Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (số câu trong đề thi: 31) Thời gian làm bài: 60 phút Họ và tên : …………………………………….. MSSV: ………………………….. NỘI DUNG ĐỀ THI A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra? a. Tính lịch sử b. Tính giá trị c. Tính nhân sinh d. Tính hệ thống Câu 2. “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”. Đó là định nghĩa về văn hóa của tác giả: a. Hồ Chí Minh b. Trần Ngọc Thêm c. Trần Quốc Vượng d. Phan Ngọc Câu 3. Theo cách tiếp cận của Trần Ngọc Thêm, ẩm thực, trang phục, nhà ở là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào? a. Văn hóa nhận thức b. Văn hóa tổ chức cộng đồng c. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên d. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Câu 4. Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa? a. Chức năng tổ chức b. Chức năng điều chỉnh xã hội c. Chức năng giao tiếp d. Chức năng giáo dục Câu 5. Văn minh là khái niệm: a. Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính dân tộc, gắn với Phương Đông nông nghiệp b. Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính quốc tế, gắn với Phương Đông nông nghiệp c. Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính dân tộc, gắn với Phương Tây đô thi d. Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính quốc tế, gắn với Phương Tây đô thị Câu 6. Theo cách phân loại của Trần Ngọc Thêm, cấu trúc của hệ thống văn hóa gồm: a. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội. b. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội. 1
  2. c. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. d. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội. Câu 7. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là: a. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn b. Lễ hội lồng tồng c. Văn hóa cồng chiêng d. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng Câu 8. Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm: a. Austroasiatic (Nam Á) b. Australoid c. Austronésien d. Mongoloid Câu 9. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc thuộc lớp văn hóa: a. Bản địa b. Giao lưu Trung Hoa và khu vực c. Lưu phương Tây d. Cả 3 đều sai Câu 10. Đặc điểm nổi bật nhất của giai đọan văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc là: a. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc b. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc c. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ d. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Câu 11. Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào nhất? a. Trung Hoa b. Ấn Độ c. Pháp d. Mỹ Câu 12. Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt? a. Vùng văn hóa Trung bộ b. Vùng văn hóa Bắc bộ c. Vùng văn hóa Nam bộ d. Vùng văn hóa Việt Bắc Câu 13. Màu đỏ liên quan đến hành gì? Biểu trưng cho điều gì? a. Thổ/quyền lực nhà Vua b. Mộc/sinh sôi c. Thủy/lạnh lẽo, tang tóc d. Hỏa/may mắn Câu 14. Mùng chín cúng Trời, mùng mười cúng Đất thể hiện triết lý gì? a. Âm dương b. Tam tài c. Ngũ hành d. Tất cả đều đúng 2
  3. Câu 15. Thực phẩm có màu đen hữu ích cho tạng gì trong cơ thể? a. Can b. Thận c. Tỳ d. Phế Câu 16. Phương Tây ứng với hành nào trong Ngũ hành? a. Hành Thổ b. Hành Mộc c. Hành Thủy d. Hành Kim Câu 17. Trong các cặp sau đây, cặp nào có tương ứng sai? a. Rồng: Phương Đông b. Mùa Hạ: Hoả c. Màu trắng: Kim d. Vị đắng: thuỷ Câu 18. Triết lý âm dương có nguồn gốc trực tiếp từ: a. Tư duy phân tích b. Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp c. Tư duy khoa học d. Khả năng thông linh Câu 19. Đặc điểm của đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng? a. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chính b. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét c. Đô thị hình thành một cách tự phát d. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa Câu 20. Bàn về đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng? a. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chánh. b. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét. c. Đô thị hình thành một cách tự phát. d. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa Câu 21. Trong xã hội Việt Nam trước đây, thương nghiệp không được coi trọng vì: a. Quan niệm “sĩ nông công thương” b. Thị dân chưa có quan hệ mua bán với nước ngoài c. Xã hội ít có nhu cầu trao đổi d. Cả 3 đều sai Câu 22. Cách gọi: Phố-ngõ-ngách phổ biến ở đâu? a. Miền Bắc b. Miền Trung c. Miền Nam d. Cả 3 đều sai Câu 23. Câu nói “Buôn có bạn, bán có phường” thể hiện đặc tính nào của người Việt? a. Tính cộng đồng b. Tính linh hoạt c. Tính tự trị 3
  4. d. Tính tôn ty trật tự Câu 24. Tài sản của tộc họ do các thế hệ trước để lại (thường là ruộng đất) dùng vào việc hương khói, giỗ chạp, cúng tế... hoặc giúp đỡ các thành viên trong họ được gọi là: a. Công điền b. Tư điền c. Từ đường d. Hương hỏa Câu 25. Trong cách ăn uống của người Việt, đôi đũa biểu hiện đặc tính nào dưới đây? a. Tính cộng đồng b. Tính tính linh hoạt c. Tính tổng hợp d. Tính biểu trưng Câu 26. Thành Hoàng được thờ ở đình làng được gọi chính xác là gì? a. Thành Hoàng Bổn Cảnh b. Thổ Công c. Thành Hoàng Đại Vương d. Đô Thành Hoàng Đại Vương Câu 27. Tết Nguyên Đán còn được dân gian gọi là gì? a. Tết Thượng nguyên b. Tết Thanh minh c. Tết Hạ nguyên d. Tết Cả Câu 28. Hệ thống giao thông ở Việt Nam trước đây phụ thuộc vào? a. Đường bờ ruộng b. Sông ngòi, kênh, rạch c. Đường mòn qua núi, đồi d. Cả 3 đều đúng Câu 29. Đâu là thần thuộc dòng Đạo giáoViệt Nam? a. Ngọc Hoàng b. Đức Thánh Trần c. Thánh Mẫu Liễu Hạnh d. Cả ba đều đúng Câu 30. Tết Hàn thực thuộc về mùa nào trong năm? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 Những đặc điểm cơ bản của nhà ở Việt Nam truyền thống? ----------------------Hết---------------------- Sinh viên không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 4
  5. 5
nguon tai.lieu . vn