Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH KHOA KỸ THUẬT CÔNG – NGHỆ BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN Đề tài: Tìm hiểu về điện toán đám mây và các ứng dụng đa phương tiện Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lớp : Nguyễn Quốc Dũng. : Nguyễn Đình Bắc. : K19 – CNTT. Khóa : 2014 – 2015 Hà Tĩnh, tháng 2, năm 2015 Mục lục Trang 2 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy vi tính đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta cần máy tính ở khắp mọi nơi, có thể là do công việc nghiên cứu hoặc trong bất cứ lĩnh vực nào. Khi sử dụng máy tính hằng ngày của chúng ta tăng lên thì nguồn tài nguyên máy tính của chúng ta cũng cần tăng lên. Vậy chúng ta đã giải quyết vấn đề này như thế nào? Đối với các công ty lớn như Google, Microsoft thì việc khai thác nguồn tài nguyên lớn như vậy cũng không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn thì nguồn tài nguyên lớn như vậy tác động không nhỏ tới kinh doanh. Với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) như máy hỏng, treo ổ cúng, lổi phần mềm.v.v... Đây là một vấn đề đau đầu cho các chủ doanh nghiệp. Giải pháp nào có thể đáp ứng nhu cầu trên? Điện toán đám mây ra đời đã cung cấp một giải pháp cho tình trạng này. Điện toán đám mây là một kiểu tính toán mà ở đó các công việc CNTT được cung cấp như một dịch vụ trên Internet đến nhiều khách hàng bên ngoài và khách hàng được tính tiền theo sựu ủng hộc của họ. Nhiều nhà cung cấp điện toán đám mây đã xuất hiên và có một sự tang trưởng đáng kể trong công việc sữ dụng dịch vụ này. Google, Microsoft, Yahoo, IBM, và Amazon đã bắt dầu cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Trong đó Amazon là nhà tiên phong trong lĩnh vực này. Các công ty nhỏ như SmugMug, một trang web lưu trử hình ảnh trực tuyến, có sữ dụng dịch vụ điện toán đám mây để lưu trử tất cả dữ liệu và thực hiện một số dịch vụ của mình. Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel, IBM… Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này. Với những sự kì vọng to lớn như vậy đối với công nghệ điện toán đám mây. Việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ sao cho có hiệu quả về chi phí cũng như chất lượng và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng đang là yêu cầu được đặt ra bức thiết đối với các nhà cung cấp dịch vụ. 3 Điện toán đám mây được sữ dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web hosting, lập trình song song, dựng hình đồ họa, mô hình tài chính (IBM Clounds), các phương pháp duyệt và tìm kiếm trên web (web spider), phân tích gen (Amazon Clounds),... Để tìm hiểu về điện toán đám mây em đã làm đề tài nghiên cứu này để tìm hiểu về sự ra đời, phát triển của điện toán đám mây. Cho mọi người có thể hiểu sâu hơn về công nghệ điện toán đám mây. Một xu hướng công nghệ đang được các nhà doanh nghiệp cũng như người “tiêu dùng” để ý. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện bằng sự tìm hiểu của bản thân qua hệ thống thông tin trên mạng Internet, dựa trên những phần mềm em tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây. Mong rằng qua đề tài nghiên cứu về điện toán đám mây này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về công nghệ điện toán đám mây. Trong quá trình làm đề tài này còn nhiều thiếu sót về nội dung và cách trình bày, mong các thầy cô cùng các bạn có thể đóng góp ý kiến để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu này một cách hoàn chỉnh hơn. Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Quốc Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như làm bài tập lớn môn học. 4 CHƯƠNG I: Điện Toán Đám Mây I. Tổng quan về điện toán đám mây 1. Đặt vấn đề Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,.vv… Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị, phải kiểm soát việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu. Từ một bài toán điển hình như vậy, chúng ta thấy được rằng nếu có một nơi tin cậy giúp các doanh nghiệp quản lý tốt nguồn dữ liệu đó, các doanh nghiệp sẽ không còn quan tâm đến cơ sở hạ tầng, công nghệ mà chỉ tập trung chính vào công việc kinh doanh của họ thì sẽ mang lại cho họ hiệu quả và lợi nhuận ngày càng cao hơn. Thuật ngữ “cloud computing” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán, … lên trên mạng Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy các máy PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp nhiều cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt. Vậy “cloud computing” là gì? Nó có thể giải quyết bài toán trên như thế nào và có những đặc điểm nổi bật gì? Chúng ta sẽ đi qua các phần sau để nắm rõ vấn đề này. 2. Định nghĩa “Điện toán đám mây (cloud computing) là một khái niệm rộng, nó tương quan với các phương thức để cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ và phần mềm thông qua mạng theo nhu cầu, phù hợp với quy mô. Điện toán đám mây dựa trên một nền tảng ảo hóa, 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn