nhận. Cuối cùng chương trình sẽ tiến hành cập nhật cơ sở dữ liệu về số tiền trong tài khoản khách hàng và thêm một bản ghi về phiên giao dịch này vào bảng lưu trữ các phiên giao dịch. Khi khách hàng nhấn phím 4 để yêu cầu thay đổi mật khẩu, họ sẽ được yêu cầu nhập hai lần mã số mật khẩu mới và xác nhận yêu cầu đổi mật khẩu bằng việc nhấn phím 1 để chấp nhận hoặc 0 để hủy bỏ yêu cầu, nếu được chương trình sẽ tiến hành cập nhật vào cơ sở dữ liệu khách hàng. * Menu MBOwner Nếu người gọi là nhân viên của Ngân hàng đang đi công tác xa hoặc hiện không có mặt tại Ngân hàng muốn kiểm tra tin nhắn dành cho mình, họ sẽ quay số vào hệ thống, sau đó nhấn phím 4. Chương trình sẽ yêu cầu người đó nhập mã số hộp thư kèm theo mật khẩu của hộp thư đó. Nếu mã số hộp thư tồn tại và mật khẩu đúng, chủ gọi sẽ được dẫn tới một menu như sau:
  17. Hình 3.6. Mô tả menu hộp thư thoại OGG (Out Going Greeting) là lời lời thông báo được đưa ra khi người gọi được chuyển tới hộp thư để ghi lại tin nhắn, một vài ví dụ về OGG như sau: “Hiện tại tôi không có ở bàn làm việc, xin vui lòng để lại lời nhắn” hay “Tôi sẽ đi vắng từ ngày..... tới ngày....., xin vui lòng để lại lời nhắn”. Chương trình phải có khả năng cho phép người chủ hòm thư thay đổi các OGG này cho phù hợp với từng hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. Việc thay đổi mật khẩu hộp thư thoại cũng giống như yêu cầu thay đổi mật khẩu tài khoản của khách hàng. Khi người chủ hòm thư nhấn phím 1. Khi đó họ sẽ được dẫn tới một Menu như sau: Nghe số tin nhắn hiện có Ấn phim 1 để nghe số tin nhắn chưa kiểm tra 1 thông báo về số tin nhắn hiện có,số tin Menu nghe tin nhắn nhắn chưa kiểm tra, 2 ấn phím 2 để nghe tin nhắn, phím 3 để thực Xóa toàn bộ các tin 3 hiện xóa các tin nhắn nhắn Hình 3.7. Mô tả menu tin nhắn
  18. Sau khi vào menu tin nhắn chủ hộp thư có thể nghe thông tin về số tin nhắn hiện thời số tin nhắn chưa kiểm tra, để nghe các tin nhắn đó chủ hộp thư ấn vào phím 2 để vào menu lựa chọn nghe tin nhắn. Menu lựa chọn tin nhắn có cấu trúc như sau: Hình 3.8 Mô tả menu nghe tin nhắn Sau khi đọc xong tin nhắn đó khách hàng có thể được yêu cầu có xóa tin nhắn đó hay không bằng việc nhấn phím 1 để xác nhận có xóa tin nhắn, nhấn phím 0 để hủy bỏ yêu cấu xóa. Việc thêm thao tác xóa tin nhắn sau các lần đọc tin nhắn có thể gây mất thêm thời gian nhưng nó cho phép chủ hộp thư có thể xóa bỏ các tin nhắn không cần thiết và lưu giữ lại các tin nhắn quan trọng hoặc chưa giải quyết được ngay. Nếu không có tin nhắn quan trọng nào cần lưu giữ mà cần có nhu cầu xóa tin nhắn đẻ giải phóng dung lượng hộp thư thì chủ hộp thu có thể trở về danh mục trước và thực hiện xóa toàn bộ tin nhắn. 3.2.3 Phân tích về mặt cơ sở dữ liệu Phân tích cơ sở dữ liệu của khách hàng và của ngân hàng * Cơ sở dữ liệu của khách hàng Một khách hàng khi mở một tài khoản tại một Ngân hàng nào đó sẽ được gán một số Tài khoản xác định duy nhất kèm theo một mã Password hay một số
  19. nhận dạng cá nhân P IN (Private Identification Number) mà chỉ duy nhất có người đó biết, và ứng với số tài khoản đó là một số tiền xác định (lớn hơn hoặc bằng một số tiền tối thiểu mà ngân hàng yêu cầu để có thể mở tài khoản ) do người đó gửi vào. Ngoài ra Ngân hàng sẽ phải lưu trữ các thông tin về khách hàng của mình như Tên, Ngày sinh, Số chứng minh nhân dân (CMND), Địa chỉ…. Từ những thông tin này, ta có thể đưa ra các bảng cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin về khách hàng gồm có ba bảng như sau: - Bảng Account: Bảng này gồm có 4 trường: + Trường Account: Lưu giữ số tài khoản của khách hàng, đây là một trường có dạng số 10 chữ số. Giá trị của trường là duy nhất trong bảng, nó đóng vai trò là khoá chính. + Trường Password: Lưu giữ mật mã thâm nhập tài khoản của khách hàng, một tài khoản sẽ có duy nhất một mã Password tại một thời điểm, ban đầu khi cấp số tài khoản cho khách hàng, tất cả các Password đều có một giá trị mặc định giống nhau, sau đó khách hàng có thể thay đổi giá trị này thành mã riêng của mình. Trường này cũng có dạng số có 5 chữ số. + Trường Balance: Trường này lưu giữ số tiền hiện có trong tài khoản của khách hàng, trường này là phụ thuộc hàm của trường Account hay một tài khoản tại một thời điểm chỉ có một giá trị tiền dư xác định. Đây cũng là môt trường có giá trị kiểu số. + Trường Allowed: Trong nhiều trường hợp, nhiều điều kiện lí do khác nhau, Ngân hàng có thể cho phép hoặc không cho phép rút tiền ra khỏi một tài khoản nào đó, ví dụ như trường hợp khách hàng phát hiện mình bị lộ mật khẩu, khách hàng sẽ báo cho Ngân hàng tạm ngưng việc cho phép rút tiền ra khỏi tài khoản của mình và
  20. có thể thay đổi mật khẩu, hoặc trong trường hợp một tài khoản nào đó có liên quan tới một tổ chức hay cá nhân nào đó đang bị tình nghi cần bị phong toả hay khoá lại…. Do vậy chương trình cần phải có khả năng cho phép một tài khoản được phép rút tiền hay không. Điều này được thực hiện bằng cách bổ sung thêm một trường Allowed có dạng Boolean vào bảng. Giá trị True hay 1 tương ứng với việc cho phép còn giá trị False hay 0 tương ứng với việc không cho phép. - Bảng UserInformation: Bảng này lưu trữ thông tin về khách hàng ứng với một giá trị tài khoản xác định. Nó bao gồm các trường sau đây: + Trường Account: Là khoá chính của bảng, nó xác định một khách hàng ứng với số tài khoản duy nhất có trong bảng Account ở trên. + Trường Name: Lưu trữ tên khách hàng ứng với số tài khoản đó. Trường này có dạng là một chuỗi Text có chiều dài 30 ký tự. + Trường Identification: Lưu giữ số CMND của khách hàng ứng với số tài khoản đó. + Trường Address: Lưu giữ địa chỉ của khách hàng. + Trường Tel: Lưu giữ số điện thoại của khách hàng. + Trường Fax : Lưu giữ số Fax của khách hàng. - Bảng Transaction: Bảng này lưu trữ thông tin về các lần chuyển khoản giữa các tài khoản với nhau nhằm để giám sát và làm rõ ràng việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác để cung cấp cho khách hàng khi họ yêu cầu cũng như làm căn cứ pháp lý nếu cần thiết. Bảng này bao gồm có 4 trường như sau: + Trường ID: Lưu giữ số thứ tự của các lần chuyển tiền giữa các tài khoản.
nguon tai.lieu . vn