Xem mẫu

MỤC LỤC Lời mở đầu.....................................................................................................1 Chương I: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân..........................................................................................................3 1.1.Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân:......3 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu:.....................................................................................3 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân:......................................3 1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu:..............................................................6 1.1.4.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:..................................................................7 1.2.Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:..............................9 1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản.....................9 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:....................................12 1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:..........15 1.3.1. Trong sản xuất:.............................................................................................15 1.3.2. Trong tổ chức xuất khẩu:.............................................................................16 1.3.3 . Về thị trường:..............................................................................................16 1.3.4.Về chính sách của nhà nước trong việc đẩy nhanh xuất nhập khẩu:.........16 1.3.5 . Yêu cầu và cơ hội xuất khẩu trong điều kiện hội nhập:..........................17 ChươngII: Thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ....................................................................................................18 2.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ:....................................................................18 2.1.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ..............................................................18 2.1.2 Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Mỹ.....................................................20 2.1.2.1 Khối lượng và giá trị:.................................................................................20 2.1.2.3 Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ..........................................................23 2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ..........................24 2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ.........24 2.2.2. Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ............................................27 2.3 Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ...................................................................................................................31 2.3.1 Phương hướng...............................................................................................31 2.3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ:...32 KẾT LUẬN....................................................................................................37 Lời mở đầu 1 Việt Nam là thành viên của WTO, tổ chức thương mại thế giới. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của nước ta. Để có được thành tựu như ngày hôm nay người dân Việt Nam đã không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nước bạn trong sản xuất đưa các sản phẩm của nước ta giới thiệu với bạn bè các nước trên thế giới. Trong đó không thể không kể đến những người gắn bó sông nước, với con tôm, con cá. Phát huy được thế mạnh của mình, khai thác triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có các thị trường lớn chủ lực như Mỹ, Nhật, Trung Quốc. Trong những năm qua cùng với 7 ngành xuất khẩu, thủy sản có đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không ngừng tăng lên, cải tiến cả về mặt số lượng, chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên các thị trường lớn như Mỹ. Nó góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện nâng cao mức sống cho người làm ngư nghiệp nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên bên cạnh đó ngành thủy sản vẫn vấp phải những thiếu sót cần nhanh chóng khắc phục. Như đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức của người kinh doanh, giá nguyên liệu, giá cả khi vào thị trường Mỹ. Nhằm phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua, đặt nó trong bối cảnh hiện nay, khi có sựu cạnh tranh khốc liệt trên các thị trường. Đặc biệt là thị trường Mỹ nơi diễn ra rất nhiều sự kiện quan trọng, tâm điểm chú ý của thế giới nên em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ”. 2 Đây là một đề tài không mới nhưng khá phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót về nội dung cũng như cách trình bày, rất mong được thầy cô góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 1.1.Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu: Xuất khẩu là hình thức một nước bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một hay đối với cả hai quốc gia. Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mang là hệ thống các quan hệ mua bán được pháp luật các quốc gia trên thế giới cho phép. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hang hóa tiêu dung cho đến hang hóa tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hang năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia. 1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: Xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam. Nó thể hiện ở các vai trò sau: a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, cho sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. 3 Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia. Xuất khẩu không chỉ tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài mà còn tích lũy được một nguồn thu ngoại tệ lớn để mỗi khi cần đem ra sử dụng. Đối với Việt Nam thì nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ 2001 đến 2010 là phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Do đó đòi hỏi Việt Nam không ngừng phải phát triển và mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, từ đó tạo nguồn vốn để thực hiện thành công chiến lược này. b.Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Ở đây có thể nhìn nhận tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 2 cách: Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Tuy nhiên đối với những nước điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra’ của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Nếu xuất khẩu không phát triển thì sự thay đổi kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là, hướng quan trọng để tổ chức sản xuất là thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, bởi thị trường đinh hướng cho sản xuất và tổ chức sản xuất. Moij hoạt động của các doanh nghiệp đều thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường . Từ đó định hướng cho hoạt động của mình. c.Xuất khẩu tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các ngành khác. Chẳng hạn, khi phát triển ngành nông sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghệ sản xuất lien quan đến nó, đồng thời tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. 4 d. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Đối với Việt Nam thì thong qua xuất khẩu hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả lẫn chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi ta phải tổ chức lại hoạt động lại sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Khi xuất khẩu phát triển tức là qui mô sản xuất đã được mở rộng điều đó đi đôi với việc sẽ giảm được rất nhiều chi phí mỗi khi sản lượng của nó tăng lên như chi phí cố định, chi phí vận chuyển, chi phí mua nguyên vật liệu,…Việc giảm chi phí này có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia vì nó nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình thong qua việc điều chỉnh giá bán hợp lý. e.Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Do thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài, khả năng phải đáp ứng nhu cầu nội địa trước. Xuất khẩu chính là việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sẽ tranh thủ được lợi thế thời đại và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ…Từ đó gắn thêm tình đoàn kết và hữu nghị giữa các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. f.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập đáng kể. Đối với Việt Nam hiện nay còn rất nhiều người thất nghiệp và do dân số quá đông nên số lao động còn dư thừa 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn