Xem mẫu

  1. ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT TRONG DẠY HỌC LÀ DẠY CÁCH HỌC Trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, kiến thức của nhân loại được gia tăng gắp đôi cứ sau mỗi mười năm, thì dạy gì và dạy bao nhiêu kiến thức là đủ? Những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được khi bước chân vào trường đại học có thể trở nên lỗi thời khi ra trường. Quá trình toàn cầu hóa với sự biến động ngày càng nhanh và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn đến yêu cầu ngày càng cao đối với người lao động. Trong hoàn cảnh đó, con người muốn thành công cũng phải thay đổi theo hướng không ngừng hoàn thiện bản thân mình, vì những điều học được ở trường chỉ là nhưng những kiến thức cơ bản ít ỏi so với yêu cầu xã hội. Yêu cầu dạy và học đã có những thay đổi căn bản để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Trong tình hình bùng nổ thông tin hiện nay và với những phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại thì con người có thể tự học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Minh chứng hùng hồn cho điều này là không ít học sinh chỉ cần một số chỉ dẫn ban đầu đã tự trang bị cho mình những kỹ năng về tin học, ngoại ngữ vượt xa nhiều thầy cô ở trường. Dạy cách học chú trọng hướng dẫn người học cách tiếp cận và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau với ý thức tư duy phân tích, phê phán và sáng tạo.
  2. Càng lớn thì yêu cầu tự học càng trở nên quan trọng hơn, vì đó là yếu tố quyết định sự thành công của con người trên đường đời. Khi yêu cầu xã hội không ngừng thay đổi và nâng cao thì chỉ bằng con đường tự học, tự hoàn thiện bản thân con người không bị tụt hậu. Những người thành công nhất trong cuộc đời là những người có phương pháp tự học, tự hoàn thiện bản thân tốt nhất. Dạy cách học là yêu cầu quan trọng nhất trong dạy học và học cách học là yêu cầu quan trọng nhất trong việc học. Như vậy quá trình dạy học không chỉ dừng ở việc truyền thụ một số kiến thức nào đó mà quan trọng hơn là khuyến khích, hướng dẫn người học cách tự tìm thêm những kiến thức cần thiết và khả năng ứng dụng chúng trong cuộc sống. Đó là cách tốt nhất tạo ra động lực mạnh mẽ trong học tập của người học. Đó cũng là cách tốt nhất để giúp người học hình thành tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bản lĩnh trong cuộc sống. Dạy cách học bắt đầu từ khơi gợi sự hứng thú trong học tập, khuyến khích, đề cao ý thức tự tìm tòi những kiến thức ngoài bài giảng, liên hệ với sự ứng dụng chúng và đặc biệt chú trọng việc dạy kỹ năng năng sống, “dạy làm người”. Điều đó hoàn toàn xa lạ với phương châm “học gì thi nấy” chỉ bó hẹp kiến thức của người học trong phạm vi bài giảng, bài mẫu. Thế nhưng, theo ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh
  3. Niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội: “Nhà trường hiện quá coi trọng việc truyền thụ kiến thức, nội dung học tập khuôn sáo, chưa quan tâm nâng đỡ, trang bị cho các em hành trang vào đời. Không khó để nhận ra môi trường giáo dục phổ biến là lắp ghép các công đoạn: dạy kiến thức, tổ chức thi rồi lấy điểm số để đánh giá học sinh là hết trách nhiệm.” (Tuổi trẻ, 16/7/2012) Nếu những người có trách nhiệm với ngành giáo dục cùng có nhận thức như trên thì học sinh, sinh viên đã không phải bù đầu với các chương trình quá tải, thiếu gắn kết với thực tế cuộc sống, làm khổ cả người học và người dạy mà chất lượng vẫn yếu kém. Chuyện không khó, nhưng sao mãi vẫn bế tắt?
nguon tai.lieu . vn