Xem mẫu

  1. Phần I: MỞ ĐẦU/ DẪN BÀI: Để một nền kinh tế phát triển bền vững thì nhân tố con người luôn đóng  vai trò quyết định. Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước trên  thế giới coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Ví vậy có thể coi giáo dục  là một lĩnh vực rất quan trọng để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi   dưỡng nhân tài cho đất nước và nâng cao trình độ  chuyên môn kỹ  thuật  cho người lao động, nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu công nghiệp hóa  –   hiện   đại   hoá   đất   nước,   tuy   nhiên   thời   gian   gần   đây   vấn   đề   đang   “nóng” là vì những thông tin học sinh bỏ  học. Tình trạng học sinh bỏ  học hàng loạt đang gia tăng ở các địa phương, nhất là các vùng nông thôn  khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn  trở. Vấn đề  này nếu không được quan tâm đúng mực sẽ  đưa để  những  hậu quả xấu cho bản thân học sinh bỏ học, gia đình của các em và cũng   ảnh hưởng không nhỏ  đến xã hội. xuất phát từ  thực tiễn trên, nhóm  chúng mình đã đi đến quyết định: tìm hiểu vấn đề  học sinh bỏ  học  ở  vùng nông thôn hiện nay. Phần II: NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG: ­ Giáo dục ­ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo  và cung  ứng nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề  và trình độ  kỹ  thuật cao. Trọng trách đó không đơn thuần chỉ  từ  giáo dục Đại  học ­ Cao đẳng, mà nó là của cả ngành giáo dục, trong đó không thể  thiếu là Giáo dục các cấp tiểu học, THCS và THPT.
  2. ­ Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: trong các kỳ thi tuyển  sinh gần đây, nhiều thủ khoa của các trường Đại học, rất nhiều em  đạt thành tích tốt trong học tập đều xuất thân từ  nông thôn. Tuy  nhiên đó chỉ là “ba phần nổi”, còn “bảy phần chìm của trẻ em nông  thôn là bỏ  học, lao động sớm… Có em đã sớm phải gánh vác công  việc trong gia đình, có em thì phải nghỉ học sớm.  ­ Thực tế  cho thấy, việc học sinh bỏ  học có thể  kéo theo nhiều hệ  lụy cả  trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ  đối với cá nhân, gia đình  học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. ­ Việc hạn chế số học sinh bỏ học đã là một chỉ  tiêu quan trọng của  việc thực hiện nhiệm vụ  năm học  của nhà trường, thực tế  cho  thấy, tình trạng học sinh bỏ học tại nông thôn có chiều hướng giảm   hơn so với trước. Tuy nhiên, tỷ  lệ  học sinh nông thôn bỏ  học vẫn  còn cao hơn so với thành thị. Bởi vậy, đó là một mối lo ngại chung  đặc biệt là đối với vùng nông thôn. Cụ thể để rõ hơn, chúng ta cùng quan sát biểu đồ sau:
  3. Qua biểu đồ  trên cho thấy, tỷ  lệ  học sinh bỏ học  ở  3 cấp bậc: cấp tiểu   học, cấp THCS và THPT vẫn còn diễn ra qua các năm. Tuy nhiên, tỷ  lệ  học sinh bỏ  học  ở cấp tiểu học có giảm hơn trước, bỏ  học chủ  yếu tập   trung  ở cấp THCS VÀ THPT, cụ  thể  ở bậc tiểu học chiếm 0.04% tương  đương với hơn 38.000 học sinh bỏ  học năm 2001, bắt đầu từ  năm 2003  đến năm 2006 thì không còn học sinh bậc tiểu học nào bỏ học. Trong khi   đó, bậc THPT là bậc có số  học sinh bỏ học cao nhất so với bậc tiểu học   và THCS, cao nhất vào năm 2001 là 2,15% đến năm 2006 có giảm nhưng  vẫn còn đến 1.13% học sinh bỏ học. Qua đó ta thấy được, tỷ lệ học sinh  bỏ  học  ở  nông thôn vẫn còn, đặc biệt  ở  bậc THCS và THPT   vẫn còn  chiếm tỷ  lệ  cao, mặc dù có giảm qua các năm. Bởi vậy, đây là một vấn  đề  đáng lo ngại và cần được chú trọng nhiều hơn nữa  ở  nông thôn Việt  Nam.  2.2. NGUYÊN NHÂN: *Nguyên nhân chủ quan : ­ Do một số  học sinh còn ham chơi ,không xác định rõ hướng mình  học để làm gì , khi mà cuộc sống “Cơm áo , gạo tiền” cứ ngày ngày  đeo bám các em , nên phải mưu sinh sớm để  giúp đỡ  gia đình , và   đáp   ứng   những   sở   thích   mà   mình   không   có   khi   ở   trên   ghế   nhà  trường . Vì vậy bỏ học như một nạn dịch từ em này “ lây” qua em   khác một cách có chủ định  *Nguyên nhân khách quan: ­ Đa số  học sinh bỏ học là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn vì ở  vùng  nông thôn chiếm khá đông nên gia đình thường đông con các em 
  4. phải ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm sống phụ giúp gia đình. Có những  gia đình rất nghèo mặc dù đã được địa phương quan tâm giúp đỡ  nhưng cũng không thể  cho con đi học được, các em phải lo kiếm   tiền để phụ giúp thêm cho cha mẹ.   Bên cạnh đó có gia đình nghèo cố  gắng lo cho con đi học nhưng con   không chịu đi vì thích làm ra tiền để có tiền tiêu xài và phụ giúp gia đình.  ­ Học không “vô” nghỉ  học: Ngoài nguyên nhân trên thì một số  học  sinh lại nghỉ  học giữa chừng không phải vì nghèo mà vì chong đèn  thâu đêm vẫn không thuộc được bài, học được một lúc là đau đầu  mệt mỏi cộng với chương trình giảng dạy nặng về  kiến thức,thời   gian giang dạy trên lớp ngắn làm cho số  học sinh yếu, kém không  theo kịp nội dung giảng dạy trên lớp . Hệ quả là học sinh sao lãng  việc học và bỏ học.  ­ Do cha, mẹ  đi làm ăn xa hoặc mâu thuẫn không ai quan tâm: Đây   cũng là một nguyên nhân cơ bản để học sinh bỏ học nhiều,vì người  dân sống chủ  yếu bằng nghề  làm nông nhưng ngoài trồng lúa thì  các công việc khác thường k ổn định, họ có thể đi làm ăn xa như lên   ở cho các gia đình thành thị hay lên các vùng khác để thực hiện hoạt  động sản xuất kiếm thêm thu nhập nên một vài tháng mới về,các  em ở nhà với ông, bà, người thân . Ngoài ra, một số gia đình cha, mẹ  luôn mâu thuẫn cãi cọ  nhau trước mặt con cái hoặc cờ  bạc rượu   chè, nên các em chán nản không muốn đi học vì không có người  quan tâm. ­ Một nguyên nhân nữa là công tác chủ  nhiệm của một số  giáo viên  còn yếu, chưa nhiệt tình .Giáo viên chủ  nhiệm chưa quan tâm tìm 
  5. hiểu hoàn cảnh cuộc sống các học sinh của mình. Bên cạnh đó còn   một số  giáo viên còn ít hiểu về  tâm lý học sinh cho nên chưa tạo  được môi trường thân thiện trong giao tiếp ứng xử. ­ Việc học sinh bỏ học do học lực yếu kém không thể không nói đến  trách nhiệm của nhà trường: Do áp lực của thành tích và thiếu sự  quan tâm của nhà trường đối với các học sinh yếu kém. Các nhà  trường chỉ lo đầu tư  vào phong trào “mũi nhọn” như  lập ra các lớp  chuyên chọn, lo bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học, mà bỏ  qua hoặc xem nhẹ việc phụ đạo, kèm cặp những học sinh yếu. Học   sinh giỏi được lập một lớp riêng được các giáo viên giỏi giảng dạy,  còn học sinh yếu thì thiệt thòi vì nhà trường ít quan tâm, một số  giáo viên cũng giảng dạy thiếu nhiệt tình, không có bạn để hỏi han,  giúp đỡ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những  học sinh yếu kém chán học dẫn đến tình trạng học sinh bỏ  học  ngày càng nhiều. ­ Cơ  sở, vật chất trong nhà trường  ở  vùng nông thôn còn hạn chế  không đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của học sinh. ­ Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực học đường cũng đang là một vấn  đề nhức nhối dẫn đến việc học sinh bỏ học. Hiện tượng đánh hội   đồng hay nhiều học sinh còn bị thầy giáo quấy nhiễu bùng phát rất  nhiều lên trường học hiện nay. Sau một vấn đề  mâu thuẫn đó, các   em là nạn nhân hầu như k thể tiếp tục đến trường vì tổn thương, lo  sợ.  2.3. GIẢI PHÁP:
  6. GIẢI PHÁP NGẮN HẠN:  ­ Thứ nhất, cần có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ học sinh nghèo, có  những giải pháp vận động nguồn tài chính cho học sinh nghèo, thực  hành tiết kiệm để  dành tiền cho học sinh nghèo, đẩy mạnh phong  trào từ  thiện trong các nhà trường. Ví dụ: học sinh nghèo chỉ  được  giảm ½ học phí, các khoản đóng góp khác thì bình đẳng như những  học sinh khác  ­ Thứ hai, nhà trường cần phối hợp với cơ quan công an xã, phường,  các tổ chức đoàn thể: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban điều hành   tổ  dân phố  đến từng gia đình học sinh bỏ  học hoặc có ý định bỏ  học khuyến khích, động viên bản thân các em và gia đình để các em  có thể  quay lại trường học. Được sự  quan tâm của nhà trường, tổ  dân phố  hay các cơ  quan công an, tổ  chức đoàn thể  cũng như  gia  đình các em sẽ  có những quyết định đúng đắn nhsất để  có một  tương lai tốt đẹp, đồng thời các em cũng thấy được tác hại của  việc bỏ  học  ảnh hưởng như  thế  nào đến tương lai sau này của  mình. Từ  đó các em có cách nhìn, cách nghĩ mới và quyết định trở  lại trường học.       ­ Thứ  ba,  để  hạn chế  học sinh bỏ  học, cần có những giải pháp từ  các cấp ­ ban ngành, trong đó ngành giáo dục ­ đào tạo đóng vai trò  quan trọng. Giải pháp căn bản để  chống bỏ  học đối với học sinh  phổ thông là phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Khuyến khích  một bộ phận học sinh gồm những em không đủ  điều kiện học hết  THPT sẽ  sang học nghề  để  sau 3 ­ 4 năm các em vừa có bằng tốt  
  7. nghiệp tương đương với bằng tốt nghiệp THPT vừa có tay nghề  bậc 3/7.        ­ Thứ tư, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải lên danh sách những học   sinh có nguy cơ bỏ học (có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học kém)  phân nhóm để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Đối với những  học sinh có nguy cơ  bỏ  học, giáo viên phải siêng tới thăm gia đình  các em, trò chuyện với các bậc phụ huynh để hiểu được những suy  nghĩ của học sinh, để  kịp thời có biện pháp giải quyết. Đối với  những học sinh học kém, học sinh  ở lại lớp giáo viên cần tìm hiểu   nguyên nhân. Nếu do hổng kiến thức của lớp dưới thì tổ  chức bồi  dưỡng, phụ đạo để các em theo kịp bạn bè. Với những học sinh có  điều kiện kinh tế khó khăn đề xuất các chính sách hỗ trợ như miễn  giảm học phí, tạo điều kiện để các em tiếp tục việc học.        ­ Thứ  năm, cần có chế  tài với những trường hợp buộc học sinh bỏ  học. Nhiều gia đình không thực sự khó khăn nhưng bắt buộc con em  mình nghỉ  học để  lao động. Nhà trường nên phối hợp với chính  quyền địa phương kiên trì tuyên truyền, lay chuyển nhận thức của  phụ  huynh học sinh ­ học chính là con đường thoát khỏi đói nghèo  một cách vững chắc nhất.  Ở  nước ngoài nếu cha mẹ  không tạo  điều kiện cho con đến trường sẽ bị pháp luật chế tài. Đối với nước   ta việc này chưa được thực hiện nghiêm túc nên tình trạng học sinh   bỏ học vẫn ở mức báo động.  GIẢI PHÁP DÀI HẠN:  ­ Thứ nhất, việc học sinh bỏ học do học lực yếu kém không thể  không nói đến trách nhiệm của nhà trường. Để  khắc phục và 
  8. hạn chế tình hình này, các nhà trường nên đẩy mạnh cuộc vận  động “hai không” nhằm phát hiện ra những học sinh có học  lực yếu kém qua các kỳ  thi, bài kiểm tra. Từ  đó có những biện  pháp bồi dưỡng, phụ  đạo thêm để  các em có một khối kiến thức  vững chắc để có thể học tốt hơn  ở các lớp trên. (Nhà trường cần  quan   tâm   hơn   đến   học   sinh   đặc   biệt   đối   với   học   sinh   yếu   kém)      ­ Thứ  hai,  thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập  ở  các  trường   nói   chung   và   trường   THCS   nói   riêng   đồng   thời   cần   nâng cao trình độ  cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Tìm  kiếm nguồn hỗ  trợ  để  nâng cao các cơ  sở, vật chất trong nhà  trường nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn.   Hiện nay một số  đội ngũ giáo viên có trình độ  sư  phạm yếu, trong quá  trình giảng dạy gây cho học sinh có cảm giác nhàm chán. Chính vì vậy,  các trường nên quan tâm đến trình độ  sư  phạm của đội ngũ giáo viên để  biết cách bồi dưỡng, đào tạo thêm về chuyên môn cho họ như cách giảng   bài, cách truyền đạt kiến thức ngắn gọn, dễ  hiểu và gây đựợc hứng thú  học tập cho học sinh, giúp các em biết tư  duy sáng tạo và độc lập trong   suy nghĩ. Chúng tôi tin rằng với những thay đổi trong phương pháp truyền  đạt kiến thức theo hướng tích cực sẽ  giúp các em cảm thấy thú vị, yêu  thích việc học tập hơn và nhận thấy rất nhiều điều bổ ích trong việc học.  Từ đó, sẽ khắc phục được tình trạng học sinh chán học dẫn đến bỏ  học.         
  9. ­ Thứ  ba, tăng cường sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của Đảng, chính quyền  các cấp trong việc đưa trẻ  đến trường, ngăn chặn tình trạng bỏ  học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức  trách nhiệm của từng người dân và của cộng đồng dân cư trong quá  trình triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục, góp phần hạn  chế tình trạng bỏ học của học sinh.   Có chính sách hỗ  trợ  đặc biệt, đủ  mạnh cho các địa phương khó khăn.  Các địa phương cần ưu tiên dành kinh phí của mình và các nguồn tài chính   vận động được của quỹ khuyến học, các công ty đóng trên địa bàn để cấp  học bổng, xe đạp cho các học sinh thuộc diện xoá đói giảm nghèo hoặc  các học sinh có điều kiện khó khăn tiếp tục có điều kiện học tập  ở  các   trường THCS và THPT.  2.4. HẬU QUẢ Bỏ  học sẽ  gây nên những hậu quả khôn lường, đối với cá nhân học sinh  sau đó đến gia đình và xã hội:  ­ Trước hết, đối với cá nhân học sinh: khiến cho tương lai mờ  mịt   không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ  khó có nghề  nghiệp  ổn định, từ  đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu  chỉ  là những con người thừa của xã hội, không có chỗ  đứng. Nếu  không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống, lỡ mất   tuổi trẻ. Trình độ nhận thức, tiếp thu và vận dụng những kiến thức   khoa học kĩ thuật trong thực tiễn hạn chế, khó nâng cao trình độ: +   Khó   xin   việc   làm   tốt,   lương   cao + Phải làm công việc nặng nhọc, không  ổn định, ít kỹ  thuật, thu   nhập   thấp.
  10. +   Lấy   chồng/vợ   sớm. +   Khả   năng   giao   tiếp   hạn   chế,   thiếu   văn   hóa,… +   Dễ   đi   vào   con   đường   ăn   chơi,   đua   đòi. + Dễ  mắc vào các tệ  nạn xã hội: Dễ  trở  thành nạn nhân của bọn   buôn bán người, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, giết người  hoặc   nhiều   tệ   nạn   khác... + Là gánh nặng cho gia đình và xã hội:  Gia đình mất đi niềm tin vào  con cái. Như  chúng ta đã biết, học sinh là thế  hệ  trẻ, chủ  nhân   tương lai của đất nước nếu lười học cứ  tiếp diễn thì đội ngũ này  không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền  vững   đồng   thời   nguồn   nhân   lực   cũng   kém   chất   lượng.  III. KẾT LUẬN       “Tình trạng bỏ học của học sinh  hiện nay” là một vấn đề cấp thiết  và đang trở  thành điểm “nóng” đối với toàn xã hội. Từ  trước đến  nay giáo dục được Đảng và Nhà nước ta đặt lên mục tiêu hàng đầu  bởi vì một đất nước có trình độ dân trí cao thì nền kinh tế mới phát  triển. Đối với đất nước ta hiện nay nền kinh tế đang phát triển theo  xu hướng “công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá” nên nó đòi hỏi người   lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Đó chính là mục tiêu của   nền kinh tế  nước ta trong giai đoạn mới, liệu với tình trạng học   sinh bỏ học nhiều thì chúng ta có thể đạt được mục tiêu của ngành   giáo dục đề ra đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng   nhân tài” trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay không?  Việc học sinh bỏ  học với nhiều nguyên nhân khác nhau buộc các   cấp, các ngành có liên quan phải phân tích những nguyên nhân cơ 
  11. bản để có thể tìm ra biện pháp khắc phục và giải quyết tình trạng  bỏ  học của học sinh. Bên cạnh đó tình trạng học sinh bỏ  học như  hiện nay đã gây ra những hậu quả  vô cùng to lớn đối với sự  phát   triển của xã hội nói chung và của từng địa phương nói riêng. Điều  đó đã ảnh hưởng sâu sắc về mặt nhân tố con người, khi con người   không có điều kiện phát triển, không có kiến thức thì sẽ  dẫn tới   tình trạng chậm phát triển về  mọi mặt của xã hội. Trước những   hậu quả  to lớn như  vậy, bản thân tôi luôn mong muốn các cấp,   chính quyền đưa ra được những giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn   tình trạng học sinh bỏ học để có thể đào tạo sớm được hoàn thành,   xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hoá, ngoại  giao….            
nguon tai.lieu . vn