Xem mẫu

  1. DỊCH THÀNH NGỮ TỪ TIẾNG NGA, TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT Đoàn Thị Yến – Lớp 3N-08 I. Dẫn nhập Thành ngữ (tiếng Anh: idioms, tiếng Nga: фразеологизмы) trong các thứ tiếng luôn là những vấn đề quan trọng trong cả lí thuyết và thực hành bởi chúng luôn gây nhiều khó khăn có liên quan với với những chức năng, phong cách và ý nghĩa khác nhau. Có rất nhiều nhà ngôn ngữ đã và đang nghiên cứu về đề tài thú vị này và đã soạn ra một số tài liệu như các loại từ điển Thành ngữ Việt Nam, các cuốn sách phổ thông về lĩnh vực này để bàn về thành ngữ, tục ngữ... Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu đã có nhiều thành công trong lĩnh vực này như Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, và nhiều nhà ngôn ngữ công tác tại Viện Ngôn Ngữ học và nhiều cơ quan, trường đại học... II. Nội dung Vậy trước tiên chúng ta cần hiểu thành ngữ là gì? Thành ngữ là những cụm từ mang nghĩa cố định, không thể thay thế, sửa đổi về ngôn ngữ, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh. Khi nói đến việc dịch thành ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, cụ thể ở đây là tiếng Anh và tiếng Nga, chúng ta có thể thấy rằng quan niệm dịch của mỗi người là khác nhau, đặc biệt là dịch thành ngữ, một nhóm từ ngữ mà khi dùng chung với nhau, có nghĩa khác với nghĩa của những từ ngữ dùng riêng lẻ. Vậy nên khi dịch thành ngữ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào vấn đề một thành ngữ có ý nghĩa tương đương trong ngôn ngữ dịch mà còn phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khác như ý nghĩa của từng đơn vị từ vựng cấu thành thành ngữ, phong cách của thành ngữ, hoặc môi trường, cách thức sử dụng thành ngữ đó có phù hợp hay không. Và đặc biệt là phải phù hợp với hoàn cảnh sử dụng của thành ngữ đó. Ví dụ: “When feeling starved, a chip is like a Sunday roast” (= khi cảm thấy đói meo, thì một miếng khoai chiên nhỏ cũng giống như một bữa tiệc). Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 13
  2. Tuy nhiên trong tiếng Việt chúng ta không chỉ đơn thuần dịch như vậy vì thành ngữ Việt Nam có câu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cái hay của câu thành ngữ Việt là ở sự phối âm “đói” và “gói”. Tiếng Anh không có được nét chơi chữ đọc đáo bằng hai từ này. Nếu một người có khả năng đưa ra một khái niệm tương tự để diễn tả một ý nghĩa tương tự mà không cần phải dịch từng từ một của thành ngữ thì người đó được coi là đã nắm rõ ngoại ngữ đó. Ví dụ: Сначало густо, а под конец пусто. Câu này hiểu nôm na sẽ là “Trước tiên là dày, nhưng cuối cùng là trống rỗng”, thế nhưng khi chuyển dịch sang thành ngữ Việt thì ông cha ta có câu rất hay: “Đầu voi đuôi chuột” Đây là thành ngữ chỉ cho làm một việc gì ban đầu thì cho là quan trọng hô hào to lớn, vận động phong trào nhưng sau đó thì bỏ bê, làm không đến nơi đến chốn. Khi dịch thành ngữ, nếu ta dịch sát nghĩa từng từ một thì khó có thể truyền đạt đúng nghĩa của câu thành ngữ. Muốn dịch được thành, ngữ trước hết người dịch phải tiến hành nhận dạng được thành ngữ trong văn bản, rồi mới phân tích ý nghĩa của từng yếu tố thành phần, diễn giải ý nghĩa tổng hợp của thành ngữ đó, sau đó mới lựa chọn phương án dịch thích hợp sao cho nghĩa được giữ nguyên và phù hợp với mục đích của bản dịch. Người dịch thường chia làm hai giai đoạn phân tích và chuyển hoán: Giai đoạn phân tích (analysis, анализ) buộc người dịch phải so sánh cấu trúc hiện của hai ngôn để xem câu tiếng Việt có hàm ý quá khứ, hiện tai hay tương lai. Kế đến xem xét thành phần cấu tạo của thành ngữ (tức là từ loại của nó - động từ, danh từ, tính từ hay trạng từ), song mới so sánh ý nghĩa của hai thành ngữ. Đồng thời bắt đầu lưu ý đến các nghĩa rộng của nó. Ví dụ: “Diamond cut diamond”. Dịch theo nghĩa đen sẽ là “Kim cương cắt kim cương”. Tiếp theo là giai đoạn chuyển hoán (transfer). Giai đoạn này ít phức tạp vì đa số ngôn ngữ khác nhau ở cấu trúc hiện nhưng phần lớn cấu trúc ẩn rất giống Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 14
  3. nhau.Vậy nên câu “Diamond cut diamond” khi chuyển dịch sang tiếng Việt sẽ là “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Trong cấu trúc thành ngữ, từ vựng hành chức theo những qui tắc khác nhau, thậm chí không có qui tắc cố định nào cả. Không ai có thể giải thích được tại sao nó chấp nhận từ này mà lại loại bỏ từ khác. Muốn dịch được thành ngữ người dịch trước hết phải tiến hành nhận dạng được thành ngữ trong văn bản, rồi mới phân tích ý nghĩa của từng yếu tố thành phần, diễn giải ý nghĩa tổng hợp của thành ngữ đó, sau đó mới lựa chọn phương án dịch thích hợp sao cho nghĩa được giữ nguyên và phù hợp với mục đích của bản dịch. Ngoài ra muốn dịch tương đương một thành ngữ, người dịch phải kết hợp nhiều yếu tố ngoài ngôn ngữ nữa và đặc biệt là cần phải đưa thành ngữ vào ngữ cảnh sử dụng sống động của nó. Ví dụ: “Бесчеcтье хуже смерти”. Người dịch không thể trực dịch là “Ô nhục tồi tệ hơn là chết”, mặc dù hàm ý của câu trên đúng là như vậy, nhưng khi dịch chúng ta không nhất thiết chỉ nhìn bề ngoài thông qua mối liên hệ giữa nghĩa và hình ảnh của thành ngữ đó, mà còn phải quan tâm tới những tương đương về chức năng, về thái độ của người sử dụng, điều kiện sử dụng, phạm vi, về mối quan hệ giữa người sử dụng và người tiếp nhận, và cả hiệu quả mà người sử dụng tác động lên người tiếp nhận. Vì thế ta phải dịch là “Chết trong hơn sống đục”. Có nghĩa là chẳng thà chết trong vinh quang, được mọi người thương tiếc vì mình đã có những hành động có ích cho mọi người, ví như những người hy sinh trong chiến tranh chống giặc xâm lược, còn hơn là sống mà để bia miệng thế gian nguyền rủa, chê cười thì cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì nữa. Dịch bất cứ loại văn bản nào cũng đều có những khó khăn riêng, đặc biệt là thành ngữ, bao gồm rất nhiều từ, cụm từ cố định mà người dịch không thể tạo ra sai sót: 1. Vì thành ngữ có cả nghĩa đen và nghĩa thành ngữ nên người dịch rất hay nhầm lẫn dẫn đến bản dịch sai. Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 15
  4. 2. Do người dich không có sự trải nghiệm hay kiến thức nền văn hóa của cả hai quốc gia ấy nên không hiểu câu thành ngữ ấy trong nền văn hóa ấy là như thế nào. 3. Không hiểu được khái niệm tương đương và không tương đương trong ngôn ngữ dịch nên không thể xét mối tương quan giữa cấu trúc và hình tượng. Tính tương đương của nhận thức là kết quả của việc sử dụng những yếu tố phụ trợ về khái niệm mà người dịch đưa vào bản dịch để bổ sung cho ngữ nghĩa của thành ngữ. Việc bổ sung này làm cho dịch thành ngữ khác với nguyên bản về hình thức. Mức độ khác nhau giữa nguyên bản và bản dịch tùy thuộc vào sự khác nhau về loại hình giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. 4. Tần xuất sử dụng, phạm vi sử dụng của thành ngữ văn bản nguồn khác với thành ngữ văn bản dịch. Hiện nay các thành ngữ rất đa dạng, lại thay đổi liên tục theo thời gian, được sử dụng theo thói quen của từng người. Có những thành ngữ rất thịnh hành trong thập kỷ trước nhưng giờ lại không được sử dụng nữa. Có những thành ngữ không được sử dụng bởi người này những người khác lại vẫn còn sử dụng. Vậy nên có rất nhiều phương pháp dịch tùy từng người: a) Dịch tương đương đối với từng thành ngữ có chung hình ảnh, ý nghĩa. Ví dụ: “Близкий сосед лучше дальней родни” (Bán anh em xa mua láng giềng gần) b) Dịch sao phỏng ý nghĩa của thành ngữ khi tác giả muốn giữ nguyên văn bản gốc. Ví dụ: “Blood is thicker than water” (Một giọt máu đào hơn ao nước lã) c) Dịch tổng hợp khi người dịch không thể truyền đạt được ý nghĩa của câu thành ngữ. Ví dụ: “A honey tongue a heart of gall” (Miệng nam mô ,bụng bồ dao găm) Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 16
  5. d) Phân tích nguyên bản trong ngôn ngữ nguồn. (Source Language, переводимый язык) để “hiểu” thật rõ tác giả “muốn nói” gì. Ví dụ: “What is written binds the writer” (Bút sa gà chết) Vậy tiêu chuẩn để dịch thành ngữ trong các thứ tiếng sang tiếng Việt là gì? Có thể đề ra một số tiêu chuẩn như sau:  Phải chuyển đạt đủ những thông tin của nguyên bản về hiện thực ở bên ngoài ngôn ngữ.  Phải tôn trọng phong cách của nguyên bản: âm vực của ngôn ngữ, biệt ngữ xã hội và địa phương của nguyên bản.  Phải tạo ra được một hiệu quả thẩm mỹ tương đương với nguyên bản.  Câu thành ngữ được dịch phải phù hợp với văn phong của người Việt. Ví dụ: cụm danh từ được chuyển đổi thành cụm động từ; hay thể bị động được chuyển thành thể chủ động. III. Kết luận: Thành ngữ là một trong những đối tượng được các nhà ngôn ngữ học nói riêng và khoa học xã hội nói chung quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, từ đặc điểm cấu trúc, phương thức tạo nghĩa tới nguồn gốc hình thành. Tuy nhiên khi dịch thành ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, chúng ta có rất nhiều thuận lợi, bởi vì ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta là tiếng Việt nên khi dịch có thể dựa vào những hình ảnh, từ ngữ mà người dịch có thể truyền đạt được nội dung của câu thành ngữ. Nhưng do đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau nên nhiều khi yếu tố tương đương rất khó xác định, mà người dịch phải nắm rõ đặc điểm và chuyển dịch sao cho người nghe có thế hiểu được. Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt: 1. Hoàng Văn Hành (1999) - Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB KHXH, Hà Nội. 2. Nguyễn Lân (1989) - Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam”, NXB VH, Hà Nội. Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 17
  6. 3. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Viện Ngôn Ngữ học, (1993) - Từ điển Thành ngữ Việt Nam, Viện NXB VH, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Tạo (1986) - Tự điển phổ thông Việt-Anh (Vietnamese-English Dictionary), NXB Tao Đàn, Saigon. 5. Trần Ngọc Thêm (1991) - Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. Tiếng Anh: 1. Duff, Alan (1989). Translation, Oxford University Press, England 2. Harper Collins, Collins Australian Compact Dictionary, HarperCollins Publishers Ltd, 2002, Great Britain. 3. MacMillan, MacMillan English Dictionary for Advanced Learners (International Student Edition), MacMillan Publishers Ltd, 2002, The United . 4. Newmark, P. (1981), Approaches to translation, Oxford: Pergamon. 5. Nida, E.A.& Taber, C.R. (1982). The Theory and Practice of Translation. Leiden: E. J. Brill. Tiếng Nga: 1. Архангельский В. (1964) - Устойчивые фразы в современном русском языке. - Ростов. 2. Жуков В.П. (1986) - Русская фразеология. - М.: Высшая школа. 3. Солодухо Э. М (1982) - Проблемы интернациональной фразеологии. - Казань: Изд-во КГУ. 4. Шлык И.В. (1991) - Фразеологические единицы в английском детском фольклоре Автореф. дис. канд. филол. наук Hội thảo khoa học sinh viên khoa tiếng Nga, 23-3-2012 18
nguon tai.lieu . vn