Xem mẫu

MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt. một số Doanh nghiệp chạy đua theo lợi nhuận mà quên mất rằng cần phải thực hiện đúng pháp luật về sản xuất, kinh doanh, các hoạt động an toàn, phúc lợi… Thanh tra lao động ra đời không những ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật về lao động mà còn Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, công tác thanh tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật. Nhận thấy vai trò quan trọng của thanh tra, vì vậy em đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hi ện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” Đề tài gồm có ba chương: Chương I : Tổng quan về thanh tra lao động Chương II : Thực trạng công tác thanh tra việc thực hi ện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Chương III : Các kiến nghị Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những sai xót rất mong nhận được sự đóng góp của cô giáo. Em xin cảm ơn cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết nà Chương I. tổng quan về thanh tra lao động 1.1. Các khái niệm cơ bản Thanh tra nhà nước nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn ­ kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. 1.2. Mục đích của thanh tra lao động (Theo điều 2, Chương I, Luật thanh tra ). Mục đích của thanh tra lao động như sau: Mục đích hoạt động của thạnh tra lao động nhằm phát hiện sở hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nhà nước để có các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện đứng quy định của pháp luật nhà nước về lao động. phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước: bảo vệ quyền lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. 1.3. nguyên tắc của thanh tra lao động 1. 4. chức năng, nhiệm vụ, của thanh tra lao động * Chức năng của thanh tra lao động Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 1, Nghị định 614/ NĐ­LĐTBXH, ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định nhiệm vụ ,chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra Bộ ) * Nhiệm vụ của thanh tra lao động Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại điều 237, 238 Chương XVI luật lao động , như sau: Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động Thanh tra Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; 2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; 3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; 5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động. Điều 238. Thanh tra lao động 1. Thanh tra Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. 2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động. * Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra sở Theo điều 10 và điều 11 , Nghị định số 39/ 2013/ NĐ­CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013quy định về tổ chức hoạt động Thanh tra ngành Lao động­ Thương binh và Xã hội Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. 2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội. 3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội. 4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. 5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội Chánh Thanh tra Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Báo cáo Giám đốc Sở Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội và Chánh thanh tra tỉnh, thành ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn