Xem mẫu

MỤC LỤC I Phần mở đầu ......................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2 1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu...........................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2 II Phần nội dung ................................................................... CHƯƠNG 1: Tổng quan về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân...3 1.1 Khái niệm chung..........................................................................................3 1.2 Mục đích của phương tiện bảo vệ cá nhân...............................................3 1.3 Yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân.................................................3 1.4 Điều kiện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân......................................4 1.5 Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân......................................................4 1.6 Tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân...............................................5 1.7 Quy định của nhà nước về phương tiện bảo vệ cá nhân..........................5 1.8 Phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho ngành thủy sản......................6 CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong các doanh nghiệp thủy sản............................................................................... 7 2.1 Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp trong ngành thủy sản.......7 2.2 Nguyên nhân không sử dụng tốt phương tiện bảo vệ cá nhân.................9 2.3 Tình hình sử dụng PTBVCN trong ngành thủy sản hiện nay ...............11 2.4 Ảnh hưởng của phương tiện bảo vệ cá nhân đến người lao động.........12 CHƯƠNG 3: Kiến nghị và đề xuất.................................................................14 III Phần kết luận................................................................... 17 Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................18 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài . Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ ­ Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện. Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác , nuôi trồng và chế biến thủy hải sản sản. Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…. Chế biến thủy hải sản là ngành thu hút nhiều lao động cả nước có hơn 439 nhà máy với tổng công suất 4262 tấn/ngày. Hàng thủy sản đã xuất khẩu trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ , xuất khẩu chủ yếu là ở thị trường các nước là Hoa Kỳ, RU, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế là người lao động làm việc trong ngành thủy sản có mức lương cao nhưng lại luôn thiếu lao động. Đó là vì điều kiện làm việc không tốt, và rất độc hại. Trong những năm gần đây, tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửa Long, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hay một số tỉnh ở miền Trung như Đà Nẵng, Bình Định… đều đồng loạt lên tiếng thiếu lao động trầm trọng trong các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản . Lý do là vì trong các cơ sở chế biến nhiệt độ luôn ở mức âm , công nhân phải tiếp xúc với hóa chất. Không riêng gì trong chế biến thủy sản mà trong nuôi trồng, khai thác và sản xuất loại thuốc HCG cũng tồn tại yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Nhằm tìm hiểu tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân cho lao động ngành thủy sản, tìm hiểu về tác hại khi không mang phương tiện bảo vệ cá nhân , các chính sách cũng như sự quan tâm của nhà nước đối với việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ngành thủy sản và đưa ra các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế để áp dụng một cách có hiệu quả các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động ngành thủy sản em tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong ngành thủy sản”. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trình độ hiểu biết còn hạn hẹp nên còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài làm của em hoàn thiện hơn . Em xin chân thành cảm ơn cô ! 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ­ Nghiên cứu về vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong ngành thủy sản bao gồm: khai thác, nuôi trồng và chế biến. 1.3 Đối tượng , khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ­ Đối tượng nghiên cứu: Lao động trong ngành thủy sản. ­ Khách thể nghiên cứu: phương tiện bảo vệ cá nhân. ­ Phạm vi nghiên cứu : +Luật lao động 2012. + Khoản 2, khoản 3 Thông tư số: 04/2014/TT­BLĐTBXH. 1.4.Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo trình Bảo hộ lao động, Bộ Luật lao động, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về công tác bảo hộ lao động và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. II.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Tổng quan về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. 1.1 Khái niệm chung. ­ Phương tiện bảo vệ cá nhân : là các dụng cụ, trang bị mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị, công nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn… chưa khắc phục hết các yếu tố nguy hiểm và độc hại. ­ An toàn vệ sinh lao động : là những quy định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của ngừi lao động. ­ Tai nạn lao động : là tai nạn xảy ra trong qua trình lao động, công tác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao, là hậu quả của sự tác động đột ngột từ các yếu tố nguy hiểm có hại, gây chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể người lao động. ­ Bệnh nghề nghiệp : là một hiện trạng bệnh lý của người lao động phát sinh do tác động thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu, có hại, mang tính chất đặc trưng cho một loại nghề nghiệp, công việc hoặc có liên quan đến nghề nghiệp, công việc đó trong quá trình lao động. 1.2 Mục đích của phương tiện bảo vệ cá nhân . Nhằm đảm bảo hiệu quả ngăn ngừa phòng chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại nhưng lại dễ dàng sử dụng, bảo quản và đặc biệt không gây những tác hại phụ khác . 1.3 Yêu cầu của phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương tiện bảo vệ cá nhân cần đảm bảo 5 yêu cầu: ­ Yêu cầu về tính chất bảo vệ(cản hoặc làm giảm được đến mức cho phép tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm và độc hại ) ­Yêu cầu về tính chất vệ sinh (không độc, không gây khó chịu ). ­Yêu cầu về tính chất sử dụng (nhẹ nhàng, thuận lợi, bền lâu và dễ bảo quản ) ­Yêu cầu về tính thẩm mỹ : phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng . ­Yêu cầu về tính kinh tế : giá thành hợp lý, được người tiêu dùng chấp nhận. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn