Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN VÀ BẢO TỒN DI SẢN Di sản nông nghiệp với các giá trị phổ quát của hệ thống thủy nông đập Đồng Cam – tỉnh Phú Yên PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 1. Lời nói đầu Nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam từ bao đời nay luôn coi thủy lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong những biện pháp nền tảng của canh tác: “Nước - Phân - Cần - Giống”. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, hệ thống đê điều và thủy lợi nước ta được người dân chung sức đồng lòng, bền bỉ xây dựng và cuộc đấu tranh với thiên tai, chống hạn hán, lũ lụt đã trở thành truyền thống anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam. Hệ thống thủy nông đập Đồng Cam tại tỉnh Phú Yên là một trong ba công trình đại thủy nông ở miền Trung, không chỉ có giá trị lớn về kinh tế mà còn có giá trị thẩm mĩ và kỹ thuật rất cao, được xây dựng với công sức của hàng vạn người dân địa phương. Hệ thống đập thủy nông đập Đồng Cam có { nghĩa tạo dựng vùng định cư nông nghiệp và nông thôn của Phú Yên, phản ánh đầy đủ các giá trị truyền thống văn hóa lúa nước và nông nghiệp lâu đời ở Việt Nam. Các giá trị phổ quát của hệ thống Đập và kênh mương tưới tiêu Đồng Cam cần được đánh giá đầy đủ, để phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với các mô hình định cư nông thôn lưu vực sông Ba. Đây là tiền đề để định hướng phát triển kinh tế du lịch và phát triển quy hoạch chung thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên. 1
  2. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên, đập Đồng Cam Cảnh quan thiên nhiên đập Đồng Cam và nằm ở cực tây huyện Phú Hòa hạ lưu Sông Ba 2. Các công trình đại thủy nông ở Việt Nam và đập Đồng Cam Năm 1867, sau khi chiếm xong Nam Bộ, Pháp thành lập một Ủy ban nằm trong bộ tham mưu soái phủ Sài Gòn, chuyên nghiên cứu xác định những kênh rạch cần ưu tiên nạo vét, mở rộng. Việc tăng cường đào vét kênh mương ở miền Tây Nam Bộ đã tạo tiền đề thuận lợi cho giao thông thủy và sự hình thành các đồn điền nông nghiệp của Pháp ở phía Nam. Ở Bắc Bộ, việc xây dựng, khai thác thủy lợi của Pháp bắt đầu muộn hơn, sau khi đã hoàn thành việc mở rộng xâm lược ra Bắc Kz và Trung Kz, bắt đầu cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914). Ở Trung Kz, với dãy Trường Sơn ăn sâu ra biển, đồng bằng phần lớn là nhỏ hẹp, địa hình có độ dốc cao, lưu lượng dòng chảy lớn, lũ lớn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa nóng, nên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trồng lúa. Dưới thời thuộc Pháp, tại Trung Kz đã xây dựng 3 công trình đại thủy nông vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, đó là đập Bái Thượng, tỉnh Thanh Hóa; đập Bara Đô Lương, tỉnh Nghệ An và đập Đồng Cam, tỉnh Phú Yên. Trước khi có đập Đồng Cam, cánh đồng Tuy Hòa chỉ sản xuất được một vụ lúa, hoàn toàn trông chờ vào nước trời. Mùa khô, cả cánh đồng rộng lớn biến thành vùng đất khô cằn, việc dẫn nước tưới tiêu cho đồng lúa Tuy Hòa bấy giờ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người 2
  3. dân. Từ năm 1889, người Pháp bắt đầu nghiên cứu để xây dựng công trình thủy lợi, đưa nước sông Ba tưới cho đồng bằng Tuy Hòa bằng hệ thống tự chảy theo phương pháp “dẫn thủy nhập điền” cổ truyền của người Chăm được xây dựng dưới vương triều Ayaru. Năm 1904, các kỹ sư người Pháp mới chính thức bắt tay vào nghiên cứu, thiết kế hệ thống thủy nông Đồng Cam dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Desbos, người được tôn vinh là bậc thầy đã khai sinh các công trình thủy lợi ở Đông Dương. Kỹ sư Fayard trực tiếp thiết lập đồ án nhưng do khó khăn kinh phí nên chưa thể triển khai. Đến năm 1920, kỹ sư Nordey tiếp tục hoàn thiện đồ án dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trưởng Lefèvre và đồ án được duyệt ngày 30/11/1923. Công trình khởi công xây dựng năm 1924, hoàn thành đập chính năm 1930 và đến năm 1932 toàn bộ hệ thống thủy nông mới được hoàn thành. Ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng, cánh đồng Tuy Hòa đã sản xuất ổn định 2 vụ/năm, nhanh chóng trở thành vựa lúa lớn nhất miền Trung. Tiếp đó hình thành vùng nguyên liệu mía và ra đời của Nhà máy đường Đồng Bò, cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng nhất tại địa bàn Phú Yên trước năm 1945. 3. Công trình thủy lợi tiêu biểu, là kiệt tác xây dựng thể kỷ XX Đập Đồng Cam trên sông Ba ở Phú Yên là công trình thủy lợi tiêu biểu do người Pháp khảo sát, thiết kế và xây dựng, là kiệt tác về xây dựng trong thế kỷ XX. Đập được xây dựng vững chắc trên nền đá granit, toàn bộ thân đập dài 688m nối liền với núi Trù Cát ở bờ bắc với núi Qui Hậu ở bờ nam. Đập có chiều cao 22.4m so với mặt nước biển, con số này đã được tính toán kỹ càng để tận dụng tối đa nước từ Sông Ba đổ về: 14 cửa lấy nước và 2 cửa xả sạn cát được bố trí ở 2 đầu đập, cùng với đó là hệ thống van điều khiển được thiết kế dễ dàng và linh hoạt. Ngoài đập Đồng Cam là hệ thống hai kênh dẫn nước là kênh chính Bắc và chính Nam với hơn 2500 hạng mục lớn nhỏ, cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng lúa Tuy Hòa rộng 220 km2 với 19.000 héc-ta ruộng lúa (hữu ngạn 11.000ha, tả ngạn 8.000ha). Đã có hơn 2 triệu m3 đất, 360.000m3 đá đã được đào, phá; hơn 20.000 khối bê tông và 20.000 khối đá hộc đã được thi công; hàng trăm khối gỗ và hàng trăm tấn sắt thép đã được vận chuyển đến thi công công trình. Đập Đồng Cam tiêu tốn 2,1 triệu đồng Đông Dương bấy giờ, tương đương 262.000 tấn lúa. Đập Đồng Cam mùa khô Công trình đập Đồng Cam 3
  4. Kiến trúc đập bền vững Trạm thủy nông Đập Đồng Cam được xây dựng trong một thời gian kỷ lục 10 năm và đã sử dụng hơn 5,35 triệu lượt công lao động (mỗi ngày trung bình có 1.500 lao công, cao điểm lên đến 5.000 người), với lượng đất đá đào đắp và bê tông xây dựng lên hàng chục triệu mét khối để đưa nước từ hạ lưu sông Ba vào tưới cho cánh đồng Tuy Hoà, biến từ chỗ khô hạn thành cánh đồng trù phú bậc nhất duyên hải miền Trung. Một ký giả thời đó viết: “Việc xây dựng con đê này rất khó, vì nơi này sơn lam, chướng khí. Các viên kỹ sư, giám thị người Pháp và những người thầu khoán cùng công nhân An Nam đều phải sinh hoạt một cách hết sức nguy hiểm. Người nào, người nấy đều lo sợ ma thiêng nước độc…”. Môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt: rừng thiêng nước độc, sốt rét, thú dữ, tai nạn trong quá trình nổ mìn, phá đá đã xảy ra. Hệ thống đập Đồng Cam được xây dựng với nhiều gian khổ, và cả xương máu của 52 người dân Phú Yên, đã được triều đình nhà Nguyễn cho lập miếu thờ (Hàng năm vào mùng 8 Tết Nguyên Đán có lễ hội nhằm tri ân những người đã xây dựng nên đập, thu hút rất đông người dân tham gia). Tháng 1-1933 vua Bảo Đại về tại đập Đồng Cam để khánh thành, chứng tỏ đây công trình quan trọng không chỉ của riêng tỉnh Phú Yên, mà còn có quy mô lớn và nổi tiếng trên cả nước thời bấy giờ. 4. Các giá trị phổ quát của hệ thống thủy lợi đập Đồng Cam Công trình đập được nghiên cứu lựa chọn một cách cẩn thận để đảm bảo có được nền móng vững chắc, vừa đảm bảo lượng nước tưới tiêu cho vùng đồng bằng Phú Yên. Việc xác định vị trí xây dựng, thiết kế, tính toán chuẩn xác từng hạng mục, sức bền bỉ vượt thời gian của những công trình này, đặc biệt là quá trình thi công chủ yếu bằng sức người là điều khiến thế hệ hôm nay vô cùng ngưỡng mộ và trân trọng. Trong diễn văn đọc tại buổi lễ ngày 7/9/1932, Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier nói: “Chúng ta tiếp tục với một kỹ thuật khoa học, chủ trương cũ của người Chăm, những người nông dân tuyệt vời với kỹ năng và bằng nhiều cách mà chúng ta hết sức thán phục đã biết dẫn nước và chinh phục nước”. 4
  5. Kỹ thuật cống ngầm – Xi Phông Cống nổi dẫn nước qua sông Đập dẫn nước vào tiểu đồng Đập dẫn nước vào tiểu đồng Đập Đồng Cam không chỉ là những công trình đại thủy nông có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật, mà nó còn có giá trị thẩm mỹ, có { nghĩa về mặt kinh tế, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ với kiến trúc độc đáo. Đập Đồng Cam có đầy đủ các giá trị phổ quát của di sản văn hóa kết tinh công sức và trí tuệ của bao lớp tiền nhân trên mảnh đất miền Trung, đó là: 1. Giá trị lịch sử 2. Giá trị khoa học, kỹ thuật xây dựng 3. Giá trị văn hóa, xã hội, giáo dục 4. Giá trị kiến trúc, cảnh quan 5. Giá trị sử dụng và phát huy Hệ thống di sản nông nghiệp quan trọng toàn cầu (GIAHS) được định nghĩa năm 2002 là “Hệ thống sử dụng đất và cảnh quan nổi bật ở đó giàu có về đa dạng sinh học có { nghĩa toàn cầu, được phát triển từ sự cùng thích nghi của một cộng đồng người dân với môi trường thông qua việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết và những khát vọng phát triển bền vững của cộng đồng đó”. Một số hệ thống đã được cộng đồng quan tâm và thừa nhận: 1. Ruộng bậc thang vùng Cordillera, Philippines là di sản thế giới đầu tiên được công nhận với tư cách là cảnh quan văn hóa (năm 1995), nổi trội với hệ thống thủy lợi tưới tiêu phức tạp. Minh họa một sự kiên trì của truyền thống văn hóa, liên tục, vượt trội và bền bỉ. 5
  6. 2. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính thức trở thành di tích quốc gia đặc biệt và chứng nhận Lễ mừng cơm mới của người Mông là di sản văn hóa phi vật thể tháng 12/2021. 3. Luật di sản về giác quan Pháp thông qua năm 2020 nhằm bảo vệ quyền được duy trì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt đặc trưng, tạo nên cái hồn của mỗi vùng nông thôn khác nhau của nông dân. Đó là thông điệp nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ những không gian đậm chất nông thôn trong bối cảnh đô thị hóa sâu sắc hiện nay. Phong trào bảo tồn nông thôn đang lan rộng ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc Với phạm trù và khái niệm mở rộng về di sản của UNESCO, “Hệ thống đập và kênh mương tưới tiêu Đồng Cam” với các giá trị văn hóa phổ quát gồm văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tự nhiên hoàn toàn phù hợp để được nghiên cứu, tôn vinh là di sản văn. Xác định đặc điểm và các giá trị văn hóa phổ quát không chỉ đập Đồng Cam mà là toàn bộ hệ thống đập và kênh mương tưới tiêu, từ đó đề ra các định hướng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với các mô hình định cư nông thôn lưu vực sông Ba. 5. Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Phú Yên được đánh giá là một điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực miền Trung, có bờ biển dài 190km, những ngọn núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau ra biển, tạo nên những địa hình đa dạng, nhiều đầm, vịnh mang vẻ đẹp hoang sơ như vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan… Phú Yên còn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng về văn hóa, nhiều di tích, địa danh nổi tiếng, sẽ là một điểm đến du lịch hấp dẫn trong tương lai. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên xác định xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững đảm bảo an ninh lương thực, phù hợp với hệ sinh thái và an ninh nguồn nước để ổn định diện tích canh tác. Vai trò của hệ thống thủy nông Đồng Cam có { nghĩa vô cùng quan trọng, thúc đẩy phát triển dịch vụ, các làng nông thôn truyền thống, gắn với phát triển du lịch văn hóa, mở ra cơ hội và tiềm năng phát triển du lịch di sản văn hóa trải nghiệm trong hành trình di sản Phú Yên gồm: - Du lịch biển và danh thắng. - Du lịch di sản văn hóa nông nghiệp Đồng Cam. - Du lịch nghỉ dưỡng cao nguyên Vân Hòa. Đập Đồng Cam sạt lở đợt mưa bão tháng 11/2021 6
  7. Nghiên cứu hệ thống di sản văn hóa đập Đồng Cam liên quan đến nhiều lĩnh vực và chuyên ngành: xã hội học, di sản văn hóa, kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, thủy lợi, cầu đường. Công việc này có { nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn phù hợp với định hướng phát triển bền vững nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Một số công việc cần thực hiện: - Xác định đặc điểm và các giá trị văn hóa phổ quát của hệ thống đập - kênh tưới tiêu Đồng Cam, các làng truyền thống khu vực đồng bằng Sông Ba. - Tổng hợp các kinh nghiệm trong nước và Quốc tế về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nông nghiệp - thủy lợi, nông nghiệp và nông thôn - Xây dựng hệ thống tiêu chí trên cơ sở các giá trị văn hóa phổ quát của UNESCO, định hướng và nguyên tắc bảo tồn di sản văn hóa nông nghiệp Đồng Cam. - Quy hoạch di sản các làng nông thôn truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch, du lịch văn hóa cộng động và du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Phú Yên 6. Lời kết Hệ thống thủy nông đập Đồng Cam nổi bật không chỉ ở miền Trung mà còn tiêu biểu và đại diện cho Việt Nam về văn minh lúa nước theo phương thức truyền thống “dẫn thủy nhập điền”. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đồng Cam phù hợp chiến lược toàn cầu về an ninh nguồn nước và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Là tiền đề định hướng phát triển kinh tế du lịch và định hướng phát triển quy hoạch chung là cơ hội và tiềm năng phát triển đô thị bên bờ sông Ba. Đồng Cam sẽ là điểm đến du lịch khám phá, trải nghiệm l{ tưởng, đây sẽ là những địa chỉ du lịch về văn hóa, lịch sử, cảnh quan nông nghiệp - nông thôn và kiến trúc độc đáo của Phú Yên trong tương lai; TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sơ thảo lịch sử Thủy lợi Việt Nam. [2]. Hệ thống thủy nông Tuy Hòa. [3]. Báo cáo của Sở nông nghiệp Phú Yên. [4]. Báo cáo của Ban quản l{ đập Đồng Cam. 7
nguon tai.lieu . vn