Xem mẫu

  1. Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội ĐỀ XUẤT CHƢƠNG TRÌNH VĂN HỌC Điện thoại: 0913513112 NƢỚC NGOÀI Ở PHỔ THÔNG Email: lehuybac@gmail.com GS.TS. LÊ HUY BẮC TÓM TẮT Bàn về giáo dục phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông) hƣớng đến đổi mới vào 2015, bên cạnh các khâu nhƣ cơ sở vật chất, năng lực con ngƣời, cách thức dạy… thì chƣơng trình đào tạo là một trong những mắt xích quan trọng nhất. Bài viết này khảo sát chƣơng trình thực tại và đề xuất một số ý kiến cá nhân về mảng văn học nƣớc ngoài ở hai cấp học phổ thông, dƣới cái nhìn có tính kế thừa từ cấp học sau với cấp học trƣớc trên cơ sở hƣớng đến đào tạo con ngƣời nhân bản, dân tộc và quốc tế. Từ khoá: chƣơng trình, văn học nƣớc ngoài ABSTRACT Proposing Foreign Literature Curriculum fo School Education Faculty of Philology, Hanoi National University of Education Discussion of the general education renovation (junior school and high school) in 2015, besides of facilities, human capacity, method of teaching, etc. teaching program is one of the most importantchains. The paper surveys a current program and suggests some personal opinions of foreign literature in junior schools and high schools by a view of inheritance from junior schools to high schools which bases on educating a new generation of humanities, nationality and internationality. Key words: curriculum, foreign literature Bàn về giáo dục phổ thông (gồm cấp 2 – trung học cơ sở; và cấp 3 – trung học phổ thông) hƣớng đến đổi mới vào 2015, bên cạnh các khâu nhƣ cơ sở vật chất, năng lực con ngƣời, cách thức dạy… thì chƣơng trình đào tạo là một trong những mắt xích quan trọng nhất. Bài viết này chỉ giới hạn đề xuất một số ý kiến cá nhân về mảng văn 179
  2. học nƣớc ngoài ở hai cấp học phổ thông, dƣới cái nhìn liên thông, có tính kế thừa từ cấp học sau với cấp học trƣớc trên cơ sở phân tích bối cảnh giảng dạy hiện nay. 1. THỰC TRẠNG TRUNG HỌC Trong lúc nhiều quốc gia trên thế giới không đƣa chƣơng trình văn học nƣớc ngoài vào các bậc học phổ thông, thì Việt Nam thực hiện điều đó. Tại thời điểm này, đấy là chủ trƣơng đúng, vì hai lẽ: sự hội nhập văn chƣơng toàn cầu và vì sự phụ thuộc của văn chƣơng Việt vào văn chƣơng nƣớc ngoài do nguyên nhân lịch sử. Kể từ đầu thế kỉ XX đến nay, văn chƣơng Việt chủ yếu giao lƣu (cƣỡng bức hay tự nguyện) với các quốc gia sau: Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ, Nga. Từ đó, chúng ta sẽ thấy sự phân bố tiết học trong nhà trƣờng trung học (và cả đại học) chủ yếu dựa trên mối quan hệ với các quốc gia này. Dƣới đây là bảng thống kê các tác phẩm văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào giảng dạy ở hai cấp, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 1.1. Trung học cơ sở TT Lớp Tác phẩm Tác giả Thể loại Quốc gia 1 6 Cây bút thần Khuyết danh Truyện cổ Trung tích Quốc 2 6 Ông lão đánh cá và con Pu-skin(1)kể Truyện cổ Nga cá vàng tích 3 6 Mẹ hiền dạy con Khuyết danh Truyện trung Trung đại Quốc 4 6 Buổi học cuối cùng An-phông-xơ Truyện ngắn Pháp Đô-đê 5 6 Lòng yêu nƣớc I. Ê-ren-bua Tùy bút Nga 6 6 Bức thƣ của thủ lĩnh da Khuyết danh Thƣ Hoa Kì đỏ 7 7 Mẹ tôi Ét-môn-đô Thƣ I-ta-li-a đơ A-mi-xi (1) Chúng tôi giữ nguyên tên phiên âm trong sách giáo khoa ở bảng thống kê. 180
  3. 8 7 Xa ngắm thác núi Lƣ Lí Bạch Thơ Trung Quốc 9 7 Cảm nghĩ trong đêm Lí Bạch Thơ Trung thanh tĩnh Quốc 10 7 Ngẫu nhiên viết nhân Hạ Tri Thơ Trung buổi mới về quê Chƣơng Quốc 11 7 Bài ca nhà tranh bị gió Đỗ Phủ Thơ Trung thu phá Quốc 12 8 Cô bé bán diêm An-đéc-xen Truyện ngắn Đan Mạch 13 8 Đánh nhau với cối xay Xéc-van-téc Tiểu thuyết Tây Ban gió Nha 14 8 Chiếc lá cuối cùng O. Hen-ri Truyện ngắn Hoa Kì 15 8 Hai cây phong Ai-ma-tốp Truyện vừa Cƣ-rơ-gƣ- xtan 16 8 Đi bộ ngao du Ru-xô Tiểu thuyết(1) Pháp 17 8 Ông Giuốc-đanh mặc lễ Mô-li-e Kịch Pháp phục 18 9 Đấu tranh cho một thế Mác-két Nghị luận Cô-lôm- giới hòa bình bi-a 19 9 Cố hƣơng Lỗ Tấn Truyện ngắn Trung Quốc 20 9 Những đứa trẻ Go-rơ-ki Tiểu thuyết Nga 21 9 Chó sói và cừu trong Ten Nghị luận Pháp thơ ngụ ngôn của La (1) Đi bộ ngao du, sách giáo khoa chọn dạy nhƣ văn bản nghị luận nhƣng lại đƣợc trích từ tiểu thuyết, do vậy chúng tôi xếp vào thể loại tiểu thuyết. 181
  4. Phông-ten 22 9 Mây và sóng Ta-go Thơ Ấn Độ 23 9 Rô-bin-xơn ngoài đảo Đi-phô Tiểu thuyết Anh hoang 24 9 Bố của Xi-mông Mô-pát-xăng Truyện ngắn Pháp 25 9 Con chó Bấc Lân-đơn Tiểu thuyết Hoa Kì Văn bản luyện tập, đọc thêm TT Lớp Tác phẩm Tác giả Thể loại Quốc gia 1 6 Ông già và thần chết Lép Tôn-xtôi Ngụ ngôn Nga 2 6 Phần thƣởng Lép Tôn-xtôi Ngụ ngôn Nga 3 6 Tiếng mẹ đẻ Gam-da-tốp Thơ Nga 4 7 Trƣờng học Ét-môn-đô đơ Thƣ I-ta-li-a A-mi-xi 5 7 Thƣ gửi mẹ Hai-nơ Thơ Đức 6 7 Lão nông và các con La Phông-ten Thơ Pháp 7 7 Đêm đỗ thuyền ở Phong Trƣơng Kế Thơ Trung Kiều Quốc 8 9 Chó sói và chiên con La Phông-ten Ngụ ngôn Pháp Tổng số văn bản văn học nƣớc ngoài trong chƣơng trình Trung học cơ sở (kể cả văn bản luyện tập, đọc thêm) là 33 tác phẩm. Con số này quả là khá ấn tƣợng. Đặc biệt phạm vi bao quát của chƣơng trình cũng rất rộng. Chúng tôi thống kê đƣợc có đến 12 quốc gia xuất hiện trong chƣơng trình. Cụ thể, chúng tôi xếp theo thứ tự quốc gia đƣợc dạy nhiều văn bản nhất, kể cả văn bản đọc thêm: Trung Quốc (8 văn bản), Pháp (7 văn bản), Nga (6 văn bản), Hoa Kì (3 văn bản), I-ta-li-a (2 văn bản); các nƣớc chỉ đƣợc dạy một văn bản, gồm có: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Cƣ-rơ-gƣ-xtan, Đức, Ấn Độ, Cô-lôm- bi-a, Anh. Điểm lại toàn bộ mảng văn học nƣớc ngoài đƣợc đƣa vào các sách Ngữ văn 6, 7, 182
  5. 8, 9 ta thấy học sinh đã có dịp làm quen với tất cả các loại hình văn học: trữ tình, kịch, tự sự, kí và văn nghị luận. Trong đó, tự sự là mảng đƣợc các nhà biên soạn quan tâm với nhiều thể loại nhƣ Truyện cổ tích, Ngụ ngôn, Truyện cƣời, Truyện ngắn, Truyện vừa, Tiểu thuyết. Ngoài ra, học sinh còn đƣợc tiếp xúc với những văn bản văn xuôi không hƣ cấu (còn gọi là kí) nhƣ Lòng yêu nƣớc, văn bản nghị luận nhƣ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten... Các văn bản văn học nƣớc ngoài này bƣớc đầu giúp các em học sinh làm quen với đời sống văn hóa tinh thần trong nền văn học của các quốc gia có bề dày lịch sử văn học nhƣ Trung Quốc, Pháp, Đức, I-ta-li-a,... cũng nhƣ các quốc gia đang có tiềm năng phát triển văn học bậc nhất thế giới bây giờ nhƣ Hoa Kì, Nga, Cô-lôm-bi-a... Qua đó, các tác phẩm văn chƣơng này dần dần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về các thể loại văn học trong nhận thức của học sinh. 1.2. Trung học phổ thông Bảng thống kê, tổng hợp các tác phẩm văn học nƣớc ngoài trong sách Ngữ văn 10, 11, 12 (của cả hai bộ, cơ bản và nâng cao) Ngữ văn 10 TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Quốc gia VĂN BẢN CHÍNH 1 Uy-lít-xơ trở về Hô-me-rơ Sử thi Hi Lạp 2 Ra-ma buộc tội Van-mi-ki Sử thi Ấn Độ 3 Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Lí Bạch Thơ Trung Quốc Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng 4 Cảm xúc mùa thu Đỗ Phủ Thơ Trung Quốc 5 Tì bà hành Bạch Cƣ Dị Thơ Trung Quốc 6 Hồi trống Cổ Thành La Quán Trung Tiểu Trung Quốc thuyết VĂN BẢN ĐỌC THÊM 1 Thơ Hai-cƣ của Ba-sô Ba-sô Thơ Nhật Bản 183
  6. 2 Lầu Hoàng Hạc Thôi Hiệu Thơ Trung Quốc 3 Nỗi oán của ngƣời phòng Vƣơng Xƣơng Thơ Trung Quốc khuê Linh 4 Khe chim kêu Vƣơng Duy Thơ Trung Quốc 5 Tào Tháo uống rƣợu luận La Quán Trung Tiểu Trung Quốc anh hùng thuyết 6 Dế chọi Bồ Tùng Linh Truyện Trung Quốc ngắn Ngữ văn 11 TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Quốc gia VĂN BẢN CHÍNH 1 Tình yêu và thù hận Sếch-xpia Bi kịch Anh 2 Tôi yêu em Pu-skin Thơ Nga 3 Ngƣời trong bao Sê-khốp Truyện ngắn Nga Ngƣời cầm quyền khôi 4 Huy-gô Tiểu thuyết Pháp phục uy quyền Ba cống hiến vĩ đại của 5 Ăng-ghen Nghị luận Đức Các Mác 6 Đám tang lão Gô-ri-ô Ban-dắc Tiểu thuyết Pháp VĂN BẢN ĐỌC THÊM 7 Bài thơ số 28 Ta-go Thơ Ấn Độ Ngữ văn 12 TT Tác phẩm Tác giả Thể loại Quốc gia VĂN BẢN CHÍNH 184
  7. 1 Thuốc Lỗ Tấn Truyện ngắn Trung Quốc 2 Số phận con ngƣời Sô-lô-khốp Truyện ngắn Nga 3 Ông già và biển cả Hê-ming-uê Tiểu thuyết Hoa Kì Thông điệp nhân ngày thế Cô-phi An- 4 giới phòng chống AIDS 1 Nghị luận Ga-na nan – 12 – 2003 VĂN BẢN ĐỌC THÊM 5 Tự do Ê-luy-a Thơ Pháp 6 Đô-xtôi-ép-xki Xvai-gơ Nghị luận Áo Theo thống kê trên, ta thấy toàn bộ chƣơng trình văn học nƣớc ngoài trong trƣờng phổ thông trung học bao gồm 25 tác phẩm, bao quát một khoảng thời gian chừng 3000 năm, từ cổ đại Hi Lạp đến hiện đại, từ châu Á sang châu Âu, châu Mĩ, châu Phi. Việc tuyển chọn này khá bao quát (còn thiếu châu Öc). Tuy nhiên, đã có sự mất cân đối vì số lƣợng tác phẩm văn học Trung Quốc quá lớn: 10 tác phẩm. Các văn bản văn học nƣớc ngoài này bƣớc đầu giúp học sinh nâng cao hơn nữa vốn đời sống văn hóa tinh thần trong nền văn học của các quốc gia có bề dày lịch sử văn học nhƣ Trung Quốc, Pháp,... cũng nhƣ các quốc gia đang có tiềm năng phát triển văn học bậc nhất thế giới bây giờ nhƣ Hoa Kì, Nhật,... Qua đó, các tác phẩm văn chƣơng này dần dần tạo nên một bức tranh văn hóa khá hoàn chỉnh về các vùng miền văn chƣơng lớn của nhân loại. Phạm vi bao quát của chƣơng trình rất rộng. Chúng tôi thống kê đƣợc có đến chín quốc gia xuất hiện trong chƣơng trình. Cụ thể nhƣ sau, chúng tôi xếp theo thứ tự quốc gia đƣợc dạy nhiều văn bản nhất, kể cả văn bản đọc thêm : Trung Quốc (10 văn bản), Pháp (3 văn bản), Nga (3 văn bản), Ấn Độ (3 văn bản), các nƣớc chỉ đƣợc dạy một văn bản, gồm có: Hoa Kì, Áo, Đức, Anh, Hi Lạp, Ga-na. Qua thống kê cả hai cấp học, chúng tôi nhận thấy ba quốc gia có văn bản trong chƣơng trình nhiều nhất vẫn là Trung Quốc, Pháp, Nga. Trong khi đó, nhiều nền văn học lớn trên thế giới cũng nhƣ các tác gia văn học mang nhiều quốc tịch nhƣ Coetzee, Naipaul... vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy ba quốc gia có văn bản trong chƣơng trình phổ thông nhiều nhất là Trung Quốc, Pháp, Nga. Ba quốc gia này có ảnh hƣởng lớn đến văn học Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là các quốc gia đạt đƣợc nhiều đỉnh cao 185
  8. trong lịch sử văn học. Tuy nhiên, ở vào thời điểm hiện nay văn học của các quốc gia này đã suy yếu hơn văn học các nƣớc Hoa Kì, Anh, Đức,... Do vậy, có lẽ nên có sự điều tiết nhất định để học sinh có thể tiếp thu với các thành quả văn học đƣơng đại, để khỏi ngỡ ngàng khi bƣớc vào kỉ nguyên toàn cầu hóa, mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Một số tác gia văn học đƣợc lặp lại từ cấp học trƣớc nhƣ Lỗ Tấn, Pushkin, Lí Bạch, Tagore. Điều này dẫn đến hạn chế là diện tiếp xúc của học sinh với các tinh hoa văn học nƣớc ngoài bị thu hẹp. Trong khi đó, để chọn các tác gia nƣớc khác có trình độ lẫn tƣ tƣởng tƣơng đƣơng các tác giả này là không thiếu.Từ những khảo sát và phân tích trên, chúng tôi đi đến những đề xuất sau: 2. ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI Những đề xuất chúng tôi nêu ra đây đƣợc dựa trên các cơ sở: – Sự phân tích chƣơng trình cụ thể của các cấp học: trung học phổ thông, trung học cơ sở trong sự đối sánh với văn học Việt Nam (phong cách nào ở Việt Nam chƣa có thì cần đƣa vào dạy). – Sự phản ánh của giáo viên, học sinh trực tiếp dạy và học mà chúng tôi có dịp tiếp xúc. – Yêu cầu bồi dƣỡng tri thức toàn diện, hƣớng đến đào tạo con ngƣời,… nhƣng giảm thiểu tối đa việc nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Theo đó, các cấp quản lí và hoạch định chiến lƣợc có thể chú trọng những điểm sau: 2.1. Về khung chương trình hai bậc học trung học Từ những văn bản văn học nƣớc ngoài và cả văn bản văn học Việt Nam đƣợc đƣa vào chƣơng trình, chúng tôi nhận thấy quả là quá tải đối với ngƣời học. Do vậy, hƣớng ƣu tiên bỏ bớt các văn bản chƣa hay, chƣa phù hợp là cần thiết. Chúng tôi tán thành chủ trƣơng này. Cần chú ý đến sự thống nhất liên thông giữa hai cấp học. Không nên chọn một tác giả cho cả hai cấp: Lỗ Tấn, Tagore,… chẳng hạn. Cần đề cao văn học Việt. Nếu văn bản nào có thể thay thế bằng văn bản trong nƣớc thì thay thế: chẳng hạn truyện cổ tích. Cần hƣớng đến việc đào tạo hài hòa giữa con ngƣời quốc gia và công dân thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Theo đó các nền văn học đƣợc tuyển chọn nhiều nhƣ Trung Quốc, Nga, Pháp cần bỏ bớt để chọn các tác giả của các nền văn học khác cho đa dạng. 2.2. Về các thay đổi cụ thể 186
  9. Trên tinh thần đề cao văn hóa dân tộc, đề cao cách tiếp thu các tinh hoa văn học thế giới phù hợp với tâm lí và văn hóa Việt, từ phân tích sơ bộ trên, chúng tôi đề xuất bỏ mảng thơ Đƣờng ra khỏi chƣơng trình trung học cơ sở, vì đây là thể loại thơ khó, không phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp học này. Thơ Haiku cũng nên bỏ bớt, chỉ giữ lại đôi bài vì rất khó dạy, để học sinh làm quen với thể thơ độc đáo này. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi một số văn bản nếu xét thấy chƣa thực sự phù hợp hoặc văn bản trong nƣớc có thể thay thế. Cụ thể nhƣ sau: Không dạy các truyện cổ tích nƣớc ngoài, vì truyện cổ tích Việt Nam không thiếu. Đề xuất bỏ các văn bản: Cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng. Các văn bản nhƣ Cố hƣơng, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten hoặc bỏ, hoặc thay thế bằng văn bản khác. Có thể thay các văn bản trên bằng truyện thần thoại Hi Lạp và ngụ ngôn Êdốp. Do truyện thần thoại của ta bị thất lạc và chƣa thật hay nên có thể chọn một thần thoại của Hi Lạp; riêng ngụ ngôn Edốp thì nên dạy vì ngụ ngôn của ông là khuôn mẫu của các ngụ ngôn còn lại của thế giới và cả Việt Nam. Các văn bản nghị luận nƣớc ngoài cần bỏ bớt, nên chọn văn bản nghị luận trong nƣớc. Các văn bản cần đổi đoạn trích vì không đúng với trọng tâm của tác phẩm. Chẳng hạn đoạn trích Con chó Bấc không phải là nội dung chính của tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dã. Nội dung đoạn trích này chỉ miêu tả tình cảm con chó với chủ, điều này không có gì đáng nói vì chó nào mà chẳng trung thành và quý chủ. Cần phải chọn đoạn trích hƣớng tới chủ đề chính của tác phẩm là việc để bản năng sống lại sẽ là mối nguy cơ xóa sổ nền văn minh. Cũng vậy, cần thay lại đoạn trích Hai cây phong. Có thể lấy lại đoạn trích trƣớc đây vì nó mới đúng là viết về “ngƣời thầy đầu tiên”. Bài Rô-bin-xơnngoài đảo hoang cũng cần đổi đoạn trích. Đoạn trích ở sách giáo khoa ngắn và chƣa thật tiêu biểu cho nội dung tác phẩm. Bài Ông già và biển cả cần thay đoạn trích khác vì quá dài, khó dạy trong hai tiết. Nên bỏ bài Tự do (vì bài này chƣa thật hay) và chọn một bài thơ siêu thực khác của Eluard và đƣa vào dạy chính thức, vì đây là thể thơ độc đáo của nhân loại, có ảnh hƣởng đến thơ siêu thực Việt Nam. Thay đoạn trích kịch Romeo và Juliet bằng Hamlet vì đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Shakespeare. 2.3. Bổ sung 187
  10. Chƣơng trình nên bổ sung các tác giả tiêu biểu cho văn học thế kỉ XX, đặc biệt là các tác giả thuộc nửa sau của thế kỉ, gồm có F. Kafka (truyện ngắn Ngƣời cƣỡi xô), W. Faulkner (Diễn từ Nobel), G. Marquez (truyện ngắn hoặc trích đoạn tiểu thuyết), Kawabata (truyện ngắn Ngƣời đàn ông không cƣời) hoặc Naipaul (truyện ngắn B. Wordsworth)... Trên đây là những suy nghĩ hoàn toàn mang tính cá nhân, có thể chƣa thật thuyết phục. Nhƣng với tƣ cách là ngƣời trong nghề hơn 20 năm nay, từng tham gia biên soạn sách giáo khoa trung học và giáo trình các cấp, từng giảng dạy hầu hết các bậc học cử nhân sƣ phạm, chúng tôi thiết nghĩ việc giải quyết những bất cập ở các cấp phổ thông cần phải đặt trong cái nhìn tổng thể, hƣớng trọng tâm đến việc khai phóng tri thức, đào tạo con ngƣời nhân bản và quốc tế… là thực sự cần thiết trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên những đề xuất trên chỉ mang tính tham khảo, chƣa phải là những kiến nghị cuối cùng. Việc chọn văn bản trong chƣơng trình trung học hoàn toàn không dễ dàng chút nào. Mong mọi ngƣời góp ý thêm nữa cho chƣơng trình hoàn thiện hơn. 188
nguon tai.lieu . vn