Xem mẫu

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU Chủ đề: Cạn Kiệt Nguồn Nước Nhóm thực hiện 8: 1. Hoàng Thanh Phương 2. Nguyễn Tuấn Phương 3. Nguyễn Thanh Trọng 4. Lý Láo Tả Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thế giới đương đại. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của trang thiết bị khoa học kỹ thuật, nhân loại dường như đang đứng trước những thách thức mới, điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về vấn đề toàn cầu hóa. Phạm vi vấn đề toàn cầu hóa rất rộng lớn, trong bài tiểu luận này chúng tôi xin đề cập đến một trong những vấn đề mà đang được nhiều chuyên gia, các nhà quan hệ quốc tế quan tâm trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI này: Cạn kiệt tài nguyên nước. Nước, thứ tài nguyên thiên nhiên vốn được coi là một tặng vật của thiên nhiên, là “cái lộc trời ban” không bao giờ cạn kiệt.Người ta đã nhầm khi quan niệm như vậy khi mà thứ “vàng xanh” này đang ngày một cạn kiệt dần đi. Trong thời đại toàn cầu hóa, cạn kiệt nguồn nước là vấn đề đáng báo động không chỉ ở quốc gia phát triển mà còn ở cả quốc gia đang phát triển, những nước giàu cũng như những nước nghèo. Điều này chứng tỏ đây là vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay, để làm được điều này cần sự nỗ lực chung của toàn thể các quốc gia trên thế giới, vì một thế giới tươi đẹp hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong khuôn khổ bài tiểu luận này chúng tôi sẽ giải thích tại sao cạn kiệt nguồn nước lại là vấn đề toàn cầu Bài tiểu luận này gồm những nội dung như: nguyên nhân của vấn đề, thực trạng của vấn đề này ra sao, nó ảnh hưởng như nào đến quan hệ quốc tế, đồng thời cũng đưa ra một số hướng giải quyết. I/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CẠN KIỆT NGUỒN NƯỚC ( sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuấn Phương ) 2 Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nước đang là vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, nhưng quan trọng hơn là mang tính khu vực và quốc gia. Uỷ ban tài nguyên thiên nhiên của Liên hợp quốc cho rằng 40% dân số thế giới hiện nay và khoảng 80 nước đang đứng trước vấn đề thiếu nước nghiêm trọng. Các chuyên gia hữu quan đánh giá rằng đến năm 2025 sẽ có khoảng 2/3 dân số thế giới sống trong điều kiện căng thẳng do thiếu nước. Trung Đông và Bắc Phi là những khu vực thiếu nước nghiêm trọng nhất. Theo dự tính, 6 nước Trung Phi và 5 nước Bắc Phi là những quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Quốc tế lấy 1000m3 bình quân theo đầu người 1 năm làm “tuyến cảnh báo”. Hai phần ba của lục địa Phi châu, chín phần mười của lục địa Úc châu, hai phần ba lục địa Á châu và hai phần ba của lục địa Mỹ châu; các nguồn nước ngọt đã dần dần cạn kiệt. Nhiều nơi trên thế giới trong những thập niên qua đã chứng kiến cảnh sa mạc hóa đất đai nơi mà họ đã canh tác từ hằng nhiều thế kỷ qua. Trên thực tế, lượng nước bình quân theo đầu người của nhiều nước thấp hơn nhiều so với “tuyến cảnh báo”. Năm 1990, trong số 18 quốc gia Trung Đông và Bắc phi chỉ có 7 nước có lượng nước bình quân theo đầu người từ 100m3 trở lên, đến năm 2005, lượng nước bình quân của khu vực này thấp hơn 670m3. Lượng nước bình quân theo đầu người của các quốc gia như Angiêri, Burrundi, Tandania,...chỉ trong khoảng:600-700m3,các nước Ixraen, Tuynidi…khoảng 400-500m3,các nước Xyri, Ả Rập Xê Út, Gioócđani, Yemen chỉ có khoảng 100-200m3. Châu Á vốn là khu vực có tài nguyên nước phong phú nhưng do sự tăng trưởng dân số và sự phát triển của kinh tế nên châu Á cũng sẽ trở thành châu lục thiếu nước nghiêm trọng. Báo cáo nghiên cứu của 1 số chuyên gia quốc tế về tài nguyên nước chỉ ra rằng, đến thế kỷ XXI, phần lớn các nước ở khu vực Châu Á sẽ phải đứng trước nguy cơ thiếu nước trầm trọng. Bắc Kinh gần đây cũng đã lo ngại rất nhiều cho các vùng đất đã sa mạc hóa của họ, tạo thành những cơn bão quét qua thành phố Bắc Kinh. Theo thống kê của Trung quốc, trong năm l950 chỉ có 5 trận bão cát thổi qua thành phố, nhưng đến năm 2000 thì con số đó đã lên đến 13 cơn bão! Nhiều vùng đất ở miền tây bắc Trung quốc đã sa mạc hóa rất nhanh, tạo ra sự khan hiếm nước ngọt rất trầm trọng. Sông Hoàng Hà, một trong hai con sông huyết mạch lớn ở Trung quốc, có đoạn hàng năm đã khô cạn đến ngàn cây số. Con sông này dài trên 3,400 dặm, và là cái nôi của Trung quốc. Sông nhiều đoạn đã bị khô hạn, bùn ở lòng sông bồi lên khi con nước cạn đi. Đến mùa nước lũ nước sông lại dâng lên rất mau làm vỡ cả đê điều, nước tràn ra hai ven sông làm ngập lụt những vùng dọc theo ven sông gây thiệt hại về mùa màng cùng nhân mạng khá lớn. Tình trạng hạn hán thường xuyên biến các dòng sông khô cạn trong đó dòng sông Hoàng Hà có nguy cơ khô cạn mau nhất. Từ năm cây số đến cửa khẩu của dòng sông này đã bắt đầu khô cạn trong những tháng mùa hè (theo bản tường trình gần đây nhất của ký giả Richard Hayes của dài BBC ở Bắc kinh) 3 Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 Thế giới chúng ta đang sống chỉ có 3% nước ngọt, còn lại 97% là nước mặn không thể dùng để uống hay canh tác được, mặc dầu gần đây đã có những quốc gia tiến bộ đã dùng nước biển chế tạo ra nước ngọt như Hoa Kỳ hoặc Do Thái, song giá thành của nước ngọt còn quá đắt và lại rất giới hạn. Trong số 3% nước chúng ta có trên địa cầu, thì đã có đến 68.7% là nước đá dưới dạng đóng băng, 30.1% nước nằm trong lòng đất, 0.9% nước đá trong lòng đất, và phần còn lại là 0.3% là nguồn nước sông hồ và đầm lầy. Trên một vài phần đất trên thế giới, nhu cầu nước ngọt đã vượt quá giới hạn cung cấp. Lý do rất dễ hiểu là vì một số lớn các cư dân đó đã ở vào những vùng đất khô hạn định kỳ hoặc thường xuyên. Theo thống kê của Viện nghiên cứu môi sinh Stockholm (The Stockholm Environment Institute) gần đây cho biết rằng một số rất lớn nhân loại đã ở vào những vùng đất khô hạn thiếu nước thường xuyên, và nhu cầu dùng nước hằng ngày đã cao gấp đôi hơn sự tăng trưởng nhân số. Những giếng nước đào thật sâu vào lòng đất cùng những hồ chứa nước có thể cung cấp nước cho nhân loại một cách tạm thời, song số lượng nước mưa và số lượng nước nằm trong lòng đất vẫn không thay đổi. Các chuyên viên khí tượng tiên đoán rằng trong vòng 25 năm tới, số lượng nước mà mỗi người trên thế giới đang dùng sẽ phải cắt đi một nửa. Trong khi đó một số nước trên thế giới đã làm ô nhiễm nguồn nước địa phương của mình trầm trọng, như ở Phần Lan chỉ có 5% nguồn nước sông rạch còn có thể dùng để uống, 75% bị ô nhiễm nặng cho dù để dùng cho kĩ nghệ cũng không được. Nhà máy cung cấp nước cho đô thị Mễ tây cơ, lớn đứng hàng thứ nhì trên thế giới, nguồn nước uống cung cấp gần 80% cho thị dân ở đây đã tụt xuống một cách đáng ngại. Bắc Kinh, thủ đô của Trung quốc cũng đang gặp phải nạn thiếu nước như trên. Lượng nước dùng đang trên đà tụt xuống 3 feet mỗi năm, và 1/3 các giếng nước cung cấp cho thành phố hầu như đã khô cạn. Hàm lượng nước vĩ đại Ogallala của Hoa Kỳ cũng đã dùng gần hết cho việc canh tác nông sản ở các miền Tây Bắc tiểu bang Texas, hiện đang co rút lại đến 1/3 vì thiếu nước để canh tác. Hai nước lớn là Trung Hoa và Ấn độ, đứng hạng nhì và ba trên đà sản xuất nông phẩm cũng đã khựng lại đối đầu với tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng. Tình trạng càng bi đát hơn vì các giòng sông lớn như sông Hằng (Ganges) bên Ấn độ đã không còn chảy ra đến biển vì dòng sông đã đổi chiều chảy, cũng giống như giòng sông Colorado ở Bắc Mỹ vậy. Cơ thể chúng ta rất cần nước sạch để đem các chất thải ra ngoài, thế nhưng lại không có đủ nước sạch để sử dụng. Con số người trên địa cầu hiện nay không có đầy đủ nước sạch để sử dụng đã gia tăng từ 2.6 tỉ người vào năm 1990 lên đến 2.9 tỉ người vào năm 1997 và từ đó đến nay chỉ có tăng. Con số đó chiếm 4 Tiểu luận các vấn đề toàn cầu_ nhóm 8 gần nửa dân số trên địa cầu, và điều kiện vệ sinh của nước là cả một vấn đề sinh tử. Để sản xuất thực phẩm cũng phải tùy thuộc vào nước. Để tưới cho hoa màu cây trái dĩ nhiên chúng ta cũng cần đến nước và nước mưa. Những thời gian gần đây “dẫn thủy nhập điền” trở thành một phương tiện chính để có thể cung cấp thực phẩm cho nhân số hoàn cầu càng ngày càng gia tăng. Ngày nay 36% mùa màng trên toàn thế giới đều dựa vào phương tiện “dẫn thủy nhập điền”. Tổng số các vùng đất canh tác hoa màu trên thế giới nhờ vào phương tiện dẫn thủy đó đã lên đến tột đỉnh khoảng hai mươi năm về trước, và bây giờ thì đang tụt xuống một cách từ từ. Nếu ta phải dùng rất nhiều nước để dội cầu cho mạnh, cho bồn rửa mặt và cho bồn tắm thật sạch, thật khó mà tin rằng thế giới chúng ta đang sống đã không cung cấp đủ nước cho chúng ta xài. Nên nhớ rằng đó là chỉ mới có là 20% những người hưởng thụ được những phương tiện xa xỉ trên mà thôi. Tại lục địa Phi châu hầu hết đàn bà phải mất mỗi ngày ít nhất là 6 tiếng đồng hồ để đi kiếm nước đặng dùng và thường thường thì họ chỉ tìm được nước dơ bẩn và ô nhiễm mà thôi. Dĩ nhiên là những người đàn bà đó hiểu thế nào là nước sạch, nhưng họ phải đối diện một thực tế phủ phàng rằng càng ngày nguồn nước càng cạn kiệt! Thế giới với kĩ thuật hiện đại có thể giải quyết vấn nạn này được không? Nước đã đi dâu hết ? Trong khi đó thì nhu cầu đòi hỏi nước càng ngày càng gia tăng. Khu vực Nam Á, hạn hán ngày càng trầm trọng, do khai thác nước ngầm bừa bãi nên tài nguyên nước ngầm của các nước Ấn Độ, Pakixtan, Banglađet…bị khô kiệt. Tổng lượng Tài nguyên nước của Trung Quốc đứng thứ 6 trên thế giới, nhưng lượng nước tính theo bình quân đầu người chỉ có 2400m3, thấp hơn rất nhiều so với lượng nước bình quân đầu người trên Thế giới là 7700m3, chỉ đứng ở vị trí 109 và bị liệt vào 1 trong số các quốc gia thiếu nước trên thế giới. Lượng nước bình quân theo đầu người của 9 tỉnh miền bắc Trung Quốc chưa đến 500m3, thấp hơn tiêu chuẩn lượng nước ngọt thấp nhất thế giới. Diện tích biển nước mặn Aran đã thu nhỏ lại còn không bằng một nửa trước đây. Khu vực Trung Á cũng đang đứng trước vấn đề thiếu nước, 5 quốc gia ven biển đã bắt đầu hành động để bảo vệ nguồn nước của khu vực này. Tài nguyên nước của khu vực Châu Mỹ rất phong phú nhưng do phân bố không đồng đều nên các bang miền Tây và miền Bắc Mêhicô vẫn thiếu nước, thành phố Mêhicô thường xuyên không đủ nước để cung cấp trong thời gian dài, do việc khai thác bừa bãi mạch nước ngầm đã làm cho thành cổ này mỗi năm tụt xuống 17cm. Xét ở góc độ toàn cầu, các khu vực như Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, tài nguyên nước ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến sức khoẻ người dân, với môi trường sinh thái, và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của những nước này 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn