Xem mẫu

  1. Cao Hùng Phi Phan Anh Cang Trần Hồ Đạt Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long Tóm tắt: Trước yêu cầu chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, ngành giáo dục đào tạo là một trong những lĩnh vực mang sứ mệnh tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh quá trình đổi mới, góp phần thành công trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ. Chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống giáo dục được thực hiện thông qua chiến lược hiện đại hóa quản lý kiến trúc CNTT của nhà trường ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong quản lý, phân phối tài nguyên. Trong nội dung bài báo, chúng tôi đề cập những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi số trong đào tạo trực tuyến và phát triển các khóa học online cũng như mô hình chuyển đổi số đang áp dụng tại Trường. Với sự tích hợp của hệ thống quản lý nội dung khóa học và hệ thống điện toán đám mây là cơ sở nền tảng trong chiến lược triển khai chuyển đổi số trong toàn trường. 1. Giới thiệu: Trong vài năm qua, chuyển đổi kỹ thuật số đã trở thành một trong những xu hướng chính, cả trong ngành công nghiệp và khu vực công của nhiều quốc gia. Kỹ thuật số chuyển đổi quyết định sự chuyển đổi sang sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật số trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và xã hội, nhằm cải thiện hoặc thay thế các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới [1]. Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư,Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư[6], trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030[10]. Chuyển đổi số bao trùm lên tất cả các ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, việc nhận thức về chuyển đổi số và đề ra các mục tiêu chiến lược sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số quốc gia là hệ thống giáo dục. Giáo dục đại học yêu cầu xây dựng chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số và hình thành 171
  2. các năng lực thông tin và truyền thông mới. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong các trường đại học thường bị giới hạn trong việc tạo ra nội dung đa phương tiện cho các bài giảng và mở ra khả năng truy cập vào các nền tảng giáo dục từ xa được triển khai trên Internet. Vì thế, việc chuyển đổi kỹ thuật số của hệ thống giáo dục đại học cần có chiến lược, giải pháp và đề xuất cụ thể, điều này đóng góp quan trọng vào sự thành công trong đổi mới giáo dục. 2. Chuyển đổi số trong đào tạo trực tuyến và phát triển các khóa học online 2.1 Mô hình triển khai chuyển đổi số Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, người học ngày càng dành sự quan tâm cho việc học thông qua các phương tiện kỹ thuật số. Sự ra đời và ngày càng phát triển về cả thị trường và công nghệ trên nền tảng học tập trực tuyến cho thấy ‘giáo dục số’ có lý do để tồn tại, và hoàn toàn có tiềm năng là tương lai của giáo dục. Quá trình chuyển đổi số đặc ra nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ sở giáo dục toàn bộ đầu vào cho quá trình giáo dục phải được số hóa, trong đó quan trọng nhất là học liệu, tài liệu, sách giáo khoa. Toàn bộ dữ liệu về người học cũng cần phải số hóa để thực hiện quy trình quản lý người học và thực hiện đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập. Một số nội dung chính trong mô hình đề xuất triển khai chuyển đổi số đề xuất bởi tác giả Sabine được mô tả trong hình bên dưới: Hình 1. Khuôn khổ chuyển đổi số trong dạy học trực tuyến [2] 172
  3. Trong hình 1, khuôn khổ cơ bản trong quá trình chuyển đổi số đề cập đến nhiều vấn đề như: hạ tầng công nghệ thông tin cần được trang bị đầy đủ cho cả người dạy lẫn người học, đi kèm với thiết bị phần cứng là hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến hỗ trợ quá trình học tập, tương tác, đánh giá của giảng viên và sinh viên thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả cần đề cao trách nhiệm của người quản lý hệ thống truyền thông và học tập. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cần áp dụng các mô hình đào tạo trực tuyến tiên tiến, có hiệu quả kết hợp với những sản phẩm/dịch vụ là những học liệu số được sản xuất, kiểm định nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu khai thác của giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập. 2.2. Xây dựng hạ tầng Công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự thành công trong công tác chuyển đổi số. Mô hình tổng quát xây dựng hạ tầng thông tin được trình bày trong hình 2. Hình 2. Hạ tầng công nghệ thông tin Trong đó:  Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (sinh viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,… 173
  4.  Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring ToolsAurthorware, Toolbook,…)  Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các khóa học, các chương trình đào tạo. Để quản lý việc sử dụng hạ tầng công nghệ ĐTTT hiệu quả, nhà trường cần xây dựng quy định sử dụng từng hệ thống trang thiết bị và quy trình sử dụng. Đối với các thiết bị phần cứng, cần phân công người quản trị, theo dõi nhật ký hoạt động, mở rộng dung lượng, bộ nhớ khi cần thiết (theo số lượng sinh viên) đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí. Đối với các hệ thống phần mềm, cần xây dựng quy trình quản lý, trong đó phân công người quản trị hệ thống, quản lý và phân cấp các tài khoản người sử dụng theo đúng vai trò, nhiệm vụ tham gia trên hệ thống. Cần xây dựng đầy đủ, rõ ràng các tài liệu hướng dẫn sử dụng để cán bộ, giảng viên, sinh viên nắm được các chức năng để sử dụng có hiệu quả. Quản lý việc bảo mật, bảo trì, bảo quản hệ thống các thiết bị phần cứng, phần mềm để việc sử dụng ổn định, an toàn, hiệu quả. Quản lý việc nghiên cứu phát triển, cập nhật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu của người sử dụng tham gia vào quá trình đào tạo. 2.3. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Hệ thống E-Learning cung cấp môi trường quản lý và học tập cho sinh viên thông qua các hoạt động chính: Quản lý danh sách sinh viên tham gia vào khóa học; Thực hiện công việc kiểm tra đánh giá; Tạo dựng môi trường chia sẻ, các diễn đàn thảo luận trao đổi tương tác giữa các đối tượng trong khóa học; Cung cấp hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo, giáo trình mà sinh viên có thể tương tác. Hình 3. Hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning tại Trường ĐHSPKT Vĩnh Long [7] 174
  5. Trong hệ thống Elearning tập hợp rất nhiều các môđun chức năng cho phép quản lý toàn bộ quá trình dạy và học trực tuyến. Trong đó, có hai phân hệ quan trọng được trình bày trong Hình 4 là phân hệ quản lý nội dung học tập (LCMS) vàphân hệ quản lý học tập (LMS). Hình 4. Mô hình hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS và quản lý học tập LMS [5] Để triển khai áp dụng thí điểm đào tạo trực tuyến E-Learning, Bộ môn trước hết sẽ xây dựng khóa học theo đúng quy trình đã đề xuất theo quy định, quy chế đào tạo trực tuyến. Đơn vị sẽ đề nghị duyệt danh sách giáo trình, tài liệu tham khảo. Đây chính là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích cho sinh viên có thể học, nghiên cứu các môn học mọi lúc, mọi nơi. Nhóm kỹ thuật và giảng viên sẽ xây dựng triển khai thí điểm khóa học bao gồm: các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM - linh hồn của hệ thống E-Learning, các bài kiểm tra đánh giá, nghiên cứu và sử dụng các phần mềm như iSpring, Violet, PowerPoint, Presenter… trong việc xây dựng bài giảng điện tử theo chuẩn phù hợp, đặc biệt là chuẩn SCORM,… góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của giảng viên, cũng như học tập của sinh viên. Từ đó, sinh viên có thể nắm bắt được một cách tổng quan hệ thống kiến thức nền tảng về học phần sẽ được trang bị trong khóa học. Để đảm bảo tính ứng dụng và rút kinh nghiệm trong việc triển khai đào tạo trực tuyến E-Learning, giảng viên sẽ đề xuất đơn vị lớp thí điểm sử dụng E-Learning trong các hoạt động giảng dạy, học tập như: giao, nộp bài tập hay kiểm tra trực tuyến… 2.4 Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến Điện toán đám mây (cloud computing) là một xu hướng công nghệ nổi bật trên thế giới trong những năm gần đây và đã có những bước phát triển nhảy vọt 175
  6. cả về chất lượng, quy mô cung cấp và loại hình dịch vụ, với một loạt các nhà cung cấp nổi tiếng như Google, Amazon, Salesforce, Microsoft,... Điện toán đám mây là mô hình điện toán mà mọi giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các dịch vụ qua mạng Internet, giải phóng người sử dụng khỏi việc phải đầu tư nhân lực, công nghệ và hạ tầng để triển khai hệ thống [9]. Hình 5. Mô hình điện toán đám mây [9] Ưu điểm của điện toán đám mây giúp tối giản chi phí và thời gian triển khai, tạo điều kiện cho người sử dụng nền tảng điện toán đám mây tập trung được tối đa nguồn lực vào công việc chuyên môn. Hình 6. Mô hình tổng thể phòng máy ảo ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Trường ĐHSPKT Vĩnh Long [8] 176
  7. Với mô hình phòng máy ảo, các máy tính trang bị trong phòng máy chỉ là những máy tính dạng Thin PC với đặc điểm giá rẻ, cấu hình thấp, độ bền cao. Mục đích của những máy Thin PC là thiết bị vật lý giúp người dùng giao tiếp với hệ thống ảo hóa đám mây. Các thông tin người dùng giao tiếp với các máy Thin PC sẽ được xử lý ở hệ thống máy chủ cấu hình mạnh. Với công nghệ ảo hóa, từ những máy chủ có cấu hình mạnh sẽ tạo ra những máy tính ảo có cấu hình khác nhau phục vụ cho nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, việc áp dụng công nghệ ảo hóa sẽ mang đến nhiều lợi ích như: Tiết kiệm chi phí khi đầu tư hơn so với kiểu phòng máy tính truyền thống; Tiết kiệm điện năng và hệ thống điều hòa phòng máy; Tiết kiệm chi phí bảo trì khi hư hỏng hoặc nâng cấp; Tiết kiệm thời gian, nhân lực bảo trì phòng máy. 2.5. Xây dựng nguồn học liệu Việc xây dựng nguồn học liệu vô cùng quan trọng nhằm cung cấp kiến thức bổ trợ, tham khảo cho sinh viên, mỗi trường đại học cần xây dựng hệ thống lưu trữ bài giảng, học liệu điện tử, chia sẻ qua mạng miễn phí cho sinh viên quan tâm. Việc chia sẻ này giúp cho sinh viên đang học được tra cứu thêm nhiều nguồn học liệu, đồng thời có thể đóng góp cho sự phát triển, đổi mới nguồn học liệu ngày càng tốt hơn. Hình 7. Mô hình xây dựng và quản lý nguồn học liệu[11] Mô hình xây dựng và quản lý nguồn học liệu do tác giả Alaba và các cộng sự đề xuất được mô tả trong hình 7. Trong mô hình được đề cập, việc xây dựng 177
  8. nguồn học liệu và quản lý tập trung được thực hiện trên 3 loại người dùng bao gồm người học, giảng viên và cán bộ chuyên trách:  Người học: người học phải tự chủ động liên hệ hoặc yêu cầu tài liệu từ giáo viên nếu không có trên hệ thống ĐTTT, sau đó sẽ được giáo viên đưa lên hệ thống ĐTTT, từ đó sẽ dần hoàn thiện nguồn học liệu. Người học có thể cung cấp tài liệu mới hay đề xuất nguồn tài liệu cho giáo viên để được chia sẻ rộng rãi trên hệ thống ĐTTT.  Về giáo viên: giáo viên xây dựng nguồn học liệu từ nội dung bài giảng về môn học giảng dạy của bản thân để đưa hệ thống. Giáo viên phải có xu hướng tìm kiếm những nội dung mới, ứng dụng mới, hay những thí nghiệm mới áp dụng cho môn học phụ trách để đưa lên hệ thống ĐTTT, từ đó hoàn thiện nguồn học liệu.  Về cán bộ chuyên trách: chủ động tìm kiếm nguồn học liệu từ các nguồn học liệu mở, liên hệ các trường khác để chia sẻ nguồn học liệu cho nhau. Cán bộ chuyên trách phụ trách việc quản lý nguồn học liệu cũng như đảm bảo về nội dung của học liệu. Kế hoạch phát triển nội dung học liệu ĐTTT phải được thể hiện trong kế hoạch hàng năm của nhà trường. Kế hoạch được xây dựng dựa trên các hoạt động: rà soát, đánh giá nguồn học liệu ĐTTT đang được sử dụng đào tạo, xác định nhu cầu điều chỉnh, nâng cấp, cập nhật, bổ sung học liệu ĐTTT từ các ý kiến phản hồi từ người học, từ giảng viên trong quá trình sử dụng học liệu, từ yêu cầu của nội dung chương trình đào tạo và đề cương học phần. Xây dựng kho học liệu dùng chung, kết nối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm, giảng dạy các module để học sinh tiếp cận công nghệ hiện đại từ nước tiên tiến. Lên kế hoạch, triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động biên soạn, cập nhật, phát triển và sử dụng hệ thống học liệu điện tử đảm bảo chất lượng, đánh giá hiệu quả của học liệu đang sử dụng. Bên cạnh đó cần ban hành hoặc cập nhật mới qui định về tiêu chuẩn học liệu điện tử làm cơ sở để triển khai phát triển nội dung học liệu đồng thời để đánh giá, nghiệm thu trước khi quyết định đưa học liệu vào sử dụng. 2.6. Phát triển các khóa học online Hình 8. Quy trình phát triển khóa học trực tuyến 178
  9. Dựa trên mô hình ADDIE [4], chúng tôi thiết kế quy trình phát triển nội dung khóa học bao gồm các giai đoạn: - Tổng hợp nội dung: Công việc tìm kiếm cũng như tổng hợp nội dung ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của một khóa học. Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn bao gồm: các thông tin trên sách, giáo trình môn học, các bài báo liên quan, các nghiên cứu khoa học đã được công nhận... - Lựa chọn và phân loại nội dung khóa học: Từ nội dung đã tổng hợp, phân loại và lựa chọn nội dung cần giảng dạy phù hợp với mục đích đào tạo đã xác định ở giai đoạn phân tích. - Sắp xếp trình tự nội dung khóa học: Sắp xếp nội dung khóa học theo từng chương, từng bài học hay theo từng chuyên đề giảng dạy. Xây dựng một hệ thống kiến thức có trình tự. - Đề cương khóa học: Hình thành giáo trình môn học, đề cương môn học, các bài kiểm tra – đánh giá cho môn học - Xác định hình thức trình bày nội dung: Hình thức trình bày nội dung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khóa học. Nó tạo sự hứng thú đối với người học. Các hình thức trình bày phổ biến: Văn bản, audio bài giảng, hệ thống video bài giảng, các bài trình chiếu… - Thiết kế hoạt động chuyển tải nội dung: Ở công việc này, yêu cầu nhóm thiết kế phải trả lời các câu hỏi sao: xây dựng nội dung bài giảng bằng những công cụ nào? Trình bày ra sao? Thực hiện giảng dạy như thế nào? - Kế hoạch giảng dạy: Xây dựng thời gian cụ thể cho từng hoạt động dạy học, từng nội dung trong chương trình của môn học. 4. Kết luận Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng lớn, hệ thống các cơ sở GDNN tuy đã được đầu tư phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng song cũng không thể đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của người học. Trong báo cáo, chúng tôi trình bày quá trình thực hiện chuyển đổi số áp dụng tại Trường. Bằng việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây kết hợp triển khai xây dựng và quản lý nguồn học liệu số đáp ứng được yêu cầu đề ra trong xu thế chuyển đổi số của nước ta góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt yêu cầu của thời đại mới. 179
  10. Tài liệu tham khảo: [1]. WorldEconomicForum.(2016)DigitalTransformationofIndustries:DigitalE nterprise.[online]Availableat:http://reports.weforum.org/digital- transformation/wpcontent/blogs.dir/94/mp/files/pages/files/digital- enterprise-narrative-final-january-2016.pdf [Accessed 04 Feb. 2018] (in English). [2]. Seufert, Sabine, and Christoph Meier. "From eLearning to digital transformation: A framework and implications for L&D." International Journal of Corporate Learning (iJAC) 9.2 (2016): 27-33. [3]. Allen, W. Clayton. "Overview and evolution of the ADDIE training system." Advances in Developing Human Resources 8.4 (2006): 430-441. [4]. Dick, W., and Carey, L. (2004). The Systematic Design of Instruction. Allyn & Bacon; 6 edition Allyn & Bacon. [5]. Qwaider, Q. W., and Ezz Hattab. "Learning content management system (LCMS) versus learning management system." Proceedings of the 3rd International Conference, Excellent in Education. 2010. [6]. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua- dang/ [7]. http://elearning.vlute.edu.vn [8]. Fernandez, A., et al. "An overview of e-learning in cloud computing." Workshop on Learning Technology for Education in Cloud (LTEC'12). Springer, Berlin, Heidelberg, 2012. [9]. https://en.wikipedia.org/wiki/Cloud_computing [10]. 10.http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban ?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=200163 [11]. Alaba, Olumuyiwa B., Ioana Fagarasan, and Radu Dobrescu. "System Requirements Analysis for e-learning systems using grid." Journal of Information Systems & Operations Management 2.2 (2008): 428-435. 180
nguon tai.lieu . vn