Xem mẫu

ĐỊNH MỨC – ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 Câu 1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc định mức KTLĐ 1. Khái niệm ­ ĐMKTLĐ là mức quy định lượng lao động cần thiết để hoàn thành một công tác nào đó trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có trình độ chuyên môn tương ứng. 2. Nội dung của công tác ĐMKTLĐ ­ Nghiên cứu, tổ chức quá trình sản xuất, tổ chức lao động và chi phí thời gian làm việc của người công nhân với mục đích hoàn thiện và đưa vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và cải thiện điều kiện lao động. ­ Xác định chi phí thời gian lao động của người công nhân cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ công tác (định mức thời gian) hoặc xác định số lượng sản phẩm cần thiết phải chế tạo ra trong một đơn vị thời gian (định mức sản phẩm) thích ứng với điều kiện phát triển kỹ thuật và tổ chức sản xuất hiện tại. ­ Tạo điều kiện để tổ chức tiền lương phù hợp theo số lượng và chất lượng lao động. ­ Nghiên cứu các phương pháp lao động tiên tiến, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi và tổ chức các phong trào thi đua. 3. Nguyên tắc để lập ĐMKTLĐ ­ ĐMLĐ biểu thị chi phí xã hội cần thiết về thời gian lao động của công nhân với một trình độ sản xuất và một tổ chức lao động nào đó. ­ Tính khoa học và tiên tiến có nghĩa là định mức được xây dựng trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và sự tổ chức lao động hợp lý. ­ Tính hiện thực: định mức được xây dựng trên cơ sở phân tích, nghiên cứu chính xác và khách quan những điều kiện sản xuất có đầy đủ biện pháp tổ chức kỹ thuật bảo đảm thực hiện và phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng và thực hiện. ­ Sự bao hàm của định mức đối với tất cả lao động tức là định mức phải xây dựng cho tất cả các loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sản xuất. ­ Sự thống nhất trong nền KTQD có nghĩa là những công việc như nhau thực hiện trong những điều kiện tương tự thì định mức phải giống nhau. Câu 2. Định mức KTLĐ và tổ chức tiền lương 1. Hệ thống tiền lương ­ Ở Việt Nam hiện nay, việc trả lương, trả công cho người lao động được thông qua một hệ thống tiền lương, đó chính là tổng thể các văn bản quy định về việc trả lương, trả công cho người lao động do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. a. Thang lương Là bảng so sánh việc trả công cho các loại lao động khác nhau theo trình độ thành thạo của họ. Mỗi thang lương có một bậc và tương ứng với mỗi bậc có hệ số cấp bậc của bậc đó, trong đó hệ số cấp bậc biểu thị tỉ lệ giữa mức lương của các bậc với mức lương tối thiểu chung hay nói cách khác mức lương tối thiểu chung là cơ sở đê xác định mức lương của các bậc còn lại. Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1 * Chú ý: Mức lương tối thiểu chung dùng để trả lương, trả công cho người lao động làm những công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường và mức lương này được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, vào chỉ số giá sinh hoạt và khả năng cung cầu lao động theo từng thời kỳ. b. Suất lương Là số tuyệt đối về tiền lương trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) Mn = Mtt × kn Suất tiền lương bậc thứ n = Suất tiền lương tối thiểu chung × Hệ số cấp bậc của bậc n * Chú ý: Mức lương cùng bậc của các ngành sản xuất khác nhau thì sẽ khác nhau c. Bảng cấp bậc kỹ thuật ­ Là bảng quy định trình độ lành nghề và bậc của người công nhân về các loại công việc, đây chính là thước đo để xác định cấp bậc kỹ thuật cho người công nhân. ­ Quy định về mặt lý thuyết: + Loại vật liệu người công nhân sử dụng + Công cụ lao động + Sản phẩm + An toàn lao động ­ Sản phẩm mẫu * Chú ý: ­ Khi xác định cấp bậc kỹ thuật cho người công nhân thì phải đưa vào các yếu tố hoàn toàn có tính chất kỹ thuật ­ Khi trả lương cho người lao động thì phải dựa vào cấp bậc kỹ thuật của sản phẩm mà không dựa vào khả năng có sẵn của người công nhân. 2. Mối quan hệ giữa ĐMKT và tiền lương a. Xác định tiền lương đơn vị trả cho 1 sản phẩm Mn: suất lương giờ của bậc n trong biểu thang lương T: thời gian để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm (phút) N: định mức sản lượng trong 1 giờ b. Xác định mối quan hệ giữa định mức sản lượng, tiền lương đơn vị và mức lương của người công nhân làm theo sản phẩm ZTL = Ntt × Pđv = N. A. Pđv = = A. Mtt. km A: % hoàn thành định mức sản lượng ZTL: tiền lương Câu 3. Định mức KTLĐ và giá thành xây dựng 1. Xác định mức giảm chi phí trực tiếp (T) Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1 ­ Khi định mức thời gian giảm sẽ dẫn đến giảm chi phí trực tiếp đây là mức giảm chi phí tiền lương dẫn đến giảm giá thành ­ Chi phí trực tiếp = VL + NC + MTC + TT Định mức thời gian giảm dẫn đến tiền lương giảm * Xác định mối quan hệ giữa mức giảm định mức thời gian với mức tăng năng suất lao động + Giả thiết: G sử trước khi giảm định mức thời gian thì NSLĐ là 100%. Khi định mức thời gian giảm x % thì NSLĐ tăng y %. ĐM thời gian Wlđ 100 100 100 – x 100 + y => 1000 = (100 – x). (100 + y) => 1000 = 1000 ­100.x + 100.y – x.y => x.y + 100.x = 100.y => y.(x – 100) = ­100.x * Xác định tỷ trọng của tiền lương trong đơn vị sản phẩm sau khi định mức thời gian giảm x %. % TL/sp giảm 100 Δ Wlđ tăng 100 100 + y * Xác định mức giảm của tỉ trọng tiền lương trong đơn vị sản phẩm (mức giảm A) A = 100 – ­ Trong thưc tế, khi định mức thời gian giảm, NSLĐ tăng, tiền lương trả cho người lao động cũng tăng nhưng xu hướng tỷ trọng tiền lương lại giảm vì vậy để khuyến khích người lao động tăng NSLĐ thì phải ước định 1 tỷ lệ nào đó tăng tỷ trọng chi phí tiền lương. Khi đó tỷ trọng tiền lương trong sản phẩm: ­ Biểu hiện bằng tiền: A’ = A. ZTL (đồng) ­ Mức giảm giá thành khi định mức thời gian giảm, nếu giả sử tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm là P%. => B = A. P% B’ = B. Z ( Z: giá thành) Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1 => Giá thành Z = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung A’ = B’ 2. Mức giảm chi phí thường xuyên ­ Chi phí thường xuyên (chi phí bất biến) là những chi phí không bị phụ thuộc vào phần khối lượng sản phẩm làm ra. ­ Khi định mức thời gian giảm, NSLĐ tăng, chi phí thường xuyên không đổi nhưng tỷ trọng chi phí thường xuyên trong đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Gọi là tỷ trọng của chi phí thường xuyên trong đơn vị sản phẩm. C (mức giảm của tỷ trọng của chi phí thường xuyên cho đơn vị sản phẩm) = 100 – = => Mức hạ giá thành D = C. h% Biểu hiện bằng tiền D’ = D. Z’ (đ) (Z’ = Z – mức hạ giá thành do giảm chi phí trực tiếp Z’ = Z – A’ = Z – B’) Câu 4. Quá trình xây dựng và các bộ phận cấu thành của nó I. Quá trình xây dựng 1. Khái niệm ­ Quá trình xây dựng là quá trình lao động để tạo ra những sản phẩm vật chất trong xã hội mà cụ thể là các sản phẩm xây dựng. 2. Phân loại a. Phân loại theo chức năng và công dụng ­ Quá trình phục vụ: là quá trình thực hiện những công tác tổ chức phục vụ cho nơi làm việc cũng như tạo điều kiện lao động tốt, cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các công cụ, dụng cụ lao động nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục. + Phục vụ công nghệ + Chuẩn bị vật liệu và bán sản phẩm, cung cấp điện, nước,… ­ Quá trình vận tải: bao gồm quá trình xếp dỡ, vận chuyển vật liệu và chi tiết đến nơi làm việc trong phạm vi nơi làm việc ­ Quá trình xây lắp: là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các bộ phận công trình hay hoàn thành các công tác riêng biệt. + Quá trình xây dựng + Quá trình lắp đặt ­ Quá trình hoàn thiện: Là quá trình được thực hiện với mục đích làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài của sản phẩm và nâng cao chất lượng của nó. Quá trình này không tạo ra các bộ phận kết cấu mới. b. Phân loại theo ý nghĩa ­ Quá trình chính: là quá trình làm biến đổi các đối tượng lao động về số lượng và chủ yếu về chất lượng. VD: quá trình tạo kết cấu bê tông, xây móng, mố trụ cầu, quá trình xây dựng nền, mặt đường,… Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1 ­ Quá trình phụ: là quá trình không trực tiếp tạo ra các sản phẩm chính mà chỉ có tác dụng phục vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chín. VD: quá trình làm đà giáo, ván khuôn,… ­ Quá trình chuẩn bị: là quá trình liên quan đến việc tổ chức các điều kiện cần thiết để hoàn thành các công tác chính, phụ. VD: chuẩn bị nơi làm việc, công cụ, dụng cụ,… c. Phân loại theo diễn biến của quá trình ­ Quá trình có chu kỳ: là quá trình được thực hiện bởi sự lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định của một nhóm bước công việc chủ yếu trong những điều kiện giống nhau. ­ Quá trình không chu kỳ: là quá trình trong đó chỉ thực hiện một hay một số bước công việc một cách liên tục. d. Phân loại theo phương thức thực hiện ­ Quá trình thủ công: quá trình . mà tất cả các bước công việc đều do công nhân thực hiện hoặc có sử dụng công cụ lao động thủ công, không sử dụng nguồn năng lượng nào. VD: đập đá bằng búa tay,… ­ Quá trình bán cơ giới: quá trình trong đó 1 phần các bước công việc được thực hiện bằng máy, một phần khác thực hiện bằng thủ công. VD: lắp các kết cấu bê tông đúc sẵn: nâng các kết cấu thực hiện bằng máy, đặt vào vị trí thiết kế bằng máy và công nhân, hàn và bịt mối nối bằng thủ công ­ Quá trình cơ giới hóa: quá trình mà tất cả các bước công việc đều do máy thực hiện, công nhân chỉ điều khiển các cơ cấu của máy theo đúng trình tự công nghệ. VD: quá trình cơ giới hóa việc xây dựng đường ô tô bằng bê tông ­ Qúa trình tự động hóa: quá trình mà tất cả các bước công việc do 1 hay 1 số máy thực hiện không có sự tham gia của công nhân e. Phân loại theo hình thức ­ Quá trình cá nhân: là quá trình do 1 công nhân thực hiện. VD: quá trình hàn điện, tán đinh,… ­ Quá trình tập thể: quá trình do 1 tổ hay 1 nhóm chuyên môn thực hiện. VD: ghép các kết cấu bê tông đúc sẵn, làm nền đường,… f. Phân loại theo mức độ nặng nhọc ­ Loại nhẹ ­ Loại nặng ­ Loại trung bình ­ Loại đặc biệt nặng * Ý nghĩa của các cách phân loại quá trình xây dựng đối với việc xây dựng định mức ­ Đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu, định mức ­ Đề ra phương pháp thích hợp với các việc xác định các thành phần chi phí trong chỉ tiêu định mức. ­ Lựa chọn phương pháp xác định định mức phù hợp ­ Đáp ứng được nguyên tắc bao hàm II. Các bộ phận cấu thành quá trình xây dựng ­ Động tác: tổng hợp những vận động của người công nhân theo 1 mục đích và hướng nhất định ­ Thao tác: là tổng hợp của 1 số động tác ­ Bước công việc: là tổng hợp của các thao tác + Bước công việc công nghệ: là những bước công việc trực tiếp làm biến đổi các đối tượng lao động thành sản phẩm xây dựng + Bước công việc kiểm tra: những bước công việc nhằm kiểm tra chất lượng của sản phẩm xây dựng Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn