Xem mẫu

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ ????????????? MÔN MẠNG MÁY TÍNH LỚP TIN HỌC 18 NHÓM 4 GIẢNG VIÊN: HOÀNG THANH HÒA I. Tên miền Mỗi thiết bị khi kết nối vào mạng Internet sẽ được gán cho một địa chỉ IP riêng biệt không trùng lẫn với bất kỳ thiết bị nào khác trên thế giới. Tương tự vậy với website cũng có các địa chỉ IP riêng biệt. Tuy nhiên để nhớ được những con số trong địa chỉ IP của một website là một việc khó khăn. Vì thế người ta đã chuyển đổi những con số ấy thành chuỗi ký tự mang ý nghĩa, dễ nhớ cho người sử dụng. Chuỗi ký tự ấy được gọi là tên miền (domain). II. Dịch vụ DNS 1. Giới thiệu ­ DNS (Domain Name System), là hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, nó cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. DNS là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. ­Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho người tham gia. ­Quan trọng nhất, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới. ­DNS khi triển khai sẽ sử dụng hai thành phần là máy chủ DNS (DNS server) và máy trạm DNS (DNS client). ­DNS server là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin về cấu trúc hệ thống DNS và phân giải các truy vấn xuất phát từ client. +Root name server: các máy chủ gốc đại diện cấp cao nhất của hệ thống phân cấp DNS có chứa cơ sở sở dữ liệu đầy đủ của tên miền và địa chỉ IP tương ứng của chúng. +Local name server: Các máy chủ địa phương đại diện cho các máy chủ DNS mức thấp nhất được sở hữu và duy trì bởi nhiều tổ chức kinh doanh và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các máy chủ địa phương có thể phân giải tên miền thường được sử dụng vào các địa chỉ IP tương ứng bộ nhớ đệm thông tin gần đây. Bộ nhớ cache này được cập nhật và làm mới một cách thường xuyên. 2. Chức năng Chức năng của một DNS server là dịch tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website. Vì vậy khi nhập tên một website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. 3. Cấu trúc và phân loại a.Cấu trúc Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. ­ Gốc (Domain root): Nó là đỉnh nhánh cây của tên miền. Có thể biểu diễn đơn giản chỉ bằng dấu “.”. ­ Dưới tên miền gốc có hai loại tên miền là: tên miền cấp cao dùng chung gTLDs (generic Top Level Domains) và tên miền cấp cao quốc gia ccTLDs (Country code Top Level Domains). ­ Tên miền cấp một (Top­level­domain): Gồm vài ký tự xác định một nước khu vực hoặc tổ chức. ­ Tên miền cấp hai (Second­level­domain): Nó rất đa dạng, có thể là tên một tổ chức, một công ty hay một cá nhân. ­ Tên miền cấp nhỏ hơn (Subdomain): Chia thêm ra của tên miền cấp hai trở xuống, thường được sử dụng như chi nhánh, phòng ban của một cơ quan hay chủ đề nào đó. b.Phân loại .com: tên miền sử dụng cho các tổ chức thương mại. .edu: tên miền sử dụng cho các tổ chức giáo dục. .gov: tên miền sử dụng cho các tổ chức chính phủ. .org:tên miền sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận. .net: tên miền sử dụng cho các tổ chức mạng lớn. .mil: tên miền sử dụng cho các tổ chức quân đội. .info: tên miền sử dụng cho các tổ chức thông tin. .int: tên miền sử dụng cho các tổ chức quốc tế. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn