Xem mẫu

Mục lục Mở đầu Mạng xã hội là một phần của thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của các người dùng internet. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát triển ồ ạt của rất nhiều mạng xã hội, nhiều người có cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau. Việc sử dụng mạng xã hội đã dẫn đến hàng loạt vấn đề cụ thể về hành vi, trạng thái và cả những áp lực cùng với những diễn tiến phức tạp trong đời sống con người. Việc nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người dưới góc độ Tâm lí học để có những kiến giải mang tính khoa học là điều rất cần thiết cho Tâm lí học hiện đại – khoa học ứng dụng. 1 I. Khái niệm và lịch sử phát triển mạng xã hội. 1. Khái niệm “Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các nhóm (group), dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm. Các mạng xã hội điển hình có thể kể đến : Facebook, Yahoo, Youtube, MySpace, Hi5, Twitter, ZingMe… tất cả các mạng xã hội hiện nay hầu như đều có các tính năng cơ bản như chat,e­mail,voichat,phim ảnh,chia sẻ file,blog và xã luận. Qua mạng xã hội,các cư dân mạng có thể kết nối với nhau và điều đó trở 2 thành một điều tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên ở khắp nơi trên Thế Giới. 2. Lịch sử hình thành mạng xã hội. Lịch sử hình thành và phát triển mạng xã hội trên thế giới gắn liền với Internet. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng các nhà nghiên cứu đã xây dựng thành công rất nhiều mạng xã hội, điều này đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển các mối quan hệ cộng đồng. Năm 1971 sự ra đời của email đánh dấu “bước tiến của nhân loại”. Đây được xem là nền móng của quá trình giao tiếp của xã hội loại người: giao tiếp qua Internet. Năm 1994 một trong những những mạng xã hội trực tuyến đầu tiên trên thế giới được ra đời: Geocities. Ý tưởng thành lập của Geocities là cho phép người dùng tự xây dựng những website của riêng mình theo từng chủ đề nhất định. Năm 1995, mạng xã hội TheGlobe.com ra đời, cho phép người dùng tự do chia sẻ những trải nghiệm của cuộc sống và cùng bàn luận với những người có cùng sở thích. Năm 1997, phần mềm AOL Instant Messenger, phần mềm chat đầu tiên trên thế giới được ra mắt và trở nên rất thông dụng. Cũng trong năm nay, dịch vụ SixDegrees.com ra mắt. Đây là mạng xã hội đầu tiên cho phép người dùng tự tạo các profile và liên kết bạn bè. Năm 2002, Friendster, mạng xã hội liên kết bạn bè thực ở cuộc sống bên ngoài được ra đời. Hiện nay, Friendster vẫn là mạng xã hội kết nối và tìm kiếm bạn bè lớn nhất thế giới. Năm 2003 được xem là năm bùng nổ của mạng xã hội, khởi đầu với sự ra mắt của MySpace. Được xem như là một bản sao của Friendster, nhưng có sự đầu tư mạnh mẽ từ các công ty quảng cáo trực tuyến và công nghệ. Phiên bản đầu tiên của MySpace được lập trình và ra mắt chỉ trong… 10 ngày. Tiếp ngay sau đó, là sự ra mắt của các mạng xã hội khác như Tribe.net, LinkEdin, Classmate.com, Jaiku, NetLog… 3 Năm 2004, Mark Zuckerberg, khi đó còn là sinh viên trường Đại học Harvard ra mắt TheFacebook, là cổng liên lạc và giao tiếp dành cho sinh viên của trường. TheFacebook đã có 19.500 thành viên chỉ trong tháng đầu tiên sau khi được giới thiệu. Năm 2006, blog Twitter được ra mắt. Được xem như cách thức đơn giản nhất để người dùng có thể dễ dàng chia sẻ trạng thái của mình với bạn bè và những ai quan tâm. Năm 2008, Facebook vượt qua MySpace để trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, về cả lượng người dùng lẫn số lượng truy cập. Đặc biệt, cả Facebook lẫn MySpace đều vượt xa Friendster, mạng xã hội đã từng dẫn đầu trong một thời gian dài. II. Các yếu tố về mạng xã hội. 1. Đặc điểm của mạng xã hội Là 1 website mở. Nội dung được xây dựng hoàn toàn bởi các thành viên tham gia. Bất kỳ mạng xã hội nào đều không tự tạo ra nội dung mà chính các thành viên mới là người tạo ra nó. Tất cả những gì người dùng chia sẻ, bao gồm cả cập nhật trạng thái, chia sẻ, ảnh, ghi chú,... chính là nội dung của mạng xã hội. Các thành viên đăng tải nội dung và chia sẻ dễ dàng hơn. Tính liên kết cộng đồng Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân.Tính đến năm 2013, facebook đã có 1,16 tỉ người dùng. Đứng ngay sau Facebook là mạng chia sẻ video trực tuyến YouTube với 1 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. 4 Độ tương tác cao. Mạng xã hội cung cấp các công cụ cho phép mọi người chia sẻ thông tin và tương tác online với nhau theo nhiều cách như thích, bình luận, tag ảnh, chat, cùng sử dụng các ứng dụng vui, kết nối về một nội dung, blog hay trang web nào đó. Nhờ vậy, người dùng mạng xã hội có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, tương tác ở bất cứ đâu với gia đình, bạn bè. Không những vậy, các mạng xã hội hiện nay còn thêm tính năng liên kết các tài khoản của các mạng xã hội khác lại với nhau. Với sự giúp đỡ của các ứng dụng tiện ích, bạn có thể tích hợp nhiều trang mạng xã hội như Twitter, Flickr,... và nhiều trang khác một cách nhanh chóng. Tính đa phương tiện Hoạt động theo nguyên lý của web 2.0, mạng xã hội có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, video… Sau khi đăng kí một tài khoản, người sử dụng có thể xây dựng một không gian cho bản thân. Nhờ tiện ích mà mạng xã hội cung cấp, người sử dụng có thể chia sẻ đường dẫn, hình ảnh, tệp âm thanh, các tài liệu bằng văn bản. Họ có thể tham gia chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều người cùng tham gia chơi, gửi tin nhắn,…. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn