Xem mẫu

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 57-64 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lê Minh Cường1 và Đỗ Đức Thông2 1Khoa Sư phạm Toán - Tin, Trường Đại học Đồng Tháp, 2Trường THPT Triệu Sơn 5 - Thanh Hóa E-mail: 1cuongpp16dthap@gmail.com,2anhbao2003@gmail.com Tómtắt. Bản đồ tưduy là công cụ giúp học sinh phát triển ý tưởng và ghi nhớ kiến thức theo cách hiểu của mình. Bài báo này trình bày khả năng thiết kế và sử dụng bản đồ tư tuy trong dạy học môn Toán nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh Trung học phổ thông. Từ khóa: Bản đồ tư duy, phần mềm Mind Map, dạy học môn Toán. 1. Mở đầu Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,... là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu hay mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực [1]. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ và chi tiết khắc khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một hình thức khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể thể hiện nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể sử dụng BĐTD hỗ trợdạyhọckiếnthức mới,củngcố kiếnthứcsau mỗitiết học,ôn tậphệthốnghóakiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, tóm lược một cuốn sách,... cũng như giúp lập kế hoạch công tác. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vai trò của BĐTD trong dạy học BĐTD là công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô hạn của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. BĐTD có các 57 Lê Minh Cường và Đỗ Đức Thông đặc điểm chínhnhư sau: Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm; Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh; Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụcũngđược biểu thị bởi các nhánh gắn kết với nhữngnhánhcó thứbậc cao hơn; Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau. Hình 1. BĐTD về chủ đề Hàm số Ở vị trí trungtâm BĐTD là một hìnhảnh hay một từ khóathể hiện một ý tưởnghay khái niệm chủ đạo. Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính gọi là nhánh cấp 1, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các nhánh gọi là nhánh cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Giáo viên (GV) có thể sử dụng BĐTD trong dạy kiến thức mới có liên quan tới một số kiến thức đã học trước đó hoặc có mạch kiến thức tươngtự với một sốbài hay nội dung kiến thức đã học. HS tự chọn hoặc GV chọn trước tên chủ đề cần nghiên cứu cho HS thiết kế BĐTD với từ khoá đó. HS vẽ tiếp các nhánh, đó là các kiến thức đã biết, kiến thức liên quan với chủđề trên màHS đã biết qua sáchvở hoặc trong thực tế, đề xuất ý tưởngmới,... Có thểsửdụngchocác em hoạt độngnhómhoặc nghiêncứu độclậptrướckhi đưa rathảo luận nhóm. Các em suy nghĩ, tìm tòi hoặc thảo luận nhóm thông qua BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, vạch kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm kiến thức mới. GV có thể sử dụng BĐTD giúp HS khá giỏi phát huy năng lực sáng tạo. Do BĐTD có điểm mạnh là phát triển ý tưởngnên nó là phươngtiện giúpHS khá giỏi phát huynăng lực sáng tạo của mình. Đồng thời BĐTD cho phép nhìn được tổng thể mà lại chi tiết, có thể vẽ nhánh để bổ sung ý tưởng một cách nhanh nhất, vì vậy sau mỗi bài học, mỗi chủ đề, mỗi chương, GV có thể gợi ý giúp các em tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán, tìm kiếm các tính chất, công thức tổng quát hay khái quát hóa một bài toán riêng lẻ, khái quát từ cái tổng quát đến cái tổng quát hơn. Các em HS khá, giỏi có thể phát triển nhánh, đưa thêm công thức tổng quát, các bài toán hay,... vào BĐTD này và vẽ, viết với các màu sắc khác nhau. 58 Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông 2.2. Quy trình thiết kế BĐTD Trước hết GV cần cho HS làm quen, đọc hiểu BĐTD bằng cách giới thiệu cho HS một số BĐTD cùngvới sự dẫndắt của GVđể các em nhận biết.ChoHS nghiêncứu, quan sát, tìm hiểu một vài BĐTD do GV thiết kế sẵn phù hợp với nội dung kiến thức các em đanghọchoặcđãhọc,...TậpđọchiểuBĐTD,nghĩalàchoHSthuyếttrình,diễngiảimạch nội dung kiến thức hoặc ý tưởng hàm chứa trong BĐTD đó. Tiếp theo HS có thể lập một BĐTD về bất kì chủ đề gì mà mình thích nhất (chẳng hạn ý tưởng giải cho một bài toán) thì các em cần chuẩn bị: giấy, bút chì (bút màu càng tốt), phấn các màu,... Quy trình thiết kế BĐTD trên giấy (bảng, bìa,...) có thể tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Chọntừ khóa trungtâm là tên của một bài học,đề toán đã được tóm tắt,... Hãy bắt đầu với một cụm từ hay một hình ảnh, hình vẽ đã chọn ở trung tâm cho to, rõ rồi bắt đầu vẽ các nhánh đi. - Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1. Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính của chủ đề. -Bước3:Vẽnhánhcấp2,3,...vàhoànthiệnBĐTD.Cácnhánhconcấp2,3,...chính là các nhánh con của nhánh con trước nó hay chính là các ý của nội dung của các nhánh con trước đó. Đối với GV, trong quá trình dạy học, có thể cho từ khóa - tên chủ đề hoặc hình vẽ, hình ảnh của chủ đề chính đó vào vị trí trung tâm để HS có thể vẽ thêm các nhánh, vẽ thêm hình ảnh và ghi tiếp kiến thức vào các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em.LuônhướngchoHScó thói quentưduyđộc lậptheohìnhthứcsơđồhóa trên BĐTD. Hình 2. Thiết kế BĐTD trên giấy HS có thể thiết kế BĐTD trên bảng phụ, giấy, bìa bằng cách dùng bút màu, bút chì, tẩy,... để vẽ, viết, tuy nhiên ưu điểm của việc dùng phần mềm BĐTD là thiết kế nhanh, hình ảnh trực quan, đẹp, dễ thay đổi, thêm, bớt thông tin, dễ lưu vào máy tính, dễ chia sẻ cho đồng nghiệp,... như phần mềm ConceptDraw BĐTD 5 Professional: Trong quá trình thiết kế BĐTD cần lưu ý: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay 59 Lê Minh Cường và Đỗ Đức Thông Hình 3. Thiết kế BĐTD trên phần mềm Mind Map cụm từ tên chủ đề. Tên chủ đề có thể là tên bài học, tên chương,... hoặc dùng hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm sẽ giúp người vẽ tập trung vào chủ đề và làm cho HS hứng thú hơn; Sử dụng màu sắc hợp lý vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh; Vẽ các nhánh chính(cấp 1) từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1,... bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt; Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ,... liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó; Tạo ra một kiểu BĐTD riêng cho mình, theo sở thích của mình (kiểu đường kẻ, màu sắc, chữ viết...); Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với nhìn vào các đường thẳng; Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm; Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết to (trên phần mềm). Nếu vẽ trên giấy thì nên vẽ bằng bút chì trước để có thể tẩy, xoá, điều chỉnh được. 2.3. Sử dụng BĐTD trong dạy học môn Toán Trong dạy học môn Toán, GV có thể sử dụng BĐTD hỗ trợ quá trình dạy học cho HS ở tất cả các loại bài lên lớp: bài nghiên cứu kiến thức mới; bài luyện tập, củng cố kiến thức; bài ôn tập, hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng. Trong đó GV cần phải quan tâm đến tác dụng tích cực của BĐTD và các phần mềm vẽ BĐTD trong các pha dạy học như: Xây dựng tình huống có vấn đề. Giao nhiệm vụ cho HS. Giúp HS giải quyết nhiệm vụ được giao; Xây dựng, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phương pháp hoạt động; Luyện tập, củng cố kiến thức; Khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức; Kiểm tra và tự kiểm tra kiến thức; Giao và hướng dẫn bài làm về nhà. Có một số hình thức khai thác BĐTD trong dạy học môn Toán như sau: -HướngdẫnHSsửdụngphầnmềmBĐTDđểlậpkếhoạchhọctập:Xâydựngđược bản kế hoạch học tập hợp lí, làm cho HS có năng lực quản lí việc học của mình [2]. Để giúp HS xây dựng được kế hoạch học tập, GV cần cung cấp cho HS kế hoạch dạy học của nhà trường, kế hoạch kiểm tra, thi, các phương tiện thiết bị học tập,... Từ đó GV có thể hướng dẫn HS sử dụng BĐTD lập kế hoạch học tập cho một năm học, một học kì, một 60 Thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông tháng, thậm chí một tuần hay có thể lên kế hoạch tự học một môn học hay một phần kiến thức nào đó. Sử dụngBĐTD lập kế hoạchhọc tậpgiúpHS có cái nhìntổngquát về chươngtrình học cũng như đi sâu vào các nội dung cụ thể của chương trình. Từ kế hoạch các kì thi và nội dung kiến thức cần học tương ứng HS lập kế hoạch tự học để thực hiện chuẩn bị kiến thức tham gia kì thi đạt kết quả cao và quan trọng nhất là lập và thực hiện kế hoạch tự học một cách khoa học để nâng cao hiệu quả của quá trình tự học nói riêng và quá trình dạy và học nói chung. Hình 4. BĐTD về kế hoạch học tập chương "Quan hệ vuông góc" Lậpkếhoạchtựhọclàmộttrongnhữngnguyêntắccơbảnnhấtđể quảnlýthờigian hiệu quả và thực hiện việc tự học có chất lượng [3]. Khi xây dựng BĐTD về một kế hoạch cụ thể nào đó nếu được tổ chức, sắp xếp khoa học thì khôngnhững sẽ giúpHS có cái nhìn tổng quan về những việc sẽ thực hiện mà còn rất thuận tiện khi muốn bổ sung một công việc mới và không cần phải xóa bỏ cả sơ đồ. Do đó tạo điều kiện cho mỗi HS tranh thủ được ý kiến của GV, bạn bè để hoàn thiện kế hoạch. - Sử dụng BĐTD để hướng dẫn HS cách học tập, nghiên cứu ở trên lớp: Quá trình dạy học ở trườngphổ thôngnhằm cungcấp choHS hệ thốngkiến thức cơ bảncủa chương trình giúp các em phát triển năng lực trí tuệ, kiến thức và kĩ năng học tập [4]. Bài giảng trên lớp của GV Toán một mặt phải đạt được hiệu quả tối đa những thông tin cần truyền đạt, mặt khác phải đảm bảo tính giáo dục, tính phát triển bên cạnh đó đối với học sinh thì còn yêu cầu sự cụ thể nhưng rõ ràng, cô đọng. Tức là nội dung bài giảng phải có sự chọn lọc, tinh giản để cung cấp những vấn đề cơ bản nhất, những kiến thức quan trọng cần chiếm lĩnh chứ không phải là tất cả những gì có liên quan đến nội dung. GV có thể sử dụng BĐTD để thực hiện được yêu cầu đó. Trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn 61 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn