Xem mẫu

MỤC LỤC
PHẦN A: ĐÔI NÉT VỀ ĐIỆN LỰC HOÀNG MAI-CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI. .......................2
PHẦN B: CÁC PHƢƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC. .............................................................................2
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức. .....................................................................................................2
II/ Phƣơng pháp kinh tế. .........................................................................................................................5
III/ Phƣơng pháp tâm lý giáo dục. .........................................................................................................7
PHẦN C: ĐÁNH GIÁ. ................................................................................................................................9
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức. .....................................................................................................9
II/ Phƣơng pháp kinh tế. ...................................................................................................................... 10
III/ Phƣơng pháp tâm lý-giáo dục....................................................................................................... 10
PHẦN D: PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT. ...................................................................................... 10

1

PHẦN A: ĐÔI NÉT VỀ ĐIỆN LỰC HOÀNG MAI-CÔNG TY ĐIỆN LỰC
HÀ NỘI.
Điện lực Hoàng Mai – Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị mới được hoạt động
từ ngày 1 tháng 5 năm 2004 trên cơ sở nhận lưới điện và khách hàng của 5 phường thuộc
Điện lực Hai Bà Trưng và 9 xã thuộc Điện lực Thanh Trì nhằm giảm bớt gánh nặng
trong việc quản lý điện năng của thành phố và trực tiếp bám sát địa bàn hoạt
động kinh doanh điện của huyện Thanh trì.
Năm 2004 Điện lực Hoàng Mai chính thức được thành lập với những nhiệm vụ chủ yếu:
- Kinh doanh điện năng.
- Quản lý vận hành, phân phối mạng điện trên địa bàn.
- Sửa đổi thay thế, cải tạo mạng điện lưới. Điện lực Hoàng Mai hoạt động phụ thuộc vào
sự hạch toán của công ty Điện lực Hà Nội. Nguồn vốn kinh doanh do công ty cấp, các
hoạt động giao tiền điện nộp đầy đủ hàng tháng cho Công ty Điện lực Hà Nội
là những kế hoạch đã vạch ra. Mỗi quý đều có thưởng nếu công ty hoàn thành kế hoạch
hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.
PHẦN B: CÁC PHƢƠNG PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC.
I/ Phƣơng pháp hành chính-tổ chức.
a) Công cụ hành chính:
Cũng như bất kỳ tổ chức nào, công ty Điện lực Hoàng Mai sử dụng hệ thống các
văn bản hành chính của công ty (Điều lệ, Quy chế, Quy tắc, Thủ tục) như hợp đồng lao
động cùng với hệ thống pháp luật Nhà nước để quản lý nhân viên cũng như thúc đẩy
nhân viên làm việc. Công ty tiến hành áp dụng khá chặt chẽ nội quy, quy đinh lao động,
điều lệ làm việc…thông qua các quy chế hoat động cho các phòng ban, tổ đội trong toàn
Công ty. Chính vì thế đã góp phần nâng cao tính kỷ luật, tự giác trong công tác cũng như
trong sinh hoạt tập thể. Nếu làm việc không hiệu quả hoặc vi phạm kỷ luật công ty hay vi
phạm pháp luật sẽ bị kỷ luật hoặc đuổi việc vì thế mà công nhân viên phải tập trung vào
làm việc.
Theo luật lao động Việt Nam: trách nhiệm chính của nhân viên là tận tâm, cẩn
thận với công việc và tuân thủ lệnh cấp trên, trừ khi lệnh của họ trái với pháp luật hoặc
hợp đồng lao động.Ngoài ra, các nhân viên được yêu cầu phải:

2



Tuân thủ quy định thời gian làm việc trong cơ quan,



Tuân thủ các nội quy lao động,



Tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc an toàn và sức khỏe làm việc (bao gồm : công

việc được thực hiện theo cách thức phù hợp với các quy tắc an toàn và các quy định, đảm
bảo điều kiện thích hợp của máy móc, thiết bị, công cụ ,trang thiết bị và trật tự tại nơi làm
việc, ngay lập tức thông báo cho người giám sát biết khi xảy ra tai nạn hoặc những nguy
hiểm có thể xảy ra cho cuộc sống hoặc sức khỏe con người).


Chú ý cho lợi ích và bảo vệ tài sản của cơ quan ,gìn giữ bí mật thông tin mà tiết lộ

có thể gây thiệt hại cho người sử dụng lao động ,


Tuân thủ giữ bí mật đã được nêu trong quy định riêng;



Tuân thủ trong cơ quan các nguyên tắc cùng chung sống trong xã hội.
Nếu nhân viên không tuân thủ các trật tự được đặt ra, quy tắc làm việc, quy định

về an toàn và sức khỏe và các quy định phòng cháy, người sử dụng lao động có thể áp
dụng hình phạt nhân viên bằng cách cảnh cáo hoặc khiển trách.
Nếu nhân viên không tuân thủ quy định về an toàn lao động hoặc phòng cháy, bỏ
việc mà không có lý do sứng đáng, xuất hiện nơi việc say rượu hoặc uống rượu trong giờ
làm việc, người sử dụng lao động có thể phạt tiền nhân viên.
Ngoài ra, nhân viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ của
mình, do lỗi đã gây ra thiệt hại cho người sử dụng lao động , thì phải chịu trách nhiệm về
vật chất

(bồi thường số tiền thiệt hại, nhưng không cao hơn 3-hàng tháng lương của

người lao động). Nếu nhân viên cố ý gây ra thiệt hại thì phải trả hoàn toàn chi phí sửa
chữa.
Người lao động chịu trách nhiệm trả toàn bộ số tiền cho những thiệt hại, nếu
người sử dụng lao động ủy thác với nghĩa vụ trả lại và thanh toán: khoản tiền, trái phiếu
hoặc thể vật giá trị, các công cụ, dụng cụ hoặc các mục tương tự, cũng như thiết bị bảo hộ
cá nhân như quần áo và giày dép.
Nhân viên đã ký kết một thỏa thuận không cạnh tranh, không thể thực hiện bất kỳ
hoạt động cạnh tranh nào đối với người sử dụng lao động hoặc không được tuyển dụng
theo hợp đồng lao động hoặc trên các cơ sở khác cho một người sử dụng lao động khác
3

hoạt động trong cùng một lĩnh vực. Người sử dụng lao động khi bị thiệt hại do kết quả
của hành vi vi phạm bởi nhân viên không thi hành đúng thỏa thuận không cạnh tranh thì
có thể
yêu cầu bồi thường về thiệt hại.
Ngoài ra, nhân viên của công ty còn là những nhân tố trong các đoàn thể chính trị
như Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, chịu sự chỉ đạo của các tổ chức này.
Phương pháp hành chính là điều tiên quyết của công tác tạo động lực, không có
phương pháp này thì không thể quản lý hiệu quả tổ chức. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối
hóa phương pháp quản lý này vì nó sẽ dẫn đến quản lý hành chính một cách cứng nhắc,
dễ dẫn tới chuyên quyền, triệt tiêu tính sáng tạo của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức,
khi đó mục tiêu tạo động lực không những không đạt được mà có thể còn gây ức chế cho
những người thi hành, dẫn đến giảm hiệu quả công việc.
b) Công cụ tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

XDCB-HC

Kế hoạch SX

Kỹ thuật

Đội xây

Đội xây

dựng

dựng 2

Phòng
hành
chính

Xưởng
Cơ khí

Phòng

Phòng
kế
hoạch

Ban

Phòng
Tài

CNTT

Tổ chức
Vụ

Tổ chức thể hiện tính chuyên môn hoá cao:

4

– Phân công lao động theo chức năng. Công ty ĐLHM là doanh nghiệp Nhà nước
chuyên đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định và liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quận Hoàng Mai. Vậy nên vấn
đề phân công lao động rất được coi trọng.
Phân công lao động được tiến hành trên cả 3 mặt: Vai trò, vị trí của từng loại
công việc, theo tính chất công nghệ và theo mức độ phức tạp của công việc (thể hiện rõ
trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty).
Cấp trên đã sử dụng các biện pháp ủy quyền, trao quyền giúp cấp dưới có trách
nhiệm hơn trong công việc, cảm thấy mình có vai trò quan trọng hơn trong tổ chức. Cấp
trên phải chọn lựa kỹ lưỡng trước khi ủy quyền và trao quyền. Giao đúng người đúng
việc và cần chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm để cấp dưới có thể hoàn thành tốt và công
việc sẽ diễn ra thuận lợi góp phần giúp công ty phát triển.
II/ Phƣơng pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế là phương pháp có tác động trực tiếp thúc đẩy động lực của
người lao động, là biện pháp có tác động nhanh chóng và hiệu quả đến hành vi của người
lao động bằng cách giải quyết các nhu cầu về kinh tế cho họ.
a/ Thu nhập trực tiếp:
-

Lƣơng: Công ty đã thực hiện tốt CÔng văn số 4320/ LĐTBXH-TL ngày

29/12/1998 của Bộ LĐTB-XH về hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh
nghiệp nhà nước và chương VI Tiền lương của Bộ Lao Động bằng cách thực hiện theo
phương châm: “ Trả lương theo việc, không trả lương theo người” ( thể hiện tính công
bằng về sở hữu và lợi ích ) và trả lương vào các ngày 7 và 22 hàng tháng.
Công ty đã kiện toàn các quy chế dân chủ, thỏa ước lao động, quy chế trả lương,
quy chế thi đua, đơn giá tiền lương. Công ty thực hiện chấm công theo thời gian lao động
( trả lương theo cấp bậc công nhân và hệ số lương nhân viên quản lý theo nghị định
26/NĐCP ).
Ngoài tiền lương cơ bản, các nhân viên còn có thể nhận được các khoản lương
chênh lệch, lương hoàn thành nhiệm vụ quý, lương đối với CBCNV được cử đi học dài
hạn, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương giữa ca, lương làm việc vào ban đêm, lương
5

nguon tai.lieu . vn