Xem mẫu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sinh vật ký sinh là mối nguy hại đối với sức khỏe con người. Mỗi loại ký sinh và tác hại lên một số bộ phận khác nhau của vật chủ. Ngoài việc chiếm đoạt chất dinh dưỡng, chúng còn tiết ra độc tố, đặc biệt là sinh vật nội ký sinh, khi chúng chết thì cơ thể chúng phân hủy ngay trong vật chủ, thải chất độc vào cơ thể vật chủ. Các tác hại thương tổn do chúng phá hoại mô sống còn mở đường cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh. Có nhiều trường hợp sinh vật ký sinh làm tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột, tắc ống dẫn mật, viêm gan,... gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh do sinh vật ký sinh tương đối phổ biến và có tính truyền nhiễm, mang tính chất đặc trưng cho vùng, khu vực, giới tính, lứa tuổi và nghề nghiệp. Mỗi loài sinh vật ký sinh có đặc điểm sinh học và vòng đời khác nhau tuy cùng thích nghi với lối sống ký sinh. Hiện nay, đối với ngành y tế các chương trình phòng chống sinh vật ký sinh đường ruột đã được thực hiện khá nhiều năm và thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế thì các bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột còn khá phổ biến và gánh nặng của nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột là rất lớn. Vì vậy, để phòng và chống bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây ra trong một khu vực thì trước tiên phải xác định được thành phần, chủng loại, tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột của khu vực đó. Từ kết quả nghiên cứu đó đề ra biện pháp phòng và điều trị thích hợp nhằm đạt hiệu 2 quả cao nhất. Đó chính là lí do chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định thành phần chủng loại, tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định” 2. Mục đích của đề tài ­ Xác định thành phần loài sinh vật ký sinh đường ruột trong phân người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. ­ Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở những người đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để làm cơ sở khoa học cho biện pháp phòng chống. 3. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2. Đối tượng ­ Nội dung ­ Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề sau: ­ Xác định được tỷ lệ nhiễm sinh vật ký sinh đường ruột ở những người đến khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định bao gồm: tỷ lệ nhiễm chung, tỷ lệ nhiễm theo từng tháng, tỷ lệ nhiễm theo nhóm tuổi, tỷ 3 lệ nhiễm theo giới tính, tỷ lệ nhiễm theo từng huyện kể từ tháng 01/2012 đến tháng 12 /2012. ­ Xác định được thành phần loài sinh vật ký sinh đường ruột hiện đang tồn tại và lưu hành ở tỉnh Bình Định. ­ Xác định được các mức độ nhiễm đặc trưng của từng loài sinh vật ký sinh đường ruột để từ đó đề ra biện pháp phòng tránh. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vài nét về lược sử nghiên cứu sinh vật ký sinh và bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột 1.1.1. Trên thế giới [17] 1.1.1.1. Thời kỳ từ thế kỷ VII trở về trước Một số loại sinh vật ký sinh đường ruột như giun đũa, sán dây, giun chỉ... đã được mô tả ở Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp. Một vài loại dược liệu chữa bệnh lỵ và giun đũa cũng đã được dùng ở Ấn Độ, Trung Quốc. Tên tuổi của tác giả nghiên cứu sinh vật ký sinh đường ruột đã được tìm thấy trong y văn, như Aristote mô tả giun đũa,... 1.1.1.2. Thời kỳ từ thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ XVI Thời kỳ này khoa học nghiên cứu về sinh vật ký sinh đường ruột đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước. Phát hiện thêm một số loại mới. Đặc biệt sau khi khoa học mổ xác ra đời mô tả bệnh học 4 do sinh vật ký sinh đường ruột kỹ hơn. Trong khi điều trị đã dùng thuốc tẩy để tống giun sán ký sinh đường ruột ra khỏi cơ thể. 1.1.1.3. Thời kỳ từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII Đây là thời kỳ phân loại sinh vật ký sinh đường ruột. Đại diện là tác giả Linnaeus đưa ra tiêu chuẩn định loại, Plater mô tả sán dây, Wepfer mô tả ấu trùng sán bò, Leeuwenhock mô tả đơn bào tự do, Goeze phân loại sán dây lợn và sán dây bò, giun tóc, Dubini định loại giun móc, Busk định loại sán lá ruột, Zedes nêu cách viết ­ đặt tên giun sán, Rudolphi chia nhóm giun sán, Sikkartus xuất bản sách về thuốc điều trị bệnh giun sán, Audry xuất bản sách mô tả giun sán... 1.1.1.4. Thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX Thời kỳ phát triển nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, chu kỳ, cấu trúc của sinh vật ký sinh đường ruột, nhất là nghiên cứu chu kỳ sinh học trên vật chủ và trong phòng thí nghiệm như chu kỳ của sán dây, giun lươn, giun đũa, các loại sán lá,... 1.1.1.5. Thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XX đến nay Thời kỳ ứng dụng những thành tựu của khoa học khác như hóa sinh, siêu cấu trúc, sinh học phân tử, miễn dịch, bệnh học, dược học, dịch tễ học, y tế công cộng,... và chẩn đoán, bệnh học, điều trị, phòng chống các bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột, nhất là tiến tới khống chế và có thể thanh toán một số bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây nên. 1.1.2. Ở Việt Nam [12] Từ lâu đời nền y học dân tộc Việt Nam đã có những thuốc nam chữa bệnh do sinh vật ký sinh phổ biến như lỵ, giun sán. 5 Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, giáo sư Đặng Văn Ngữ (1910 – 1967) đã xây dựng ngành ký sinh trùng lớn mạnh, thành lập Viện sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng (01/07/1957) đảm nhận việc điều tra toàn bộ về sinh vật ký sinh và bệnh do sinh vật ký sinh ở Việt Nam, từng bước khống chế những bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột nguy hại như lỵ amip, giun đũa, giun móc. 1.1.3. Tại Bình Định [14] Bình Định nằm trên vùng đông bằng duyên hải Nam Trung Bộ, có đặc điểm khí hậu, thời tiết,... tương đối phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật ký sinh đường ruột. Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng Quy Nhơn, Khoa vi sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, các trung tâm y tế cấp cơ sở,... được thành lập để phục vụ cho công tác phòng và chống bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột trên địa bàn tỉnh Bình Định. 1.2. Vài nét đại cương về bệnh do sinh vật ký sinh đường ruột gây nên 1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh Đã xác định được các sinh vật ký sinh đường ruột thuộc các ngành, các lớp sau: ­ Các sinh vật ký sinh thuộc ngành nguyên sinh động vật (Protozoa): Điển hình có các động vật đơn bào thuộc các lớp: + Lớp trùng roi (Flagellata): điển hình gây bệnh đường tiêu hóa có hai loài Giardia lambia và Trichomonas intestinalis. Giardia lambia cư trú ở ruột non, tá tràng đôi khi ở cả trong túi mật, đường dẫn mật. G.lambia bám vào niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn