Xem mẫu

  1. Đi và viết (2) Những ý tưởng cho các bài báo môi trường về bản chất bao gồm cả những ý tưởng tích cực và tiêu cực luôn xoay quanh chúng ta. Bạn có thể tìm thấy chúng bằng cách đi quanh một thành phố hay về nông thôn. Nếu quan sát một cách cẩn thận, bạn có thể phát hiện những vấn đề môi trường làm mọi người quan tâm. ĐI&VIẾT CHƯƠNG I - NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG I. Chuẩn bị Những ý tưởng cho các bài báo môi trường về bản chất bao gồm cả những ý tưởng tích cực và tiêu cực luôn xoay quanh chúng ta. Bạn có thể tìm thấy chúng bằng cách đi quanh một thành phố hay về nông thôn. Nếu quan sát một cách cẩn thận, bạn có thể phát hiện những vấn đề môi trường làm mọi người quan tâm. Thông thường, ý tưởng của bài báo nảy sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Có lẽ phổ biến nhất là các thông cáo báo chí, các báo cáo, các bản tuyên bố của các cơ quan chính phủ và địa phương. Thông cáo báo chí thường cung cấp những đầu mối hấp dẫn để bám sát sự kiện nhằm giúp cho bài báo có chất lượng hơn. Nhiều khi chúng có thể là những điểm khởi đầu cho nhiều bài báo nhưng chưađủ để là bài báo. Việc sử dụng chúng gợi mở các ý tưởng cho bạn. Sau đó phát triển những ý kiến này một cách đầy đủ hơn dựa trên những cuộc phỏng vấn và nghiên cứu trước khi viết về vấn đề này. Cũng có thể tìm ra ý tưởng cho các bài báo từ báo cáo của chính phủ. Mặc dù báo cáo thường dài và tẻ nhạt nhưng chúng vẫn là chỉ dẫn tuyệt vời cho một bài báo.
  2. Có lẽ bạn phải thật sự nỗ lực để có thể tiếp cận những báo cáo của chính phủ. Nếu như chính phủ yêu cầu các công ty phải có giấy phép về nước, không khí và chất thải nguy hại, bằng mọi cách, bạn phải được xem chúng. Thẩm tra những giấy phép này và so sánh với báo cáo của thanh tra sẽ làm nảy sinh những vấn đề quan trọng. Trao đổi với các quan chức chính phủ cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Những gì họ nói góp phần và làm cho bài báo có thêm nhiều thông tin tốt. Trong tình huống khác, họ có thể kín đáo cho lời khuyên về một vấn đề để bạn có thể viết tốt hơn. Thậm chí họ tiết lộ những thông tin vì mục đích riêng của họ và có thể giúp bạn viết được một bài báo quan trọng. Không nên cố gắng trao đổi chỉ với các quan chức cấp cao nhất. Một phóng viên môi trường cho biết một số bài báo thành công của anh ta thường xuất phát từ những thanh tra có cấp bậc thấp hoặc nhân viên trong các công ty môi trường. Họ có thể mách bảo về những gì công ty đang làm và các áp lực chính trị họ phải chịu đựng như thế nào. Những người làm việc ở các ban, phòng y tế địa phương và của nhà nước cũng có thể cung cấp ý tưởng có giá trị như nguyên nhân cơ bản gây ung thư cũng như ảnh hưởng của những chất gây ô nhiễm hay thuốc trừ sâu. Đôi khi quan chức các nghiệp đoàn cũng có thể cho biết những vấn đề sức khỏe, nghề nghiệp và môi trường ở một số nhà máy. Do đó, nên chú ý lắng nghe họ một cách cẩn thận. Những tin tức đầu mối từ họ có thể rất có ích cho việc chuẩn bị bài báo. Các tổ chức quốc tế cũng là những nguồn tin tốt cho bài báo khi họ thường xuyên phát hành thông cáo báo chí và báo cáo. Một nơi lí tưởng khác để tìm kiếm thông tin cho các bài báo là những ấn phẩm về môi trường được xuất bản bởi nhiều tổ chức của Liên Hợp Quốc như ESCAP, UNEP, FAO, và WHO. Những ấn phẩm như vậy không chỉ tập trung nhiều vấn đề
  3. mà còn cung cấp toàn cảnh từ đó có thể đánh giá hành động của chính phủ. Những ấn phẩm này thường chứa đựng tên của các nguồn tin cho bài báo. Một số tổ chức nhỏ khác hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, lao động, các trường đại học, v.v..., cũng có thể cung cấp thông tin và ý tưởng cho bài báo. Không nên bỏ qua những nguồn tin về lĩnh vực công nghiệp nếu muốn viết một cách chính xác về các hoạt động ở lĩnh vực này. Kinh nghiệm cho thấy các cơ sở công nghiệp nhà nước thường ngại tiếp xúc với báo chí trong khi khu vực công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, một số công ty đa quốc gia, chỉ cung cấp thông tin khi được hỏi. Những công ty này có nhiều chuyên gia môi trường giỏi và họ có thể cung cấp những nguồn thông tin có cơ sở hoặc giải thích khi cần. Một nguồn ý tưởng tốt khác cho các bài báo môi trường là giáo sư ở các trường đại học. Các nhà khoa học nghiên cứu về sinh học biển, sinh thái, ô nhiễm không khí, địa chất học, lâm nghiệp, thủy học, sinh học và trong nhiều lĩnh vực khác. Ngoài việc cung cấp những gợi ý cho các bài báo, các nhà khoa học còn có thể giải thích những định nghĩa kỹ thuật cho bạn và cung cấp những thông tin quan trọng cho nhiều bài báo khác. Những dự án nghiên cứu của họ có thể là nguồn tin duy nhất của một bài báo hoặc có thể đáp ứng một phần của bài báo lớn hơn về một vấn đề môi trường. Ngoài ra, khi họ nắm vững những thông tin cập nhật trong lĩnh vực mà họ đang làm, họ có thể giúp đánh giá những gì người khác đã thực hiện được hoặc phát ngôn về tình trạng môi trường hiện nay. Một danh sách liệt kê các dự án nghiên cứu tại một trường đại học sẽ có thể làm nảy sinh ý tưởng tốt cho khởi đầu một bài báo. Một số khoa hay trường đại học cũng xuất bản những tạp chí nghiên cứu hay bản tin.
  4. Những tạp chí khoa học cũng được các trường đại học xuất bản độc lập. Trên thế giới có rất nhiều tạp chí khoa học nổi tiếng được các nhà khoa học và môi trường quan tâm. Những ấn phẩm này có thể cung cấp thông tin có giá trị trong việc phát triển các ý tưởng. Tuy nhiên độc giả chủ yếu của những ấn phẩm này là nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật. Vì vậy nhà báo sẽ thấy những ấn phẩm này rất khó "nhằn". Nên nhớ những bài báo xuất hiện trong phần lớn tạp chí khoa học đã được xem xét bởi những nhà khoa học khác trước khi chúng được đăng tải. Do đó có thể tin thông tin từ những bài báo đó có tính chính thống. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng như những thông tin chính trong bài báo của bạn. Để chắc chắn, nên tiếp cận với các nhà nghiên cứu có liên quan cũng như nói chuyện với tác giả. Những bài giảng và những sinh hoạt khoa học là nguồn hấp dẫn khác để khai thác thông tin. Các cơ hội này không chỉ giúp bạn nghe những gì mọi người nói mà còn cho phép bạn xây dựng quan hệ. Một nguồn ý tưởng khác là từ chính những bài báo được đăng trên báo quốc tế và địa phương. Thông thường một bài báo chỉ tập trung vào một khía cạnh của vấn đề trong khi nhiều khía cạnh khác bị bỏ qua do không phải là trung tâm của sự kiện theoquan điểm của tờ báo đó. Đọc cẩn thận có thể phát hiện một hoặc vài thông tin quan trọng khác ẩn dưới thông tin chính trong bài báo đã đăng. Hơn nữa, bài báo về vấn đề môi trường ở một nước khác có thể khích lệ bạn kiểm tra những vấn đề tương tự có tồn tại ở nơi bạn sống không. Ví dụ, báo “Sức Khoẻ và Đời Sống” số cuối tháng 10- 2004 có bài viết về nạn rác thải y tế. Bài báo nêu lên thực trạng về sự gây ô nhiễm môi trường sống của dân đô thị. Sau đó báo “Người Lao Động” số đầu tháng 11-2004 cũng có bài viết về vấn đề này nhưng dưới góc độ bảo vệ sức khoẻ cho người lao động trước nạn xả rác thải y tế bừa bãi của các cơ sở y tế. Có thể tác giả của báo “Người Lao Động”
  5. tham khảo và khai thác đề tài rác thải y tế của báo “Sức khoẻ & Đời sống”. Nhưng họ có cách thể hiện khác, phù hợp với đặc trưng của báo mình. Bài báo cũng gây được sự chú ý của dư luận. Cũng với ý nghĩa trên, có thể khai thác đề tài, tìm tư liệu để thực hiện các bài viết về môi trường qua các loại sách về đề tài môi trường, hoặc các đề tài gần gũi với vấn đề môi trường. Thậm chí ngay cả các loại sách vở, tạp chí về các lĩnh vực khác như văn học, lịch sử, kinh tế, chính trị, v.v. vẫn có thể khai thác những ý tưởng, đề tài để thực hiện những bài viết báo về môi trường. Ví dụ, qua cuốn truyện viết cho thiếu nhi “Mùa Hè Cuối Cùng” của nhà văn Đào Hữu Phương, ta có thể thấy bối cảnh dòng sông Mã chảy qua vùng quê Thanh Hoá, đoạn sông qua huyện Thọ Xuân xưa kia là một dòng sông rất trong xanh thơ mộng, là nơi bọn trẻ chăn trâu có thể đằm mình tắm táp và bơi lội suốt ngày. Nhưng hiện nay đoạn sông trên bị ô nhiễm khá nặng nề bởi nước thải của nhiều nhà máy, trong đó có nhà máy đường, nhà máy giấy, v.v . đóng trên địa bàn địa phương. Bọn trẻ từ lâu không dám bơi lội trên dòng sông không còn trong xanh như xưa. Những đàn cá chết nổi lập lờ trắng bụng trên con sông là một lời cảnh báo nặng nề đối với sự tàn phá của con người. Đọc qua cuốn truyện viết cho thiếu nhi, người cầm bút có thể rút ra nhiều ý tưởng, đề tài cho các bài báo viết về môi trường của mình. Cuối cùng, nhưng không phải là ít nhất, trong danh sách những địa điểm dễ thu thập các thông tin cần thiết để viết báo chính là cặp cất giữ tài liệu của chính bạn. Bạn có thể đưa ra những chủ đề cho bài báo của mình bằng cách đọc và lựa chọn tài liệu về những đề tài môi trường mà bạn có thể sử dụng như tài liệu tham khảo. Bạn cũng có thế sử dụng phương pháp này để chuẩn bị cho những tin tức và những bài báo đặc tả môi trường tiềm tàng rất lâu trước khi bài viết được thực hiện. Lựa chọn rất nhiều trong số những đề tài tin môi trường chung nhất để viết và hãy nỗ lực tìm kiến tư liệu để đọc. Sau đó hãy lưu giữ tư liệu cho đến khi bạn cần đến
  6. nó hoặc cho đến khi bạn có cơ hội ngồi xuống và bắt tay vào xây dựng ý tưởng cho một bài viết mới. Hãy đảm bảo bổ sung thường xuyên kho tư liệu của bạn. Ở Việt Nam, lâu nay tồn tại tình trạng phụ thuộc quá mức vào việc sử dụng nguồn tin từ các quan chức chính phủ bởi có thể tìm kiếm được họ khá dễ dàng và họ được coi là những nguồn tin đáng tin cậy. Do các quan chức chính phủ bận rộn với việc điều chỉnh và thực thi các luật môi trường cũng như chỉ đạo các chương trình môi trường nên họ sẽ luôn luôn là những nguồn tin chính cho các bài báo của bạn. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ bị hút về một nhóm nguồn tin mà bỏ qua những nguồn tin tức tốt khác nếu không muốn nói hơn. Nên nhớ các vấn đề môi trường được bộc lộ ở rất nhiều phương diện. Vì vậy quan chức chính phủ không phải là nguồn tin duy nhất mà bạn cần liên hệ. Các tổ chức quốc tế có thể cung cấp những thông tin giúp cho việc đưa vấn đề của quốc gia vào bức tranh toàn cầu. Các thành viên, các nhà tư vấn, tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ có thể rất hiểu biểu về các vấn đề môi trường địa phương và quốc gia. Các nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực công nghiệp có thể cung cấp phân tích khoa học chính xác về các sự kiện. Khi một ngành công nghiệp công ty được nhắc tới trong một bài báo về môi trường, hãy cân nhắc phỏng vấn các nhà khoa học và những người đại diện của các công ty khác cùng một lĩnh vực sản xuất để tìm hiểu một quan điểm khác. Các giáo sư của các trường đại học thường có thể giải thích các phương diện khoa học, xã hội, sức khỏe và chính trị của các sự kiện môi trường những tác động của nó sâu hơn là đại diện các cơ quan chính phủ bởi vì những nghiên cứu của họ đã khiến họ trở thành những chuyên gia trong những lĩnh vực đặc biệt này. Khai thác thông tin từ các nhà khoa học ở các trường đại học như những nguồn thông tin đòi hỏi phải nỗ lực, nhưng nó lại rất đáng giá. Tìm ra một nguồn tin mong muốn nói
  7. chuyện với bạn và sau đó họ có thể giới thiệu bạn tới một nguồn thứ hai, giúp bạn phá bỏ đi những rào chắn mà tự bạn không thể vượt qua được. Cũng nên nhớ một giáo sư đại học có thể là một nguồn tin vô tư nhất mà bạn có thể tìm được. Ngoài nguồn tin tiêu chuẩn nói trên, nên tiến hành phỏng vấn những người có liên quan vào sự việc mà bạn đang đề cập. Ví dụ, hãy nghĩ đến nạn nhân tiềm tàng của một sự cố môi trường nào đó và liên hệ với họ. Đôi khi những người biết rõ những gì đang diễn ra lại không xuất hiện ngay lập tức. Chẳng hạn, đối với những bài báo viết về ô nhiễm không khí, hãy kiểm tra với các phi công, những người làm công tác lâm nghiệp (là những người biết việc cây cối đang bị chết dần đi do ô nhiễm bởi khí thải động cơ), những người làm vệ sinh cửa sổ. Đối với những bài biết về ô nhiễm nước, cần phải kiểm tra với những người đánh cá, các thuyền trưởng, v.v... Đưa người dân bình thường hay những “nạn nhân” vào trong bài báo của bạn có mối nguy hiểm của nó. Họ có thể cung cấp cho bạn những lời trích dẫn hoa mỹ, không chính xác. Họ có thể không có ý định làm bạn sai nhưng chẳng qua họ không biết toàn bộ tình hình. Tuy nhiên, nếu bạn biết rõ những thiếu sót của họ, việc đưa những người bình thường vào bài báo chỉ làm cho bài báo tốt lên mà thôi. Tóm lại, việc sử dụng các nguồn tin khác nhau bao gồm sách vở, tạp chí định kỳ và con người là rất quan trọng. Tuy nhiên, phóng viên, đặc biệt là phóng viên tổng hợp, chỉ sử dụng một hoặc hai nguồn tin cho các bài về môi trường. Nguyên nhân của điều này thường do thời hạn ngắn. Nhưng nguyên nhân quan trọng khác là bản thân phóng viên không biết tìm ra các nguồn tin có ích. Một nhà nghiên cứu truyền thông nói, một phóng viên khi xử lý vấn đề phức tạp dưới áp lực thời hạn thường phải chấp nhận những gì nguồn tin đã cung cấp. Nếu những nguồn tin này là không chính xác và có khuynh hướng lệch lạc, thành kiến, chúng sẽ làm lạc hướng cả phóng viên lẫn độc giả.
  8. Khi biên tập viên phân cho phóng viên chịu trách nhiệm rất nhiều việc ngoài mảng môi trường, phóng viên không có thời gian để gây dựng nguồn tin để giúp họ làm sáng tỏ thông tin. Hầu hết những người viết về môi trường nhiều kinh nghiệm thường nuôi dưỡng những nguồn để có thể giúp họ đánh giá tin tức và cung cấp những trích dẫn hay cho các bài báo. Tuy nhiên, chính điều này cũng gây phiền phức. Phóng viên môi trường nhiều kinh nghiệm cần phải thận trọng khi quá gần gũi với những nguồn tin yêu thích của họ. Ví dụ, khi một giáo sư đại học hiểu biết nhiều trở thành một nguồn tin có giá trị rất lớn đối với phóng viên. Nhưng một khi nguồn tin đó có quan điểm riêng, phóng viên phải thận trọng, không nên truyển tải quá nhiều quan điểm đó. Thêm vào đó, nếu phóng viên chỉ phụ thuộc vào một vài nguồn tin, họ có nguy cơ bảo vệ những nguồn tin đó quá mức mà không kiểm tra đầy đủ thông tin được nguồn tin cung cấp. Một vấn đề nữa đối với những nguồn tin nay là phóng viên có xu hướng sợ hãi họ. Một phóng viên nói: Xu hướng đáng lo ngại là tin vào bất kỳ ai có học vị tiến sĩ hay bác sĩ. Nhiều người tự cho rằng các "học hàm học vị" biết hết những gì họ đang nói. Rất hiếm khi chúng tôi nghĩ rằng nhà khoa học hoặc là sai hoặc là tự thỏa mãn với mình. Chính vì lòng tin "đơn phương" này, phóng viên có thể bị lạc hướng. II. Ngại hỏi- Cần cảnh giác Không ít phóng viên thú nhận họ sợ phải hỏi những câu hỏi “ngớ ngẩn” vì họ không muốn để lộ sự thiếu hiểu biết của mình và vì họ thiếu tự tin vào chính bản thân mình. Điều đó dẫn đến tình trạng các bài báo chứa đựng thông tin nghèo nàn, đơn điệu, thiếu thuyết phục. Nhiều nhà hoạt động môi trường buộc tội các phóng
  9. viên môi trường ít chất vấn các thông tin do chính phủ hoặc ngành công nghiệp đưa ra về môi trường hay các dự án lớn. Cũng giống như vậy, các đại diện công nghiệp than phiền phóng viên môi trường sử dụng thông tin của các nhà hoạt động môi trường thậm chí cả khi những thông tin đó không sâu về mặt khoa học. III. Mở bài Câu hỏi thứ nhất cần quyết định là những chi tiết nào bạn sẽ cần đưa lên đoạn mở đầu bài. Bạn muốn thể hiện sự quan trọng của bài viết nhưng không làm độc giả nhàm chán với những chi tiết, con số hay tên tuổi không cần thiết, đặc biệt là những tên tuổi không mấy quen thuộc. Hãy tưởng tượng các bản tin sẽ sôi nổi đến mức nào nếu đội bóng Việt Nam lọt vào trận chung kết Giải Tiger Cup 2004. Nước chủ nhà dũng cảm lần đầu tiên đối đầu với cường quốc bóng đá mạnh khu vực trong trận trung kết. Việt Nam đối đầu với Thailand. Kể cả những người không biết chút gì về bóng đá cũng không thể dửng dưng. Bây giờ hãy tưởng tượng bài viết của một phóng viên môi trường : 40 000 người xem gồm cả Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Châu Á có mặt tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) để theo dõi trận chung kết quyết định nhà vô địch Tiger Cup 2004, một giải bóng đá có 10 nước trong khu vực tham gia và tổ chức hai năm một lần. Tôi nói hãy tưởng tượng. Và đấy là điều bạn sẽ phải sửa vì phần mở đầu không đề cập đến cả chi tiết ai là người thắng cuộc. Tại sao chúng ta phải sửa? Tại sao chúng ta lại nghĩ rằng vì chúng ta là phóng viên môi trường nên, khi viết về một lĩnh vực không phải là môi trường, chúng ta có thể quên những kỹ năng viết bài cơ bản nhất? Chúng ta quên đưa tin chính lên
  10. đầu bài viết. Chúng ta quên mất rằng không được đưa những chi tiết không quan trọng vào phần mở bài. Chúng ta quên mất là phải mở bài một cách ngắn gọn và dùng những từ ngữ đơn giản. Trên hết, chúng ta quên mất rằng tuy chúng ta viết về môi trường, chúng ta vẫn là những nhà báo. Tất nhiên ở đây có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là chúng ta không hiểu lắm về chủ đề chúng ta viết. Vì vậy chúng ta phụ thuộc vào các quan chức chính phủ và các bộ phận phụ trách truyền thông của các cơ sở công nghiệp. IV. Thân bài Tiếp theo, ngay trong đoạn mở bài hay đoạn tiếp theo đó hãy nói cho độc giả biết ý nghĩa của bài viết và tại sao họ lại nên đọc bài này. Đây là lúc bạn giúp đỡ, hướng dẫn và giải thích cho những độc giả bận rộn, những người có rất nhiều câu hỏi trong đầu nhưng không đủ thời gian để sắp xếp các chi tiết theo trình tự. Bây giờ, khi bài viết được mở ra, hãy cung cấp cho độc giả ngữ cảnh và bối cảnh xuất phát cần thiết. Nhiều độc giả lần đầu tiên đọc về tin bạn viết – những người lần đầu tiên dấn thân vào cuộc thám hiểm tin môi trường hoặc những người mới ở nước ngoài về, hoặc những bà mẹ mới quay lại văn phòng sau khi sinh nở, và nhiều hoàn cảnh khác nữa. Vì vậy bạn phải viết sao để bài của mình dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người. Hãy phát triển trực giác để đoán được đâu là đoạn độc giả có thể không hiểu được do không biết được bối cảnh trước đó. Hãy nắm được kỹ năng đưa những thông tin tìm được trong kho lưu trữ và trong lúc đưa tin thành những câu văn, những đoạn câu và những đoạn viết ngắn gọn để “nhắc” độc giả về những gì đã xảy ra, rồi lồng vào bài trong khi bạn viết. Thông tin cơ bản thường là những phần “nhắc” cho độc giả nhớ những sự kiện đã xảy ra. Còn bối cảnh là khung thời gian rộng hơn.
  11. Tiếp theo hãy đảm bảo là bài viết có sự sống, có nghĩa là dùng những câu trích dẫn trực tiếp. Điều này sẽ mang lại cho bài viết có sự sống, có nghĩa là dùng những câu trích dẫn trực tiếp. Điều này sẽ mang lại cho bài viết cảm giác hiện thực và xác thực vì câu trích là đối thoại trực tiếp giữa những người thật trong những câu chuyện phi tiểu thuyết. Những câu trích thường làm thay đổi nhịp độ bài viết và làm cho độc giả cảm thấy mình được “nghe” khi họ đọc bài. Câu trích dẫn còn thâu tóm được những lời nói đời thường ít khi có thể chuyển tải được vào các bài viết kinh tế. Trách nhiệm cuối cùng của bạn là nắm tay hướng dẫn độc giả vượt qua những rào cản kỹ thuật. Khó khăn ở đây là quyết định cần phải giải thích những gì và những gì nói chung là dễ hiểu cho đa số độc giả. Điều này khá khác biệt giữa các ấn phẩm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, phần lớn phóng viên môi trường chọn nhầm phía. Họ thường cung cấp ít lời giải thích hơn yêu cầu của độc giả. Hướng dẫn độc giả không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng những câu viết vụng về, không thoát ý. Có vài cách khắc phục : * Hãy chèn một định nghĩa ngắn gọn, súc tích vào đúng phần viết mà bạn cảm thấy có thể làm độc giả muốn lật sang trang khác vì họ nghĩ là họ đang tiến vào lãnh địa xa lạ và sự thiếu hiểu biết có thể làm họ thấy không thoải mái. Việc bạn làm ở đây là cho độc giả biết họ không nhất thiết phải biết điều này có nghĩa là gì, đặc biệt là đối với những khái niệm kỹ thuật khó và mới. Hãy dừng câu chuyện đang viết lại và hãy định nghĩa phần khó hiểu. * Thay vì ngưng hẳn câu chuyện đang viết lại để chèn vào đó một định nghĩa, hãy dùng một đoạn câu để giải nghĩa từ kỹ thuật, coi đây là một phần dòng văn. Ví dụ, thay vì viết hẳn một câu mới sau khi sử dụng khái niệm “ thâm hụt thương mại” như sau : “ thâm hụt thương mại” có nghĩa là khi nhập khẩu của một nước cao hơn xuất khẩu củ nước này, hãy thiết kế toàn bộ phần này làm sao để giải thích rõ ràng
  12. thâm hụt thương mại nghĩa là gì. Ví dụ, “Thâm hụt thương mại tăng thêm 65 phần trăm lên tới mức kỷ lục là $271 tỷ năm 1999 khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh này thu hút hàng nhập khẩu có giá trị tăng nhanh hơn giá trị hàng hóa xuất khẩu.” Kỹ năng này giúp chuyển định nghĩa thành một phần của thông tin bạn cung cấp cho độc giả. * Hãy sử dụng từ kỹ thuật trong một câu văn bình thường. Sau đó trong câu tiếp theo hãy dùng một đoạn câu giải thích thay thế vào từ này để cung cấp thêm thông tin. Ví dụ : “Lạm phát là sáu phần trăm năm 1999. Đây là lần đầu tiên sự thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ theo cách tính của chính phủ vượt quá năm phần trăm một năm trong vòng mười năm qua ”. Một lần nữa, việc bạn đang làm ở đây là chèn thêm thông tin hoặc khái niệm cơ bản vào mà không phải ngừng viết bài lại để giải thích độc giả. * Hãy cung cấp một bài giảng ngắn. Đôi khi độc giả cần sự giúp đỡ không chỉ là giải thích thuật ngữ, mà là để hiểu được một quá trình nào đó. Lấy ví dụ là khi giá cổ phiếu rớt do thị trường sự lãi suất sẽ tăng. Kể cả khi đây được coi là một quá trình được nhiều người hiểu, bạn vẫn có thể giải thích đôi chút – rằng “Các nhà đầu tư sợ tăng lãi suất vì điều này sẽ làm giảm nhu cầu mua hàng hóa do các công ty đang đầu tư sản xuất và như vậy sẽ làm tăng gánh nặng nợ nần cho những công ty này. Vì vậy giá cổ phiếu giảm ngay khi cảm giác là lãi suất có khả năng sẽ tăng bắt đầu lan ra trong cộng đồng các nhà đầu tư”. Viết đơn giản và rõ ràng khó hơn là sử dụng hàng loạt thuật ngữ và không bỏ chút công sức nào để giải thích chúng. Nếu có dịp, hãy đọc ở Nhật Báo Phố Wall – tờ báo kinh tế được bán rộng rãi nhất trên thế giới. Các bài báo ở đây được trình bày theo phong cách đơn giản và ngắn gọn, giải thích những gì phóng viên nghĩ rằng độc giả sẽ gặp khó khăn khi đọc và luôn nhớ rằng họ có vai trò giải trí cũng nh cung cấp thông tin. Đây là báo hàng ngày cho mọi người, không phải là tạp chí hàn lâm hay tạp chí chuyên ngành thương mại. Có nghĩa là những thử nghiệm
  13. được áp dụng cho các phóng viên khác cũng phải được áp dụng cho phóng viên môi trường : tin này có mới, có khác biệt, có hấp dẫn, có quan trọng và đôi khi vẫn mang được tính giải trí không? Đó chính là công việc chúng ta phải làm. V. Thuật ngữ kỹ thuật Họ nói cho chúng ta về những gì chúng ta cần viết và cung cấp cho chúng ta các thuật ngữ chúng ta cần. Khi nghe một quan chức nói về Bộ môn Vi Khí hậu, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, dưới sự chủ trì của GS.TS Trần Ngọc Chấn, nghiên cứu và xây dựng thành công "phần mềm tính toán khuyếch tán ô nhiễm theo mô hình Gauss", cách an toàn nhất là sử dụng chính những sáo ngữ này thay vì phải đau đầu để cố tìm ra những từ ngữ mà độc giả có thể hiểu được. Đối khi sếp hay các biên tập viên ngồi bàn giấy thường không hét lên với bạn rằng “Này cô này cậu, “tính toán khuyếch tán ô nhiễm theo mô hình Gauss” có nghĩa là gì?” (đây là mô hình được sử dụng rộng rãi để tính khuyếch tán ô nhiễm trong khí quyển từ nguồn điểm cao. Mô hình được ứng dụng rất hiệu quả trong đánh giá tác động môi trường của nhiều công trình, nhiều dự án ở nước ta). Không ít sếp không thích bị lộ ra là không biết gì. Vì vậy họ cũng sẽ cùng tham gia vào âm mưu để cho độc giả tự mò mẫm tìm hiểu những thuật ngữ họ không biết. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc chúng ta dùng rất nhiều các con số và thuật ngữ trong bài viết là do chúng ta nghĩ rằng độc giả môi trường không giống như đại đa số các độc giả khác, rằng họ có thể tiếp nhận nhiều thông tin phức tạp và họ đã biết các thuật ngữ. Đôi khi chúng ta dùng những từ ngữ đao to búa lớn vì muốn khoe khoang với các đồng nghiệp là chúng ta cũng biết sử dụng những từ này. Nếu tiếp cận đúng cách, chúng ta có thể làm cho chủ đề của chúng ta trở nên hấp dẫn hơn và xứng đáng hơn với công sức chúng ta bỏ ra đồng thời làm cho bài viết dễ hiểu và có ích hơn cho độc giả, những người thường không khác mấy so với độc giả của các trang báo khác.
  14. Rất nhiều phóng viên môi trường còn tin rằng độc giả của họ biết những thuật ngữ ta đang sử dụng. Họ không biết đâu. Nhiều độc giả mua báo môi trường và đọc lướt qua các trang. Họ thường chỉ đọc lướt để chọn ra những tin tức liên quan trực tiếp đến họ. Họ không đọc những phần còn lại, kể cả khi họ có thời gian. Điều này là vì tuy họ có thể được một ngành công nghiệp hay một cơ quan chính phủ trả lương rất cao cho chuyên môn của họ, họ vẫn chỉ là chuyên gia trong một lĩnh vực. Một chuyên gia môi trường trong ngành công nghiệp hóa chất khong nhất thiết biết được những gì đang xảy ra hoặc những thuật ngữ chuyên môn về chính sách thương mại. Một nhà nông nghiệp giỏi không nhất thiết phải biết về việc quỹ lương hưu đã đầu tư tiền tiết kiệm hưu trí của anh ta như thế nào. Một nhà quản lý giỏi trong lĩnh vực môi trường đô thị không nhất thiết phải biết tầng ozone hoạt động ra sao. Nếu chúng ta giúp độc giả hiểu được những lĩnh vực họ ít biết đến, họ sẽ tiếp tục muốn đọc những gì chúng ta viết và như vậy sẽ giúp cho tờ báo của chúng ta bán chạy hơn và đứng vững hơn trên thị trường. Cả độc giả và phóng viên đều là người thắng cuộc. Làm gì để được như vậy? * Hãy biến bài viết thành của riêng ta. Điểm yếu nhất của một phóng viên là thói quen chỉ dựa vào một nguồn tin duy nhất để viết bài. Các chính phủ, các công ty và các tổ chức phi chính phủ đưa ra một số lượng lớn các thông cáo báo chí và các tài liệu tự tiếp thị cho bản thân. Thường những nội dung này được đưa nguyên xi lên báo mà không hề được bàn tay phóng viên đụng vào. Phóng viên không hề cảm thấy xấu hổ với mình khi làm như vậy trong khi lẽ ra những thông tin này chi ược xem là điểm xuất phát cho bài viết. Hãy tìm thêm những thông tin khác, tìm các nguồn tin mới, tìm các góc độ khác nhau của vấn đề, ta sẽ cảm thấy mình đạt được một điều gì đó. Và nếu như sau bao thời gian
  15. nghiên cứu, tìm tòi, kết quả lại là những thông tin cũ rích, nhàm chán hoặc không quan trọng, hãy lấy đủ dũng cảm để tự nói rằng “đây không phải là tin hay để viếti. Mình sẽ không tốn thêm thời gian vào vấn đề này”. * Hãy tìm tới tận đáy của vấn đề. Hãy đào hết chiều sâu của vấn đề. Trong thời đại những thông tin cơ bản hoặc đơn giản có thể thấy nhan nhản trên các kênh truyền hình 24 giờ một ngày, trên mạng Internet hay trên điện thoại di động, cái độc giả cần là hiểu được ý nghĩa của vấn đề. Vì vậy trong các bài viết của chúng ta ý nghĩa của sự việc phải được làm sáng tỏ và đưa lên đầu bài. * Hãy tự tạo niềm vui cho mình. Hãy ra khỏi bàn giấy văn phòng. Hãy đi tới những nơi sự việc đang xảy ra, những nơi chỉ được nhắc đến một cách trừu tượng trên các thông cáo báo chí và mang lại sự sống cho các bài viết về môi trường. Bạn sẽ thấy niềm vui và sự hài lòng trong công việc đang tăng lên. Và độc giả của bạn cũng sẽ thích các bài viết của bạn hơn và sẽ hiểu được vấn đề dễ dàng hơn. Hãy hiểu vấn đề kỹ hơn. Điều này sẽ mang lại sự sống cho chủ đề bạn đang viết bài. Nếu bạn thấy vấn đề này nhàm chán và khó hiểu, độc giả của bạn cũng sẽ cảm nhận y như vậy khi đọc bài. Nhưng nếu bạn bắt đầu hiểu được sự năng động của thị trường hay bị hấp dẫn bởi các hậu quả môi trường do một chính sách kinh tế gây ra, bạn sẽ hiểu được cuộc sống đang vận động như thế nào. Điều này cho phép bạn kết nối với những sự việc mà bạn không nghĩ rằng chính bản thân mình cũng có liên quan tới – như chính trị, giáo dục, tội phạm và pháp luật. Và còn nhiều sự việc khác có thể làm cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn hoặc khó khăn hơn * Hãy giải thích vấn đề kỹ càng hơn. Một trong những niềm vui của người làm về truyền thông trong lĩnh vực môi trường là thấy mọi người hiểu ra được một vấn đề trước đây họ không hiểu. (A, bây giờ thì tôi hiểu rồi). Nếu bạn có thể truyền hiểu biết của mình cho người khác, bạn sẽ tự cảm thấy rất hài lòng. Điều này có
  16. nghĩa là bạn sẽ phát triển được một trực giác để biết được khi nào độc giả cần giúp đỡ để hiểu một khái niệm hoặc một quá trình kỹ thuật nào đó – và làm cách nào để trau chuốt câu văn của mình để giúp các độc giả. Đôi lúc bạn sẽ gặp khó khăn trong việc này. Những ông sếp thiếu tự tin hoặc bảo thủ sẽ không thích thú gì khi nghe bạn nói rằng: “Đây không phải là tin hay để viết bài”. Nhiều người trong số họ lên được chức sếp bằng cách cho rằng những điều nói trong một thông cáo báo chí hoặc từ miệng một quan chức chính phủ là những tin đáng được đưa. Những người khác chỉ muốn có đủ tin chất đầy vào trang báo để họ được về nhà sớm. Chiến thắng cuộc đấu tranh này không phải dễ. Tuy nhiên nếu có được tay nghề làm báo cáo, chiến thắng là thứ có thể đạt được. Do vậy, hãy thử xem những gì chúng ta có thể làm để đạt được điều này. Để bắt đầu chúng ta phải đào sâu vào các câu hỏi tại sao, như thế nào, ở đâu, bằng cách nào và ai. Phần lớn chúng ta quen với ý tưởng rằng các bài viết phải trả lời được những câu hỏi trên cho các độc giả. Chúng ta phải tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên chúng ta còn phải đi xa hơn thế. Trước hết chúng ta phải tự hỏi độc giả cần biết những gì để có thể tự phán xét ý nghĩa của sự việc vừa xảy ra. Chúng ta phải đo mức độ của vấn đề. Đây là sự việc lớn nhất hay là sự vật dài nhất hoặc cao nhất? Con số này tương đương 10%, 50% hay gấp đôi? Đây là lần đầu, lần duy nhất, hay lần cuối ? Hãng máy bay lớn nhất thế giới sa thải giám đốc điều hành là tin quan trọng hơn hay là tin về hãng hàng không lớn thứ năm đuổi việc một kỹ sư chỉ vì anh này tiết lộ xưởng sản xuất của hãng đổ ra môi trường một loại chất thải dộ hại chưa được xử lý. Hãy cân nhắc mọi chi tiết trong một bản tin – các công ty, người có liên quan, những sự việc đã xảy ra – và giúp độc giả hiểu rõ mức độ của sự việc. Điều này giúp cho bạn có thể giải thích được tầm quan trọng của tin đang viết.
  17. Bí quyết để nắm được điểm mấu chốt cho bài viết là tạm thời phải lờ đi những chi tiết mà tài liệu của doanh nghiệp nào đó cung cấp như tên doanh nghiệp, tên những người giữ chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp, các cố vấn môi trường, các phương pháp xử lý ô nhiễm, tên sản phẩm, tỷ lệ doanh thu dành cho bảo vệ môi trường, và những chi tiết tương tự như vậy. Từ những phần còn lại hãy tổng hợp thành một lời tuyên bố. Bước tiếp theo là suy nghĩ để mở rộng bài viết. Đây là lúc bạn biến bài viết thành của mình. Bạn bắt đầu đưa ra những câu hỏi phát sinh từ bài viết nhưng lại chưa đủ thông tin để giải đáp. Việc đầu tiên là phải mở rộng bài viết ra ngoài phạm vi một cá nhân hay một doanh nghiệp cụ thể (hoặc một nước cụ thể nếu bạn đang viết về môi trường). Ngoài ra còn các doanh nghiệp cùng ngành khác, những người phân tích môi trường, các nhà hàn lâm, các nhà quản lý môi trường, và đừng quên các đồng nghiệp (ví dụ như những người đã từng viết bài về lĩnh vực bạn hiện đang đưa tin) và những biên tập viên. Cũng đừng quên các trữ liệu (trước kia là thư viện nhưng hiện nay là những kho cơ sở dữ liệu trực tuyến và ngay cả những trang công cụ tìm kiếm trên mạng Internet). Hãy vận dụng tất cả những nơi này và bài viết của bạn sẽ không chỉ dựa trên một nguồn tin duy nhất. Bước tiếp theo là phải quyết định mình cần những con số nào. Thường bạn được các nguồn tin ban đầu cung cấp rất nhiều con số – quá nhiều là đằng khác nhưng lại không phải là những con số bạn cần để “đo lường”. Bạn chỉ cần một vài con số nhưng là những con số quan trọng. Và khi bạn chọn được những con số cần thiết, hãy giúp độc giả hiểu chúng. Đừng nói “32,79 phần trăm lượng chất thải rắn được đổ trực tiếp ra bờ sông” khi bạn có thể nói là “một phần ba”. Đừng nói “69,36 phần trăm dân số trên địa bàn có các bệnh về đường hô hấp” khi có thể nói “bảy trong số 10 người”. VI. Đơn giản hoá thông tin phức tạp
  18. Như đã đề cập ở phần trước, những vấn đề về môi trường bao giờ cũng hoặc là liên quan đến những thông tin phức tạp hoặc là những thông tin về kỹ thuật. Đôi khi những thông tin này lại rất quan trọng, có thể là mấu chốt của một vấn đề được tranh cãi đã được phát triển. Rõ ràng bạn phải viết về vấn đề đó và bạn phải làm sao cho độc giả có thể hiểu được một cách dễ dàng những gì mà bạn viết. Do được chuẩn bị trước, bạn có thể được người, sách, từ điển thuật ngữ, những gì có thể giúp bạn hiểu được các thông tin. Và giờ đây, đã đến lúc bạn phải giải thích những thông tin này cho độc giả của bạn. Đầu tiên, bạn phải viết thật đơn giản và rõ ràng, bạn có thể dùng văn phong của bất kỳ thể loại nào. nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng lại không phải như vậy khi bạn xử lý các thông tin phức tạp. Nó đòi hỏi bạn phải mất rất nhiều công sức. Khi viết, bạn phải hình dung ra được người đọc và đặt mình vào vị trí đó, có như vậy độc giả mới có thể hiểu được những gì bạn viết. VII. Viết cho đối tượng nào Một cách đơn giản để giúp bạn tránh được việc viết vượt quá xa so với trình độ của độc giả là hãy tìm một người quen không biết gì về lĩnh vực bạn đang viết, nhưng lại có cùng trình độ với độc giả của bạn. Sau đó hãy đưa bài viết của bạn cho người đó xem. Người này có thể là mẹ của bạn, bạn em thậm chí có thể là biên tập viên của bạn. Hình dung được một người cụ thể như vậy tốt hơn là bạn viết cho một loạt các đối tượng mà bạn không biết rõ. Khi bạn không biết rõ về các đối tượng độc giả, bạn chỉ có thể xác định chung chung mối quan hệ của họ. Viết cho một người nào đó mà bạn biết rõ giúp bạn xác định được độc giả sẽ hiểu bài viết của bạn ở chừng mực nào vì một khi bạn muốn họ hiểu được hết bài viết của bạn thì trước hết bạn phải biết được một vài điều gì đó về trình độ học vấn và sở thích của độc giả.
  19. Trong cuốn Khoa học viết báo, John Foster có viết: “Đừng bao giờ đánh giá quá cao sự hiểu biết của độc giả cũng như đừng bao giờ hạ thấp trí thông minh của họ”. ở vế đầu, tác giả muốn nói rằng bạn không nền thừa nhận là bạn hay ai đó có cùng một hiểu biết về một vấn đề nào đó thì độc giả của bạn cũng như vậy. Ví dụ như cá nhân bạn biết rằng một số kiểu đánh cá có thể hủy hoại san hô, không có nghĩa rằng độc giả của bạn cũng biết điều đó. Ở vế thứ hai, foster chỉ ra rằng, thậm chí độc giả của bạn có thể không biết về cái gì đó, nhưng anh ta hay cô ta vẫn có thể hiểu được nếu bạn giải thích một cách đầy đủ. Cũng đừng cho rằng một số người kém thông minh không thể hiểu được những thông tin phức tạp. Đôi khi các nhà khoa học nói rằng những người kém thông minh không thể hiểu được những nghiên cứu của họ vì chúng rất phức tạp. Chưa hẳn là như vậy, một nhà báo giỏi là một người đóng vai trò của một người phiên dịch, có thể giảng giải những thông tin kỹ thuật cao, thậm chí cho cả trẻ em. Mặc dù chỉ là hiểu sơ qua về một vấn đề khoa học, chứ chưa hiểu thật sâu sắc, nhưng trẻ em có thể học các số liệu phức tạp như nhiệt lực học khi mà sự giảng giải đó đúng trình độ của chúng. Người mà bạn chọn để viết thử cho đọc nên là người có trình độ tương đương với độc giả về vấn đề môi trường. Nếu như độc giả của bạn có trình độ học vấn là cao đẳng, thì người bạn cho đọc đầu tiên cũng nên có cùng trình độ. Tương tự như vậy, nếu độc giả của bạn có trình độ phổ thông trung học thì nên tìm một ai đó có trình độ tương tự để giúp bạn. Sau khi bạn đã chọn được người đọc dầu tiên rồi - nhớ kỹ rằng người đó nên là bạn than của bạn - bạn nên tự hỏi mình ba câu hỏi mỗi khi bạn cố gắng giải thích cho họ những thông tin kỹ thuật phức tạp,. Chúng tôi thường viết cho một người bạn của mình tên là John, trình độ cao đẳng, nhưng anh ta lại không biết chút gì về khoa học môi trường. Cho nên mỗi lần khi chúng tôi giảng giải sự ảnh hưởng
  20. của tình trạng ngập úng nước đối với đất trong bài báo viết cho độc giả có cùng trình độ như John, chúng tôi thường tự hỏi mình: 1. Liệu Bưởi có hiểu gì khi ta giải thích không? 2. Liệu Bưởi có nhận thức được chính xác vấn đề này không? 3. Vấn đề này có tạo hứng thú cho Bưởi hay không? Ba câu hỏi này giúp cho bạn đánh giá được đúng là bạn đang viết cho độc giả chứ không phải là đang viết cho bạn. Đồng thời, nó cũng giúp cho bạn biết liệu bạn có sử dụng quá nhiều thuật ngữ mà lại giải thích ít hay không vì nếu như vậy sẽ chỉ có rất ít người hiểu được những gì mà bạn viết. VIII. Tránh viết thụ động Quá nhiều bài báo môi trường chỉ là sự thông báo các sự kiện như một số quan chức vừa ra một tuyên bốn, hoặc một tổ chức vừa đưa ra một báo cáo. Đây là việc làm thụ động khi những người khác quyết định việc nhà báo viết gì bằng việc quản lý các sự kiện. Để viết được những bài báo mới trường có hiệu quả, các nhà báo cần phải tự quyết định viết báo vào lúc nào và viết như thế nào. Bạn phải vượt ra ngoài giới hạn của việc chỉ viết về các sự kiện. Không viết về môi trường dựa trên hết báo cáo này đến báo cáo khác hay từ vụ tiêu cực này đến vụ việc tiêu cực khác. Điều đó không phục vụ tốt cho bạn đọc bởi vì những vấn đề môi trường không thể giải quyết được ngay sau khi một bài báo xuất hiện. Bạn phải bám sát các sự kiện để viết sâu hơn trong một thời gian dài. Bạn cũng cần khởi xướng và đề xuất người biên tập những bài viết mà những nghiên cứu cơ sở của bạn chỉ ra là cần thiết. hãy cố gắng thuyết phục anh ta cho bạn thời gian để nghiên cứu những vấn đề môi trường một cách sâu hơn.
nguon tai.lieu . vn