Xem mẫu

  1. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU XANH VÀ HÀM Ý CHO Việt Nam TS. Nguyễn Thị Nhung, PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội TS. Đỗ Hồng Nhung Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trái phiếu xanh là công cụ được được các quốc gia ưu tiên sử dụng để đạt mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu và khí hậu. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tính tới năm 2020, mỗi năm cần phải đầu tư hơn 800 tỷ đô la trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả và các phương tiện phát thải thấp. Bài viết có mục đích làm rõ quan điểm về trái phiếu xanh, loại hình trái phiếu xanh, đặc biệt là nhấn mạnh tới điều kiện vận hành thị trường trái phiếu xanh cùng lợi ích và rủi ro đi cùng. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và triển khai thành công trái phiếu xanh trên thị trường tài chính Việt Nam. Từ khóa: trái phiếu xanh, thị trường trái phiếu xanh, dự án xanh, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Tại Việt Nam, dự án “Tài chính xanh” đã chính thức được thực hiện dưới sự chủ trì của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ). Theo đó, trái phiếu xanh được hiểu là trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình “xanh” như các dự án thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió... Ngoài ra, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng khung pháp lý định hướng cho phát triển tăng trưởng xanh, trong đó có cả sản phẩm trái phiếu xanh như: Quyết định 1393/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 403/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Đặc biệt, ngày 20/10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2183/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, theo đó phải hoàn thiện khung chính sách về thị trường vốn xanh với việc phát hành trái phiếu cho các dự án, chương trình và lĩnh vực xanh (sản phẩm là trái phiếu chính phủ, trái phiếu 305
  2. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" chính quyền địa phương phục vụ cho mục tiêu, chương trình dự án xanh). Bên cạnh đó, NHNN đã ra Chỉ thị số 03/CT-NHNN (Chỉ thị 03) ngày 24/03/2015 về Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.  Cụ thể, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng xem xét, nghiên cứu tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư, tín dụng của mình. Tuy nhiên, cho tới nay có một thực tế rằng các chủ doanh nghiệp thường xuyên lựa chọn giải pháp sản xuất tiết kiệm chi phí, nhưng không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng đầu tư cho các công nghệ sạch khi mà thời gian hoàn vốn của các khoản đầu tư “công nghệ sạch” thường lâu hơn các khoản đầu tư truyền thống. WB, IFC và Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vốn ODA cho các dự án hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng các công cụ quản lý rủi ro đối với môi trường và xã hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số thành phần kinh tế nhất định, hay nghiên cứu, phát triển tín dụng xanh, cấp vốn cho các dự án xanh vì môi trường, hoàn thiện và gia tăng số lượng và chất lượng giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP), lồng ghép trong đó nội dung tăng trưởng xanh... Mục tiêu của bài viết này là làm rõ nội hàm của khái niệm trái phiếu xanh, rủi ro – thách thức khi triển khai trái phiếu xanh cũng như điều kiện để triển khai thành công thị trường trái phiếu xanh. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất liên quan tới việc triển khai và phát triển thị trường trái phiếu xanh Việt Nam trong thời gian tới. Bài viết được cấu trúc thành 4 phần: Ngoài phần đặt vấn đề, phần thứ hai phân tích và làm rõ nội hàm của trái phiếu xanh. Phần ba phân tích các điều kiện cần và đủ để triển khai trái phiếu xanh. Phần kết luận đưa ra một vài hàm ý nhằm thúc đẩy quá trình triển khai và triển khai thành công trái phiếu xanh trên thị trường tài chính Việt Nam. 2. Một số vấn đề cơ bản về trái phiếu xanh Khái niệm trái phiếu xanh Trái phiếu xanh (Green Bonds) còn được gọi là trái phiếu khí hậu (Climate Bonds) hoặc trái phiếu môi trường (Environmental Bonds). Khái niệm về trái phiếu xanh vẫn đang tiếp tục được tranh cãi, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh luận về biến đổi khí hậu và trách nhiệm của các nhà đầu tư có liên quan. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm trái phiếu xanh được đưa ra. Wood D. và cộng sự (2011) quan sát thấy không có đặc điểm hay tiêu chuẩn rõ ràng đối với một trái phiếu xanh. Kết quả của các cuộc phỏng vấn do Chương trình Sáng kiến về Ðầu tư có Trách nhiệm (Initiative for Responsible Investment), thuộc Trường Đại học 306
  3. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Harvard, cho thấy các nhà đầu tư không đưa ra bất cứ một yêu cầu cụ thể cho các trái phiếu xanh. Các nhà đầu tư lựa chọn dự án xanh đơn thuần dựa trên mục đích của dự án như đóng góp của dự án trong việc giảm thiểu phát thải hoặc bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững... Như vậy, việc dán nhãn “xanh” cho trái phiếu, một cách dễ hiểu nhất là khuyến khích các nhà đầu tư ưu tiên lĩnh vực liên quan tới khí hậu, bảo vệ môi trường hay gia tăng việc tài trợ cho nền kinh tế phát thải ít cac-bon. Della C. và cộng sự (2011) đưa ra một định nghĩa rộng hơn, theo đó trái phiếu xanh được xem là chứng khoán thu nhập cố định do các chính phủ, các ngân hàng đa quốc gia hoặc các tập đoàn kinh tế phát hành để huy động vốn cần thiết cho một dự án cụ thể góp phần giảm phát thải cac-bon và ít ảnh hưởng tới khí hậu. Bloomberg New Energy Finance (2011) đưa ra định nghĩa về trái phiếu xanh, bao gồm 2 cấp độ. Cấp độ 1 bao gồm: Trái phiếu đô thị Mỹ được phát hành theo chương trình US Build America Bonds “Các trái phiếu năng lượng tái tạo sạch và các chương trình trái phiếu bảo tồn năng lượng chất lượng”; Trái phiếu dự án (chủ yếu là các dự án năng lượng sạch; Trái phiếu IFI để tài trợ cho các chương trình cho vay vốn đối với các lĩnh vực năng lượng sạch, thay đổi khí hậu hoặc hiệu quả năng lượng. Cấp độ 2 có phạm vi rộng hơn, bao gồm tất các khoản nợ doanh nghiệp được phát hành bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hoặc tiết kiệm năng lượng. Các công ty trong cấp độ 2 được chia thành 2 nhóm: (i) A1 với hơn 50% sử dụng năng lượng sạch và (ii) A2 với tỷ lệ từ 25% tới 50% sử dụng năng lượng sạch. Tương tự, theo Tổ chức Phi chính phủ Climate Bonds Initiative, trái phiếu được xem là “xanh” khi được phát hành bởi các tổ chức tài chính quốc tế cho các dự án biến đổi khí hậu, dự án nông trại sử dụng năng lượng mặt trời hoặc gió, hoặc trái phiếu doanh nghiệp từ các công ty sử dụng năng lượng sạch. Vào tháng 11 năm 2011, Climate Bond Standards Board - tổ chức quy tụ các nhà đầu tư có tổ chức và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, đã ban hành Chứng nhận Tiêu chuẩn Trái phiếu khí hậu (Climate Bond Standard - CBS). Chứng nhận này được xem là cam kết dành cho các nhà đầu tư, các chính phủ và các bên liên quan khác đối với việc vốn huy động được dành cho các hoạt động đầu tư giảm phát thải cac-bon vì mục tiêu một nền kinh tế có mức phát thải cac-bon thấp - mà theo CBS, đây là nền kinh tế có nhiệt độ thấp hơn mức trung bình toàn cầu 2 độ. Các trái phiếu được cấp chứng nhận CBS khi thỏa mãn các điều kiện tài trợ phát triển lĩnh vực, công nghệ: (i) phát thải cac-bon thấp, đạt hiệu quả tài nguyên phù hợp với việc tránh thay đổi khí hậu nguy hiểm; (ii) thích ứng và khắc phục hậu quả của biến đổi 307
  4. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" khí hậu. CBS liệt kê ba loại trái phiếu hợp lệ, bao gồm: (i) trái phiếu doanh nghiệp bao gồm cả trái phiếu của các ngân hàng phát triển; (ii) trái phiếu phát triển dự án và (iii) trái phiếu danh mục đầu tư (Porfolio bonds) Della C. và cộng sự (2011) cụ thể hóa trái phiếu xanh thành 04 loại như sau: (i) Trái phiếu gắn liền với các dự án xanh đặc biệt, cụ thể như dự án cơ sở hạ tầng. (ii) Trái phiếu do doanh nghiệp xanh phát hành. (iii) Trái phiếu do các định chế tài chính phát triển hay quốc tế phát hành để huy động vốn cho các dự án xanh. Ví dụ như trái phiếu được phát hành bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Tài chính Thế giới (IFC)... (iv) Trái phiếu quốc gia hoặc đô thị như Trái phiếu Năng lượng tái tạo sạch của Hoa Kỳ (US Clean Renewable Energy Bonds - CREBs). Gần đây nhất, với mục tiêu chuẩn hóa các loại trái phiếu xanh cũng như phát triển thị trường trái phiếu này, nhóm các tổ chức bao gồm 04 ngân hàng toàn cầu là Bank of America Merrill Lynch, Citi Group, Crédit Agricole và JPMorgan Chase Bank đã phối hợp với nhau để soạn thảo Bộ Nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (Green Bond Principles - GBP). Theo Bộ nguyên tắc GBP 2016, trái phiếu xanh là bất kỳ một loại trái phiếu nào mà số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu được sử dụng cho việc tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ dự án xanh mới hoặc dự án xanh đang hoạt động đủ điều kiện cấp vốn và tuân thủ 4 nguyên tắc của Bộ Nguyên tắc GBP. Các dự án xanh được định nghĩa là các dự án và hoạt động thúc đẩy các hoạt động bền vững liên quan đến môi trường phù hợp với quy trình đánh giá và lựa chọn dự án của tổ chức phát hành. Việc quản lý các nguồn thu từ việc phát hành trái phiếu được ghi chép rõ ràng, rõ nguồn gốc trong nội bộ tổ chức phát hành (Nguyên tắc 3), và các tổ chức phát hành cần báo cáo, ít nhất hàng năm, về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh (Nguyên tắc 4). Như vậy, trái phiếu xanh có thể được hiểu một cách khái quát là các công cụ nợ tiêu chuẩn mang lại thu nhập cố định cho người nắm giữ; nguồn thu từ việc chào bán các công cụ nợ này có mục đích sử dụng ghi rõ là cấp vốn cho các dự án “xanh” hoặc dự án liên quan đến bảo vệ môi trường như như năng lượng tái tạo, quản lý chất thải, sử dụng đất bền vững (lâm nghiệp và nông nghiệp), đa dạng sinh học, vận chuyển sạch và nước sạch. Nói một cách khác, trái phiếu xanh là chứng khoán nợ giống như các loại trái phiếu khác, có lãi suất hoặc không lãi suất; trái phiếu xanh cũng được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức 308
  5. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" định mức tín nhiệm (CRA - Credit Rating Agency) chuyên nghiệp, có kỳ hạn, lãi suất. Trái phiếu xanh chỉ khác các loại trái phiếu khác ở hai điểm cơ bản, đó là: (i) số tiền thu được sau khi trừ các chi phí liên quan đến đợt chào bán được sử dụng để tài trợ hoặc tái tài trợ cho các dự án xanh, các dự án vì môi trường hoặc có tính đến lợi ích môi trường; (ii) có những điều khoản khác về cơ chế trả nợ, truy đòi/miễn truy đòi tổ chức phát hành (International Capital Market Association, 2016). Thông thường, trái phiếu xanh phải trải qua quá trình xác minh để xác định rằng số tiền thu được tài trợ cho các dự án tạo ra các lợi ích về môi trường. Quá trình xác minh này được thực hiện bởi bên thứ ba là Ban Tiêu chuẩn Trái phiếu khí hậu (Climate Bond Standard Board). Nhìn chung, việc phát hành trái phiếu luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ. Trái phiếu xanh có thể được cấu trúc theo những cách khác nhau, như được liên kết đến lạm phát hoặc một chỉ số xanh (Green Index). Phân loại trái phiếu xanh Theo Bộ Nguyên tắc GBP 2016, hiện nay trên thị trường có 04 loại trái phiếu xanh bao gồm: − Trái phiếu xanh có truy đòi: trái phiếu loại này có truy đòi tổ chức phát hành. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi Có vào một tiểu khoản, sau đó chuyển sang một danh mục đầu tư hoặc được tổ chức phát hành theo dõi theo quy trình nội bộ, quy trình này theo dõi tổng hợp khoản vay từ phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành và các hoạt động đầu tư để cấp vốn các dự án đủ điều kiện. − Trái phiếu xanh miễn truy đòi: là loại trái phiếu miễn truy đòi tổ chức phát hành, thay vào đó, nghĩa vụ nợ gắn với phát hành trái phiếu sẽ được truy đòi dựa trên các luồng tiền đến từ các khoản thu cố định như thuế, phí... và nguồn thu từ đợt phát hành trái phiếu có thể được sử dụng cấp vốn cho các dự án xanh liên quan hoặc không liên quan đến mục đích phát hành. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu xanh loại này sẽ được ghi Có vào một tiểu khoản, sau đó hạch toán sang một danh mục đầu tư, được tổ chức phát hành theo dõi theo quy trình nội bộ. Trái phiếu loại này giống trái phiếu thông thường nhưng có thêm tính chất “xanh” - gắn với lợi ích về môi trường. − Trái phiếu dự án xanh: một đợt phát hành trái phiếu xanh loại này nhằm gọi vốn cho một hoặc nhiều dự án xanh, nhà đầu tư nhận thức rủi ro và trực tiếp gánh rủi ro của (các) dự án, có thể truy đòi hoặc không truy đòi tổ chức phát hành. 309
  6. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" − Trái phiếu xanh bảo đảm bằng tài sản xanh: là một loại trái phiếu được phát hành dựa trên các tài sản đảm bảo là các tài sản hình thành từ dự án xanh, bao gồm trái phiếu bảo đảm (covered bond), chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS - asset- backed securities) do công ty mua bán nợ chuyên nghiệp phát hành và các chứng khoán cơ cấu khác. Thông thường, nguồn trả nợ thứ nhất là các luồng tiền từ tài sản xanh hình thành từ vốn xanh. Các chủ thể tham gia trái phiếu xanh Theo United Nations Development Programme (2016), các chủ thể tham gia Trái phiếu xanh bao gồm: − Công ty phát hành trái phiếu xanh (Green Bond Issuers): là bất kỳ công ty, cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tài chính nào phát triển, đăng ký và bán trái phiếu, như Chính phủ Trung Quốc, Toyota và Ngân hàng Thế giới,... Đơn vị phát hành trái phiếu xanh thường chọn một tổ chức tài chính làm đơn vị bảo lãnh để quản lý việc phát hành trái phiếu. − Các nhà đầu tư trái phiếu xanh (Green Bond Investors): bao gồm các cá nhân, công ty hoặc các nhà đầu tư tổ chức mua trái phiếu xanh với mong muốn thu được lợi nhuận tài chính, như các cá nhân, công ty và nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ phòng hộ, công ty bảo hiểm, quản lý tài sản, công ty đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí, quỹ lương hưu...). − Đối tác trái phiếu xanh (Green Bond Partners): là các tổ chức quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu xanh, bao gồm các định chế tài chính, các ngân hàng phát triển, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan xếp hạng tín dụng... − Cơ quan xếp hạng tín dụng và kiểm toán (Credit rating agencies and auditors): các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn về trái phiếu xanh hoặc các tiêu chuẩn tín dụng đã được thiết lập. − Các cơ quan quản lý (Regulators): Các cơ quan tài chính chịu trách nhiệm điều hành thị trường vốn, kiểm tra tư cách của các đơn vị bảo lãnh phát hành cũng như chứng khoán hóa các tài sản tín dụng và các thoả thuận lưu ký của trái phiếu. Ngoài ra, các cơ quan này còn điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán bù trừ và dự phòng. Các cơ quan quản lý bao gồm Ủy ban chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán và Ngân hàng trung ương. − Tổ chức bảo lãnh tín dụng và các tổ chức trung gian khác (Credit guarantors and other 310
  7. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" intermediaires): Các tổ chức bảo lãnh tín dụng cung cấp bảo đảm tín dụng và các sản phẩm nâng cao tín dụng ở thị trường thứ cấp, do đó điều chỉnh mức độ rủi ro của trái phiếu cơ sở. Quy trình phát hành trái phiếu xanh Có 4 bước trong quy trình phát hành trái phiếu xanh (World Bank, 2015): Bước 1: Xác định tiêu chí lựa chọn dự án Tổ chức phát hành xác định loại dự án xanh cần tìm kiếm để hỗ trợ thông qua phát hành trái phiếu xanh. Đối với ngân hàng thế giới, các dự án đủ điều kiện này phải hỗ trợ chuyển đổi sang phát thải cac-bon ở mức thấp và tăng trưởng bền vững về khí hậu. Các tiêu chí về tính an toàn thường được xem xét bởi một chuyên gia bên ngoài nhằm cung cấp cho nhà đầu tư các đánh giá khách quan và sự đảm bảo rằng các dự án đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Các tiêu chí về trái phiếu xanh của Ngân hàng Thế giới được xác định trên cơ sở tham vấn với các nhà đầu tư ban đầu và được Trung tâm Khí hậu và Nghiên cứu Môi trường Quốc tế tại Đại học Oslo (Center for International Climate and Environmental Research at the University of Oslo - CICERO) xem xét độc lập. CICERO khẳng định rằng các tiêu chí của Ngân hàng Thế giới đã cung cấp một nền tảng vững chắc để lựa chọn các dự án thân thiện với khí hậu, với môi trường. Bước 2: Thiết lập quy trình lựa chọn dự án Tất cả các dự án của Ngân hàng Thế giới - bao gồm các dự án được hỗ trợ bởi các trái phiếu xanh - đều trải qua quá trình rà soát và phê duyệt nghiêm ngặt, bao gồm sàng lọc sớm, xác định và quản lý các tác động môi trường và xã hội tiềm ẩn, sau đó được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị của Ngân hàng. Sau đó, các chuyên gia về môi trường sẽ sàng lọc các dự án đã được phê duyệt để xác định dự án thực sự đáp ứng các tiêu chí về mức chấp nhận các trái phiếu xanh của Ngân hàng Thế giới. Bước 3: Phân bổ thu nhập Đây là việc các tổ chức phát hành công khai phương pháp tách riêng khoản thu nhập của trái phiếu xanh và phân bổ định kỳ cho các khoản đầu tư hợp lệ. Trái phiếu xanh tín dụng của Ngân hàng thế giới được cho vào một tài khoản đặc biệt và đầu tư vào quỹ theo chính sách thanh khoản bảo toàn cho đến khi chúng được sử dụng để hỗ trợ các dự án trái phiếu xanh. Các quỹ phân bổ định kỳ các khoản tiền tương đương với việc giải ngân các dự án đủ tiêu chuẩn. 311
  8. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" Bước 4: Theo dõi và báo cáo Tổ chức phát hành giám sát việc thực hiện các dự án xanh và cung cấp các báo cáo về việc sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành cũng như các tác động bền vững môi trường mong đợi. Các tóm lược và các chỉ số tác động chính cho các dự án đủ điều kiện được thông báo trên trang web của Ngân hàng Thế giới về Trái phiếu Xanh với đầy đủ các tài liệu có liên quan và thông tin chi tiết về dự án. Lợi ích - Rủi ro và thách thức của Trái phiếu xanh Quá trình triển khai trái phiếu xanh trên Thế giới đã chỉ ra rằng trái phiếu xanh có rất nhiều lợi ích: Thứ nhất, thông qua việc tài trợ cho các dự án xanh, các nhà đầu tư thực hiện được cam kết với tư cách là Bên ký kết các Nguyên tắc Đầu tư có Trách nhiệm (Principles for Responsible Investment - PRI). Thứ hai, trái phiếu xanh có thể làm tăng tính minh bạch trong việc sử dụng tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu, cũng như tính minh bạch về các tác động môi trường của các khoản đầu tư và các khoản thu nhập cố định từ dự án. Thứ ba, trái phiếu xanh đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao nhận thức và kiến thức của nhà đầu tư về các vấn đề “xanh” và khí hậu. Thứ tư, nhờ đặc điểm rủi ro tài chính và lợi ích của trái phiếu xanh giống như đối với trái phiếu thông thường, nên có thể thấy các công ty sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn so với việc vay ngân hàng và linh hoạt hơn so với việc sử dụng vốn. Thứ năm, chính quyền địa phương và các công ty có thể thu được lợi nhuận từ sự gia tăng nhu cầu từ phía các nhà đầu tư có trách nhiệm xã hội - điều này thể hiện khẩu vị yêu trái phiếu xanh thông qua việc đăng ký mua trái phiếu. Thứ sáu, trái phiếu xanh có thể huy động nhiều nguồn lực tài chính để hỗ trợ các dự án môi trường - mà nguồn tài trợ có thể không có sẵn, hoặc không đem lại lợi ích kinh tế nếu được tài trợ bởi các nguồn vốn đắt hơn. Thứ bảy, thông qua trái phiếu xanh, các công ty và các cơ quan chính phủ có thể nâng cao danh tiếng của họ bằng cách xây dựng thương hiệu cho mình là sáng tạo và bền vững. Cuối cùng, trái phiếu xanh có thể tạo thuận lợi cho việc thiết lập quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, có thể đẩy nhanh tốc độ đầu tư xanh và dẫn tới việc áp dụng các công nghệ mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư còn chưa thực sự tham gia vào thị trường trái phiếu xanh bởi một số hạn chế và rủi ro của công cụ này. Có thể thấy, sự không rõ ràng và thống nhất về khái niệm hay những đặc điểm tạo thành một trái phiếu xanh là nguyên nhân chính làm nhà đầu tư cảm thấy không an tâm khi lựa chọn hình thức đầu tư dài hạn này. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu xanh vẫn còn chưa minh bạch. Hiện chỉ có một số báo cáo mang tính chất “tự nguyện” được công bố mà chưa có chế tài nào yêu cầu các chủ thể tham gia công bố thông tin. Khi thị trường trái phiếu xanh phát triển, việc thiếu 312
  9. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" tính minh bạch sẽ trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện nay chủ yếu tồn tại hình thức đầu tư riêng lẻ và mang tính cá nhân. Trái phiếu xanh chưa được tích hợp tốt vào các quỹ, chỉ số và các sản phẩm tài chính khác trong khi đó chi phí phát hành trái phiếu xanh rất cao. United Nations Development Programme (2016) liệt kê các rủi ro chính của Trái phiếu xanh như sau: (i) Rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành: Rủi ro tín dụng liên quan đến khả năng tạo ra đủ dòng tiền để trả vốn và lãi suất theo thời gian. (ii) Cấu trúc của trái phiếu đề cập tới các rủi ro bổ sung dành cho cả các tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Ví dụ: trái phiếu có lãi suất thay đổi hoặc được liên kết với một chỉ số (như Libor). Các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và kỳ hạn có thể hỗ trợ phòng vệ rủi ro này nhưng chi phí phụ thêm là điều không thể tránh khỏi. (iii) Sự thay đổi trong chi phí giao dịch và lệ phí phát hành. (iv) Sự thay đổi trong việc đánh thuế các công cụ thị trường nợ có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Ưu đãi thuế có thể khuyến khích các nhà đầu tư mua trái phiếu xanh, trong khi mức thuế đánh trên các công cụ nợ cao hơn có thể làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu. (v) Đánh giá các lợi ích môi trường do các công ty phát hành trái phiếu xanh phát hành là một vấn đề quan trọng kể từ khi thị trường bắt đầu phát triển. Các nhà đầu tư luôn băn khoăn về tính minh bạch và việc đo lường lợi ích môi trường của các dự án mà trái phiếu xanh tài trợ cho dù các nhà đầu tư khá hài lòng về các thông tin rõ ràng của trái phiếu xanh như dòng tiền, quy mô, thời hạn... (Inderst và cộng sự, 2012). Các công ty phát hành trái phiếu xanh sẽ gặp phải rủi ro danh tiếng khi có bất kỳ một trái phiếu được cho là “xanh” nào đó (có thể do các tổ chức khác phát hành) được phát hiện không phải là “xanh”, vì điều này sẽ ảnh hưởng chung tới lòng tin của tất cả các nhà đầu tư. (vi) Trong trường hợp trái phiếu xanh được phát hành ra nước ngoài, cần phải tính thêm rủi ro khác như thay đổi các quy định của thị trường nước ngoài về luồng vốn và vấn đề tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, xét về dài hạn, các thị trường nước ngoài có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường trong nước. Tuy nhiên, các rủi ro bổ sung này thường thấp hơn các khoản phát sinh trong việc phát hành trái phiếu ở các thị trường kém phát triển. 313
  10. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" 3. Vận hành thị trường Trái phiếu xanh Theo thống kê của Tổ chức Climate Bond Initiatives (CBI), thị trường trái phiếu xanh đón nhận đợt phát hành trái phiếu xanh hạng AAA đầu tiên vào năm 2017 của các tổ chức phát hành là EIB và WB. Tháng 3/2013, IFC phát hành đợt trái phiếu xanh trị giá 1 tỷ USD, được mua hết trong vòng chỉ một tiếng đồng hồ sau khi mở bán. Tháng 11/2013, doanh số chào bán trái phiếu xanh tăng vọt nhờ ba đợt chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) xanh của Công ty năng lượng toàn cầu EDF, Ngân hàng Bank of America (Ngân hàng quản lý của tổ chức phát hành IFC) và Công ty Vasakronan của Thụy Điển. Trái phiếu xanh do doanh nghiệp phát hành tiếp tục trở thành hiện tượng vào tháng 3/2014 khi GDF Suez, một công ty toàn cầu về các giải pháp môi trường phát hành thành công khối lượng trái phiếu xanh trị giá 2,5 tỷ EUR (tương đương 3,44 tỷ USD). Tổng giá trị trái phiếu xanh phát hành năm 2013 là 11 tỷ USD, năm 2014 là 36,6 tỷ USD. Hình 1: Giá trị phát hành trái phiếu xanh hàng năm trên thế giới Đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm trị giá 1 tỷ USD, tổ chức phát hành là IFC, đại lý phát hành là các Ngân hàng hàng đầu gồm Bank of America, Citigroup và Credit Agricole có lợi suất trái phiếu (YTM) chỉ là 0,625% nhưng đã khiến những nhà đầu tư “khủng” như BlackRock, Deutsche Bank, State Street, Ford Motor và cả Microsoft cùng nhiều nhà đầu tư lớn khác chen nhau để mua bằng được trái phiếu này. Giá trị đặt thầu vượt gấp nhiều lần giá trị phát hành mà theo đại diện của IFC thì lý do đơn giản là đợt phát hành gắn với cấp tiền cho các dự án xanh. Điều này chứng tỏ trái phiếu xanh không 314
  11. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" hấp dẫn các nhà đầu tư bằng lợi tức mà bằng lợi ích của các dự án xanh. Tất nhiên, để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức phát hành cũng tìm cách tăng lãi suất. Abengoa Greenfield, một công ty cung cấp dịch vụ năng lượng tái tạo của Tây Ban Nha, đã chào bán thành công một đợt trái phiếu xanh lãi suất cao vào tháng 9/2014. CBI hy vọng trái phiếu xanh sẽ có mức lãi suất ngày càng hấp dẫn giới đầu tư. Một nghiên cứu hợp tác giữa tổ chức Sáng kiến trái phiếu khí hậu (CBI) - giữa CBI và Ngân hàng HSBC đầu năm 2014 đã tập hợp các đợt phát hành trái phiếu không ghi rõ là phát hành trái phiếu xanh nhưng nguồn thu được sử dụng với mục đích giảm thiểu khí cac-bon, giúp kinh tế thích nghi với biến đổi khí hậu, và đặt tên cho loại trái phiếu này là “trái phiếu khí hậu” (climate - themed bonds). Tổng giá trị phát hành trái phiếu khí hậu năm 2013 trên toàn cầu là 346 tỷ USD. Nguồn: IFC (2015) Hình 2: Tỷ trọng trái phiếu xanh theo ngành năm 2015 Theo kết quả của nhóm nghiên cứu trái phiếu xanh (2017), trái phiếu xanh được phát hành trong các lĩnh vực trong năm 2015, cụ thể như sau: Năm 2016, việc phát hành trái phiếu xanh tăng lên mức 82,6 tỷ đô la, gấp đôi con số năm 2015 ghi nhận sự hỗ trợ của việc đàm phán thành công Hiệp định Paris, đã làm gia tăng các sáng kiến quốc ​​ gia để thiết lập các nguyên tắc về trái phiếu xanh và sự phát hành mạnh mẽ từ Trung Quốc. Năm 2017, thị trường ước đạt được mốc phát hành trị giá hơn 100 tỷ đô la nhờ khối lượng tiếp tục gia tăng từ các quốc gia châu Á và sự tham gia mới của các nhà phát hành 315
  12. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" là các quốc gia khác. Trái phiếu xanh đang thể hiện vai trò và gia tăng mạnh mẽ ở các quốc gia Trung Đông. Vào tháng 3/2017, Ngân hàng quốc gia Abu Dhabi (National Bank of Abu Dhabi - NBAD) phát hành trái phiếu xanh 5 năm trị giá 587 triệu đô la. Đây là trái phiếu xanh đầu tiên được phát hành ở Trung Đông. NBAD sẽ sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo mà Ngân hàng này sẽ lựa chọn dựa theo khung trái phiếu xanh của mình. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể, thị trường trái phiếu xanh vẫn còn tương đối nhỏ, chỉ chiếm 1,4% trong tổng số 90 nghìn tỷ USD thị trường các công cụ có thu nhập cố định toàn cầu. Và như vậy, vẫn còn thiếu hàng nghìn tỷ đô la để đạt được sự phát triển bền vững. Các ngân hàng phát triển đa phương của WB đóng vai trò tiên phong và là nòng cốt của thị trường trái phiếu xanh sơ cấp, giá trị phát hành đạt xấp xỉ 70% (tương đương 16,9 tỷ USD1) tổng giá trị trái phiếu xanh phát hành giai đoạn 2007 - 2014. Theo số liệu của WB, khối lượng trái phiếu xanh mà WB đóng vai trò tổ chức phát hành trong giai đoạn 2008 đến nửa đầu năm 2015 có giá trị 8,5 tỷ USD qua 96 đợt phát hành, bằng 18 loại tiền tệ khác nhau. Trong nhóm các ngân hàng xuyên quốc gia, EIB đứng đầu về giá trị trái phiếu xanh đang lưu hành (4,5 tỷ USD), còn Ngân hàng tái thiết và phát triển (IBRD) đứng đầu về số đợt phát hành (44 đợt, 4 tỷ USD), IFC 3 tỷ USD. Về đồng tiền phát hành, trái phiếu xanh được phát hành nhiều nhất bằng đồng USD (36,7%), tiếp theo là EUR (35,1%), các tổ chức phát hành Thụy Điển rất tích cực trên thị trường trái phiếu xanh thể hiện ở 12% giá trị trái phiếu xanh toàn cầu phát hành bằng đồng SEK. Trái phiếu xanh phát hành thành công nhiều nhất được Bloomberg thống kê là trái phiếu xanh hạng AAA (18,4 tỷ USD), bỏ xa trái phiếu xanh hạng A+ đứng thứ hai với 2,5 tỷ USD phát hành thành công. Về kỳ hạn, các tổ chức phát hành gọi vốn nhiều nhất qua trái phiếu xanh trung hạn 2-5 năm, tiếp theo đó là vốn trái phiếu xanh dài hạn 5-10 năm, rất ít đợt phát hành trái phiếu xanh kỳ hạn dài hơn 20 năm. Theo United Nations Development Programme (2016), có ba yếu tố quyết định một thị trường trái phiếu xanh hoạt động bao gồm: (i) Quy mô thị trường; (ii) Tính thanh khoản và (iii) Sự chuẩn hóa. Về mặt chuẩn hóa, hiện nay không có yêu cầu cụ thể về mặt pháp lý cho việc phát hành trái phiếu xanh. Các tiêu chuẩn quốc tế hiện tại như Nguyên tắc về trái phiếu xanh (Green Bond Principles) hoặc các tiêu chuẩn trái phiếu khí hậu (Climate Bond Standards) 316
  13. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" có thể được công nhận và thông qua bởi các cơ quan tài chính quốc gia, các tổ chức phát hành và các tổ chức chứng nhận, nhưng điều này là không bắt buộc. Về tính thanh khoản và quy mô thị trường, thị trường nợ phải đủ tính thanh khoản để duy trì các giao dịch hàng ngày. Tính thanh khoản thể hiện ở việc trái phiếu xanh sau khi được phát hành trên thị trường sơ cấp, sẽ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, cầu của nhà đầu tư về trái phiếu xanh là lớn. Vì vậy, trái phiếu xanh sẽ nhanh chóng được mua đi - bán lại trên thị trường. Quy mô của thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu và sự tồn tại cùng nhau lẫn sự cạnh tranh giữa các trung gian tài chính, các cơ quan xếp hạng tín dụng và các chỉ số thị trường có thể làm giảm chi phí phát hành trái phiếu xanh. Những yếu tố này chỉ ra rằng các thị trường mới nổi và các quốc gia phát triển ở mức độ trung bình có nhiều ưu thế hơn để phát hành trái phiếu xanh. Các quốc gia mà thị trường tài chính nội địa phát triển chưa sâu hoặc hạn chế về tính thanh khoản nên phát hành trái phiếu xanh tại nước ngoài. Ngoài ra, các tổ chức phát hành trái phiếu cần được chuẩn bị để tham gia thị trường vốn với quy định nghiêm ngặt về tiêu chí đáp ứng như số năm hoạt động, doanh thu,... Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành phải luôn luôn chứng minh được khả năng tài chính cũng như uy tín của mình vì giá và lãi suất trái phiếu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình tài chính của tổ chức phát hành và/hoặc dòng tiền thu được từ các dự án cơ bản. Đặc biệt, thu nhập ổn định phải được đảm bảo do dự án xanh tạo ra. Không giống như cổ tức, trái tức được chi trả đều đặn tại các thời điểm đã xác định trước. Các công ty và các tổ chức muốn phát hành trái phiếu cần phải dựa vào các hoạt động có thể tạo ra đủ tiền đảm bảo chi trả cổ tức. Nhóm các nhà đầu tư có tổ chức về thay đổi khí hậu (Institutional Investors Group on Climate Change - IIGCC) đã nêu ra một số vấn đề vướng mắc của trái phiếu xanh. Theo đó, trái phiếu xanh có quy mô nhỏ, thanh khoản thấp và thời hạn ngắn trong khi đó các nhà đầu tư có tổ chức luôn có xu hướng ưu tiên đầu tư vào các tài sản dài hạn mang tính bền vững. Điều này cho thấy đầu vào trái phiếu xanh không mang lại sự hấp dẫn đối với họ. Inderst G và cộng sự (2012) nhận thấy trái phiếu xanh không những phải thỏa mãn các đặc tính của trái phiếu chính phủ (như tính thanh khoản hay sự cam kết của chính phủ) mà còn phải có mức lợi nhuận cao hơn trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu có liên quan đến lạm phát, nếu giải quyết tốt vấn đề liên kết chặt chẽ với lạm phát và đảm bảo khả năng chi trả nợ, chắc chắn sẽ được thị trường đón nhận. United Nations Development Programme (2016) khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường Trái phiếu xanh nên tối thiểu hóa nguồn vốn đầu tư yêu cầu và chi phí hoạt động. Trong thực tế, các tổ chức phát hành dù là tư nhân hay nhà nước đều chịu nhiều chi phí khi phát hành trái phiếu. Tùy thuộc vào giá trị, sự phức tạp, đặc điểm của 317
  14. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thị trường, thuế, rủi ro,... việc phát hành trái phiếu xanh có thể tiêu tốn từ hàng nghìn tới hàng triệu đô la Mỹ. Chi phí phát hành (thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu được phát hành) có thể lớn hơn 1%. Trong nhiều trường hợp, tổng các khoản phí và thuế có thể đạt 5% giá trị mệnh giá. Ở một số nước đang phát triển, việc phát hành trái phiếu ở nước ngoài có thể rẻ hơn: Tổ chức này cũng lưu ý phải cân nhắc việc sử dụng trái phiếu xanh trong bối cảnh và thời gian phù hợp. Việc sử dụng trái phiếu xanh phải lưu ý đến việc sử dụng tài chính nợ như đòn bẩy, thanh khoản, chi phí, thời gian đáo hạn, tiền tệ... United Nations Development Programme (2016) cho rằng trái phiếu xanh tốt nhất phù hợp với các dự án lớn như vận chuyển cac-bon thấp, quản lý nước bền vững và năng lượng tái tạo - các dự án này thường tạo ra dòng tiền trong một thời gian đầu tư dài. Thị trường trái phiếu đô thị đặc biệt phù hợp đối với trái phiếu xanh vì trái phiếu đô thị vốn hay thực hiện các dự án liên quan tới nước, chất thải... Đặc biệt, United Nations Development Programme (2016) lưu ý rằng việc phát hành trái phiếu xanh phải đảm bảo tính minh bạch, tính rõ ràng - không bao giờ được lạm dụng trái phiếu xanh như là một phương tiện để đánh bóng tên tuổi của công ty hoặc đánh lừa các nhà đầu tư và người tiêu dùng. 4. Khuyến nghị và kết luận Trên cơ sở xem xét lợi ích và rủi ro của việc triển khai thị trường trái phiếu xanh cũng như điều kiện vận hành thị trường, kết hợp điều kiện thực tế hiện nay tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau: Khuyến nghị 1: Hoàn thiện khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh. Việc triển khai thành công của thị trường trái phiếu xanh đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa, thể hiện rõ nhất là yêu cầu sự đầy đủ cả về “lượng” và “chất” về khung khổ pháp lý. Tuy Chỉ thị số 03/CT- NHNN ngày 24/03/2015 của NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng được đánh giá là góp phần khơi thông nguồn tín dụng xanh, nhưng đối chiếu với chuẩn minh bạch, công khai thông tin và lòng tin đối với thị trường của bộ nguyên tắc GBP 2015 thì thị trường Việt Nam cần thêm nhiều nỗ lực để có thể đáp ứng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự không rõ ràng và thống nhất về khái niệm hay những đặc điểm tạo thành một trái phiếu xanh là nguyên nhân chính làm nhà đầu tư cảm thấy không an tâm khi lựa chọn hình thức đầu tư dài hạn này. Vì thế, Việt Nam phải có những quy định rõ ràng và thống nhất về trái phiếu xanh, các yêu cầu minh bạch thông tin phải được làm rõ đối với các thành phần tham gia thị trường trái phiếu xanh,... Đặc biệt là các quy định làm rõ cách thức và phương pháp đo lường lợi ích môi trường của các dự án mà trái phiếu xanh tài trợ. Ngoài ra, ưu đãi về 318
  15. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" thuế cũng nên là một giải pháp cần được áp dụng ở giai đoạn đầu triển khai thị trường trái phiếu xanh vì ưu đãi thuế có thể khuyến khích các nhà đầu tư mua trái phiếu xanh, trong khi mức thuế đánh trên các công cụ nợ cao hơn có thể làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu. Khuyến nghị 2: Khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức trung gian tài chính độc lập như đơn vị bảo lãnh phát hành, cơ quan xếp hạng tín dụng và kiểm toán, tổ chức bảo lãnh tín dụng... Nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng tính thanh khoản là một trong ba điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của thị trường trái phiếu xanh, trong khi đó để có được tính thanh khoản thì bản thân trái phiếu xanh phải tạo ra sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư ở khía cạnh đảm bảo tính cam kết và đem lại mức lợi suất hấp dẫn. Trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay, sự uy tín của các tổ chức tài chính trung gian như đơn vị bảo lãnh phát hành, cơ quan xếp hạng tín dụng... chính là sự đảm bảo mà các nhà đầu tư dựa vào đó để quyết định đầu tư, đặc biệt là đối với một sản phẩm rất mới như trái phiếu xanh. Vì thế, Việt Nam cần phải xác định rõ vai trò quan trọng của các tổ chức trung gian tài chính độc lập và có những biện pháp khuyến khích sự tham gia của họ. Khuyến nghị 3: Nên xây dựng lộ trình triển khai và phát triển thị trường trái phiếu xanh phù hợp. Nghiên cứu của các tổ chức tài chính lớn chỉ ra rằng, các quốc gia mà thị trường tài chính nội địa phát triển chưa sâu hoặc hạn chế về tính thanh khoản sẽ không có ưu thế để phát hành trái phiếu xanh trên thị trường nội địa mà nên phát hành trái phiếu xanh tại nước ngoài. Đây được coi là gợi ý phù hợp mà Việt Nam nên cân nhắc. Ngoài ra, Việt Nam nên cân nhắc thực hiện và thực hiện tốt một số dự án xanh thí điểm, trong đó lưu ý tính minh bạch, tính rõ ràng của dự án cũng như việc sử dụng số tiền vào đúng mục đích như cam kết ban đầu. Đây thực sự là giải pháp tốt nhằm tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư và các thành phần tham gia có liên quan. Khuyến nghị 4: Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về phát triển bền vững. Để có thể triển khai được trái phiếu xanh hay các công cụ tài chính xanh khác, trước tiên phải có sự hiểu biết - tình nguyện tham gia của các chủ thể trong nền kinh tế. Bộ chỉ số Bền vững doanh nghiệp (Corporate Sustainability Index - CSI) được ban hành từ năm 2012 nhưng năm 2016 là năm đầu tiên VCCI tổ chức “Chương trình đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam”. Tuy nhiên, có một thực tế là tồn tại cách nhìn chưa chuẩn xác trong các doanh nghiệp rằng “quan tâm đến phát triển bền vững là chuyện của mấy ông doanh nghiệp lớn, nhiều tiền”. Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng sẵn sàng đầu tư cho các công nghệ sạch vì chi phí đầu tư cao và thời gian hoàn vốn của các khoản đầu tư thường lâu hơn các khoản 319
  16. Kỷ yếu HộI THảO KHOA HọC QUốC GIA "CÁCH MạNG CÔNG NGHIệP 4.0 VÀ NHữNG ĐổI MớI TRONG LĨNH VựC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG" đầu tư truyền thống, mà đa phần các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Nói cách khác, nhận thức về phát triển bền vững của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Tài liệu tham khảo 1. Bloomberg New Energy Finance (BNEF) (2011), Bond, green bond - licensed to thrill investors? BNEF, Clean Energy Research Note. 2. DB Climate Change Advisors (2011), Investing in Climate Change 2011. 3. Della Croce, R. D., C. Kaminker and F. Stewart (2011), The Role of Pension Funds in Financing Green Growth Initiatives, OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No. 10, OECD Publishing. Retrieved from http://dx.doi. org/10.1787/5kg58j1lwdjd-en. 4. Dow Jones Indices (2011), Dow Jones Sustainability Indices. 5. IFC (2015), Green Finance: A bottom-up approach to track existing flows, 2121 Pennsylvania Avenue, N.W. 6. Inderst, G., Kaminker, Ch., Stewart, F. (2012), Defining and Measuring Green Investments: Implications for Institutional Investors Asset Allocations, OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No.24, OECD Publishing. 7. International Capital Market Association (2016), Green Bond Principales 2016: Voluntary Process Guidelines for Issuing Green Bonds. 8. United Nations Development Programme (UNDP) (2016), Green Bonds. Retrieved from United Nations Development Programme (UNDP): http://www.undp.org/ content/sdfinance/en/home/solutions/green-bonds.html. 9. Wood, D. and Grace, K. (2011), A Brief Note on the Global Green Bond Market, Initiative for Responsible Investment at Harvard University. 10. World Bank (2015), What are Green Bonds? International Bank for Reconstruction and Development. Ngày gửi bài: 17/5/2018 Ngày gửi lại bài: 30/5/2018 Ngày duyệt đăng: 02/06/2018 320
nguon tai.lieu . vn