Xem mẫu

LỜI MỞ ÐẦU Trong một vài năm gần đây, có thể nói Nhà nước ta đã hoạt động rất tích cực và có hiệu quả về lĩnh vực kinh tế : tạo nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong nước, tìm nhiều thị trường cho xuất khẩu..Một thuận lợi khác nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam là tình hình chính trị ổn định trong điều kiện tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động lớn. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thuận lợi và môi trường cạnh tranh mạnh, để có thể phát triển tốt, các doanh nghiệp cần có một tầm nhìn chiến lược tốt, khả năng phản ứng linh hoạt, nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh,hay nói gọn lại là phải có đội ngũ những nhà quản trị giỏi. Ngày nay việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh đã trở lên phổ biến, được áp dụng rộng rãi. Các doanh nghiệp đã hiểu được vai trò của Marketing và sự cần thiết phải đưa Marketing vào doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên việc nhận thức về Marketing như nào là đúng? Qui trình áp dụng ra sao?.. Là những câu hỏi lớn mà không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được câu trả lời. Công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp nhà nước, có qui mô lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại phục vụ người tiêu dùng qua mạng lưới các siêu thị và cửa hàng tự chọn. Mặc dù trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng nhiều đến hoạt động Marketing, đã áp dụng các công cụ Marketing vào hoạt động kinh doanh. Nhưng do việc áp dụng Marketing còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ, chưa mang tính chiến lược, …Vì vậy kết quả thực hiện này chưa đem lại hiệu quả cao. Doanh thu và lợi nhuận chưa tương xứng với qui mô của doanh nghiệp. Em tin rằng nếu công ty quan tâm hơn đến công 1 tác Marketing nói chung, và với các công cụ Marketing nói riêng hoạt động kinh doanh của công ty sẽ phát triển hơn hiện nay. Xuất phát từ nhận thức trên, kết hợp với kiến thức đã được học và nghiên cứu em đã chọn đề tài : “SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CHĂN, GỐI, ĐỆM Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠi DỊCH VỤ TRÀNG THI“. Do trình độ còn hạn chế nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ xung của các thầy cô và các bạn để bản chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc Sỹ: Đinh Lê Hải Hà giảng viên khoa Thương mại, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Người đã tận tình giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Qua đây em xin cảm ơn Ban giám đốc và các cô chú, các anh ở công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi. Cảm ơn bác Nguyễn Văn Thắng trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phố Tôn Đức Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho em số liệu có liên quan trong quá trình thực tập tại Công ty. 2 Chương I: Khái quát về các công cụ Marketing trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại và giới thiệu về công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi. I. Khái quát về các công cụ Marketing trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thương mại ( DNTM ). 1. Khái niệm và vai trò của hoạt động bán hàng đối với DNTM. 1.1. Khái niệm về bán hàng. Trao đổi hàng hoá đã xuất hiện từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất xã hội và trình độ phân công lao động xã hội , thì trình độ và phạm vi của quan hệ trao đổi cũng không ngừng và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó tuỳ thuộc từng giai đoạn , tuỳ thuộc vào cách nhận thức và tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu mà bán hàng có thể được hiểu theo các khái niệm khác nhau. Theo quan điểm cổ điển thì bán hàng được hiểu là quá trình hàng hoá di chuyển từ người bán sang người mua và đồng thời là quá trình chuyển quyền sơ hữu. Theo quan điểm hiện đại thì bán hàng được hiểu là quá trình phát hiện nhu cầu, là quá trình tổng hợp để làm cho nhu cầu được phát hiện tăng lên quá giới hạn điểm dừng và buộc khách hàng phải thực hiện hành vi mua để thoả mãn nhu cầu. Theo luật thương mại Việt Nam thì hoạt động bán hàng thực chất là việc giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và 3 người bán nhận tiền từ người mua theo sự thoả thuận giữa người bán và người mua. Về mặt kinh tế, bản chất của bán hàng chính là sự thay đổi hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doang nghiệp thương mại đã hoàn thành. Cũng qua hoạt động bán hàng giá trị hàng hoá được thực hiện từng phần và được thực hiện hoàn toàn tuỳ thuộc vào loại hình và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện từng phần hoặc hoàn toàn tuỳ thuộc vào loại hình và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giá trị sử dụng của hàng hoá được xã hội thừa nhận. Bán hàng giải quyết mối quan hệ giữa người mua và người bán, trực tiếp là giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi, lợi ích giữa các bên thông qua giá cả thị trường của hàng hoá.Trong mua bán trao đổi cả người bán và người mua đều muốn mình sẽ có lợi và điều này hình thành nên mâu thuẫn về lợi ích giữa hai bên. Muốn giải quyết được mâu thuẫn này thì hoạt động bán hàng phải tiến hành trên cơ sở bình đẳng có lợi giữa các bên, tức là bán hàng phải thể hiện rõ bản chất của nó, thể hiện mối quan hệ kinh tế hàng hoá_ tiền tệ, mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên bằng công việc tiến hàng trao đổi, mua bán có thoả thuận, tuân theo lợi ích của nhau và tuân theo thoả thuận ngang giá. Bên cạnh đó việc giải quyết mối quan hệ về mặt kinh tế của hoạt động bán hàng cũng biểu hiện cả mối quan hệ xã hội giữa con người và hoạt động bán hàng được thực hiện tuân theo nguyên tắc ngang giá nó mới phản ánh được mối quan hệ bình đẳng về mặt xã hội của con người. Về mặt tổ chức kỹ thuật : Bán hàng là quá trình kinh tế bao gồm từ việc tổ chức đến việc thực hiện trao đổi, mua bán hàng hoá thông qua 4 các khâu nghiệp vụ kinh tế_ kỹ thuật, các hành vi mua bán cụ thể nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Theo nghĩa đầy đủ nhất thì bán hàng là quá trình bao gồm nhiều hoạt động từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, lựa chọn và xác lập kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và cuối cùng thực hiện công việc bán hàng tại điểm bán nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Cho dù tiếp cận trên góc độ nào ta cũng thấy trong hoạt động bán hàng xuất hiện hai dòng vận động : đó là dòng vận động vật lý của hàng hoá và dòng vận động của chứng từ, tiền tệ thanh toán. 1.2. Vai trò của hoạt động bán hàng đối với DNTM. Hoạt động bán hàng là một trong hai chức năng cơ bản của quá trình lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối, một bên là người tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua bán hàng hoá được thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác nhau quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Bán hàng có nhiệm vụ thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Khi ở giai đoạn sản xuất hàng hoá giản đơn, quan hệ hàng hoá tiền tệ chưa hình thành rõ nét thì chưa có sự lưu thông hàng hoá mà chỉ có hình thức sơ khai của nó là trao đổi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của loài người sự phân công lao động trong xã hội được hình thành và phát triển theo các hình thức về tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất cũng nảy sinh, lúc này hình thức trao đổi hàng hoá đã phát triển 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn