Xem mẫu

  1. Đi học làm báo bên đất Mỹ Và thế là tôi ngoan ngoãn làm theo lời khuyên của cô bạn, hoàn tất thủ tục để có một ngày bước chân lên chiếc Boeing 747 khởi đầu hành trình lang thang trên đất Mỹ. Cú điện thoại lúc 21 giờ Gửi hồ sơ đúng hẹn, tôi vẫn thắc mắc không hiểu họ sẽ chọn theo cách nào. Trong đầu cứ nghĩ - cứ nộp cho vui, được thì tốt, không được cũng chẳng mất gì. Đây là chương trình "Trao đổi báo chí quốc tế" do ICFJ tài trợ, chỉ có 10 suất học bổng dành cho các nước đang phát triển. Và tôi gác ý nghĩ giành được học bổng ấy qua một bên cho đến một hôm...
  2. HBO tối nay chiếu lại bộ phim Lời nói dối chân thật (True Lies) của ngôi sao cơ bắp Arnold Schwarzenegger. Tôi thả người trên giường xem ông thống đốc bang California khi ấy nói dối cô vợ Jamie Lee Curtis như thế nào, bất ngờ, điện thoại đổ chuông. Một giọng hỏi gặp tôi mà nghe không ra tên tôi, nhưng tên của người gọi đến thì tôi nghe rõ mồn một: Kentaro Aragaki - viên chức chương trình. Đơn giản, tôi gõ không biết bao nhiêu lần cái tên này trong đơn xin học bổng. Và cuộc phỏng vấn được tiến hành ngay qua... điện thoại, trong nửa giờ đồng hồ, vừa ngạc nhiên, vừa lo ngại song vừa thú vị. Không phải chờ lâu, 24 giờ sau cuộc điện thoại ấy, Ken - tên thân mật sau này tôi hay gọi Kentaro Aragaki - gọi điện một lần nữa
  3. thông báo tôi trúng suất học bổng và khuyên "nên tự hào về điều ấy vì đây là đợt chọn lọc gắt gao với hơn 100 ứng viên tham dự, toàn chủ bút với thư ký tòa soạn". Nghe cũng sướng, đang sẵn tiệc sinh nhật người bạn, cả bàn nâng ly với cường độ gấp đôi. Cô gái Việt trên đất Mỹ Chuẩn bị, nước Mỹ đang mùa thu nhưng khí trời Washington DC vẫn rất lạnh. Mẹ tôi từ Đà Lạt gửi hẳn cho... một thùng áo lạnh kèm theo cái mũ len + đôi bao tay da. Tôi lên Google tìm hiểu đường đi nước bước, kể cả lộ trình sẽ đi lại quãng đường từ nơi ở đến trụ sở ICFJ. Trời, dân Mỹ đúng là siêu hạng. Chỉ cần gõ điểm đi và điểm đến, Google "vẽ" hẳn bản đồ, chỉ rõ mồn một từng đường đi nước bước. ICFJ thông báo sẽ gửi cho tôi vé máy
  4. bay và họ gửi thật, qua đường... e-mail. Khi ấy tôi mới biết trên đời còn có một loại vé máy bay gọi là e-ticket, nhưng sau đó lại bị bố chê là... "quá lạc hậu" vì nó đã có "xưa như trái đất"! Chỉ dẫn là: Cứ cầm vé ấy ra quầy của United Airline, họ sẽ phát boarding pass từ TP.HCM cho đến Mỹ. Tân Sơn Nhất 3 giờ sáng, chuyến bay quá sớm khiến nhiều người ngủ gà ngủ gật ngay từ ở phòng chờ. Đến San Francisco cũng là... buổi sáng, sau chuyến bay kéo dài 17 tiếng đồng hồ. Ngơ ngác làm thủ tục nhập cảnh, bỗng một nhân viên an ninh cửa khẩu nhìn thấy tôi mừng như bắt được vàng, liền giúi vào tay tôi ... một cô gái. Ác, cô nàng không biết một chữ tiếng Anh bẻ đôi nên quờ quạng không biết đường mò khai giấy nhập cảnh. Mà tờ khai nhập cảnh của Mỹ thì chẳng giống ai, khai một lúc 2 bản.
  5. "Em tìm hoài chẳng thấy ai người Việt hết trơn!" cô gái nói. "Mà sao em đi có một mình vậy?" "Chồng em bảo lãnh em sang đây". "Sao anh ấy không về đưa em đi?". "Ảnh biểu em cứ ra phi trường, gặp người Việt nào hỏi người nấy, thế nào cũng tới nơi! Sang tới đây em hổng thấy ai hết. Hên mà gặp được anh..." Tôi hì hục giúp cô gái điền cho xong tờ khai nhập cảnh rồi tiến lại cửa đỏ. Cô gái sang quầy kế bên, sau tôi nhưng làm thủ tục còn nhanh hơn vì anh chàng an ninh vừa nãy có vẻ như đã quá sợ, làm lẹ cho xong. Còn tôi thì bị một nàng an ninh bắt bẻ vài câu mới cho "qua phà". Tôi đi tiếp đến Washington DC, còn cô gái bắt chuyến bay đến Boston - nhà chồng. Sau một hồi dặn dò "đi cổng này, mấy giờ thì lên chuyến bay này", cô gái vội vã bắt tay tôi vì một chút gì đó tình đồng hương trên xứ người rồi tất tả ra đi.
  6. Phi trường Dulles 6 giờ chiều Sau 3-4 lần vòng quanh điểm đến Washington DC, chiếc Boeing mới dám hạ cánh do mây mù quá dày đặc. Điểm trùng hợp so với mường tượng của tôi là Washington DC như một thủ đô hành chính, giống như Hà Nội vậy. Còn New York thì trái lại, sầm uất, nhộn nhịp và thiếu ngủ hệt như TP.HCM. Điểm khác ở chỗ từ Dulles về đến trung tâm Washington DC chỉ tốn 45 phút chạy xe và bên cạnh đó còn có một phi trường mang tên ông Ronald Reagan, máy bay cứ lên xuống rầm rầm liên tục. Chả trách cứ lâu lâu lại có một chiếc lạc vào vùng cấm bay của Nhà Trắng, nhà chức trách Mỹ lại phải báo động inh ỏi. Đến đây mới biết, để giả bay lạc ở vùng này dễ như trở bàn tay. Tôi có cảm giác như Nhà
  7. Trắng trở thành mục tiêu quá dễ đối với các vụ tấn công như sự kiện 11/9/2001. Ken ra đón tôi, một thanh niên gốc Nhật, bình dị như bao người châu Á khác. Cả hai bắt taxi về khách sạn University of Washington, một dạng khách sạn dành cho sinh viên. Trong phòng đầy đủ lò microway, tủ lạnh, bàn ủi, ấm pha trà điện. Quan trọng hơn, khách sạn nằm cạnh một cửa hiệu 7Eleven - tức bán từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Đây là hệ thống mini siêu thị nổi tiếng trên đất Mỹ mà khi qua Thái Lan, tôi thấy nó cũng đã có mặt. Một thoáng chuyên nghiệp trong cách làm báo M ỹ
  8. Tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở thủ đô Washington hoa lệ bằng một chương trình đầy lãng mạn: dậy sớm đi bộ dọc phố, ra sạp báo và sẽ kiếm một cái ghế đá hay tiệm cà phê ven đường, thưởng thức không khí trong lành của buổi sáng. Nhưng tôi đã "bé cái nhầm"! Khi mua xong 2 tờ Washington Post và New York Times, tôi chỉ còn một chọn lựa là "khiêng" 2 tờ báo ấy về lại phòng nghỉ. Sau này tôi mới biết, mỗi số phát hành vào chủ nhật, mỗi tờ báo trên có trọng lượng không dưới 1,5 kg! Có đọc 10 ngày cũng không hết. Sau 1 tuần hội thảo, tôi được cắt cử xuống tờ Knoxville News Sentinal ở Tennessee, một trong số 1,26% tổng số đầu báo hiếm hoi ở Mỹ có lượng phát hành trên 100 ngàn bản mỗi ngày. Đón tôi là Joe Howell, phóng viên ảnh của tờ báo và tôi sẽ ăn ở luôn
  9. tại nhà anh này trong 3 tuần lễ. Người Mỹ làm báo chuyên nghiệp từ công việc đến cả... lương bổng! Với dân làm báo Mỹ, họ có thể tác nghiệp cả ngày, song thành công chỉ đến trong một và khoảnh khắc quan trọng. Nhưng họ sẽ không ở lại văn phòng làm việc thêm 1 phút nào khi đã hoàn tất 8 giờ làm việc trong ngày. "Vì sao vậy ?" - tôi hỏi. "Vì họ không muốn phải trả lương thêm cho anh. Nếu anh ở lại, làm thêm 1 giờ họ phải trả lương cao hơn bình thường". Và cứ thế, ngày nào không trực, cứ làm đủ 8 giờ thì nghỉ. Ngày trực, cứ thủng thỉnh đến 2 giờ chiều vào cơ quan, làm đến tận 10 giờ đêm. Chủ bút, thư ký tòa soạn cũng chỉ làm việc 8 tiếng, vạch sẵn bộ khung cho số báo và đến 5 giờ chiều có người phụ tá đến tiếp tục
  10. công việc. Việc giờ chót có dồn dập đến đâu cũng chỉ một mình anh trực xử lý. Joe có 2 máy điện thoại. Một số của cơ quan và một số riêng cho bạn bè. Sau giờ làm việc, anh ta ném cái máy có số tòa soạn ở lại xe hơi và chỉ sử dụng 1 máy còn lại. Có việc, tòa soạn cũng chịu chết vì ở Mỹ, thanh niên độc thân thường hay tiết kiệm bằng cách không gắn điện thoại nhà, không kết nối ADSL. Kết quả: tôi là người "chết" đầu tiên vì cách thức tiết kiệm này vì không thể liên lạc được về Việt Nam.
nguon tai.lieu . vn