Xem mẫu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hoạt động kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hoạt động thương mại giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động tham gia khai thác lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế và trao đổi thương mại quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp có nền sản xuất lúa nước rất phát triển. Gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm trong nước, mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn GDP lớn hàng năm cho nước ta. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, gạo xuất khẩu của Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Thái Lan, Ấn Độ và một số thị trường mới nổi như Campuchia làm gạo xuất khẩu của Việt Nam bị mất thị phần ở các thị trường chính. Để nghiên cứu rõ về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam em đã chọn đề tài: “Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008­2015. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam trong giai đoạn hiện nay”. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích số liệu từ các tổ chức để đưa ra các đánh giá cho ngành sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam. Bài nghiên cứu được chia làm 3 chương: Chương 1: Diễn biến thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2015 Chương 2: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008­2015 1 Chương 3: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG 1: DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2008­2015 1.1 Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2014 1.1.1 Thương mại gạo thế giới Thị trường gạo thế giới giai đoạn 2008­2015 được đánh giá là tương đối ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu luôn đạt trên 37 tỷ USD. Nguồn: Trade map Giai đoạn 2008­2014, tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trên thế giới trung bình đạt 22,624,625.71 nghìn USD. Thương mại gạo thế giới nhìn chung có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể (kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 5,617,583 nghìn USD tương ứng tăng 11.35% trong vòng 7 năm tức trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,6%). Giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ, mức tăng khoảng 2.1%/năm. Năm 2008, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, do đó đến năm 2009, thương mại gạo giảm nhưng đến năm 2010 đã có dấu hiệu phục hồi (do gạo là mặt hàng thiết yếu nên ảnh hưởng của khủng hoảng đến mặt hàng này không kéo dài), từ năm 2011 trở đi thương mại gạo duy trì ở mức khá ổn định (giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình khoảng 48,435,321 nghìn USD). 1.1.2 Những nhà xuất khẩu gạo chính trên thế giới Năm 2014, các quốc gia trên thế giới xuất khẩu được hơn 40 triệu tấn gạo với giá trung bình khoảng 615 USD/tấn. Trong giai đoạn 2008­2014, ba quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ thay nhau nắm giữ danh hiệu quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới. 2 Bảng 1.1: Xuất khẩu gạo tại ba quốc gia dẫn đầu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Thái Lan Số lượng (tấn) 10,216,040 8,619,870 8,939,630 10,706,229 6,734,427 6,612,620 10,969,362 Ấn Độ Giá trị (USD) 6,107,572 5,046,464 5,341,082 6,507,473 4,632,270 4,420,370 5,438,804 Số lượng (tấn) 3,535,578 2,151,259 2,266,742 5,018,096 10,569,565 11,387,082 11,162,015 Việt Nam Giá trị Số lượng Giá trị (USD) (tấn) (USD) 2,843,305 4,745,042 2,895,938 2,398,163 5,968,762 2,666,062 2,295,813 6,894,169 3,249,502 4,073,331 7,116,616 3,659,212 6,127,952 - 3,677,939 8,169,519 6,594,736 2,926,255 7,905,650 - - Nguồn: Trade Map Thái Lan: là quốc gia dẫn đầu trong 4 năm liên tiếp cả về số lượng và giá trị gạo xuất khẩu (2008 ­ 2011). Năm 2012, lượng gạo Thái Lan giảm mạnh (giảm 1/3 so với năm 2011) và Thái Lan để mất ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 vào tay Ấn Độ. Lý do xảy ra hiện tượng này là vào khoảng cuối quý 3/2011, Thái Lan cho áp dụng chính sách mua gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với giá thị trường, qua đó khiến giá gạo Thái tăng, làm giảm lượng xuất khẩu. Tuy nhiên đến năm 2014, Thái Lan đã phục hồi được thị trường xuất khẩu gạo của mình và có thể đến năm 2015 sẽ diễn ra trận chiến tranh vương quyết liệt giữa Thái Lan và Ấn Độ. Gạo Thái xuất khẩu có chất lượng ở mức cao do đó giá gạo Thái luôn dẫn đầu so với các sản phẩm cùng loại trong khu vực. Thái Lan chủ yếu xuất khẩu gạo sang thị trường: Nigeria (9.8% năm 2014), Benin (8.9% năm 2014), Mỹ (8.3% năm 2014), Trung Quốc (7.1% năm 2014). Ấn Độ: Ấn Độ thường giữ vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, song xuất khẩu của nước này dao động khá mạnh, bởi chính phủ có chính sách kiểm soát chặt mức dự trữ. Tháng 9/2011 chính phủ đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo phi – basmati và sau đó xuất khẩu đã tăng từ dưới 3 triệu tấn lên hơn 10 triệu tấn, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới năm 2012. Là quốc gia mới nổi về mặt hàng gạo xuất khẩu, năm 2012 đánh dấu sự thâm nhập mạnh mẽ của gạo Ấn Độ vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới (kể từ khi Ấn Độ gia tăng gấp đôi lượng gạo 3 xuất khẩu so với năm 2011). Từ đó đến nay, quốc gia này vẫn duy trì được lượng gạo xuất khẩu lớn mỗi năm (trung bình ở mức trên 11 triệu tấn/năm). Ấn Độ nổi tiếng với thương hiệu gạo basmati, đây là loại gạo có giá trị cao nhất trong số các mặt hàng gạo xuất khẩu của quốc gia này. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Ấn Độ là: Ả Rập Saudi (17.4% năm 2014), Iran và các quốc gia Hồi giáo (16,2%) và một số quốc gia ở Châu Phi. Việt Nam: Là quốc gia có tiềm năng lớn về xuất khẩu gạo, đã có những thời điểm, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lập kỷ lục và dẫn đầu thế giới (quý 3 năm 2011). Tuy nhiên do chưa tận dụng tốt được lợi thế của mình và chưa có những cải biến phù hợp nên đến cuối năm, Việt Nam chỉ xếp ở vị trí thứ hai. Giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức trung bình thấp do công nghệ xay xát, đánh bóng còn hạn chế, các loại gạo xuất khẩu cũng bị hai quốc gia Thái Lan và Ấn Độ cạnh tranh gay gắt. Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là: Trung Quốc (34.1% năm 2014), Philippin (18,7% năm 2014), bên cạnh đó là các quốc gia Malaysia, Indonesia (trên 7.5% năm 2014). Ba quốc gia trên có nguồn cung cho xuất khẩu khá đều đặn bởi đều là nơi được thiên nhiên ưu đãi trong việc sản xuất lúa gạo, cùng với đó việc áp dụng khoa học công nghệ cải tiến năng suất chất lượng cũng được các quốc gia này chú trọng. Mặt khác lượng gạo dự trữ của ba nước này luôn ở mức cao do đó nguồn cung luôn được đảm bảo. 1.2 Những nhà nhập khẩu gạo chính trên thế giới Hiện nay, mặt hàng gạo được nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia: Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Iran và các nước Cộng hòa Hồi giáo và một số quốc gia thuộc châu Phi. Trung quốc: là quốc gia đông dân nhất thế giới, gạo là lương thực được sử dụng chủ yếu. Do đó đây là thị trường lớn của mặt hàng gạo xuất khẩu. Năm 2014, Trung quốc nhập hơn 2,5 triệu tấn gạo, giá trị ước đạt 1,2 tỷ 4 USD. Tuy nhiên quốc gia này nhập chủ yếu là mặt hàng gạo có phẩm chất trung bình và là bạn hàng chủ yếu với các quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Pakistan, Campuchia. Ả Rập Saudi: Là một quốc gia hồi giáo, giàu tài nguyên, chủ yếu nhập mặt hàng gạo cao cấp, có giá trị cao (trung bình trên 1000 USD/tấn, năm 2014), sản lượng nhập cũng ở mức tương đối cao (gần 1,5 triệu tấn, năm 2014). Các đối tác thương mại gạo chủ yếu là: Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Thái Lan. Iran và các nước Cộng hòa Hồi giáo: là thị trường tương đối lớn về lượng gạo nhập khẩu (trên 1 triệu tấn, 2014) nhưng là nơi nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm gạo cao cấp (giá trị trung bình đạt trên 1200 USD/tấn). Đây là nơi quy tụ của các loại gạo ngon và là thị trường hướng tới của tất cả các quốc gia xuất khẩu gạo cao cấp như: Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan, Kuwait, Mỹ. Các quốc gia châu Phi (phải kể đến như Benin, Nigeria và một số quốc gia khác): là một thị trường tiềm năng cho mặt hàng gạo xuất khẩu, đặc biệt là gạo phẩm chất trung bình. Năm 2014, Châu Phi nhập khẩu lượng gạo trị giá hơn 6 tỷ USD. Chỉ tính riêng hai quốc gia Benin và Nigeria: lượng gạo nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn, giá trị ước đạt trên 1,7 tỷ USD. Năm 2015 và các năm sau được dự báo đây sẽ là nơi nhập khẩu gạo với số lượng lớn nhất thế giới. Hiện nay, các quốc gia cung cấp gạo chủ yếu cho châu Phi gồm có: Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Pakistan. 1.3 Dự báo tình hình thị trường gạo thế giới năm 2015­2016 Bảng 1.2: Sản xuất và thương mại gạo toàn cầu năm 2012 – 2016 Đơn vị: Triệu tấn Năm/Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Sản lượng 467,673 472,792 478,390 Thương mại 39,948 39,466 43,297 Tiêu thu 460,958 468,888 481,556 Tôn kho 106,862 110,766 107,600 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn