Xem mẫu

  1. TIỂU LUẬN CÔNG DÂN TOÀN CẦU 1
  2. Mục lục LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................3 Em xin chân thành cảm ơn ! ............................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG .........................................................................................................5 Công dân toàn cầu. ..........................................................................................................5 Khái niệm........................................................................................................................5 Nguồn gốc, quá trình hình thành và sự bùng nổ của thế hệ công dân toàn cầu..................7 Những nghĩa khác của thuật ngữ Công dân toàn cầu...................................................... 11 Tiêu chí về công dân toàn cầu........................................................................................ 11 Ảnh hưởng của thế hệ công dân toàn cầu.......................................................................15 Trên thế giới đã có một ngày kỷ niệm mang tên “Ngày công dân toàn cầu” (World Citizen Day) diễn ra vào ngày xuân phân hàng năm (rơi vào các ngày 19, 20, 21 tháng 3). ......................................................................................................................................16 Những thách thức của công dân Việt Nam để trở thành công dân toàn cầu.....................16 Để trở thành công dân toàn cầu phải làm gì?..................................................................19 PHẦN KẾT LUẬN. ......................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 24 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Tại sao có rất nhiều thanh niên những nước phát triển giàu có được đào tạo cẩn thận lại sang các nước đang phát triển để làm những công việc từ thiện đầy vất vả không mang lại tiền bạc cho họ? Tại sao có những người bỏ công sức riêng của mình lại làm những việc “không đâu” kiểu như cứu sống những chú cá voi ngoài biển khơi vào bờ? Và tại sao chỉ quen nhau trên mạng và chưa từng gặp mặt mà các bạn trẻ lại có thể tổ chức được những hoạt động xã hội có ảnh hưởng rộng rãi? Trong những năm gần đây, khái niệm “công dân toàn cầu” được nhắc đến thường xuyên hơn dù không phải là ai cũng hiểu. Đời sống hiện đại đã phá vỡ nhiều giới hạn vốn từng được coi là không thể vượt qua như: bạn có thể trao đổi, trò chuyện với một người cách đó nửa vòng trái đất không chỉ bằng âm thanh mà còn bằng hình ảnh hay bạn có thể biết được tình hình chính trị thế giới đang diễn ra như thế nào bằng một cái kích chuột. Đời sống kinh tế toàn cầu, giao lưu văn hóa toàn cầu, những giá trị những giá trị cơ bản được phổ cập toàn cầu khiến cho các xã hội hiện đại không thể không sinh ra những công dân toàn cầu ! Trong “cộng đồng toàn cầu” đó, mỗi hành động cá nhân không chỉ mang lại lợi ích ( hoặc ngược lại là hậu quả ) cho cá nhân người đó mà còn mang lại lợi ích cho đất nước và cho toàn thế giới ! Sự kiện liên kết ấy đòi hỏi bắt buộc trong đời sống thế giới hiện đại và sự kết nối ấy khiến cho mỗi cá nhân cảm thấy năng động hơn, trách nhiệm hơn với xã hội. . Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu thì bạn cũng có thể trở thành một công dân toàn cầu. Điều đó thật không khó nhưng lại không phải là điều dễ dàng. Nhận thức của người Việt trẻ hiện nay về công dân toàn cầu như thế nào? Và làm sao để trở thành một công dân 3
  4. toàn cầu là điều mà giới trẻ hiện nay quan tâm trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa của đất nước, của khu vực cũng như trên toàn thế giới. Với những lý do đó, em xin chọn đề tài : “Vấn đề Công dân toàn được hiểu như thế nào? Làm gì để có thể trở thành Công dân toàn cầu?” làm đề tài nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với nghiên cứu này em mong rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tạo nên nhận thức đúng đắn cho giới trẻ hiện nay về khái niệm Công dân toàn cầu, cũng như đưa ra những kỹ năng, yêu cầu để trở thành một công dân toàn cầu đích thực. Do kiến thức, thông tin còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài. Em kính mong nhận được sự đóng góp của cô giáo để bào viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 4
  5. PHẦN NỘI DUNG Công dân toàn cầu. Khái niệm Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm công dân toàn cầu đã xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ 21, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh và chính thức được công nhận. Theo Wikipedia –Từ điển bách khoa toàn thư mở thì “Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tượng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế”. Không phải đến tận bây giờ mới có khái niệm công dân toàn cầu. Một trong những tuyên ngôn đầu tiên về khái niệm công dân toàn cầu thường được các học giả nhắc đến xuất phát từ nhà triết học cổ Hy Lạp Diogenes. Khi được hỏi ông từ đâu đến, ông trả lời : “Tôi là công dân của thế giới.” Hàng loạt các học giả khác đã bàn về vấn đề này như nhà cách mạng người Anh nhưng sống tại Mỹ vào thế kỷ 18. Thomas Panjne. Ông đã viết rằng: “Đất nước của tôi là thế giới. Đồng bào của tôi là nhân loại.” Albert Einstein cũng nhấn mạnh ý thức của dân về các vấn đề toàn cầu khi viết: “Chủ nghĩa vùng là một căn bệnh ấu trĩ. Nó là bệnh sởi của nhân loạ”. Những người lỗi lạc này muốn nói tới sự mở rộng, một tầm nhìn xa trông rộng cho thế giới nơi biên giới giữa các quốc gia được xóa mờ dần. Điều đó đang đúng với thế giới ngày nay, cái thế giới mà Thomas Fiedman gọi là “thế giới phẳng”. 5
  6. Chỉ ngồi ở một nơi mà bạn có thể kết nối với toàn thế giới. Nhờ các phương tiền truyền thông hiện đại, tri thức bây giờ không còn là tri thức của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của cả nhân loại. Một người ngồi ở Ấn Độ có thể là nhân viên làm việc trực tiếp với một công ty ở tận Mỹ. Chính vì thế giới nhỏ lại, cơ hội được chia bình đẳng cho tất hơn cho mọi người nên buộc những công dân sống trên trái đất này phải hình thành ý thức mình là “công dân toàn cầu”. Song một câu hỏi được đạt ra là liệu khi bạn sở hữu một chiếc máy tính xách tay đời mới với đường truyền internet tốc độ cao nhất, một chiếc điện thoại có thể “update” thông tin cho bạn ở khắp nơi trên thế giới, bạn đã phải là một công dân toàn cầu chưa? Câu trả lời là chưa. Đó là yếu tố quan trọng đưa bạn hòa nhập vào thế giới, ghi dấu ấn tiếng nói của mình cộng đồng quốc tế, là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Cũng như vậy với khái niệm toàn cầu hóa. Không phải bạn từng đặt chân đến nhiều nước trên thế giới, hay bạn nói được nhiều thứ tiếng, có nhiều bạn bè nước ngoài thì có nghĩa là bạn là công dân toàn cầu. Chỉ nên nói điều đó khi bạn biết rằng những việc bạn đã và đang làm là một hạt cát xây dựng lên tòa lâu đài thịnh vượng chung của trái đất. Một cụ già lụi hụi trồng rừng ở một tỉnh miền cao nào đó, tuy không biết một chữ tiếng anh nào hay cũng chẳng biết internet là gì nhưng cụ lại đang góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam và đương nhiên là cho cả thế giới này nữa. Cụ xứng đáng được gọi là công dân toàn cầu. Như vây, với những kiến thức mà em đã được học, tìm hiểu em xin đưa ra khái niệm về công dân toàn cầu như sau: Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng 6
  7. đồng toàn cầu, giống như một công dân đơn thuần là luôn được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Nguồn gốc, quá trình hình thành và sự bùng nổ của thế hệ công dân toàn cầu. Từ cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa độc quyền với sự ra đời của các công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới. Những văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất, phòng thí nghiệm… của các công ty nào có mặt ở hầu khắp các châu lục. Đòi hỏi những công ty này phải có đội ngũ quản lý, nhân viên phải có mặt ở khắp nơi. Từ đội ngũ quản lý này đã manh nha hình thành những công dân toàn cầu đầu tiên.Với sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa cũng như tự do hóa thương mại, ngày nay trên thế giới xuất hiện hàng loạt công ty đa quốc gia, những công ty đa quốc gia hàng đầu trên thế giới được kể đến là công ty Unilever, công ty Royal Dutch/ Shell Group của Anh, công ty Honda Motor, công ty Hitachi của Nhật Bản, hay công ty Volkswage Group, công ty Siemens Group của Đức…Hệ quả của những sự phát triển đó là đội ngũ quản lý của các công ty đa quốc gia này phải thường xuyên liên lạc quốc tế, thường xuyên phải di chuyển từ nước này qua các nước khác, chính những sự di chuyển của đội ngũ quản lý đó là một trong những yếu tố để hình thành những công dân toàn cầu sau này. Lý do thứ hai có thể kể đến là, cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai bùng nổ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng nghĩa với đó là cuộc chiến “tranh giành chất xám” khốc liệt trên thế giới, ngay từ Thế giới thứ hai, chính phủ của nhiều quốc gia như Đức, Mỹ đã có chiến dịch ưu đãi, mời gọi các nhà khoa học, danh nhân nổi tiếng đến sinh sống và làm việc tại đất nước mình. Và trên thực tế tại các nước phát triển đã tập trung rất nhiều 7
  8. những nhà nghiên cứu tài giỏi, những con người có thể nói là lỗi lạc nhất trên khắp thế giới. Ngày nay, đã có nhiều quốc gia tạo điều kiện nhập quốc tịch dễ dàng cho các doanh nhân, nhà khoa học hay những người tốt nghiệp tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng. Điều này có thể nhận thấy khá rõ ở nước ta hiện nay, đó là những xuất du học toàn phần trong mơ đến những trường danh tiếng của các nước phát triển dành cho những học sinh, sinh viên xuất sắc nhất. Và phần lớn họ ở lại làm việc và định cư tại đó. Chính những chính sách về “tranh giành chất xám” đó cũng trở thành lý do để hình thành nên thế hệ công dân toàn cầu. Nếu như ở hai nguyên nhân trên để dẫn đến sự ra đời của thế hệ công dân toàn cầu thì em xin đưa ra ở đây một lý do quan trọng để dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của thế hệ công dân toàn cầu như ngày nay. Đó là quá trình toàn cầu hóa trên thế giới. Xin ngược lại dòng lịch sử để thấy rằng toàn cầu hóa là lý do dẫn đến sự phát triển và bùng nổ thế hệ công dân toàn cầu. Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống của các quốc gia, dân tộc. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến những năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (trật tự thế giới hai cực Ianta) tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới, một thế giới đa cực. Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu hướng chung của thế giới là hòa bình và hợp tác phát triển. Các quốc gia, các tổ chức và các lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới. Xu hướng 8
  9. chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là các nước đang phát triển có tư duy đối ngoại, thực hiện các chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quốc tế, mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn và kỹ thuật, công nghệ và mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh. Chính những thay đổi trong chính sách ngoại giao của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đã dẫn đến quá trình toàn cầu hóa, và hội nhập quốc tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới và thể hiện một cách cụ thể đó là việc hình thành và phát triển các tổ chức quốc tế và khu vực như: UNO (Liên Hiệp Quốc), WTO (Tổ chức thương mại thế giới ), APEC (Tổ chức các nước ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương ), EU ( Liên minh các nước Châu Â), ASEAN ( Tổ chức các nước ở khu vực Đông Nam Á)… Vậy xu hướng toàn cầu hóa và gì? Và những tác động của nó đến thế giới nói chung cũng như thế hệ công dân toàn cầu nói riêng như thế nào? Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia và khu vực, lan tỏa ra khu vực toàn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động…vận động thông thoáng, sự phân công lao động mang tính quốc tế : quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa chiều. Toàn cầu hóa là điều kiện vô cùng thuận lợi để mỗi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Khi mà các rào cản biên giới được phá bỏ, hàng hóa, tiền tệ, thông tin, lao động… được thông thoáng, sự phân công mang tính quốc tế thì không còn trở ngại gì để mọi công dân trở thành những công dân toàn cầu. Và điều đó rất phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/ 1991) đã đề ra phương châm: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Với phương châm đó, con người Việt Nam 9
  10. luôn cầu tiến và cùng hội nhập với bạn bè quốc tế. Không chỉ đóng góp, cống hiến sực lực cho đất nước, quê hương mà còn muốn chung tay góp sức cùng dựng xây và bảo vệ trái đất Điều thứ tư dẫn đến sự bùng nổ thế hệ công dân toàn cầu như ngày nay là sự bùng nổ, phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật. Mà phải kể đến ở đây là Internet- ra đời năm 1968, xuất hiện ở Việt Nam năm 1997 dường như đã làm cho cả Thế giới này nhỏ lại, “phẳng ra”, nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, internet như là chìa khóa mở ra thế giới, vào kho báu tri thức của nhân loại. Bạn có thể ngồi ở nhà nhưng vẫn có thể đi du lịch được vòng quanh thế giới, bạn có thể thảo luận nhóm, trao đổi trực tuyến với những người bạn ở rất xa chỉ với chiếc máy tính có nối mạng. Điều đó khiến bạn tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được chi phí, bạn có thể làm được thật nhiều việc nhưng vẫn đạt hiệu quả. Đó là thế hệ công dân toàn cầu năng động hơn, hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn. Ngoài ra chúng ta cũng phải kể đến một lý do nữa đó là, hiện nay trái đất đang phải đối mặt với rất nhiều những vần đề nan giải: hiện tượng trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường nước, không khí, bệnh dịch ( SATL,H5N1,H1N1..) …Đây không còn là vấn đề của một quốc gia, một khu vực mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu, cần phải có sự bắt tay, hợp tác của cộng đồng quốc tế vì hành tinh xanh của chúng ta. Đã có rất nhiều những cuộc hội thảo quốc tế, những phiên họp ở Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc về những vấn đề này. Cùng với Nghị định thư Kyoto thì gần đây nhất là cuộc hội thảo tại Copenhagen- Đan Mạch về hiện tượng nóng lên của trái đất với sự tham gia của các nước trên thế giới cùng nhau bàn luận và đưa ra những giải pháp cho những vấn đề môi trường của trái đất. Và mỗi thành viên trong một quốc gia đều trở thành công dân toàn cầu, đóng góp 10
  11. vào sự hoàn bình và ổn định đó. Hàng loạt những chiến dịch vận động của cộng đồng quốc tế cho những dự án môi trường đã được tổ chức nối kết con người từ khắp các quốc gia với nhau, không phân biệt sắc tộc màu gia, không phân biệt giới, tính tuổi tác. Xin kể đến ở đây như là chiến dịch “Giờ trái đất”, “Đi bộ vì hành tinh xanh”, “ Vì môi trường xanh sạch đẹp”, “Chúng tôi chỉ sử dụng sản phẩm của những công ty không ô nhiễm môi trường”…Như vậy, vì mục tiêu hòa bình, bảo vệ môi trường mọi công dân đều xứng đáng trở thành những công dân toàn cầu chân chính. Với những lý do trên đã dẫn đến sự ra đời, phát triển và bùng nổ thế hệ toàn cầu như ngày nay. Những nghĩa khác của thuật ngữ Công dân toàn cầu.  Công dân toàn cầu là tên một giải thưởng do United Nations Correspondents Assocition trao tặng ( Citizen of the World )  Công dân toàn cầu dùng để ám chỉ một số người theo Chủ nghĩa quốc tế, khẳng định sự hợp nhất của một Nhà nước tối cao trên toàn cầu.  Oxfam UK có một chương trình giáo dục dành cho công dân toàn cầu, và đây đang trở thành một mô hình giáo dục hoàn chỉnh và đang được hướng đến tại các quốc gia.  Công dân toàn cầu là tên một huy hiệu vinh danh do tổ chức Hội Hướng đạo Hoa Kỳ trao tặng (Citizenship in the World). Tiêu chí về công dân toàn cầu. Xin trích ngắn gọn những điều mà em đã được học trong môn Giáo dục công dân thời phổ thông như sau: 11
  12. “- Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ với Nhà nước, được Nhà nước đảm bảo các quyền công dân theo quy định của pháp luật, Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam, mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam. - Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Nhà nước bảo đảm và bảo vệ các quyền công dân. Công dân có quyền và nghĩa vụ với Nhà nước. - Ý thức của công dân là ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân sẽ giúp cho mỗi cá nhân gắn bó lại với xã hội và đất nước hơn, sẽ rèn luyện, học tập và lao động tốt hơn vì sự phát triển của bản thân của xã hội hơn, rèn luyện, học tập và lao độnh tốt hơn vì sự phát triển cuỷa bản thân, của xã hội, của đất nước” (Sách giáo dục công dân lớp lớp 3) Nếu như với công dân đơn thuần thì với trích dẫn trên đã thể hiện những quy định, những tiêu chí của công dân một nước mà ở đây là nước cộng hòa xã hội chủa nghĩa Việt Nam. Còn với công dân toàn cầu là một khái niệm ảo mà hiện nay trên thế giới cũng chưa có một các chưa có một các pháp luật nào quy định về công dân toàn cầu. Nhưng là một công dân toàn cầu thì cần đáp ứng những tiêu chí sau. Là công dân toàn cầu có nghĩa là con tim và khối óc của bạn không chỉ hướng về đất nước, quê hương bạn nữa mà còn phải hướng xa hơn nữa đó là cộng đồng quốc tế, là trái đất nơi mà chúng ta đang sinh sống chính vì thế mà rất cần những kiến thức về thế giới về bản thân đất nước mình. Bởi lẽ kiến thức luôn là nền tảng vững chắc để đạt được mọi thành công cũng như trở thành những công dân toàn cầu. Bạn là người luôn phải thay đổi công việc ở nhiều quốc gia khác nhau, bạn không thể hoàn thành tốt công việc của 12
  13. mình mà không có những sự hiểu biết nhận định về đất nước và con người ở đất nước đó. Điều đầu tiên chính là việc trau dồi những kiến thức văn hóa, xã hội, những phong tục tập quán của các quốc gia khác nhai trên thế giới. Bên cạnh những kiến thức về đất nước và thế giới thì những kỹ năng toàn cầu là một trong những tiêu chí không thể thiếu của công dân toàn cầu. Trước nhất là kỹ năng Internet- công cụ để nghĩ toàn cầu- ra đời năm 1986, xuất hiện ở Việt Nam năm 1997. Internet dường như làm cả thế giới này nhỏ lại, phẳng ra,nó đã mở ra không biết bao nhiêu cơ hội cho con người, đóp góp không biết bao nhiêu vào kinh tế Quốc dân của nhiều Quốc gia, chứa đựng và truyền đạt bao nhiêu tri thức cho Nhân loại. Nhưng những kỹ năng Internet là những gì? Điều đầu tiên phải là việc sử dụng thành thạo chiếc máy vi tính với những kỹ năng như soạn thảo văn bản, sử dụng thành thạo các phần mềm Excel, Access, Power Point.... Tra cứu thông tin cũng là một trong những kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng Internet. Công việc đó tưởng chừng như đơn giản với những trang tìm kiếm thông tin, đặc biệt là Google thì cũng cần phải có những kỹ năng như : biết chọn lọc thông tin sắp xếp chúng một cách có khoa học. Hay cũng tương tự như vậy là việc gửi và nhận thư điện tử, cập nhật thông tin cũng phải cần có những kỹ năng. Làm sao để internet mang lại cho bạn nhiều hiệu quả nhất trong công việc đó là kỹ năng quan trọng của một công dân toàn cầu. Thứ hai là kỹ năng giao tiếp toàn cầu, cho dù bạn được trang bị công nghệ tiên tiến đến đâu nhưng sự ứng sử của con người với con người mà thiếu quy chuẩn, thiếu mực thước, thiếu kỹ năng sẽ gây nên thất bại thảm hại. Có thể bạn là người rất giỏi chuyên môn, có ý tưởng cực kỳ sáng tạo nhưng bạn lại không thể thuyết phục mọi người xung quanh vì không ai hiểu 13
  14. bạn đang nói gì. Kỹ năng giao tiếp ở đây chính là kỹ năng trình bày, diễn thuyết, tư duy phản biện, điều phối nhóm, lắng nghe, thấu hiểu, khích lệ sự tự tin, lòng tôn trọng, … Xin giới thiệu cuốn sách nổi tiếng nhất, bán chạy nhất và có tầm ảnh hưởng nhất của mọi thời đại chính là How To Win Friends and Influence People ( Đắc Nhân Tâm). Đắc Nhân Tâm không đơn thuần là cách cư xử chỉ để được lòng người. Đó là một trong những nhận thức hình thành nhân cách con người theo những chuẩn giá trị được đa số đồng ý và chia sẻ. Thiết nghĩ rằng với những ai đã từng đọc cuốn sách này thì cũng có thể khẳng định rằng thành công không chỉ được trải nghiệm bằng trình độ học vấn hay bằng cấp và đó là nghệ thuật giao tiếp, thu phục lòng người bằng cái tâm đáng quý. Có thể những đó là chưa đủ mà cần những trải nghiệm trong cuộc sống nhưng thật là rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta trong cuộc sống , đặc biệt là thế hệ công dân toàn ngày nay. Hiện nay, có rất nhiều chương trình giáo dục những kỹ năng mềm, những kỹ năng giao tiếp điều đó rất cần thiết cho một công dân toàn cầu. Một yêu cầu nữa của kỹ năng toàn cầu là việc sử dụng ngôn ngữ toàn cầu. Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới và cũng có thể nói đó là ngôn ngữ toàn cầu. Tất cả các quốc gia đều nói tiếng Anh và nó trở thành ngoại ngữ không thể thiếu trong các trường học. Hơn thế nữa không chỉ tiếng Anh mà là tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Những nhà chính trị lỗi lạc, những nhà văn hóa, danh nhân, doanh nhân kiệt xuất trong thời hiện đại đều là những người thông thạo nhiều thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới. Họ là những đại diện tiêu biểu cho thế hệ công dân toàn cầu. Cùng với những kỹ năng toàn cầu thì một tiêu chí của công dân toàn cầu là ý thức toàn cầu. Nền tảng của một công dân toàn cầu là ý thức về bản thân và dân tộc đất nước mình. Nếu như với những kỹ năng toàn cầu là yếu 14
  15. tố quan trọng đưa bạn hòa nhập vào thế giới, là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Nếu bạn tự hào vỗ ngực mình nói rằng : “Tôi là công dân Việt Nam” thì điều quan trọng không đơn thuần là bạn sở hữu quốc tịch Việt Nam mà bnja phải biết bạn đã làm gì cho đất nước mình, bạn đã đóng góp gì vào sự phát triển của đất nước nơi nuôi dưỡng bạn một nền tảng văn hóa và tri thức để bạn bước và đời. Như vậy, ý thức toàn cầu không chỉ là ý thức về cộng đồng thế giới mà cái sâu xa chính là ý thức dân tộc, lòng tự tôn dân tộc. Ý thức toàn cầu chính là hòa nhập nhưng không được hòa tan, tiếp thu cái mới, hiện đại nhưng cũng phải có chọn lọc và vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc, đó là quá trình “hòa nhập nhưng không hòa tan” Xin kể đến là tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh, cả cuộc đời người bôn ba khắp các châu lục trên thế giới vì sự hòa bình độc lập của dân tộc cũng như phong trào đấu tranh vì hòa bình của thế giới. Người mang trong mình đầy đủ những tiêu chí, những chuẩn mực của một công dân toàn cầu. Đảng và Nhà nước đang có phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng chính là với mục đích giúp cho thế hệ trẻ có một nền tảng vững chắc để bước vào thời kỳ hội nhập, vào sân chơi rộng lớn của thế giới. Ảnh hưởng của thế hệ công dân toàn cầu. Một sự việc xảy ra thì luôn tồn tại trong nó hai mặt của một vấn đề, luôn có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Nhưng em chỉ xin đề cập ở đây những ảnh hưởng tích cực của thế hệ công dân toàn cầu. Bởi lẽ, công dân toàn cầu là thế hệ công dân tiên tiến, là đích đến của mọi nền giáo dục trên thế giới, là điều hướng đến của mọi công dân trên toàn cầu. Các công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích lũy được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia khác và nhiều nền 15
  16. văn hóa khác nhau. Ví dụ, một doanh nhân thường xuyên đến nhiều quốc gia khác nhau để làm việc thì có thể tận dụng những hiểu biết của và kinh nghiệm của mình có được khi làm việc tại các quốc gia về nguồn tài nguyên, nhân lực, sản phẩm, thị trường… ở nhiều quốc gia khác nhau để tại nên các cầu nối giữa kiến thức, và nhờ đó tạo nên giá trị đóng góp cho xã hội. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa với những công dân toàn cầu thuộc những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong xu thế hội nhập bên cạnh những thách thức và mặt trái của quá trình toàn cầu quá thì những thuận lợi và cơ hội mà nó mang đến là vô cùng lớn để một nước đang phát triển có thế nhanh chóng tiếp cận khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển để phát triển đất nước và rút ngắn khoảng cách để tiến tới sự phát triển. Trên thế giới đã có một ngày kỷ niệm mang tên “Ngày công dân toàn cầu” (World Citizen Day) diễn ra vào ngày xuân phân hàng năm (rơi vào các ngày 19, 20, 21 tháng 3). I. Để trở thành công dân toàn cầu phải làm gì? Những thách thức của công dân Việt Nam để trở thành công dân toàn cầu. Với những điều đã đề cập ở trên về những tiêu chí của một công dân toàn cầu như là: kỹ năng toàn cầu ( kỹ năng Internet, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ toàn cầu)và ý thức toàn cầu thì những người trẻ trên thế giới hiện nay và kể cả người Việt trẻ đang gặp phải những vấn đề không nhỏ trong việc đạt được những tiêu chí đó để trở thành những công dân chân chính. Vẫn biết để trở thành công dân toàn cầu thì cần phải tích cực trau dồi những kiến thức về con người, đất nước quốc gia mình và kiến thức của thế giới và nhân loại. Nhưng điều đáng buồn là nhiều người trẻ Việt Nam dường 16
  17. như thiếu sự quan tâm cần thiết về các vấn đề quốc gia và thế giới, những xu thế, những cơ hội, những cánh cửa, bởi vậy mà mãi ngập chìm trong đống hỗn độn mang những sự tiêu cực của xã hội, bởi vậy mà thiếu sư tiến lên, thiếu sự cầu thị, trì kéo xã hội có khát vọng phát triển. Có một điều dễ nhận thấy trong việc giáo dục ở Việt Nam hiện nay là rất chú trọng việc dạy và học môn lịch sử. Lịch sử là một trong những môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như bậc đại học. Vì sao lại thế? Bởi lẽ giới trẻ hiện nay đang mải chạy theo những điều mới mẻ mà quên đi những giá trị tốt đẹp của lịch sử. Điều đó dẫn đến sự thiếu hụt và không vững chắc trong việc xây dựng nền móng cho tương lai. Học lịch sử để chiêm nghiệm cuộc sống và hướng đến tương lại là điều mà nhiều người trẻ hiện nay không nhận thấy được. Một thách thức nữa đối với người trẻ Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu đó là sự lúng túng trong những kỹ năng toàn cầu. Xét trên khía cạnh thế giới thì Internet là chìa khóa là cánh cửa mởi ra thế giới và kho báu tri thức. Còn ở Việt Nam chúng ta đang tận dụng Internet như vậy chưa? Câu trả lời là kỹ năng Internet của thanh niên Việt Nam, xét một cách chung chung là chưa tốt. Ví dụ bạn gửi một bức thư điện tử gồm một mẫu đơn và những nguyện vọng của bạn đến một trường Đại học bạn có nguyện vọng được học ở Mỹ, mọi thứ bằng cấp cần thiết đều có, học bạ điểm cao nhưng cái đập vào mắt người tuyển sinh đầu tiên là cái email lại bị lỗi “font” không kể xiết, ID email toàn những cái tên đâu đâu (lỗi cực nặng của việc sử dụng Internet ở Việt Nam)v.v.v đã có thể đánh trượt bạn ngay tức khắc. Hay ngay cả việc tìm kiếm và cập nhật thông tin cũng thấy sự lúng túng, chưa có kỹ năng của chúng ta. Đặc biệt, sự nảy nở của dịch vụ giải trí Internet ít nhiều cuốn thanh niên Việt Nam đi sai con đường, sai mục đích mà Internet mong muốn người dùng đạt được. Tốn nhiều thời gian và tiền của là những hậu 17
  18. quả trước mắt, nhưng đằng sau đó là một thế hệ người Việt trẻ yếu kém kỹ năng toàn cầu. Chúng ta cũng có thuận lợi trong thời hội nhập mà người Việt Nam rất siêng năng, chịu khó, ham học hỏi, thông minh, dễ thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, môi trường làm việc quốc tế thường đòi hỏi những kỹ năng mà người Việt Nam chưa phát huy hiệu quả như tính sáng tạo,có quan điểm rõ ràng, kiến thức xã hội bao quát, kỹ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, khả năng phân tích vấn đề sắc bén và khá quan trọng đối với thanh niên đó là yếu tố dám đối đầu với thử thách. Do những khác biệt về văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ, xã hội và thậm chí cả cơ hội tiếp cận, phần lớn thanh niên ở các nước phát triển có lợi thế hơn thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu. Phần lớn họ có kỹ năng phát biểu trước công chúng thuyết phục hơn và suy nghĩ độc lập hơn. Ngoài ra, họ còn có quan điểm rõ ràng, khả năng vấn đề sắc bén, kiến thức xã hội bao quát và nhiều mặt, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng điều phối nhóm và dễ dàng thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa. Trong khi đó, những kết luận như “tôi cũng nghĩ vậy, tôi đồng ý, hoặc tôi không có ý kiến gì” là những câu trả lời rất thường gặp ở thanh niên Việt Nam. Một thách thức nữa của người Việt Nam là khả năng sử dụng ngoại ngữ. Nếu thành thạo một trong những ngôn ngữ chung của thế giới ( như tiếng Anh) sẽ là một trong những chìa khóa cần thiết giúp bản thân mở cửa vô số nguồn tri thức đa dạng về nhiều mặt, thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn, chính xác và chủ động hơn. Nhưng một thực tế là khả năng sử dụng ngoại ngữ của người Việt nói chung là còn hạn chế. Trong tiến trình toàn cầu hóa ngay bản thân mình, nhiều người trẻ Việt Nam đã “đốt cháy giai đoạn”, bỏ qua xây dựng nền tảng Quốc gia, bản sắc cho mình, vội vàng nhảy qua bước “toàn cầu hóa” mình. Đó là việc chưa xác 18
  19. định đúng được ý thức toàn cầu. Tất cả đều phải có nền tảng, cái gì cũng phải có gốc thật tốt thì ngọn mới bền vững được. Liệu chúng ta có một cái gốc chưa tốt thì ngọn có thực sự phát triển bền vững không? Để trở thành công dân toàn cầu phải làm gì? 2.1 Về phía bản thân mỗi công dân. Với những phân tích ở trên, liệu những thách thức mà giới trẻ hiện nay đang gặp phải nói chung cũng như những người Việt trẻ đang gặp phải nói riêng trong quá trình hội nhập để trở thành công dân toàn cầu có dễ dàng được thay đổi và rèn luyện trong quá trình cuộc sống hay không? Thì câu hỏi được đặt ra ở đây là bạn đã sẵn sàng thay đổi để tự hoàn thiện bản thân mình tốt hơn hay chưa? Chúng ta hoàn toàn có thể tự trau dồi các kiến thức, các kỹ năng cần thiết cho thời kỳ hội nhập. Xin đưa ra ở đây một tấm gương về một người Viêt trẻ có thể được gọi là một công dân toàn cầu đích thực. Chị là Phạm Thị Thanh Nhung sinh năm 1982. Tốt nghiệp đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, hiện đang học Thạc sỹ tại Đại học Leeds (Vương quốc Anh). Từng là sáng lập viên và trưởng nhóm hoạt động xã hội vì biển xanh (Đà Nẵng). Chị đã từng tham dự rất nhiều những hội nghị, diễn đàn thanh niên quốc tế, là đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc về các mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ…Chị sinh ra dường như với những tố chất của một công dân thế giới. Nhưng thực tế đến tận khi vào đại học, sổ liện lạc của chị vẫn kín lời phê “học chăm ngoan, nhưng tính tình rụt rừ, nhút nhát” Vậy nhờ đâu mà lại có một Phạm Thị Thanh Nhung như ngày hôm nay. Đó là một quá trình không ngừng nghỉ để trau dồi kiến thức, tham gia các hoạt động làm thêm, thanh niên tình nguyện, với những trải nghiệm vô cùng quý báu đã tích lũy hành trang để chị bước vào thời hội nhập một cách đầy tự tin và gặt hái rất nhiều thành công trong cuộc sống. 19
  20. Với một ví dụ về tấm gương của chị Phạm Thị Thanh Nhung thì chúng ta hẳn đã hình thành cho mình một định hướng, một con đường đúng đắn để đạt đến thành công, và trở thành một công dân toàn cầu chân chính. Thứ nhất, chúng ta phải có ý thức cố gắng trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, những kiến thức của quốc gia dân tộc và cả những kiến thức trên thế giới, những xu hướng của toàn cầu. Không chủ là học văn hóa mà còn là học tin học, học ngoại ngữ. Từ những sự hiểu biết xã hội một cách toàn diện như vậy sẽ giúp cho các cá nhân có những suy nghĩ, nhìn nhận đúng đắn và sẽ có những hành động đúng đắn. Vì trong một xã hội toàn cầu hóa và liên quan chặt chẽ đến nhau, hành động ở nước này lại có tác động tương tác mạng mẽ đến các nước khác. Một giá trị không thể thiếu được của một công dân toàn cầu là sự hiểu biết những vấn đề xã hội nói chung, không chỉ đơn thuần trong phạm vi cá nhân và gia đình. Hơn nữa, một công dân toàn cầu là một tâm hồn biết trân trọng vẻ đẹp, thổn thức và trăn trở những vấn đề bất cập trong xã hội và con người nói chung để hình thành động lực của mỗi người sống và làm việc có ích hơn. Thứ hai, là bên cạnh việc tiếp thu, học hỏi kiến thức thì những trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành nên những kỹ năng sống là vô cùng quan trọng, đặc biết là những kỹ năng để bước vào thời kỳ hội nhâp. Đối với việc trau dồi kiến thức thì sách vở, tài liệu là những phương tiện không thể thiếu còn đối với việc hình thành các kỹ nằng toàn cầu thì phải có sự va chạm, sự trải nghiệm thực tế cuộc sống là điều không thể thiếu. Những hoạt động xã hội kể đến ở đây như là những việc làm thêm (part time) khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường, những phong trào tình nguyện của đoàn thanh niên, của các tổ chức trong nước quốc tế, dự những buổi thảo luận, hội thảo dành cho sinh viên, cho những người trẻ tuổi.... Qua những hoạt động đó, chúng ta sẽ được đi khắp các miền đất, gặp gỡ con người với những nét 20
nguon tai.lieu . vn