Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---&0&--- Môn: Kỹ Thuật Trồng Trọt GVHD: Nguyễn Thị Cách BÀI TẬP NHÓM Chủ Đề: Nhóm Thực Hiện: (N2) 1. Phan Thanh Huấn 2. Phan Hành 3. Nguyễn Thị Diễm Hồng 4. Doãn Thị Hồng 5. Ngô Quang Hưng 6. Nguyễn Thị Hương
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---&0&--- Môn: Kỹ Thuật Trồng Trọt GVHD: Nguyễn Thị Cách BÀI TẬP NHÓM Chủ Đề: Nhóm Thực Hiện: (N2) 1.Phan Thanh Huấn 2.Phan Hành 3.Nguyễn Thị Diễm Hồng 4.Doãn Thị Hồng 5.Ngô Quang Hưng 6.Nguyễn Thị Hương
  3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ II.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÀ PHÊ 1.Nguồn gốc,xuất sứ và lịch sử phát triển cây cà phê ở Việt nam 2.Một số giống cà phê phổ biến ở Việt Nam III. NGUYÊN LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÀ PHÊ 1.Cấu tạo chung của cây cà phê. 2.Đặc điểm về sinh lý và thực vật của cây cà phê. 3.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. IV. KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc  Chọn cây con  Làm đất  Cách trồng  Quy trình chăm sóc cây cà phê …….. 2. Kỹ thuật sản xuất cà phê ở Đăklăk V. HƯỚNG PHÁT TRIỂN VI.KẾT LUẬN
  4. I.ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta là một nước thuộc vùng nhiệt đới rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, vả lại giá cà phê liên tục tăng trong những năm qua nên nhiều diện tích đất được chuyển đổi để trồng cây cà phê làm sản lượng cà phê ở nước ta tăng lên rất lớn. Trong những năm vừa qua, sản xuất cà phê của Việt Nam được coi là nước thuộc nhóm các nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Đến nay, sản phẩm cà phê nhân đã xuất sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, đặc biệt nhất là việc một số nước sản xuất cà phê tương đối lớn ở Mỹ Latinh như Ecuador, Mexico, Pêru, Nicaragua..., cũng đã mua sản phẩm của Việt Nam [20]. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) : Kim ngạch xuất khẩu cà phê nước ta gần 1 tỷ USD/niên vụ và sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Điều đó khẳng định rằng nếu cây cà phê được quan tâm, phát triển đúng hướng thì sẽ tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Nhận thấy tầm quan trọng này chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:
  5. II.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÀ PHÊ 1.Nguồn gốc,xuất sứ và lịch sử phát triển cây cà phê ở Việt nam : Cà phê - loài cây bắt nguồn từ Ethiopia Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1870, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 HA VÀO NẮM 1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả. 2.Một số giống cà phê phổ biến ở Việt Nam Có ba loại gống cà phê: Cà phê chè: Coffea arabica L. Cà phê vối: Coffea canephora. Cà phê mít: Coffea excelsa
  6. Mỗi giống có nhiều chủng loại khác nhau như trong cà phê chè có các chủng: Typica, Bourbon, Moka, Mundonovo, Caturra, Catuai, Catimor.v.v... Trong cà phê vối có rất nhiều chủng loại khác nhau về kích thước lá, độ gợn sóng của phiến lá, màu sắc lá và quả, hình dạng quả, song chủng loại được trồng rất phổ biến ở nhiều nước là Robusta. Đặc trưng của cà phê Typica là đọt non có màu nâu tím, còn các chủng khác như Bourbon, Mundonovo... thì đọt non có màu xanh. Tùy theo từng giống mà chúng đòi hỏi các điều kiện ngoại cảnh khác nhau, cho nên việc bố trí cơ cấu giống vào trồng trong một vùng phải dựa trên các yêu cầu riêng của chúng. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả của từng giống.
  7. III.NGUYÊN LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CÀ PHÊ 1.Cấu tạo chung của cây cà phê. Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy. Cấu tạo của một cây cà phê Nó là 1 cây bụi luôn xanh hoặc cây nhỏ có thể cao lên tới 5m (16 ft) khi chưa được tỉa bớt. Lá của nó màu xanh đậm và bóng lóang, thường dài 10-15 cm (3.9-5.9 in) và rộng 6.0 cm (2.4 in). Nó phát ra những bó thơm ngát, trong khi những bông hoa trắng nở ra cùng một lúc. Trái của cây hình oval, dài khỏang 1.5 cm, và có màu xanh lá khi chưa chín muồi, nhưng chín dần thành màu vàng, sau đó đỏ thắm và trở thành đen lại. Mỗi trái thường có 2 hạt nhưng đến 5-10% trái chỉ có 1; nó được gọi là peaberry. Trái nở từ 7-9 tháng.  Thân Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất
  8. từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.  Hoa Hoa cà phê Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa. Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác. Quả Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa
  9. kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả. Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một). - Cấu tạo của quả: cấu tạo của một quả cà phê bao gồm các bộ phận sau đây: (hình 1) Hình 1: Cấu tạo quả cà phê.
  10. Thời gian mang quả trên cây từ lúc bắt đầu hình thành quả non đến khi quả chín: + Cà phê chè: từ 7 - 8 tháng. + Cà phê vối: từ 9 - 10 tháng. 2.Đặc điểm về sinh lý và thực vật của cây cà phê. Yêu cầu sinh thái - Phạm vi nhiệt độ biến động từ 15 - 30oC, nhưng lý tưởng nhất có nhiệt độ trung bình từ 19 - 24oC - Có lượng mưa năm từ 1500 - 2000mm - Độ cao so với mặt biển từ 800 - 2500m, có một mùa khô hạn nhẹ kéo dài từ 2 - 3 tháng - Ưa ánh sáng tán xạ, có cây che bóng. Một số đặc điểm sinh thái của cây cà phê - Nở hoa: Thường cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm non. Mầm hoa tiếp tục phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa phát triển đã hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi được tưới nước hay có lượng mưa trên dưới 15 mm thì sau đó 5 - 7 ngày hoa sẽ nở, thời gian này có thể dài hơn nếu trước đó hoa chưa phát triển đầy đủ. Cà phê chè tự thụ phấn (trên dưới 90%) còn cà phê vối thì thụ phấn chéo (dị hoa thụ phấn). Do đặc điểm thụ phấn chéo của cà phê vối vì vậy khi chúng ta sử dụng hạt cà phê vối để làm giống thì khó tạo ra một vườn cà phê thuần chủng. Ngày nay một số nước đã trồng cà phê vối bằng các cành giâm thông qua biện pháp nhân giống vô tính. Ưu điểm của nhân giống vô tính là tạo ra các vườn cà phê vối thuần chủng, mang các đặc điểm tốt của các cây mẹ đã được chọn lọc như: năng suất cao, phẩm chất tốt, cỡ hạt to, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh... Ở nước ta biện pháp này đang được thử nghiệm trên diện tích rộng trong sản xuất. - Nảy mầm của hạt: Hạt giống sau khi chế biến nếu được ngâm cho bão hòa nước (từ 20 - 24 giờ) sau đem ủ giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC
  11. thì sau đó từ 3 - 5 ngày đã nhú mầm khi để cả vỏ trấu hoặc bóc vỏ trấu. Nếu bóc vỏ trấu thì thời gian nảy mầm nhanh hơn so với không bóc vỏ. - Độ ẩm cây héo của cây cà phê: Độ ẩm cây héo của cây cà phê là giới hạn độ ẩm trong đất, cây không còn khả năng hút được nước đưa đến hiện tượng làm cho cây cà phê bị héo. * Độ ẩm cây héo đối với cây cà phê con trong vườn ương 26 - 27%. * Độ ẩm cây héo đối với cây cà phê tuổi kinh doanh: 28 - 30%. * Giới hạn độ ẩm trong đất cần phải tưới nước cho cà phê tuổi kinh doanh: 30 - 34%. - Phân bố tầng rễ: Bề mặt của bộ rễ nói chung phát triển ra tới mép ngoài của tán lá. Lượng rễ phát triển tập trung chủ yếu ở tầng đất canh tác sâu từ 0 - 30 cm, chiếm tới 85% trọng lượng và thể tích của bộ rễ. Rễ cọc (rễ chính) có khả năng xuyên sâu tới trên dưới một mét, cà phê mít rễ cọc có khả năng xuống sâu hơn. Sự phát triển và phân bố của bộ rễ cà phê có quan hệ tới kỹ thuật trồng mới (trồng âm để đưa bộ rễ xuống sâu dưới mặt đất tránh vùng khô hạn ở lớp đất mặt), kỹ thuật bón phân (bón phân theo mép ngoài của tán, kỹ thuật tủ gốc giữ ẩm và tưới nước). - Sự phát triển cành lá: Trong điều kiện thích hợp để phát triển được thêm một cặp cành hay một đôi lá phải cần một thời gian từ 25 - 30 ngày. Cây con sau khi trồng được một năm có khả năng phát triển từ 12 - 14 cặp cành, sau khi trồng 18 tháng cây đã đủ chiều cao để hãm ngọn (những nơi chăm sóc tốt khả năng sinh trưởng này còn lớn hơn). Sự ra cành của cà phê trên thân theo quy luật đối xứng (mỗi một đốt có một cặp cành đối xứng ) cá biệt có những chủng cà phê chè tại một đốt trên thân cho ba cành phân bố đều quanh thân.
  12. Tùy theo từng chủng, từng vùng sinh thái mà trên cành cấp một có phát triển các cành cấp hai. Nếu được cắt tỉa hợp lý thì cây cà phê vối có nhiều hệ cành quả thứ cấp. Cấu tạo của một cây cà phê có những bộ phận chủ yếu sau đây (hình 2): Cành cấp một mọc trực tiếp từ thân, thường thẳng góc với thân hoặc tạo thành một góc nhỏ hơn 900 tùy từng giống và chủng cà phê. Các cành thứ cấp phát triển trên cành cấp 1, cành cấp 2, cấp 3, cấp 4 v.v... Chồi vượt được mọc từ thân và song song với thân. Nếu uốn thân cũng tạo thành các chồi vượt mọc thẳng góc với thân. Hình 2: Sự phân bố các loại cành của cây cà phê Từ các chồi vượt có thể giữ lại để tạo thành các thân mới trong kỹ thuật nuôi nhiều thân trên một gốc hay một thân bổ sung thay thế các chồi cũ già cỗi. việc nắm chắc quy luật ra cành của cà phê có một ý nghĩa đặc biệt để điều khiển chúng phục vụ cho kỹ thuật tạo hình. Trong thực tế ở Việt Nam, cà phê vối có khả năng phát triển tới cành cấp 8 (hình 3). Cần chú ý tới quy luật ra quả của cà phê vối khác với cà phê chè. Các đốt của cà phê vối sau khi đã ra quả thì năm sau ở các đốt đó không còn có hoa, quả nữa. ngược lại ở cà phê chè tại những đốt đã cho quả năm trước thì năm sau lại tiếp tục cho hoa quả (hiện tượng lại hoa trên đốt cũ). Nắm được quy luật này để có biện pháp cắt tỉa, điều khiển sự phát triển cành quả thứ cấp của cà phê vối từ trên những cành đã cho quả từ những năm trước. 3.Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
  13.  Đất đai Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba- zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng sâu từ 70 cm trở lên, có độ thoát nước tốt (không bị úng, lầy). Các loại đất thường thấy ở Việt Nam ở trên các vùng cao như granit, sa phiến thạch, phù sa cổ, gờ nai, đá vôi, dốc tụ... đều trồng được cà phê. Ở cà phê vườn có khả năng trồng được cả ở nơi có đá lộ đầu, ở những nơi đất dốc vẫn trồng được cà phê nếu làm tốt công trình chống xói mòn. Dù trồng ở trên loại đất nào nhưng vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất ba-zan, nếu cà phê không được chăm sóc tốt vẫn dẫn tới hiện tượng cây mọc còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại ở những nơi không phải là đất ba-zan nếu đảm bảo được đủ lượng phân hữu cơ, vô cơ, giải quyết tốt cây đậu đỗ, phân xanh trồng xen, tủ gốc tốt cùng các biện pháp thâm canh tổng hợp khác như tưới nước vẫn có khả năng tạo nên các vườn cà phê có năng suất cao. Khí hậu Không phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý tới các yếu tố rất quan trọng này. - Nhiệt độ: Nói chung trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 50C đến 320C cây cà phê vẫn có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Song phạm vi nhiệt độ phù hợp đối với từng giống cà phê có khác nhau. - Cà phê ưa nơi mát và hơi lạnh. Phạm vi thích hợp từ 180C - 250C, thích hợp nhất từ 20 - 220C. Do yêu cầu về nhiệt độ như vậy nên cà phê chè thường được trồng ở miền núi có độ cao từ 600 - 2.500 m (nguyên quán cà phê chè là ở Ethiopie nơi có độ cao trên dưới 2.000 m). Các nước trồng cà phê chè có phẩm vị thơm ngon như: Kenya, Tanzania, Ethiopie, Côlombia thường được trồng ở nơi có độ cao từ 800 m trở lên. Ngược lại cà phê vối thích ở nơi nóng ẩm. Phạm vi nhiệt độ thích hợp từ 22 - 260C, song giới hạn nhiệt độ
  14. thích hợp nhất từ 24 - 260C. Nhiệt độ giảm xuống tới 00C làm thui cháy các đọt non, nếu kéo dài làm cháy cả lá già đặc biệt là vùng hay xuất hiện sương muối. Gió rét và gió nóng đều bất lợi đối với sinh trưởng của cây cà phê. - Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với cây cà phê chè thường 1.300 mm - 1.900 mm, còn đối với cà phê vối cần từ 1.300 - 2.500 mm. Nếu lượng mưa được phân bổ tương đối đều trong năm có một mùa khô hạn ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch, nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa của cây cà phê. Đối với cà phê mít có yêu cầu về nhiệt độ và lượng mưa tương tự như cà phê vối. Song cây cà phê mít có bộ rễ ăn sâu, vì vậy có thể trồng ở những nơi có lượng mưa ít hơn. Nhìn chung, ở nước ta lượng mưa phân bố không đều. Lượng mưa tập trung khoảng 70 - 80% vào trong mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước. Mùa khô thường kéo dài từ 3 - 5 tháng, nhưng lượng nước mưa chỉ chiếm từ 20 - 30%, do vậy có nhiều nơi cây cà phê thiếu nước nghiêm trọng đặc biệt là các tỉnh ở Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Để khắc phục hiện tượng này, vấn đề tủ gốc giữ ẩm, đai rừng phòng hộ, cây che bóng và tưới nước có một ý nghĩa quan trọng. - Ấm độ: Ẩm độ của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn cà phê nở hoa cần phải có ẩm độ cao, do đó tưới nước bằng biện pháp phun mưa rất thích hợp cho quá trình nở hoa của cà phê. Ẩm độ quá thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao dẫn tới hậu quả làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng. - Ánh sáng: Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ (nguồn gốc mọc trong rừng thưa tại châu Phi), ánh sáng trực xạ làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ dẫn tới hiện tượng khô cành, khô quả, vườn cây xuống dốc nhanh, ánh sáng tán xạ có tác dụng điều hòa sự ra hoa, phù hợp với cơ chế quang hợp tạo thành và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê, giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định. Cà phê vối là cây thích ánh sáng trực xạ yếu (nguyên quán cà phê vối mọc rải rác ven bìa RỪNG Ở CHẤU PHI). Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh thì cây cà phê vối cần lượng cây che bóng để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp
  15. của vườn cây. - Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió quá mạnh làm cho lá bị rách, rụng lá, các lá non bị thui đen, gió nóng làm cho lá bị khô héo. Gió làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hơi nước của cây và đất đặc biệt là trong mùa khô. Vì vậy cần giải quyết trồng tốt hệ đai rừng chắn gió chính và phụ; cây che bóng để hạn chế tác hại của gió. Đai rừng chắn gió và cây che bóng còn có tác dụng hạn chế hình thành và tác hại của sương muối, ở những vùng có gió nóng, đai rừng còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong lô trồng. IV. KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ Kỹ thuật trồng và chăm sóc  Chọn cây con Chỉ tiêu sinh trưởng Cà phê Cà phê chè vối Giống thấp Giống cao cây (1) cây (2) - Tuổi cây (tháng) 6-7 6-7 6-7 - Chiều cao (cm) Trên 25 Trên 20 Trên 25 - Số cặp lá thật -5 -5 -5 - Đường kính gốc -4 -3 -3 (mm)
  16. - Sâu bệnh Không Không Không - Dị hình - - -  Đất trồng cà phê Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm, có bộ rễ ăn sâu tới trên 1 m, vì vậy phải chọn các loại đất sau đây : - Có tầng đất sâu từ 70 cm trở lên - Đất có cấu tượng tốt, tơi xốp, giàu chất hữu cơ - Không bị úng nước trong mùa mưa (thoát nước tốt) - Các loại đất thuộc nhóm đất đỏ như đất bazan là loại đất rất quý để trồng cà phê. ở Việt Nam loại đất này có nhiều nhất ở các tỉnh Tây nguyên, mièn Đông Nam bộ, Quảng Trị, Nghệ An, . . . - Ngoài đất bazan ra còn nhiều loại đất khác có khả năng trồng cà phê như : đất phù sa cổ, đất dốc tụ, đất sa phiến thạch, đất đá vôi, . . . miễn là chúng có các đặc điểm đã nêu ở trên và có điều kiện sinh thái phù hợp (chế độ mưa, chế độ nhiệt, . .). - Hàm lượng chất hữu cơ trong đất có từ 3% trở lên (đối với đất đỏ bazan) và trên 2,5% đối với các loại đất khác là phù hợp đối với cà phê. Mật độ, khoảng cách trồng - Ở những nơi đất không có độ phì cao thì trồng với mật độ 6666 cây/ha, tương ứng với khoảng cách : hàng cách hàng : 1,5 m, cây cách cây : 1m
  17. - ở những nơi đất tốt trồng với mật độ 3333 cây/ha, tương ứng với khoảng cách : hàng cách hàng : 2 m, cây cách cây : 1,5m - ở những nơi đất trung bình có thể trồng với mật độ 5000 cây/ha : hàng cách hàng : 2 m, cây cách cây : 1 m - Khi trồng mới chỉ trồng 1 cây/hố, sau đó có thể nuôi thêm 1 đến 2 thân mới để có từ 2-3 thân/hố. - Để có năng suất cao giống cà phê Catimor chỉ hãm ngọn ở chiều cao Giống cà phê Khoảng cách Mật độ Số (m) (hố/ha) cây Catimor 2 x 1,5 3.300 1 Catimor 2 x 10 5.000 1 Catimor 1,8 x 1,2 4.600 1 Cà phê chè cao 3 x 2,0 1.330 1 cây (Typica, Bourbon) 3 x 2,0 1.660 1 Cà phê vối 3 x 2,5 1.330 1-2 3x3 1.110 1-2 Cà phê mít 4x3 830 1 1,8m hoặc không hãm ngọn.
  18.  Làm đất Cà phê là một cây công nghiệp lâu năm, có bộ rễ ăn sâu vì vậy công tác khai hoang làm đất phải được thực hiện một cách chu đáo. Sau khi đã khai hoang giải phóng mặt bằng, dùng cày một lưỡi cày sâu lật đất từ 40 - 50 cm. Vườn cà phê phải thiết kế hoàn chỉnh ngay từ đầu đảm bảo các yêu cầu sau đây: + Đảm bảo cho việc bảo vệ đất, chống xói mòn. + Đảm bảo cho vấn đề cơ giới hóa trong các khâu cày, bừa, chăm sóc, phát cỏ, vận chuyển, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh và cỏ dại. + Đảm bảo cho việc thâm canh tăng năng suất, hạn chế những yếu tố bất thuận của tự nhiên như: gió, rét, nóng, hạn...  Quy trình chăm sóc cây cà phê Che túp: Tác dụng của che túp là để chống gió, chống rét, chống hạn . Ở những nơi sau thời gian trồng mới thường có tiểu hạn thì phải tiến hành che túp. Trong mùa mưa không cần phải che túp, song trong mùa khô và mùa đông thì che túp có tác dụng chống gió, chống hạn chống rét. Có thể dùng túp che kín xung quanh cây cà phê hoặc làm các tấm chắn đặt vào phía hướng gió chính thổi tới. Cần chú ý tới độ cao, để không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây cà phê nằm trong túp. Ở những nơi đã trồng được các cây phân xanh để che gió, che bóng tạm thời, có đai rừng chắn gió, có tủ gốc tốt thì không nhất thiết phải che túp. che túp trong mùa khô, hoặc sau khi trồng bị tiểu hạn để chống nắng, chống gió. Trồng dặm: sau trồng mới 15-20 ngày, kiểm tra trồng dặm kịp thời các cây chết, cây còi cọc.
  19. Trồng xen, trồng cây phủ đất: - Khi cà phê mới trồng, đất còn trống, bộ tán cây cà phê còn nhỏ vì vậy phải trồng xen để hạn chế sự thiêu hủy chất hữu cơ trên bề mặt đất do cường độ ánh sáng lớn và nhiệt độ mặt đất rất cao. Trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để phủ đất gồm cây họ đậu, cây phân xanh: trồng cách cây cà phê ít nhất 50-60 cm. Nên trồng xen các loại cây đậu đỗ để cải tạo đất, tăng hàm lượng mùn, tăng các chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời nó cũng làm tăng độ ẩm trong đất và giảm nhiệt độ bề mặt đất. Trồng cây che bóng: - Cây che bóng cho cà phê hạn chế được ánh sáng trực xạ, điều hòa nhiệt độ, giảm cường độ mưa, hạn chế sự hủy hoại cấu tượng đất - Cây che bóng có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng từ các tầng sâu của đất, điều hòa được ẩm độ trong lô cà phê, hạn chế được sương muối ở những vùng có mùa đông giá lạnh. - Cây che bóng làm giảm tốc độ gió và tăng độ phì đất nhờ lượng cành lá rụng xuống lô cà phê. Những loại cây che bóng - Cây che bóng tạm thời : muồng hoa vàng, cốt khí, điền thanh, dậu săng, . . Chú ý không trồng gần gốc cà phê vì dễ gây ra hiện tượng tranh chấp nước. Khi bộ phận cây che bóng tạm thời giao tán với cây cà phê thì phải chặt, phát các cành tiếp giáp với cây cà phê để tránh sự cọ xát làm rách hay khô lá cà phê. - Cây che bóng lâu dài : Keo dậu Cuba, cây bồ kết đại, cây muồng, . . . Khoảng cách trồng (6 x 6) m và trồng theo nanh sấu ở trên hàng cà phê. Khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ chặt bớt chỉ để lại mật độ (6x12)m, nếu có đai rừng dày thì có thể tiả thưa còn (12 x 12) m ở những nơi có khí hậu mát mẻ. Cây che bóng thường cao từ trên 8 m. Cây cao tới đâu tỉa rong cành đến đó, có lợi cho sự điều hòa ánh áng và tạo được tầng không khí đệm phù hợp ở trong lô cà phê. Chú ý không để bộ tán của cây che bóng trùm lên tán cây cà phê.
  20.  Tủ gốc giữ ẩm Nguyên liệu tủ gốc Dùng các nguyên liệu như rơm, rạ, lá mía, cỏ khô, cây phân xanh, cây ngô, thân cây đậu đỗ để tủ gốc cho cây cà phê có những lợi ích sau : - Tăng hàm lượng mùn cho đất - Tăng độ ẩm trong đất và bề mặt đất - Giảm nhiệt độ trong đất - Chống cỏ dại - Tăng thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng lân và kali dễ tiêu - Tăng độ xốp và sức chứa ẩm của đất, . . . - Tiết kiệm được lượng nước tưới, kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới - Tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động - Giảm xói mòn, rửa trôi đất Cách tủ - Thông thường thì tủ xung quanh gốc cà phê, nhưng nếu có đủ nguyên liệu thì tủ theo băng hay che phủ cả bề mặt đất thì càng tốt vì ngoài tác dụng nhiều mặt như đã nêu ở câu trên, còn có một lợi ích khác là gĩư được ẩm trong đất, đặc biệt là trong mùa khô, lượng nước tưới có thể dùng ít hơn, hoặc khoảng cách giữa 2 lần tưới sẽ dài hơn, tiết kiệm được nước tưới. Chú ý chống cháy trong mùa khô và dùng đất đè lên thảm phủ để chống gió làm bay nguyên liệu tủ. - Có thể dùng các tấm ni lông có màng mỏng (chuyên để phủ đất) để phủ lên bề mặt của đất. Biện pháp này là nhằm chống lại sự bốc thoát hơi nước từ trong đất đồng thời để chống lại sự sinh trưởng của cỏ dại trên lô trồng
nguon tai.lieu . vn