Xem mẫu

  1. Di sản mới và sự cần thiết phải thay đổi các quan điểm vể di sản kiến trúc đô thị tại Việt Nam TS.KTS Trần Minh Tùng ThS.KTS Trần Quốc Việt Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Tóm tắt: Các đô thị Việt Nam đang muốn (2) Nguyên nhân hình thành, kiến tạo; (3) xóa bỏ những công trình kiến trúc cũ có Công năng sử dụng; (4) Phong cách kiến tuổi đời trong khoảng hơn trăm năm trở trúc; (5) Vật liệu và cách thức xây dựng; lại, tạm gọi là “di sản” bởi chúng tuy có (6) Tính cá nhân hóa trong sở hữu và sử những giá trị nhất định về lịch sử, văn dụng; (7) Số lượng hiện hữu, việc công hóa, xã hội hay kiến trúc, nghệ thuật và nhận di sản mới ở Việt Nam trở nên khó thẩm mỹ nhưng lại chưa được công nhận khăn và“nhạy cảm”. Điều đó đã làm các chính thức bởi các khung pháp lý. Thế kỷ công trình kiến trúc cũ có giá trị khó có XIX-XX, thế giới có nhiều cách thực hành thể được bảo vệ và gìn giữ với tư cách là kiến trúc mới, dẫn đến những { tưởng và những di sản kiến trúc đô thị, mà chỉ xem quan điểm mới về di sản: “di sản mới” như những bất động sản có giá trị kinh tế hay “di sản hiện đại”. Tại Việt Nam, thế đơn thuần. Đã đến lúc Việt Nam cần có kỷ XIX-XX chứng kiến quá trình thuộc địa những thay đổi toàn diện trong các quan hóa, chia đôi rồi thống nhất đất nước, đã điểm về di sản kiến trúc đô thị để đáp làm xuất hiện những công trình kiến trúc ứng các phát triển mới. mới, trở thành chứng nhân thăng trầm lịch sử, ẩn chứa thông tin quan trọng về Từ khóa: Di sản mới, Di sản hiện đại, Di thực hành kiến trúc. Tuy nhiên, bởi những sản kiến trúc đô thị, Di sản hóa, “Di tích l{ do như (1) Tuổi tác và tính hợp pháp; hóa”. 1. ẫn nhập Những câu chuyện gần đây tại các đô thị Việt Nam liên quan đến những công trình kiến trúc cũ có giá trị nhất định, tạm gọi là “di sản”,như { định phá bỏ tòa nhà Dinh Thượng Thư để mở rộng, nâng cấp và cải tạo lại trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh[1];di dời Nhà máy đóng máy đóng tàu Ba Son khỏi trung tâm TP. Hồ Chí Minh để thay thế bằng một dự án nhà ở phức hợp cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ[2]; hay sau khi Hà Nội xây dựng Cung thiếu nhi mới, người dân và giới chuyên môn lo lắng về số phận của cơ sở vật chất Cung thiếu nhi cũ gắn bó với nhiều thế hệ thiếu nhi [3]; và mới đây nhất là phá bỏ nhà xưởng có tuổi đời gần 100 năm trên khu đất “vàng” trung tâm Hà Nội của Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện để thay bằng một cao ốc[4]. Gắn với mỗi sự việclà nhiều tranh cãi xã hội xung quanh việc xác định giá trị và cách thức ứng xử với những công trình kiến trúc cũ có tuổi đời trong khoảng hơn trăm năm trở lại đây. 139
  2. Các công trình này “tạm gọi là di sản” do chưa được công nhận chính thức bởi các khung pháp lý về di sản[5], chưa có “danh phận” rõ ràng để được ứng xử như một di sản thực sự. Điều đó làm dấy lên nhu cầu về việc công nhận một kiểu di sản kiến trúc tại Việt Nam - những công trình “trẻ” chỉ mới được xây dựng gần đây nhưng lại góp phần hoàn thiện lịch sử đô thị hiện đại, lưu giữ các ký ức cộng động thông qua những giá trị và thông tin đang ẩn chứa trong hình hài vật chất lẫn quá trình tồn tại, tham gia vào các hoạt động đô thị, chứng nhân cho các sự kiện của xã hội và cộng đồng. . i sản mới - kh i niệm vẫn gây nhiề tranh cãi tr n thế giới Các nghiên cứu về di sản (văn hóa)trên thế giới đã phải đối mặt với nhiều thay đổi vài thập kỷ vừa qua bởi những biến đổi đa dạng về chính trị, kinh tế và văn hóa cùng nền tảng truyền thống của các quốc gia. Đấy chính là tiền đề của những quan điểm mới về di sản, đặc biệt là những kiến trúc mới được xây dựng gần đây nhưng lại tham gia mạnh mẽ vào những thay đổi của thế giới nói chung lẫn địa phương nói riêng[6].Theo nghĩa chung nhất, di sản là tài sản thuộc sở hữu của thế hệ trước để lại (cho thế hệ sau).Di sản văn hóa sẽ liên quan đến tài sản văn hóa, là tài sảncó tầm quan trọng lớn đối với mọi người dân [7].Tuyên bố toàn cầu của UNESCO về đa dạng văn hóacũng xem di sản là kết quả quá trình sáng tạo của con người“... phải được bảo tồn, nâng cao và truyền lại cho các thế hệ tương lai như một bản ghi chép về kinh nghiệm và khát vọng của con người, để thúc đẩy sự sáng tạo trong tất cả sự đa dạng của nó và truyền cảm hứng đối thoại thực sự giữa các nền văn hóa”[8]. Đây là luận cứ quan trọng để các quốc gia mở rộng các { tưởng về di sản trong bối cảnh phát triển mới.Như vậy, một tài sản vật chất, dưới dạng công trình kiến trúc đô thị, sẽ trở thành di sản nếu thỏa mãn ít nhất một trong các tiêu chíđược hội đồng chuyên môn đề xuất[8]...Quá trình nhận diện và công nhận các giá trị, dưới góc độ văn hóa - xã hội, pháp lý hoặc chính trị, của một công trình kiến trúc để trở thành một di sản được gọi là di sản hóa[9]. Những thay đổi từ khi có các cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX đã khiến thế giới hình thành một nền văn hóa vật chất riêng biệt được kiến tạo bởi quá trình công nghiệp hóa, thị trường hóa và hàng hóa hóa, đặc biệt thế kỷ XX khi mà nhu cầu kiến tạo kiến trúc của con người gia tăng đột ngột bởi những công năng mới lẫn sự thiếu thốn vật chất khi các công trình kiến trúc bị phá hủy hàng loạt sau các cuộc thế chiến. Cách thức thiết kế, xây dựng mới đã tạo nên một thế hệ “di sản mới” khác hẳn với “di sản truyền thống” mà con người đã từng công nhận trước đó.“Di sản mới”, “recent heritage” (tiếng Anh) hay “patrimoine récent” (tiếng Pháp) cho thấy đặc tính cơ bản là “mới xuất hiện”, “mới gần đây”, còn được xem là“di sản hiện đại” (modern heritage/patrimoine moderne), tức “di sản kiến trúc và đô thị của thế kỷ XIX và XX”. Mặc dù tiêu chí về tuổi tác có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng chí ít các di sản đó phải được xây dựng trước hiện tại một hoặc hai thế hệ[10]. Di sản mới còn được gọi theo nhiều cách, như “di sản công trình của kỷ nguyên hiện đại” được Ủy ban về các địa điểm và công trình lịch sử Canada định nghĩa, là một “hiện tượng văn hoá”, bao gồm các tòa nhà, tổ hợp và các địa điểm được xây dựng giai đoạn 1930-1975 chịu ảnh hưởng bởi: (1) thay đổi các điều kiện xã hội, 140
  3. chính trị và kinh tế; (2) tiến bộ công nghệ nhanh chóng; (3) các phương thức biểu hiện mới và đáp ứng mới đối với yêu cầu chức năng[10]. Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO coi di sản mới - di sản hiện đại nhưbiểu hiện của nền văn hóa xây dựng thế kỷ XIX-XX dưới các hình thức như Trào lưu Hiện đại, Di sản Công nghiệp, Chủ nghĩa Biểu hiện, Nghệ thuật mới (Art Nouveau), Nghệ thuật Trang trí (Art Deco), Chủ nghĩa Chiết trung, Chủ nghĩa Bích họa, Chủ nghĩa Duy l{, Chủ nghĩa Kết cấu...[11]. Di sản mới khác với di sản “thông thường” vì giá trị thâm niên vẫn còn hạn chế,do đó, nhận biết di sản mới là một điều khó[12], đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn bởi công cụ đánh giá “cổ điển” đôi khi sẽ không hoàn toàn thích hợp - vì “tuổi tác” không phải là yếu tố quan trọng nhất[10]. Tuy nhiên, đây lại là một thể loại di sản quan trọng vì tuy “còn trẻ” nhưng chúng cũng cho phép “gắn kết, minh họa, định rõ lịch sử một quốc gia”[13]. 3. i sản mới tại c c đô thị iệt Nam 3.1. Sự hình thành quỹ di sản mới tại các đô thị Việt Nam Việt Nam có lịch sử đầy biến động trong hai thế kỷ vừa quađã làm xuất hiện những công trình kiến trúc mới, hiện đại tại các đô thị.Chúng không chỉ là chứng nhân thăng trầm lịch sử mà còn ẩn chứa nhiều thông tin quan trọng để hiểu những thực hành kiến trúc của các thế hệ đi trước trước thay đổi bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Thời kz thuộc địa Pháp 1858-1954 đã góp một số lượng lớn công trình với cách thực hành kiến trúc hoàn toàn khác biệt với kiến trúc truyền thống, giúp kiến trúc Việt Nam tiệm cận với kiến trúc phương Tây. Người Pháp đãmang đến nghề kiến trúc sư được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, mà những thế hệ đầu tiên cũng đã để lại các tác phẩm kiến trúc hấp dẫn khi sáng tạo và lai ghép thành công những yếu tố kiến trúc phương Tây và phương Đông, mở ra phong cách kiến trúc Đông Dương.Thời kz chia đôi đất nước 1954-1975, tại các thành phố miền Bắc xuất hiện nhiều công trình mới theo phong cách kiến trúc của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa công năng hay chủ nghĩa bê tông thông qua cách thức thực hành mới như kiến trúc tiền chế, lắp ghép hay tiêu chuẩn hóa, điển hình hóa tiến đến công nghiệp hóa kiến trúc.Tương ứng ở miền Nam, với sự ảnh hưởng quan điểm và những hỗ trợ hiện đại hóa kiến trúc từ người Mỹ, các công trình hiện đại cũng ra đời nhằm định hình cho một “quốc gia” mới. Các yếu tố và cách thức thực hành kiến trúc bản địa được đưa vào kiến trúc hiện đại tạo nên các công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc nhiệt đới hay triết lý thực hành kiến trúc phương Đông cùng những chi tiết trang trí lấy cảm hứng từ tự nhiên hay văn hóa, mỹ thuật dân gian Việt Nam.Giai đoạn từ năm 1975 thống nhất đất nước đến năm 1986 đổi mới đất nước, mặc dù Việt Nam vẫn chưa thể thoát ra khỏi những khó khăn thời hậu chiến, nhưng những kiến trúc được xây dựng đã phần nào thể hiện khát vọng về một cuộc sống mới với những nhu cầu về cơ sở vật chất lẫn tiện nghi tinh thần xã hội. 141
  4. 3.2. Cách thức ứng xử với các di sản mới tại Việt Nam Theo Luật Di sản văn hóa, quá trình di sản hóa tại Việt Nam được thực hiện thông qua việc xem xét và trao danh hiệu “di tích”, còn gọi là được “di tích hóa”. Khác với các di sản “truyền thống” thường được “di tích hóa” dễ dàng thì các di sản mới lại khó được chấp nhận bởi các lý do phổ biến như: (1) Tuổi tác và tính hợp pháp: Các công trình mới được xây dựng, chưa đủ bề dày và chưa trải qua những thăng trầm lịch sử, do đó sức thuyết phục xã hội chưa cao bởi chưa đủ số lượng thế hệ cộng đồng nhận ra và công nhận giá trị của di sản. (2) Nguyên nhân hình thành, kiến tạo: Nhiều công trình xuất hiện bởi ý chí hay quyết định của một “ai đó” không phải hay không thuộc về cộng đồng, thậm chí sự xuất hiện của chúng còn tác động tiêu cực, đi ngược lại quyền lợi của cộng đồng, xã hội trong quá khứ và có thể khơi gợi lại những điều mà cộng đồng, xã hội đó đã từng không mong muốn. (3) Công năng sử dụng: Công trình có thể được sử dụng cho các mục đích thông thường trong cuộc sống hàng ngày của con người, thậm chí là những mục đích “tầm thường”. (4) Phong cách kiến trúc: Có thể chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài, thậm chí mang tính toàn cầu, không đại diện cho tính bản địa hay cộng đồng địa phương, không gây cảm giác đặc trưng và cảm xúc tự hào cho cộng đồng nên sẽ khó nhận được sự chấp nhận bởi sự “xa lạ”. (5) Vật liệu và cách thức xây dựng: Có thể được xây dựng từ những vật liệu phổ biến, dễ tìm, dễ kiếm, dễ chế tạo, thậm chí là rẻ tiền trên thị trường với công nghệ thi công mang tính phổ thông, có thể gặp ở bất cứ công trình nào, và bất cứ cộng đồng, xã hội nào cũng có thể thực hiện được. (6) Tính cá nhân hóa trong sở hữu và sử dụng: Công trình có thể là tài sản riêng của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức, do đó cộng đồng, xã hội khó tiếp cận, thậm chí chúng không tham gia trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng khiến cộng đồng không có nhiều ký ức hay mối quan hệ tình cảm, cộng đồng cũng không có tiếng nói quyết định đến việc ứng xử với công trình. (7) Số lượng hiện hữu: Số lượng còn tương đối nhiều do chất lượng vật liệu lẫn tuổi thọ công trình vẫn còn trong niên hạn sử dụng, dẫn đến thái độ “xem thường” hay chưa quan tâm đúng mức nên trì hoãn đánh giá và công nhận giá trị. Việc công nhận các di sản mới ở Việt Nam trở nên khó khăn và đầy “nhạy cảm”. Nhiều công trình kiến trúc có giá trị nhưng vì các l{ do trên dẫn đến giá trị của chúng không được đánh giá và công nhận công bằng,đẩy các công trình này vào tình thế “danh không chính, ngôn không thuận” để có thể được bảo vệ và gìn giữ với tư cách làdi sản kiến trúc đô thị. Nếu không được di sản hóa kịp thời (mà ở Việt Nam là “di tích hóa”) những công trình này thì số phận của chúng ngày càng mong manh bởi đa phần chúng bắt đầu hết niên hạn sử dụng của một công trình xây 142
  5. dựng thông thường, cộng với tham vọng khai thác tối đa giá trị bất động sản - hệ quả của tư duy thực dụng thị trường nên việc chúng phải đối mặt nguy cơ bị phá dỡ, xóa sổ trở nên hiển nhiên. 4. Lời kết Khi xóa đi một công trình xây dựng có giá trị trong đô thị, cho dù chưa được công nhận di sản hay di tích, thì nghĩa là đã xóa đi một phần ký ức đô thị, và chắc chắn không ai mong muốn có những “đô thị không ký ức” hay “đô thị khuyết ký ức”.UNESCO đã khuyến cáo, trong trường hợp di sản hiện đại, cần phải xem xét nhiều hơn các giá trị từ quá trình tương tác văn hóa liên quan thay vì áp dụng cách tiếp cận kiểu giá trị tượng đài như di sản truyền thống[11].Các nghiên cứu gần đây về di sản hóa đã bắt đầu nhận thức khái niệm này như một quá trình hiện tại[6]: đó không chỉ là hành động thụ động để bảo tồn những thứ từ quá khứ mà đó còn là quá trình chủ động tập hợp một loạt các công trình hay cách thức thực hành kiến trúc mà chúng ta chọn để lấy làm gương cho các thế hệ sau. Luật Kiến trúc đã có động thái đáng mừng khi bổ sung khái niệm “công trình kiến trúc có giá trị” cùng các hướng dẫncách thức đánh giá, nhận biết các giá trị này. Đây có thể được xem là một giải pháp “tạm thời” nhằm trì hoãn và cứu vãn tình trạng bị đe dọa của các công trình kiến trúc đô thị có giá trị. Tuy nhiên, chế định này vẫn chưa đủ mạnh và chưa mang tính tổng thể cho hệ thống các di sản mới. Rõ ràng là đã đến lúc Việt Nam cần có những thay đổi toàn diện trong các quan điểm về di sản kiến trúc đô thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huy A., Đạt Đ. T. (2018). "Cận cảnh Dinh Thượng Thư trong tranh cãi đập bỏ mở rộng trụ sở UBND TP.HCM," 03/05/2018. [Online].https://thanhnien.vn/can-canh-dinh-thuong-thu-trong- tranh-cai-dap-bo-mo-rong-tru-so-ubnd-tp-hcm-post753975.html. [2]. Vũ P. (2015). "Ba Son - Trăm năm chìm nổi - Kz cuối: Di tích trong đất vàng," 08/12/2015. [Online]. https://tuoitre.vn/ba-son-tram-nam-chim-noi-ky-cuoi-di-tich-trong-dat-vang- 947622.htm. [3]. Loan P. T. (2021). "Cung thiếu nhi Hà Nội - một di sản Kiến trúc hiện đại, nơi lưu giữ ‘hồn nơi chốn’ và k{ ức tuổi trẻ Hà Nội," 19/03/2021. [Online]. https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/cung-thieu-nhi-ha-noi-mot-di-san-kien-truc- hien-dai-noi-luu-giu-hon-noi-chon-va-ky-uc-tuoi-tre-ha-noi.html. [4]. Đông P. (2022). "Hà Nội hỏa tốc yêu cầu tạm dừng phá dỡ công trình Pháp cổ 61 Trần Phú," 06/04/2022. [Online].https://laodong.vn/xa-hoi/ha-noi-hoa-toc-yeu-cau-tam-dung-pha-do-cong- trinh-phap-co-61-tran-phu-1031487.ldo. [5]. N. T. Hậu (2018). "'Bảo tồn Dinh Thượng Thơ, vấn đề là thành phố có muốn hay không'," 03/05/2018. [Online]. https://tuoitre.vn/bao-ton-dinh-thuong-tho-van-de-la-thanh-pho-co- muon-hay-khong-20180503175631342.htm. [6]. LahdesmakiT., ZhuY., ThomasS. (2019). "Introduction. Heritage and Scale," trong Politics of Scale: New Directions in Critical Heritage Studies. New York, Berghahn Books, pp. 1-18. 143
  6. [7]. UNESCO (1954).Convention for the Protection of Cultural Property in the Event of Armed Con ict with Regulations for the Execution of the Convention. Hague: UNESCO. [8]. UNESCO (2001).UNESCO Universal Declaration on Cultural Diversity. Paris: UNESCO. [9]. Les Cafés Géographiques (2015). "Patrimoine et patrimonialisation, de l’objet à la relation," 11/11/2015. [Online]. http://cafe-geo.net/patrimoine-et-patrimonialisation-de-lobjet-a-la- relation/. [10]. Commission des biens culturels du Québec (2005).Comment nommer le patrimoine quand le passé n’est plus ancien? Document de réflexion sur le patrimoine moderne. Québec: Commission des biens culturels du Québec. [11]. UNESCO World Heritage Centre (2021).World Heritage papers 5. Identification and Documentation of Modern Heritage. Paris: UNESCO World Heritage Centre. [12]. BorghiR., Mariotti A., SafarzadehN. (2011).Handbook on Tourism and Recent Heritage: Tourisme & Patrimoine récent / Tourism & recent Heritage. Casablanca: Casamémoire et Mutual Heritage. [13]. Babelon J.-P., ChastelA. (1994).La notion de patrimoine. Paris: Editions L. Levi. [14]. FergusonR., Harrison R., WeinbrenD. (2010). "Heritage and the recent and contemporary past," trong Book 3. Understanding Heritage and Memory. Manchester: Manchester University Press, pp. 277-315. [15]. UNESCO World Heritage Centre (2021).Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention. Paris: UNESCO World Heritage Centre. 144
nguon tai.lieu . vn