Xem mẫu

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Giới thiệu .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1 1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 2 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 2 PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 3 2.1 Cơ sở lý luận, Vai trò, các yếu tố ảnh hưởng ................................................ 3 2.1.1 Các khái niệm liên quan ............................................................................ 3 2.1.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động .............................................. 4 2.1.3 Vấn đề đình công....................................................................................... 5 2.1.4 Giải quyết tranh chấp lao động .................................................................. 5 2.1.5 Vai trò giải quyết tranh chấp lao động ....................................................... 7 2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến tranh cấp lao động ....................................... 7 2.2 Thực trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam ................................................. 8 2.3 Phân tích một số chính sách, biện pháp quản lý tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam .............................................................................................. 11 2.4 Giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động Việt Nam ......... 18 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................................. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 22

PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu Trong xu thế toàn cầu hóa, khi mà nền kinh tế của các quốc gia ngày một phát triển, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội nên trong quá trình lao động xảy ra nhiều vấn đề bất đồng về quyền và lợi ích dẫn đến tranh chấp giữa người lao động, người sử dụng lao động và tập thể lao động. Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm cuộc tranh chấp lao động diễn ra, ở Việt Nam, theo thống kê của tổng liên đoàn Việt Nam, từ năm 1995 đến 2007, cả nước có trên 1300 cuộc tranh chấp lao động lớn nhỏ diễn ra. Lao động là môt trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, tranh chấp lao động và giải pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới. Xuất phát từ thực tiễn trên em xin nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng về tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam, nghiên cứu vai trò các yếu tố ảnh hưởng, phân tích một số chính sách quản lý tình trạng tranh chấp lao động và từ đó đề ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thực trạng nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam - Các yếu tố ảnh hưởng tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam.

1

1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Thu thập tài liệu thứ cấp là thu thập những nguồn tài liệu đã được công bố, tổng hợp ở sách báo, internet, các báo cáo môi trường quốc gia qua các năm. Đối với lý thuyết về tranh chấp lao động được thu thập thông qua bộ Luật Lao động( 2012), các văn bản quy phạm pháp luật như: Chỉ thị tổng liên đoàn lao động Việt Nam về hoạt động của các cấp công đoàn trong tham gia giải quyết các tranh chấp lao động( 1996), Chỉ thị số 04 CT/TLĐ ngày 18/4/1996 của Đoàn chủ tịch "về những việc cần làm ngay để thi hành Bộ luật lao động" và "Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn lâm thời" ban hành kèm theo Quyết định số 81/QĐ-TLĐ, ngày 17/1/96 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN. Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 09/1998/PL – UBTVQH10 ngày 25/12/1998 về tổ chức và hoạt động hòa giải cấp cơ sở. Nghị định số 160/1999/NĐ – CP của Chính phủ ngày 18/10/1999 quy định chi tiết một số điều về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Chương trình phối hợp số 1285/CTPH BTP – BTTUBTUMTTQVN ngày 24/4/2009 giữa bộ tư pháp và ban thường trực Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tăng cường thực hiện công tác hòa giải; chỉ thị số 03/CT – BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; Luật Đất đai năm 2003; Ngoài ra, đề tài còn tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu,… 1.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được, đề tài đã tiến hành phân tích, mô tả thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam.

2

PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận, Vai trò, các yếu tố ảnh hưởng 2.1.1 Các khái niệm liên quan + Tranh chấp lao động Theo quy định tại điều 157 Bộ Luật Lao động (2012) thì tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề. + Đặc điểm của tranh chấp lao động: Do tính chất đặc biệt của quan hệ lao động mà các tranh chấp lao động cũng có đặc điểm riêng giúp phân biệt nó với các tranh chấp khác, cụ thể bao gồm: - Tranh chấp lao động phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động - Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ mà còn bao gồm cả những tranh chấp về quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. - Tính chất và mức độ của tranh chấp của lao động luôn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động. - Tranh chấp lao đông có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản than, gia đình người lao động, nhiều khi còn tác động đến an sinh công cộng và đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. + Phân loại tranh chấp lao động: - Căn cứ vào quy mô của tranh chấp: Theo điều157 bộ luật lao động: “Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”. Căn cứ vào quy mô có thể phân thành tranh chấp lao động cá nhân và trah chấp lao động tập thể.

3

- Căn cứ vào tính chất của tranh chấp: Có thể chia tranh chấp lao động thành tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích. Ngoài ra tranh chấp lao động còn được phân loại căn cứ vào nội dung tranh chấp, tranh chấp về tiền lương, thời gian làm việc, kỹ luật lao động hoặc quan hệ phát sinh tranh chấp hoặc khu vực tranh chấp. 2.1.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động + Về phía người lao động: Tranh chấp lao động xảy ra thường do các yêu cầu chính đáng của người lao động và những đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thỏa đáng, quyền lợi của họ không được đáp ứng. Và cũng một phần do trình độ văn hóa của người lao động còn rất hạn chế, đến quyền lợi của họ mà họ cũng không biết là mình có quyền lợi và nghĩa vụ gì từ đó tranh chấp xãy ra là điều hiển nhiên. + Về phía người sử dụng lao động: Mục đích sử dụng lao động là tối đa hóa lợi nhuận nên người sử dụng lao động tìm mọi cách để tận dụng sức lao động của người lao động quy định từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của người lao động. + Về phía công đoàn: Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động bảo vệ quyền lợi một cách trực tiếp cho người lao động. Vai trò lớn là thế nhưng công đoàn hiện nay còn đang gặp nhiều vấn đề bất cập và có một số doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có tổ chức công đoàn. + Về phía cơ quan nhà nước: Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không làm tròn trách nhiệm của mình, cơ quan này không những không kiểm tra giám sát một cách thường xuyên nên không thể xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật.

4

nguon tai.lieu . vn