Xem mẫu

Học viện Báo chí và Tuyên truyền PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, trong đó có những tôn giáo lớn của thế giới như: Phật giáo, Kitô giáo, Hồi Giáo… Các tôn giáo đã có những ảnh hưởng nhất định tới nền văn hóa của dân tộc. Các tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được đều phải có những sự biến đổi nhất định để phù hợp với điều kiện lịch sử, hoàn cảnh đời sống, phong tục của người Việt. Phật giáo là tôn giáo đã du nhập vào Việt Nam ngay từ những năm đầu Công nguyên. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại trên đất nước Việt Nam, Phật giáo đã có những bước thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã có những ảnh hưởng to lớn đến tinh thần, tâm lý, đời sống của người Việt Nam. Tinh thần Phật giáo dường như đã gắn liền với truyền thống dân tộc. So với Phật giáo trước khi du nhập và thời gian đầu tồn tại ở Việt Nam thì Phật giáo hiện nay đã có nhiều sự biến đổi. Nó đã trở thành một thứ tôn giáo Phật giáo mang bản sắc của Việt Nam, trở thành Phật giáo Việt Nam. Sự hòa nhịp đồng điệu của Phật giáo với truyền thống dân tộc đã góp phần làm đặc sắc nền văn hóa dân tộc, đồng thời có những đóng góp vào việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc khi đất nước bước vào thời kì đổi mới. Đã có rất nhiều công trình khoa học về tôn giáo nói chung và vấn đề Phật giáo Việt Nam nói riêng do những nhà nghiên cứu lịch sử, tôn giáo lâu năm thực hiện, trở thành những tư liệu rất có giá trị với đất nước. Tiểu luận này về đề tài “Tìm hiểu một số điểm tương đồng của Phật giáo với truyền thống dân tộc Việt Nam” được viết với mục đích làm phong phú nguồn tài liệu về tôn giáo, tạo thuận lợi cho sự nghiên cứu sâu hơn trong tương lai. II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tiểu luận sẽ khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập 1 cho tới ngày nay, tìm hiểu những điểm tương đồng của Đạo Phật với truyền thống của dân tộc Việt Nam để qua đó giúp chúng ta thấy được sự gần gũi của Phật giáo với dân tộc, thấy được sự tác động qua lại của tinh thần Phật giáo với tinh thần dân tộc, tạo nên tôn giáo Phật giáo mang bản sắc dân tộc Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung tiểu luận nghiên cứu về một vấn đề vừa có tính lịch sử, lại vừa mang giá trị thời đại nên trong quá trình thực hiện đề tài người thực hiện đã có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp hệ thống, phương pháp logic ­ lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… nhằm mang lại hiệu quả nghiên cứu cao nhất. IV. CẤU TRÚC TIỂU LUẬN Tiểu luận gồm 3 phần chính: Phần mở đầu: Phần nội dung: Phần kết luận: ­ Lý do chọn đề tài ­ Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Phương pháp nghiên cứu ­ Cấu trúc tiểu luận ­ Chương I: Khái quát lịch sử Phật giáo Việt Nam ­ Chương II: Một số điểm tương đồng của Phật giáo với truyền thống dân tộc Việt Nam ­ Tổng hợp, kết luận vấn đề đã trình bày. Ngoài ra Tiểu luận còn có danh mục các tài liệu tham khảo. 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM I. SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Cồ đàm Tất­đạt­đa, vào cuối thế kỷ VI ­ TCN. Ông là con vua Souddhodana ở tiểu vương quốc Kapilavaxtu nay thuộc Nêpan gần núi Hymalaya. Sau khi ra đời, Phật giáo đã thể hiện được những giá trị của mình và đã được truyền bá rộng rãi sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Theo các tài liệu phát hiện được cho tới ngày nay, Phật giáo được truyền trực tiếp vào Việt Nam từ Ấn Độ. Sử sách cổ của Trung Hoa có ghi rằng ở thế kỷ thứ II (sau công nguyên) tồn tại một trung tâm Phật giáo là Luy Lâu thuộc quận Giao Chỉ (lãnh thổ Việt Nam thuộc phương Bắc thời gian đó). Cuối thế kỉ thứ II, trung tâm Phật giáo này phát triển rất rực rỡ. Điều đó chứng tỏ Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Trong quá trình buôn bán của các tàu buôn Ấn Độ qua vùng đất Giao Chỉ, các chủ tàu buôn đã mang theo văn hóa của người Ấn Độ như những sinh hoạt tín ngưỡng, lễ nghi. Đồng thời, những tăng sĩ mà các thương nhân đem theo trên thuyền buôn nhằm làm công việc cầu khấn sự phù trợ của đức Phật, là những người đã trực tiếp truyền bá Phật giáo và lập nên trung tâm Phật 3 giáo Luy Lâu. Phật giáo rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt khi đó cho nên dường như nó không gặp trở ngại nào khi du nhập vào Việt Nam, thậm chí nó đã phát triển dễ dàng và nhanh chóng. Thời kỳ này cư dân Giao Chỉ vốn đã có những tín ngưỡng của riêng mình. Họ coi trời là đấng tối cao, biết rõ mọi việc, người hiền kẻ ác dưới trần gian, có thể giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Bên cạnh đó, họ cũng thờ các vị thần như Sơn thần, Thủy thần…, họ tin vào nguồn gốc Con rồng cháu tiên của mình… Những tín ngưỡng đó có nhiều điểm phù hợp với Phật giáo nên Phật giáo được tiếp nhận một cách khá thuận lợi. Người Giao Chỉ xưa quan niệm Phật như là một vị Bụt (xuất phát từ “Buddha”), có phép thần thông, có lòng thương người, có thể hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời. Họ cũng bắt đầu có những quan niệm đầu tiên về nghiệp báo, luân hồi, linh hồn bất diệt. Quan niệm về Tăng khi đó chỉ dừng lại ở tăng môn, chưa phải tăng đoàn. Đó là những tu sĩ khoác áo vàng. Đầu cạo trọc, rời bỏ gia đình, của cải, thờ Bụt, đọc kinh Phạn. Người ta cũng quan niệm về từ bi, về công đức. Làm công đức cho kiếp sau được tốt đẹp là dâng thức ăn cho tăng môn, bố thí cho người nghèo khó. Quan niệm tiết dục cũng là ở chỗ bỏ bớt những hưởng thụ cho riêng mình, để cho người khốn khó. Sau đó, các tăng đoàn hình thành, các nghi lễ đã có tổ chức, các tăng sĩ bắt đầu dịch kinh, sáng tác, chùa chiền cũng đã được xây cất. Niết bàn đã là mục đích của người xuất gia. Luân hồi và nghiệp báo vẫn tiếp tục tồn tại trong tín ngưỡng dân gian. Quan niệm vô ngã đã được nói đến trong Tứ thập nhị chương, nhưng chưa phổ biến lắm trong trong dân gian, có lẽ vì bị xem như mâu thuẫn với quan niệm linh hồn bất tử. Tuy vấp phải sự cản trở từ phía phương Bắc đang ra đẩy mạnh việc truyền bá văn hóa Hán nhưng Phật giáo vẫn có những bước phát triển đều đặn. Sang thế kỷ III, Phật giáo vẫn tiếp tục tự phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của Tăng Hội (? ­ 280) và tư tưởng thiền của ông. Nhưng 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền Phật giáo từ phương Bắc, cho dù có hình thành những trung tâm muộn hơn, cũng đã bắt đầu có ảnh hưởng trở lại lên Phật giáo Giao Chỉ. Sử sách cũng ghi nhận rằng trong thế kỷ này, các kinh sách về thiền đã được đem từ Lạc Dương xuống, và Tăng Hội cũng là một người đã học tập, lĩnh hội được tư tưởng Phật giáo Đại thừa Trung Hoa. Đại thừa (Mahayana) hoàn toàn không xa rời Phật pháp, nhưng về chủ trương, nó khác với Tiểu thừa (Hinayana) vốn xuất phát từ Phật giáo Nguyên thủy (Thérévada). Đại thừa không cố chấp vào kinh điển, trong khi Tiểu thừa thì phải nhất nhất bám sát vào đó. Đại thừa chủ trương “tự giác” và “giác tha”, tức giác ngộ cho chính mình và cho người khác, trong khi Tiểu thừa chỉ nhắm vào việc giác ngộ cho bản thân. Tiểu thừa chỉ thờ một Phật Thích Ca và bậc tu cao nhất là đến La Hán. Đối với Đại thừa, họ thờ nhiều Phật, và bậc tu cao nhất lên đến Bồ Tát. Có thể nói những quan niệm, chủ trương của Đại thừa ­ một trong những tông phái lớn nhất của Phật giáo (một tông phái lớn khác là Kim Cang thừa) có xuất phát điểm từ Trung Hoa, đã có một sự thâm nhập mạnh mẽ xuống phương Nam kể từ thế kỷ thứ ba trở đi, để lại những dấu ấn phổ biến trong sinh hoạt Phật giáo, cũng như trong tín ngưỡng dân gian. Sự thâm nhập của Phật giáo phương Bắc sau đó còn được thể hiện ở việc các thiền sư lớn, những người sáng lập ra những thiền phái có vị trí lớn trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đều ít nhiều có liên hệ và tiếp thu Phật giáo Trung Hoa. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam được cho là hoàn tất vào thế kỉ X. Phật giáo Việt Nam đã có những nền tảng vững chắc để phát triển rực rỡ trong giai đoạn sau này. II. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X CHO ĐẾN NGÀY NAY 1. Phật giáo Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn